Thứ Tư, 30 tháng 5, 2012

Càn Long Du Giang Nam 26 - 50-10

Trang 10 trong tổng số 15

Hồi 41

Nhơn Thánh chúa, giận chém gian quan
Văn võ cử đều nhờ đại đức
Ngày thứ Lý Lưu Phương thức dậy qua nhà Liên Thăng công quán mời Thiên tử đi với mình.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Thiên tử hứa chịu , bèn hối Châu Nhựt Thanh sắm sửa để đi với mình thẳng tới nhà Trần Kiển Thăng .
Trần Kiển Thăng tiếp rước mời ngồi và hỏi rằng :
- Vậy chớ hiền điệt dắt người khách quan đến đây có việc chi chăng ?
Lý Lưu Phương nói :
- Ngặt vì món nợ cũa Trương Lộc Thành đòi hỏi rất ngặt, bây giờ va lại đem giấy thưa với quan Tri phủ sở tại rồi , tôi lo hết sức mà cũng vô kế khả thi cho nên than khóc cả ngày cả đêm. Hồi hôm này, may có Cao lão gia đây nghe tiếng tôi khóc , đem lòng thương, chịu cho tôi mượn năm muôn lượng, đặng trả vốn cho Trương Lộc Thành, tuy vậy, tôi cũng còn thiếu một muôn năm ngàn lượng bạc lời, cho nên đến đây xin chú làm ơn cho cha tôi mượn số bạc ấy, đặng trả phứt cho rồi .
Trần Kiển Thăng nói :
- Chẳng phải qua có lòng sợ điều chi, ngặt vì bây giờ bạc không có sẳn.
Thiên tử nói :
- Tôi đây là khách phương xa, còn dám cho mượn năm mươi muôn lượng. Túc hạ là người bạn thiết, hùn hiệp với nhau thuở ấy, nếu không cho mượn bạc ấy thiệt là vô nghĩa vô tình .
Trần Kiển Thăng nói :
- Chẳng phải là tôi không muốn cho mượn, ngặt vì trong nhà không có sẳn, nên không biết làm sao, túc hạ có lòng rộng cho mượn đến năm mươi muôn, còn tại một muôn năm ngàn nữa cũng không bao nhiêu, xin túc hạ làm ơn luôn thể.
Thiên tử nghe nói nổi giận nói rằng :
- Trần Kiển Thăng thiệt đứa tiểu nhân. Thôi, chú đã không chịu cho mượn bạc ấy thì phải tới quan nhận tôi là người bà con, đặng tôi nói rõ sự tình với Tri phủ hẹn đôi ba ngày nữa , chừng ấy tôi sẽ có bạc trả tất.
Trần Kiển Thăng nói :
- Như vậy thì đặng .

Thiên tử lại khiến Lý Lưu Phương về đem gia quyến và các đồ tế nhuyển gởi tại nhà Trần Kiển Thăng.
Lý Lưu Phương nghe theo , trở về thưa lại với mẹ, rồi cũng làm y theo lời ấy.
Gởi gấm xong rồi, Thiên tử nói với Lý Lưu Phương rằng :
- Ðể ta đến phũ Kim Huê, thám thính coi thử thể nào, rồi sẽ về đây thương nghị.
Nói rồi liền lên kiệu thẳng tới Phũ đường.
Đến nơi nhằm lúc Tri phủ thăng đường.
Thiên tử xuống kiệu thẳng vào nha môn thi lễ ra mắt Tri phủ .
Tri phủ thấy Thiên tử diện mạo thung dung, nghi biểu bất tục thì cũng không dám khi dễ , bèn đáp lễ và hỏi rằng :
- Túc hạ tên họ là chi, quê quán ở đâu , đến đây có việc chi chăng ?
Thiên tử nói :
- Tôi là người giúp việc tại Quân Cơ phòng, tên là Cao Thiên Tứ, nay đến đây chơi, thấy việc cha con Lý Mộ Nghĩa thiếu nợ của Trương Lộc Thành, Trương Lộc Thành đã đem tờ giấy kiện tới ngài, cho nên tôi mới đến đây, xin ngài làm ơn cho tôi coi tờ ấy .
Tri phủ nghe nói thì hỏi rằng :
- Túc hạ muốn coi làm chi ?
Thiên tử nói :
- Ngài chưa rõ, để tôi nói lại cho ngài nghe : Nguyên Lý Mộ Nghĩa đã về Quãng Đông, Lý Lưu Phương không sức trả nỗi, tôi thấy vậy ý muốn làm ơn trả thế nợ ấy cho nên đến đây xin coi giấy tờ cho biết bao nhiêu, rồi sẽ tính.
Tri phủ nghe nói thì nghĩ thầm rằng :
- Cao Thiên Tứ là người giàu có bực nào, mà dám liều trả thế năm mươi muôn lượng như vậy kìa, điều này thật khó tin. Thôi, để ta cho nó coi giấy một chút, rồi sẽ hỏi bạc, coi thử nó nói thể nào.
Tri phủ nghĩ như vậy, nhưng lòng hãy còn nghi, bèn nói với thiên tử rằng :
- Nếu túc hạ có lòng trọng nghĩa sơ tài thì trả phứt nợ ấy mà lấy giấy, lựa là phải coi làm gì .
Thiên tử nói :
- Phải coi cho biết số bạc bao nhiêu rồi tôi sẽ trả.
Tri phũ thấy nói như vậy thì khiến thơ lại lấy tờ giấy của Trương Lộc Thành đã nạp, mà trao cho Thiên tử xem .
Thiên tử xem rồi liền bỏ vào túi mà rằng :
- Bây giờ tôi không sẳn bạc, để tôi trở về Kinh sư rồi sẽ đem lại mà trã.
Tri phủ nỗi giận mắng rằng :
- Đừng có nói bậy, ngươi đã không bạc trã thế, thì phải để tờ giấy lại đây.
Thiên tử cũng không chịu đưa.
Tri phủ liền kêu nha dịch mà rằng :
- Phải bắt cho đặng thằng côn đồ nầy, chẳng nên để nó tẩu thoát. Thiên tử nghe, nhảy tới thộp ngực Tri phủ nói lớn rằng :
- Tri phủ thiệt muốn bắt tôi hay sao, tôi xin để nán vài ngày thì sẽ trả tất, cớ gì Tri phủ lại muốn gây thù . Nếu Tri phủ chẳng nhậm lời thì tôi cũng không dung tánh mạng .
Tri phũ nổi giận nạt lớn rằng :
- Mi là côn đồ ở xứ nào, sao dám cả gan đến đây làm dữ, phải buông ta ra cho mau kẻo mà chẳng khỏi lăng trì xữ tữ.

Thiên tử nghe nói rút đao vắn mà nộ tri phủ.
Tri phủ nỗi giận mắng nhiếc nặng lời lại có bọn nha dịch áp lại muốn bắt Thiên tử.
Thiên tử giận lắm, liền chém Tri phũ một đao hồn về chín suối.
Bọn nha dịch thấy vậy áp tới một lượt mà bắt Thiên tử .
Thiên tữ tả xông hữu đột, đánh Bắc dẹp Nam, bọn nha dịch cự địch không lại, đều phải vở chạy tứ tán.
Thiên tử chạy tuốt về nhà Trần Kiển Thăng nói với Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng rằng :
- Trong cơn thạnh nộ ta đã giết Tri phũ tại nơi nha môn, bây giờ quan binh rượt theo, trong giây phút cũng tới. Vậy phải thâu góp những đồ tế nhuyển đặng lo việc bôn đào, còn như quan binh tới đây thì để mặc ta cự địch.
Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng kinh hải, không biết toan liệu thể nào, túng phãi dặn dò gia quyến trở về Quảng Đông, còn mình thì mang gói hành lý rồi mới kiếm phương đào tị.
Thiên tư hối Châu Nhựt Thanh đi với mình, đón đường cự chiến.
đi đặng vài dặm thì gặp quan binh ùng ùng kéo tới .
Hai đàng áp lại đánh với nhau.
Lúc ấy quan binh nghe chuyện cường đồ đến giết Tri phủ thì lật đật rượt theo bắt. Té ra cự địch không lại bị Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đánh nhầu một trận, lại thêm Trần Kiễn Thăng và Lý Lưu Phương theo sau tiếp chiến, thủ vỉ hiệp công, quân binh túng phải vỡ chạy tứ tán. Thiên tử, Châu Nhựt Thanh , Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương không dám rượt theo, rủ nhau chạy qua phía Bắc .
Chạy đặng năm mươi dặm đường, Thiên tử từ giả Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương tẻ đường khác, Trần Kiển Thăng có lòng lưu luyến, không nỡ chia tay, bèn nói với Thiên tử rằng :
- Xin lão gia đi với anh em tôi thẳng về Kinh sư luôn thể.
Thiên tử nói :
- Tôi có vương mạng tại thân, muốn qua Tích giang biện sự, xin nhị vị thẳng tới kinh sư mà hội thí, như đặng kim bảng đề danh, thì cũng gặp nhau có lúc.
Nói rồi liền từ giả đi với Châu Nhựt Thanh.

Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương lòng rất bịn rịn cứ đứng ngó chừng Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đi đã xa rồi thì mới qua phía Bắc.
Ngày đi tối nghĩ, trải gió dầm mưa, đi cũng nhiều ngày mới đến địa phận Thiên Tân, vào nhà khách điếm an nghĩ.
Mới vào khách điếm xảy gặp Tư Mã Thoại Long cũng đi hội thí , anh em gặp nhau rất mừng, vầy lại một tiệc ăn uống và đàm đạo với nhau.
Lúc ấy Lý Lưu phương tỏ thuật các việc thiếu nợ của Trương Lộc Thành và các việc Cao Thiên Tứ giết thác Tri phũ cho Tư Mã Thoại Long nghe, Tư Mã Thoại Long cũng đem lòng buồn .
Ngày thứ , ba người vầy đoàn thẳng vào hoàng thành , kiếm nhà Quảng Đông hội quán mà ở.
Nói về Trần Hoằng Mưu và Lưu Kỳ quyền Nhiếp quốc chánh, quản việc quản cơ. Ngày ấy lâm trào, bá quan văn võ đủ mặt thì có Lễ bộ và Binh bộ đều ra tâu rằng :
- Nay đã đến kỳ hội thí, các cử tử bên văn , bên võ , hội tới Kinh đô rất nhiều, xin nhị vị Đại nhơn sai người ra làm Giám khảo đặng dự cuộc thi ấy .
Trần Hoằng Mưu nghe tâu liền nói với các quan rằng :
- Những việc khai chọn hiền tài, thuộc về Lễ bộ và Binh bộ coi sóc, Thánh thượng còn ở Giang Nam chưa về, vậy thì tôi phải quyền Nhiếp việc ấy làm chủ khảo mà dự cuộc hội thi , còn cuộc đình thi, chờ cho Thánh thượng trở về vậy . Văn võ bá quan bằng lòng hay chăng ?
Các quan đều nói :
- Chúng tôi thảy đầu vâng lời .
Trần Hoằng Mưu và Lưu Kỳ thấy các quan thảy đều bằng lòng thì truyền đăng bảng và định ngày nhập trường.
Nói về anh em Tư Mã Thoại Long từ dến Kinh sư ký ngụ nơi nhà Quảng Đông hội quán, rủi thay Trần Kiển Thăng và Lý Lưu Phương đều nhiễm bịnh .
Tư Mã Thoại Long lo việc thuốc thang, tiền bạc đã hết mà bịnh chưa lành thì buồn rầu hết sức.
Ngày kia Tư Mã Thoại Long đàm đạo với Vương Giám Sanh, ý muốn biết hết các người nhà giàu nơi Kinh sư, bèn hỏi Vương Giám Sanh rằng :
- Nhơn huynh ở đây đã lâu vậy có biết nhưng người nhà giàu xứ nầy, xin kễ hết cho tôi nghe thử .
Vương Giám Sanh nói :
- Tại Kinh sư có hơn một trăm người nhà giàu, nhưng duy có một mình Trung Thân vương, vàng bạc châu báu chứa đầy như núi, người ấy thiệt là giàu sang bực nhứt, những vật quí báu trong nhà, tuy trong vương cung cũng không bì kịp .
Tư Mã Thoại Long nghe nói thì nghĩ rằng :
- Bậy giờ tiền bạc đã hết , Lý Lưu Phương và Trần Kiển Thăng bị bịnh chưa lành, nội đây thân bằng cố hữu đều không, chẳng biết tới ai mà vay tạm. Thôi thôi, đêm nay ta phãi chờ lúc canh ba, tới nhà Trung Thân vương ăn trộm bạc vàng , đem về chạy thuốc cho hai người ấy thì mới lành bịnh đặng.

Vương Giám Sanh từ giã trở về phòng mình.
Đêm ấy Tư Mã Thoại long chờ đến canh ba, lén tới Vương phủ núp nơi chổ kín, chờ cho ai nấy ngũ hết rồi sẽ ra tay. Chẳng dè nơi Vương phủ ấy Hoạn quan rất nhiều, luân phiên với nhau canh tuần sáng đêm. Vì vậy cho nên Tư Mã Thoại Long làm gì không đặng, túng phải lần qua phía Đông nhà về.
Khi đi đường, xảy gặp bốn người nội thị, tay cầm lồng đèn, có để năm chữ : Kim bữu khố tuần tra .
Thoại Long lật đật núp lại chỗ tối, đứng mà nghĩ rằng :
- Nếu vậy chổ nầy là kho vàng bạc và các đồ quí đây. Vậy ta phải chờ cho bọn tuần qua khỏi rồi sẽ vào đó trộm lấy vàng bạc mà dùng đỡ lúc nghèo.
Đến chừng bốn người Nội thị đi ngang qua đó , thấy Thoại Long liền la lớn lên .
Thoại Long kinh khủng, lật dật chém bốn người Nội thị rồi cạy cữa vào kho lấy vàng mà trở về cho ngụ .
Ðến nơi Thoại Long moi đất chôn các đồ báu nơi dưới giường . Không ai biết, đến nơi Trân Kiển Thăng, Lý Lưu Phương cũng không hay đặng.
Rạng ngày Trung Thân vương hay đặng chuyện ấy , đếm lại trong kho thì đã mất hết hai chục nén vàng, nặng chừng hai trăm lượng, một chục đính vàng nặng chừng năm mươi lượng, và mười xâu chuổi bằng trân châu ; trị giá hết thảy có hơn một ngàn lượng bạc.
Trung Thân vương nỗi giận, truyền rao các nơi tìm kiếm mà bắt.
Từ ngày Tư Mã Thoại Long trộm đặng vàng ấy giấu ở dưới giường không dám bày ra, đến chừng tiền bạc không có mà xài, túng phải moi một đỉnh vàng đem đến tiệm vàng mà đỗi.
Người chủ tiệm là Châu Quang Kim, thấy vàng sanh nghi liền hỏi rằng :
- Khách quan tên họ là chi, quê quán ở đâu , xin cho tôi biết.
Tư Mã Thoại Long bày thiệt quê quán và tên họ của mình cho Châu Quang Kim nghe, rồi lại nói với Châu Quang Kim rằng :
- Ba anh em tôi đều đi hội thí, rủi thay hai người đau nặng, chạy thuốc hết tiền, cho nên phải đỗi đính vàng nầy mà xài.
Châu Quang Kim nói :
- Để tôi cậy người coi lại cho biết cao thấp thế nào, rồi sẽ định giá mà trả cho khách quan .
Nói rồi liền kêu gia đinh gom lại đặng có vây phủ đặng có bắt Thoại Long mà giải cho Trung Thân vương .
Lúc ấy Thoại Long thấy Châu Quang Kim và bọn gia đinh nói to nhỏ với nhau, đứa thì cầm cây, đứa thì cầm hèo, thì biết việc đã lậu rồi, liền ráng sức đánh cùng bọn ấy giải vây mà chạy .
Châu Quang Kim là người yếu đuối bị Tư Mã Thoại Long đá một đá, té ngữa chết tươi .
Tư Mã Thoại Long thấy Châu Quang Kim chết rồi thì lật đật chạy về chổ ngụ, bọn gia đinh không dám rượt theo, chạy đến báo với quan Giám thành.
Quan Giám thành cả kinh, đến lấy khẫu cung và khán nghiệm thi hài, rồi đem đỉnh vàng ấy báo với Trung Thân vương.
Trung Thân vương lật đật sai quân thị vệ đem binh đến vây nhà Quảng Đông hội quán, bắt Tư Mã Thoại Long giao cho quan Bình uý.
Lúc ấy Trần Kiển Thăng, Lý Lưu Phương và các cử tử nơi nhà Hội quán thấy Tư Mã Thoại Long bị bắt thì ai nấy đều đem dạ bất bình, đến chừng hay rỏ các việc đỗi vàng bị bắt thì không rõ ngay gian.
Tư Mã Thoại Long bị bắt đem đến nha quan Bình úy .
Quan Bình úy tra khảo mấy phen thì Tư Mã Thoại Long cũng cứ một lời mà khai rằng :
- Hồi chiều hôm qua tôi ra ngoài thành, xãy gặp một người mà tôi không biết tên họ, cầm đính vàng năn nỉ khiến tôi mua . Lúc ấy lòng tôi tham rẻ , ý muốn kiếm lời, cho nên mới lầm của tang ấy, chớ tôi không phải là kẻ trộm cướp, cúi xin đại nhơn xét lại cho tôi nhờ, nếu quả tôi là kẽ trộm lẻ nào cã nhà Hội quán không ai hay, còn như tôi đã trộm lấy của ấy, lẻ nào lại dám đổi tại thành nầy ? Vã lại tôi là Võ cử đã có phẩm hàm, mình chịu ơn nước, lẽ nào không biết giử lấy danh giá mà làm điều xấu như vậy .
Quan Bình úy xét chưa ra lẻ, bèn khiến giam cầm vào ngục.
Các cữ tữ dọ đặng mấy lời khai ấy thì có lòng mầng .
Lý Lưu Phương nói :
- Thoại Long là người chí thân của tôi , vì sự rủi ro mà mang tội như vậy, thiệt cũng oan lắm, xin liệt vị tưởng tình lo phương giải cứu, thì ơn ấy ví tợ non cao .
Các cử tử nghe nói đều đồng ý mà lo kế .
Trần Kiển Thăng nói với các cữ tử rằng :
- Bây giờ chúng ta đứng tên với nhau làm tờ cáo trạng đến dưng cho Trung Thân vương xin tha tội cho Thoại Long. Làm như vậy, họa may người có động lòng dung thứ thì thôi, như người không dung thì chúng ta sẽ tính kế khác. vả lại chúng ta vào thi, Trung Thân vương cũng ra nơi giáo trường coi chúng ta thao diễn, chừng ấy chúng ta nhân dịp xin người dung thứ cho Thoại Long, như người không dung thì sẽ rủ nhau đồng lòng không chịu vào trường, làm cho tới trước thánh minh, tâu rành phải quấy, thì mới thiệt kế vạn toàn.

Ai nấy đều khen phải.
Lý Lưu Phương bớt rầu một ít, bèn cậy Trần Kiển Thăng làm tờ cáo trạng cho các cử tử đứng tên đủ mặt , rồi đem dưng cho Trung Thân vương.
Trung Thân vương xem tờ ấy thì cười thầm mà không nhậm lời.
Các cử tử thấy vậy nỗi giận, rũ nhau đến tại Binh Bộ đường nói mình không muốn thi.
Binh Bộ thượng thơ là Triệu Sùng Ân, lật đật hỏi rằng :
- Các ngươi vì có việc chi mà bán đò nhi phế , vã việc ứng thí như may kim đặng bảng đề danh , thì một là vinh diệu tổ tông, hai là phong thê ấm tử, phú quí vinh huê, hưởng điều khoái lạc trọn đời, cớ sao các ngươi đã đến đây rồi, khi không lại muốn về như vậy, hay là các người bị ai hiếp đáp , có điều oan ức chi đây ? Nếu quả như vậy thì phải thưa thiệt với ta, ta sẽ liệu phương bày giải, đặng cho các ngươi cứ việc ứng thí mà lấy chữ công danh với đời .
Các cử tử nghe hỏi như vậy thì đem các việc Tư Mã Thoại Long đỗi vàng bị bắt thuật lại với Triệu Sùng Ân .
Triệu Sùng Ân nghe đã minh bạch thì nói rằng :
- Té ra các người vì việc Thoại Long bị Trung Thân vương vu oan mà đồng lòng về hết, như vậy thì cũng đáng khen. Nay ta mới rỏ Tư Mã Thoại Long là người võ cữ, thì cũng đem dạ bất bình. Thôi, để ta đến tại Vương phủ xin Trung Thân vương dung thứ cho Thoại Long, như người rộng lòng dung thứ thì thôi, còn có việc chấp nê bất ngộ, ỷ thế Thân vương, quyết lòng muốn hại Thoại Long, thì đến mai đây là ngày lâm trào, các người hội lại mà tâu việc ấy thì Trung Thân vương không lẻ nói gì nữa đặng.
Các cữ tử nghe nói như vậy, thảy đều mừng rỡ , bèn từ giả trở về chổ ngụ.
Triệu Sùng Ân hối quân dọn kiệu thẳng đến Vương phũ.
Trung Thân vương tiếp rước và thết đải trà xong rồi thì Triệu Sùng Ân đứng dậy vòng tay thưa rằng :
- Tôi có một việc cúi xin Đại vương rộng lòng dung thứ.
Trung Thân vương hỏi :
- Thượng thơ có việc chi nói phứt đi, không can gì đâu mà phòng ngại.
Triệu Sùng Ân tỏ bày việc trước cho Trung Thân vương nghe, rồi xin Trung Thân vương rộng lòng dung thứ cho Tư Mã Thoại Long.
Trung Thân vương nghe nói như vậy thì nghĩ rằng :
- Tư Mã Thoại Long là người võ cử, không lẻ chịu làm kẻ trộm, chắc là mua lầm của gian, bấy giờ bọn cử tử đồng lòng kêu nài, lại có Triệu Sùng Ân năn nỉ như vậy thì ta cũng nên thả ghe theo nước, đặng làm chút nhân tình với va.
Nghỉ như vậy bèn nói vói Triệu Sùng Ân rằng :
- Khi ban đầu, đương cơn nóng giận chưa kịp xét suy, e chẳng khỏi oan khúc, nay có Thượng thơ đên phân rành rẽ tôi mới nghĩ lại, thiệt cũng nên thả.
Nói rồi liền truyền cho thị vệ thả Thoại Long ra đó.
Triệu Sùng Ân thấy Thoại Long thì thật mừng, liền khiến tạ ơn Trung Thân vương mà trở về hội quán .
Thoại Long vâng lời tạ ân Trung Thân vương và Triệu Sùng Ân Xong rồi thì thì giả từ về hội quán, Triệu Sùng Ân cũng từ giả Trung Thân vương mà về dinh.
Lúc ấy các cử tử nơi hội quán đương ngồi bàn luận về việc Thoại Long , thấy Thoại Long bước vào, ai nấy đều mừng rỡ.
Thoại long nói :
- Tuy là nhờ có Triệu đại nhơn giúp sức, song cũng bỡi nơi liệt vị thương tình. Thân tôi còn đặng sống đây, thì nhờ ơn liệt vị rất lớn. Nếu không có liệt vị thì tôi đã hồn xuống suối vàng rồi.
Các cữ tữ đều nói :
- Chúng tôi tưởng tình đồng hương nên cứu nhau như vậy, nếu cứu không đặng thì cũng chẳng nên thi cử làm gì, ngày nay cứu đặng nhơn huynh chúng tôi lòng mừng hết sức.

Bèn bày tiệc ăn mừng với nhau .
Nói về Tân khoa giải ngươn là Tống Thành Ân, vốn người ở huyện Đông Hoãn, thuộc tĩnh Quảng Đông nay vì đã cận ngày thi cho nên nhóm võ cử, nai nịt hẳn hòi, đều tới giáo trường thao diễn.
Nguyên tại Kinh thành Thiên tử có bày một chổ giáo trường để cho các cữ tử tập luyện, nơi giáo trường ấy có phân ra bốn nẻo đường, đặng cho cử tử cưỡi ngựa tập luyện , trong bốn nẻo đường phân ra hoặc sáu tỉnh chạy chung một đường, hoặc năm tĩnh chạy chung một đường, các cữ tử nơi Quảng Đông chung tiền lại xin làm một đường riêng, đặng cho rộng rải.
Từ ấy đến nay cũng đã lâu rồi, cho nên bọn cữ tử nầy nhiều người không rỏ tích trước .
Lúc ấy Đơn Như Hoè là Giải ngươn nơi Sơn Đông thấy đường Sơn Đông thiên hạ rất nhiều, dung rủi bất tiện, cho nên rủ bọn võ cữ tỉnh mình qua đường Quảng Đông tập cho dễ .
Té ra mới vừa dượt ngựa đặng đôi ba vòng thì lại có người chạy ra cản trở hỏi rằng :
- Liệt vị là người tỉnh nào, sao lại đến đây mà thao dượt ngựa ?
Các võ cử nói :
- Chúng ta là người Sơn Đông đến đây ứng thí, vì nay đã gần ngày thi cho nên ra đây dượt ngựa .
Người ấy nói :
- Không đặng, không đặng , đường nầy thuộc về Quãng Đông , liệt vị là người Sơn Đông, không đặng dượt ngựa đường nầy, phải qua đường bên phía Tây kia mà dượt.
Sơn Như Hoè nghe nói nổi giận nạt rằng :
- Đừng có nói bậy, giáo trường của Thiên tử lập ra, để cho võ cử dượt ngựa, chúng ta muốn dượt đường nào cũng đặng, ngươi chớ nói bậy mà bị dòn.
Hai đàng cải lẩy cùng nhau, Tống Thành Ân cũng đương dượt ngựa, nghe có tiếng cãi lẩy không biết cớ gì, lật đật rủ bọn võ cử lại đó xem, hỏi ra mới biết là bọn ấy giành đường Quảng Đông mà ra chuyện ấy .
Tống Thành Ân nói :
- Đường nầy là đường Quảng Đông , các tỉnh dều biết, cớ sao các ngươi lại dám làm ngang .
Các cử tử Sơn đông đều nói đường của Triều đình sắm cho các cử tử dượt ngựa, ngươi là người gì lại dám gọi là của riêng mà cản trở chúng ta vậy .
Hai đàng cải lẩy với nhau không ai nhịn ai, ý muốn gây cuộc tranh chiến .
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Càn Long Du Giang Nam 26 - 50-9

Trang 9 trong tổng số 15

Hồi 40
Dương Châu thành, Tuần phủ định án
Kim Huê phủ, Thiên tử cứu dân

Ngày thứ Trương viên ngoại dắt Trần Kiển Thăng đến nhà Lý Mộ Nghĩa đàm đạo việc ấy, tính ra một người phải tậu năm chục muôn lượng thì mới đủ dùng.
Lý Mộ Nghĩa không có bạc vốn, cho nên phải vay của Trương viền ngoại mà hùn.
Từ ấy Lý Mộ Nghĩa thôi nghề buôn bán hàng hóa phương Tây mà theo nghề muối .
Qua năm sau Lý Mộ Nghĩa gã con gái cho Tư mả Thoại Long , vốn là Võ cử xuất thân, cho nên con trai là Lý Lưu Phương học đặng võ nghệ. Kế là gặp khoa thi võ, Lý Lưu Phương từ giã phụ thân trở về Quảng Đông ứng thí.
Cuộc thi xong rồi Lý Lưu Phương đậu đặng Võ cử thứ mười ba có tờ báo thiệp về nhà, mẹ con mừng rỡ hết sức, bèn làm thơ sai Lý Hưng đem qua Tích giang mà báo hỉ.
Nói về Lý Mộ Nghĩa, Trần Kiển Thăng chung vốn buôn nghề muối, chẳng dè mấy năm ấy muối lậu rất nhiều cho nên việc buôn bán phải lỗ , hai người thấy vậy thương nghị với nhau rằng :
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

- Chúng ta chung vốn với nhau làm nghề buôn nầy ngở là vốn lớn thì đặng lời to, chẳng dè đã hai năm nay, lời đâu không thấy, lại thêm lỗ vốn, nếu mình không tính cho sớm để chờ lâu năm, ắt là vốn phải hết.
Trần Kiển Thăng than rằng :
- Thuở nay tôi ngở nghề nầy là lời, bây giờ mới biết là nghề nầy không khá, chi bằng tính phứt chia hùn cho rồi.
Bèn tính sổ minh bạch một người lổ hơn ba mươi muôn, còn lại đồ đạc trong tiệm thì chia hai ra đem về nhà.
Trong lúc chia hùn vừa xong, kế có gia nhơn là Lý Hưng chạy đến báo hỉ , nói :
- Lý Lưu Phương đã đậu Võ cữ thứ mười ba.
Rồi trao gia thơ cho Lý Mộ Nghĩa xem.
Lý Mộ Nghĩa đương lúc buồn rầu mà gặp đặng tin lành thì cũng không mừng chi lắm .
Vì đương lo rầu về việc thiếu nợ của Trương Lộc Thành không biết lấy chi trả, bởi vậy cho nên lo rầu quá , bõ ăn bỏ ngủ, lâu ngày sanh ra chứng bịnh xây xẩm.
Lý Mộ Nghĩa phần lo rầu , phần thì đau, đau chừng nào thêm rầu chừng nấy, rầu chừng nào thêm đau chừng nấy, cho nên bịnh thế càng ngày càng thêm trầm trọng.
Bèn sai gia nhơn là Lý Hưng trở về Quảng Đông, khiến Lý Lưu Phương phải qua Tích giang lập tức .
Lý Hưng lảnh mạng đi ngày đi đêm trở về Quãng Đông.
Tới nơi, tỏ bày sự cớ cho mẹ con Lý Lưu Phương nghe .
Lý Lưu Phương thất kinh lật đật mướn đò đi với mẹ mình là Châu thị , vợ mình là Đào thị thẳng qua Tích giang.
Trong lúc ra đi Lý Lưu Phương dặn chủ đò rằng :
- Tôi có việc gấp muốn đi cho mau, ấy vậy chú phải nói của thủy thủ khiến nó chèo chống hết lực, đến chừng tôi lên bờ , tôi sẽ thưởng thêm tiền rượu . Còn việc đêm hôm, xin chủ gia ý đề phòng dụng tâm hộ vệ, miển là tới nơi tới chốn, lòng tôi không quản giá cả ít nhiều .
Chủ đò và các thuỹ thủ đều có lòng mừng, bèn ráng sức đi ngày đi đêm bất luận nước xuôi nước ngược. Đến chung thuyền tới Kim Huê phủ, Lý Lưu Phương khiến Lý Hưng đi trước thông tin cho Lý Mộ Nghĩa hay .
Lý Mộ Nghĩa nghe có vợ con tới viếng, thì lòng rất mầng, căn bịnh mười phần cũng giảm đặng ba, lật đật ngồi dậy mà chờ .
Chẳng bao lâu Lý Lưu Phương vào cửa quì mọp trước mặt Lý Mộ Nghĩa mà khóc rằng :
- Con thiệt là đứa bất hiếu, bỏ việc thần tỉnh mộ khang, cho nên phụ thân hoài vọng mà sanh bịnh.
Còn Châu thị thấy chồng đau ốm như vậy thì cũng khóc ròng.
Lý Mộ Nghĩa nói :
- Từ khi cha nghe con đậu võ eữ thì cha cũng có lòng mừng , nhưng đương lúc buồn rầu về việc lỗ lả thiếu nợ của Trương viên ngoại, cho nên lòng không lấy làm chi vui. Con ôi ! Cha vì lo lắng về việc nợ nần mà mang bịnh hoạn, ngày nay vợ chồng, cha con ta đoàn viên, cha có lòng mầng, bịnh thế như hết , ấy cũng là nhờ trời xuống phước cho cha đó .
Vợ chồng cha con vầy tiệc ăn uống cùng nhau cho đến chiều tối mới mản.
Nói về Trương viên ngoại từ lúc cho Lý Mộ Nghĩa và Trần Kiển Thăng vay bạc xong rồi thì cũng trở lại Kinh sư mà coi việc cho vay như cũ.
Tháng ngày thấm thoát tính đã hơn hai năm, Trương viên ngoại một là nhớ tưởng quê hương, hai là không biết việc buôn của Lý Mộ Nghĩa thể nào . Vì vậy cho nên giao việc cho người trong tiệm , đi với vài tên gia đinh, mướn đò trở về Tích giang. Tới nhà thăm các thân tộc xong rồi mới đi thăm Lý Mộ Nghĩa.
Đến nhà thấy Lý Mộ Nghĩa hình dung tiều tụy, thất kinh liền hỏi rằng :
- Nhơn huynh nhiễm lấy bịnh chi mà đến nỗi ốm o như thế ?
Lý Mộ Nghĩa tỏ thuật việc mình cho Trương viên ngoại nghe.
Trương viên ngoại nói :
- Nhơn huynh có bịnh trong mình thì phải tịnh dưởng cho lắm, xin chớ lo lắm mà hao tổn tinh thần. Trước kia cũng bởi nhơn huynh lo rầu thái quá, cho nên mới có bịnh nầy bây giờ phải bớt lo lắng, đặng mà uống thuốc thì bịnh mới lành.
Ban đầu nói dễ như vậy, đến chừng đàm đạo giây lâu , Trương viên ngoại lại hỏi Lý Mộ Nghĩa rằng :
- Số tiền nhơn huynh đa vay của tôi năm trước , bây giờ tôi có việc dùng, xin nhơn huynh tính hết và vốn và lời mà trả lại .

Lý Mộ Nghĩa nghe nói như vậy lòng rất buồn rầu không biết trả lời thế nào .
Trương viên ngoại thấy Lý Mộ Nghĩa làm thinh thì nghĩ thầm rằng :
- Số bạc nhiều lắm nếu mình ép va trã hết một lần thì không nỗi, chi bằng cho va phân kỳ trả lần thì hay hơn.
Nghỉ như vậy bèn hỏi nữa rằng :
- Trả nổi hay không nhơn huynh phải nói, sao lại làm thinh như vậy kìa . Vã tôi với nhơn huynh là ngươi tín cậy nhau lắm, cho nên mới dám cho vay đến số bạc ấy, bây giờ quá ngày quá tháng, sao lại không trả ít nhiều mà cũng không thèm nói một tiếng phải quấy.
Lý Mộ Nghĩa nghe nói như vậy lòng rất hổ ngươi lật đật đáp rằng :
- Nhơn huynh trách tôi như vậy thiệt cũng phải lắm , nhưng mà lòng tôi chẳng phải muốn đoạt của ấy, ngặt vì bị việc lỗ lả cho nên mới phải chịu lỳ, chớ tôi cũng biết ăn ở như vậy thiệt là vong ân bội nghĩa, thất tín vô tình, lòng rất hổ thẹn, vậy xin nhơn huynh đình lại cho tôi ít tháng, đặng tôi biến mải điền viên bên Quảng Đông mà trả nợ ấy.
Trương viên ngoại nghe bấy nhiêu lời cũng có lòng thương, bèn nói lại rằng :
- Thôi, tôi cũng tính rộng để cho nhơn huynh phân ra làm ba lần mà trả .
Lý Mộ Nghĩa nói :
- Như vậy thì ơn biết bao nhiêu .
Trương viên ngoại phân kỳ chắc chắn, rồi mới từ giả ra về.
Khi Trương viên ngoại về rồi thì Lý Mộ nghĩa thuật rõ các điều Trương viên ngoại trọng nghĩa khinh tài cho vợ con nghe, rồi lại nói với vợ rằng :
- Thế nầy ta phải trở về Quãng Đông, biến mải điền viên mà trả nợ ấy.
Lý Lưu Phương nói :
- Lời cha nói rất phải, Trương viên ngoại là có lòng rộng, nếu mình không tính cho sớm, ắt phải mang tiếng vong ân.
Châu thị cũng bằng lòng.
Rạng ngày Lý Lưu Phương tính hết gia sãn điền viên thì trả cũng không đủ số bạc ấy, ý muốn than thở với cha, nhưng mà sợ cha buồn rầu sanh bịnh, nên không dám nói rành điều ấy, cứ làm mặt vui mà an ủi cha mình, khiến phải an dưỡng tinh thần cho mau mạnh đặng có trở về Quảng Đông mà tính việc ấy .
Cách vài tháng, Lý Mộ Nghĩa lành mạnh như thường, lòng e Trương viên ngoại đến nhà đòi hỏi, cho nên thúc hối gia đinh tom góp hành lý, mướn đò trở về Quảng Đông.
Lý Mộ Nghia đi cũng đã lâu, Trương viên ngoại đến nhà đòi hỏi nợ ấy, Lý Lưu Phương thưa với Trương viên ngoại rằng :
- Cha tôi trở về Quảng Đông hổm rày đã lâu, chẳng biết cớ gì không thấy tin tức chi hết, lòng tôi lo sợ, một là cha tôi đi đường cầm lấy phong sương mà bịnh trở lại . Hai là biến mãi sự nghiệp chưa đặng, cho nên trể nải ngày giờ, ấy vậy cúi xin thế bá thương tình để nán ít ngày, chờ cha tôi về, ơn ấy thiệt là rất lớn.
Trương viên ngoại nói :
- Ta có việc gấp cho lên mới đòi, phen này chắc là để hưởn không đặng, khi trước ta cũng vị tình mà cho phân kỳ trả góp, nay đã đến kỳ, còn chưa chịu trã như vậy, thiệt cũng khó nổi vị tình.
Lý Lưu Phương năn nĩ hết sức, Trương viên ngoại suy nghĩ giây lâu, rồi mới nói rằng :
- Thôi, ta cũng ép lòng để một tháng nữa, nếu đến kỳ mà còn sai lời ắt là ta không vị đặng.
Nói rồi liền từ giả ra về .
Lý Lưu Phương bước vô nhà trong, thưa với mẹ rằng :
- Trương viên ngoại đến đòi nợ ấy, tôi đã hẹn thêm một tháng nữa, thì người cũng bằng lòng . Mẹ ôi ! Nếu đúng kỳ mà không trả nỗi, e khi người chẳng dung tình ắt là sanh khó cho mẹ con ta.
Châu thị nói :
- Con ôi ! Bây giờ vô kế khả thi, ta hãy phú điều họa phước cho trời, nếu va cả giận mà gây dữ, hoặc khi cũng gặp quí nhơn giúp đỡ chớ chẳng không.
Lý Lưu Phương vâng lời mẹ dạy thì cũng an lòng mà chờ đợi.
Tháng ngày thắm thoát, phút đã đúng kỳ, Lý Lưu Phương lòng e Trương viên ngoại đến đó không biết lấy chi mà trả, cho nên buồn bực cả ngày, bèn thương nghị với Châu thị rằng :
- Chẳng nay thì mai Trương viên ngoại đến đòi bạc nữa, chừng ấy con muốn lánh mặt, để mẹ lấy lời ngon ngọt mà hẹn với va, xin va để nán ít ngày, chờ cha về đây sẽ tính, như vậy không biết mẹ có bằng lòng không ?

Châu thị nói :
- Bây giờ vô kế khả thi , tính như con vậy cũng phải.
Lý Lưu Phương rất mầng , bèn từ giả mẩu thân, qua nhà Trần Kiển Thăng mà lánh mặt.
Đúng kỳ Trương viên ngoại trông hoài mà không thấy mặt cha con Lý Mộ Nghĩa thì đa nỗi giận, bèn khiến gia đinh dọn kiệu thẳng tới nhà Lý Mộ Nghĩa mà đòi.
Dến nơi gia đinh của Lý Mộ Nghĩa vào báo với Châu thị rồi ra thưa vói Trương viên ngoại rằng :
- Chủ tôi khiến mời lão gia ngồi chờ một lát, rồi chủ tôi sẽ ra.
Trương viên ngoại nghe nói rằng là có Mộ Nghĩa ở nhà thì lòng rất màng .
Bèn thẳng vào trung đường ngồi đó mà chờ.
Giây lâu không thấy Lý Mộ Nghĩa thì lòng đã sanh nghi, mới hỏi gia đinh ấy rằng :
- Mi đã vào báo nói chủ mi rồi , chủ mi sao còn chưa ra , như vậy thiệt là thất lễ.
Gia đinh thưa ràng :
- Chủ tôi còn ở bên Quảng Đông , cậu tôi chờ hoài không được, nên cũng trở về bên ấy mà thôi thúc.
Trương viên ngoại nói :
- Cớ sao khi nảy mi nói chờ trong giây phút thì chủ mi ra.
- Gia đinh thưa rằng :
- Khi nãy tôi nói chủ tôi đó là chủ mẩu tôi kìa, chớ không phãi là chủ tôi ở bên Quảng Đông về, ấy tại Viên ngoại nghe lầm mà thôi.
Trương viên ngoại làm thinh.
Chưa bao lâu Châu thị bước ra chào hỏi, Trương viên ngoại đáp lễ rồi thuật rỏ các việc mình đã giúp vốn cho Lý Mộ Nghĩa buôn bán, và trách Lý Mộ Nghĩa sao có thất tín nhiều lần.
Châu thị nói :
- Chồng tôi chịu mang danh thất tín đó, quả là một việc bất đắc dĩ. thuở nay đại ca cũng biết, chồng tôi chẳng phải là người lợi kỷ tổn nhơn, rất đỗi buôn bán với người ngoài mà còn không có lòng tham, huống chi ở với anh em bạn thiết, lẻ nào lại có lòng quấy như vậy sao, cúi xin nhơn huynh xét lại . Từ ngày chồng tôi mắc nợ của nhơn huynh thì cũng hết lòng lo lắng mà lo cũng không đặng lại tính bán hết sự sản mà trả, song bán không kịp, cho nên mới chầm trể như vậy . Vậy xin nhơn huynh để nán cho chồng tôi ít ngày , hể bán đặng sự sản thì sẽ trả một lần.
Trương viên ngoại nói :
- Bây giờ tôi không để nữa, nếu không lo trả cho tôi ắt là tôi phải thưa mà xin bán hết sự sãn và tôi tớ trong nhà.
Nói rồi liền phủi đít ra về.
Châu thị lòng rất buồn rầu liền sai gia đinh qua nhà Trần Kiển Thăng mà kêu Lý Lưu Phương về.
Lý Lưu Phương về thấy mẹ ngồi khóc thì hỏi rằng :
- Mẹ nói vói Trương viên ngoại, thời chịu hay không mà mẹ khóc ròng như vậy .

Châu thị thuật rỏ các lời của Trương viên ngoại cho Lý Lưu Phương nghe.
Lý Lưu Phương thở vắn than dài, song cũng không biết kế chi mà định đặng .
Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, từ lúc từ giả các quan nơi Dương châu đi dạo khắp tứ xứ. Ngày ấy đi đến mé sông, Thiên tử khiến Nhựt Thanh mướn đò đi theo lòng sông mà chơi bời.
Thiên tử xem thấy thuyền buôn qua lại rất đông thì có lòng mầng mà nói với Châu Nhựt Thanh rằng :
- Ngươi hãy kêu chủ đò ra đây đặng ta khiến nó biện dụng rượu thịt mà ăn một bửa.
Châu Nhựt Thanh vâng lời bước ra sau lái mà kêu chủ đò.
Chủ đò ra đến trước mặt Thiên tử hỏi rằng :
- Lão gia kêu tôi có việc chi chăng ?
Thiên tử hỏi :
- Phía bên kia sông cái, thuộc về phủ nào ?
Chủ đò thưa rằng :
- Phía bên ấy thuộc phủ Kim Huê, vậy chớ lão gia muốn qua bên ấy hay sao ?
Thiên tữ nói :
- Ta muốn qua bên ấy mà xem cho biết, vậy thì ngươi hãy chèo ngang qua đó mà đi lần tới tại phủ Kim Huê còn bây giờ đây phải biện một tiệc rượu cho ta ăn uống mà xem giang biên.
Chủ đò vâng lời, dọn một tiệc rượu cho Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ăn uống.
Đến chừng thuyền tới tại phủ Kim Huê .
Thiên tử hối Châu Nhựt Thanh trã tiền đò xong rồi bèn bước lên bờ thì đã nhằm lúc huỳnh hôn rồi.
Châu Nhựt Thanh nói:
- Bây giờ trời tối, đi chơi không vui, xin tìm khách điếm mà an nghĩ rồi mai sẽ nay .
Thiên tử khen phải. Bèn đi thẳng vào thành mà kiếm khách điếm. đi đến chổ kia, thấy có một tấm bảng để bốn chữ : "Liên thăng công quán" lại có để phụ một hàng : Tiếp ngụ vãng lai quan thương .
Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bước vào công quán, người trong công quán lật đật tiếp rước mời ngồi và hỏi rằng :
- Nhị vị khách quan quê quán ở đâu tên họ là chi xin cho tôi biết ?
Thiên tử nói :
- Tên tôi là Cao Thiên Tứ, người nầy là Châu Nhựt Thanh, quán ở phủ Thuận Thiên, nghe đồn cho nầy là chốn phồn hoa, cho nên đến xem chơi cho biết. Ở đây có phòng sạch sẽ xin dọn cho tôi nghĩ đở vài ngày .
Người trong công quán nói :
- Có, có.
Bèn dọn một căn phòng sạch sẻ cho Thiên tử ở.
Thiên tử vào phòng xong rồi, lại khiến dọn một bửa cơm cho đủ trân tu mỹ vị, giá cả bao nhiêu cũng được.
Người trong công quán vâng lời.
Lúc ấy Thiên tử nói với Châu Nhựt Thanh rằng :
- Trẩm thấy phòng này sạch sẻ, ý muốn ở lâu, vậy thì ở đây ít ngày, mà xem phong cảnh cho cùng, rồi sẻ đi sang chổ khác.
Châu Nhựt Thanh khen phải .
Kế thấy tửu bảo dọn một mâm cơm đầy những sơn hào hải vị, Thiên tử và Châu Nhựt Thanh ngồi lại ăn uống.
Lúc ấy Châu Nhựt Thanh uống rượu say mèm, nằm ngủ mê man.
Thiên tử ngồi buồn, giở sách ra xem.
Lúc đương xem sách, xảy nghe có tiếng khóc than rất nên thảm thiết nhưng không biết thuộc về hướng nào, bèn để sách xuống, nghiêng tai mà nghe, mới biết là bởi nơi căn nhà khít vách, lóng tai nghe lại cho kỹ thì cũng không rỏ khóc về việc gì.
Qua đến canh hai , nhơn lúc đêm vắng, Thiên tử lóng tai mà nghe. Nghe rồi mở cữa ra.
Người trong quán nỏi rằng :
- Cao lão gia muốn đi đâu vậy ?
Thiên tử nói :
- Ta muốn qua nhà cách vách trong giây phút rồi sẽ về .
Nói rồi liền bước qua nhà Lý Mộ Nghĩa mà gỏ cữa.
Gia đinh của Lý Mộ Nghĩa mở cửa rước vào mà hỏi rằng :
- Khách quan đến đây có việc chi chăng ?
Thiên tử nói :
- Ta có việc cần, muốn nói với chủ nhà ngươi.
Gia đinh lật đật dắt vào thơ phòng đặng cho Thiên tử ra mắt Lý Lưu Phương.
Lý Lưu Phương hỏi rằng :
- Khách quan là ai, đến đây làm chi ?
Thiên tử nói :
- Tôi là khách ngụ nơi nhà khít vách, vì nghe nhơn huynh khóc than một cách thảm thiết như vậy, lòng rất xốn xang , nằm không an giấc cho nên mới phải qua đây mà an ũi.
Lý Lưu Phương nói :
- Khách quan có lòng thương xót như vậy, tôi rất cám ơn, vậy chớ khách quan tên họ là chi, quê quán đâu xin cho tôi biết ?
Thiên tử noi :
- Tôi Ià Cao Thiên Tứ giúp việc lại Quân Cơ phòng, nơi dinh quan Đại học sĩ là Lưu Kỳ, vậy chớ nhơn huynh lên họ là chi, xin cho tôi rõ.
Lý Lưu Phương nói :
- Tôi là Lý Lưu Phương quê ở Quảng Đông, mới đậu Võ cử khoa nầy, cha tôi là Lý Mộ Nghĩa, lập hảng buôn lớn tại đây đã ba mươi hai năm nay, người người đều biết.
Thiên tử nói :
- Nhơn huynh đậu đặng Võ cữ, lịnh tôn cả lập hảng buôn lớn, như vậy đã giàu lại sang, lẽ thì vui vẽ hằng ngày, cớ gì nhơn huynh lại khóc than lắm vậy ?
Lý Lưu Phương tỏ bày các việc cha mình buôn lỗ, đến nổi chủ nợ đòi hỏi ắt ngặt cho Thiên tử nghe.
Thiên tử nói :
- Nhơn huynh chớ rầu , để tôi cho mượn đũ số bạc ấy mà trả. Vậy nhơn huynh cỏ người thân quyến ở đây hay không ?
Lý Lưu Phương nói :
- Duy có một người hùn vốn với cha tôi khi trước tên là Trần Kiển Thăng mà thôi, còn không có thân thích chi hết .
Thiên tử hỏi :
- Trần Kiển Thăng có vốn ước chừng bao nhiêu ?
Lý Lưu Phương nói :
- Có vốn ước chừng năm ba muôn lượng mà thôi.
Thiên tử nói :
- Như vậy thì đặng rồi , nhơn huynh hãy đến mượn của Trần Kiển Thăng một muôn năm ngàn lượng đặng trả lại, còn bạc vốn năm mươi muôn lượng đó thì để tôi trả thế cho . Ấy vậy ngày mai tôi với nhơn huynh phải đến tại nhà Trần Kiển Thăng mà nói, coi thử va chịu hay không, rôi sẽ đến tại nha môn Tri phủ Kim Huê trả hết nợ ấy mà lấy giấy. Như việc ấy xong rồi, nhơn huynh phải lai Kinh mà hội thí.
Lý Lưu Phương nghe nói rất mừng lật đật hối gia đinh dọn tiệc thết đãi thiên tử ăn uống cho đến canh ba mới mản tiệc.
Thiên tử từ giã trở về công quán .
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Càn Long Du Giang Nam 26 - 50-8

Trang 8 trong tổng số 15

Hồi 39

Trần Hà Đạo quyết lo cứu giá
Trâu Án sát dốc chí trừ gian
Lúc ấy Thiên tử thấy Châu Nhựt Thanh đánh với Trần Nhơn đã lâu mà không thắng nổi, thì lật đật đi cùng Sài Ngọc xông ra trợ chiến, chẳng dè lại có Lý Trung và Hà An cũng là giáo sư của Diệp Chấn Thinh xông ra cản trỡ, chẳng cho tiếp chiến.
Thiên tử và Sài Ngọc ráng sức đánh với hai người ấy đặng hai mươi hiệp , nhưng mà cự địch không lại, cho nên Thiên tử vừa đánh vừa chạy, chẳng dè bọn ấy áp lại vây phủ Thiên tử và Sài Ngọc vào giữa.
Châu Nhựt Thanh thấy Thiên tử bị vây thì đã , tâm hoảng ý loạn, muốn bõ Trần Nhơn mà giải vây cho Thiên tử.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Rủi thay bị Trần Nhơn đánh một roi .
Nhựt Thanh té nhào xuống đất .
Trần Nhơn áp lại bắt sống mà giải về cho Diệp Chấn Thinh, rồi cũng trỡ lại hiệp sức vây Thiên tử và Sài Ngọc .
Lúc Thiên tử tả xông hữu đột , Đông tẩu Tây bôn , nhưng vòng vây cũng không khỏi.
Diệp Chấn Thinh lại truyền lịnh rằng :
- Nếu ai bắt sống đặng Cao Thiên Tứ thì ta trọng thưởng.
Vì vậy cho nên các giáo sư muốn bắt sống Thiên tử đặng lảnh thưởng cho nhiều.
Lúc ấy Thiên tử bụng đói sức mệt, mà bọn hung đồ áp lại thêm đông, cho nên Thiên tử cự định không lại, bị Lý Trung đánh một roi té quị xuống đó.
Bọn hung đồ áp lại bắt sống giải về cho Diệp Chấn Thinh.
Sài Ngọc nhơn lúc lộn xộn xông vây mà ra, chạy thẳng đến tĩnh đặng cầu cứu.
Chạy đặng một đổi xa xa, thời may lại gặp Trần Tường là quan tuần du đường sông, nay muốn kéo binh noi theo đường bộ mà trở về tỉnh.
Lúc ấy Sài Ngọc đón đường kêu oan, quân sĩ thộp ngực hỏi rằng :
- Ngươi có việc chi oan ức mà đến nỗi kêu nài giữa đường như vầy ?
Sài Ngọc nói :
- Xin dắt tôi lại ra mắt lão gia.
Quân sĩ nghe theo, bèn dắt Sài Ngọc ra mắt Trần Tường.
Trần Tường hỏi rằng :
- Ngươi có điều chi oan ức, mau mau khai hết cho ta nghe.
Sài Ngọc thưa rằng :
- Tôi có một việc cơ mật, xin lão gia đem tôi thẳng vào tư dinh thì tôi mới dám mật bẩm.
Trần Tường nghe theo , bèn dắt Sài Ngọc thẳng về tư dinh, đem tới chổ kín hỏi rằng :
- Ngươi có việc chi cẩn mật, mau mau nói phứt cho ta nghe.

Sài Ngọc tỏ bày tên họ và thuật từ lúc gặp Thiên tử nơi tửu lầu, đến lúc Thiên tử bị bắt cho Trần Tường nghe.
Trần Tường nghe nói thất kinh, lật đật điểm binh kéo tới dinh quan Án sát, đặng thông báo.
Quan Án sát là Trấu Văn Thạnh, thấy Trần Tường nai nịt hẳn hòi thì lòng đã sanh nghi liền hỏi rằng :
- Trần nhơn huynh đến có việc chi mà nai nịt hẳn hòi như vậy ?Trần Tường tỏ thiệt các việc Diệp Chấn Thinh bắt đặng Thiên tử cho Trâu Án sát nghe.
Trâu Án sát lật đật làm tờ hịch văn truyền cho các phủ các huyện khiến hội binh cứu giá.
Lúc ấy có quan Tham tướng là Phùng Trung, Du phủ là Trần Phiêu, Đô ti là Châu Giang, Thủ bị là Lý Văn Sáng, tiếp đặng tờ hịch của Trâu Án sát, lật đật điểm binh thẳng tới viên môn thỉnh lịnh.
Trâu Án sát điểm hết binh mã đặng hơn một muôn thì lòng rất mừng. Bèn truyền lịnh phát pháo khởi hành.
Nói về Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bị Trần Nhơn và Lý Trung bắt sống giải đến cho Diệp Chấn Thinh.
Diệp Chấn Thinh nạt lớn lên rằng :
- Hai đứa bây là người ớ xứ nào, sao dám cả gan đốt nhà thâu thuế của ta kìa .
Châu Nhựt Thanh mắng rằng :
- Mi là loài gian tặc, không kiêng phép nước, chẳng sợ luật hình, chờ cho gươm kề tới cổ mới biết ăn năn hay sao ?
Diệp Chấn Thinh nghe nói nổi giận điểm mặt Châu Nhựt Thanh và mắng rằng :
- Loài súc sanh, thân mi như cá trên thớt, hãy còn buông lời cứng cỏi như vậy sao ?
Châu Nhựt Thanh nói :
- Ta đã bị bắt thì không còn kể mạng nầy ; nhưng trước khi ta thác rồi , phe đảng của ta đem binh báo cừu, e khi chúng bây chẳng khỏi tru di tam tộc.
Diệp Chấn Thinh suy nghĩ giây lâu rồi mới nói vói Trần Nhơn rằng :
- Hai đứa nầy chắc là phe đảng còn đông, ta phải giam cầm nó lại, chờ cho bắt hết phe đảng của nó rồi sẽ chém luôn một lần.
Trần Nhơn khen phải.
Diệp Chấn Thinh nhứt diện khiến hai mươi gia đinh luân phiên với nhau canh giử Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, nhứt diện hối dọn tiệc khánh hạ.
Lúc đang ăn uống, xảy nghe pháo nỗ vang trời, quân la dậy đất, Diệp Chấn Thinh lòng đã hồ nghi, vừa muốn sai người ra coi, kế thấy gia đinh báo rằng :
- Trâu Án sát hội binh các nơi ước hơn một muôn, ý muốn đến đây giao chiến.
Diệp Chấn Thinh nghe nói thất kinh, rơi đủa xuống rất.
Trần Nhơn khuyên rằng :
- Công tử chớ có sợ, lời xưa có nói :
- Binh dáo tướng đương, thủy lợi thổ yểm, hễ có giặc thì cứ việc cự địch, xin chớ lo sợ làm gì.
Diệp Chấn Thinh nói :
- Xin nhờ các vị giáo sư ráng sức lo phương cự địch .
Lưu Phiêu, Trần Nhơn, Lý Trung và các gỉáo sư khác, thãy đều nai nịt sẳn sàng, đặng có lo bề cự địch.
Nói về Trâu Án sát đem binh đi đã gần đến trước nhà Diệp Chấn Thinh, thì khiến dừng binh lại và truyền lịnh rằng :
- Phùng Trung, Trần Phiêu, Châu Giang và Lý Văn Sáng đều đem binh mã của mình đánh phá bốn phía một lượt , như đạo binh nào đặng thắng thì ba đạo kia phải hiệp lại một chổ kéo thẳng vào nhà .

Sài Ngọc, Trần Tường chờ đến trong lúc lộn xộn, đem binh kéo thẳng vào nhà mà cứu Thiên tử và Châu Nhựt Thanh. Còn ta thì lảnh đạo trung quân đi vòng theo nhà mà tiếp ứng, chẳng cho gian tặc tẩu thoát.
Các tướng đều vâng lịnh, áp tới vây nhà Diệp Chấn Thinh.
Lúc ấy Trần Nhơn, Trương Bình đem gia đinh ra cửa phía Đông đánh với Phùng Trung, Lý Trung ; Huỳnh Chấn đem binh ra cửa phía Tây đánh với Trần Phiêu ; Hà An, Lưu Phiêu đem binh ra cửa phía Nam đánh với Châu Giang ; Diệp chấn Thinh , Tô Chiêu đem gia đinh ra cửa phía Bắc đánh với Lý Văn Sáng.
Khi đương hổn chiến với nhau, Sài Ngọc, Trần Tường nhơn lúc lộn xộn không người giử cửa thì đốc binh kéo thẳng vào nhà Diệp Chấn Thinh, bất luận già trẻ bé lớn, gặp ai giết nấy.
Bọn gia quyến của Diệp Chấn Thinh bị thác rất nhiều .
Đến chừng vào tới trung đường cũng không thấy Thiên tử và Châu Nhựt Thạnh thì lòng rất lo sợ , bèn kiếm khắp hết cả nhà, bắt đặng một tên gia đinh thi Trần Tường đưa gươm ngay cổ tên ấy mà nạt lớn rằng :
- Mi biết Cao lão gia bị cầm tại đâu, phải nói cho mau thì ta dung thứ, bằng không chịu nói ắt là hồn xuống huỳnh tuyền.
Tên gia đinh ấy lật đật thưa rằng :
- Cao lão gia và Châu lão gia còn giam trong phòng của Công tử , chờ bắt hết dư đãng rồi sẻ giết luôn một lần.
Trần Tường nghe nói rất mầng, khiến tên gia đinh ấy dắt thẳng đến phòng, phá cửa mà vào.
Vào tới nơi, liền chém tên gia đinh ấy một đao, rồi quì ngay trước mặt Thiên tử mà tâu rằng :
- Vì tôi cứu giá chậm trể, để cho Bệ hạ kinh tâm, cúi xin bệ hạ dung thứ.
Thiên tử đở Trần Tường dậy hỏi rằng :
- Khanh đã bắt hết gian đảng rồi chưa ?
Trần Tường tâu :
- Tôi vâng tướng lịnh vào đây cứu giá, Trâu Án sát và các tướng còq đương giao chiến, không biết thắng bại thể nào .
Thiên tử nói :
- Vậy thì khanh phải đi trước với Sài Ngọc, mau mau ra đó trợ chiến, còn trẩm và Nhựt Thanh thì cũng theo sau tiếp ứng.

Trần Tường lãnh mạng đi trước với Sài Ngọc, ra vừa khỏi cửa thì gặp Diệp Chấn Thinh và Tô Chiêu, hai đàng giao chiến với nhau chưa định hơn thua. Kế thấy Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đến để tiếp ứng.
Diệp Chấn Thinh thấy Thiên tữ ra khỏi, lòng ắt kinh mang, đở thương không kịp, bị Trần Tường đâm một giáo, hồn về chín suối. Tô Chiêu cũng bị Châu Nhựt Thanh đập một giản, bể óc chết tươi. Còn bọn gia đinh vở chạy tứ tán.
Lúc ấy Trần Nhơn đánh với Phùng Trung hơn năm mươi hiệp. Trần Nhơn cự địch không lại, vừa đánh vừa chạy, rũi gặp Châu Nhựt Thanh đón đường mà đánh một giản, Trần Nhơn hồn về chín suối.
Trương Bình, Lý Trung, Huỳnh Chấn, Hà An và Lưu Phiêu, cũng bị Trần phiêu, Châu Giang bắt sống tại trận.
Còn bọn gia đinh của Diệp Chấn Thinh đứa thì bị giết, đứa thì bị thương , mười phần chết hết chín phần, còn lại bao nhiêu đều bị bắt sống .
Dẹp giặc yên rồi, các tướng gom lại ra mắt Thiên tử .
Thiên tử rất mầng, liền khiến Trâu Án sát đóng tại mà điểm binh lại.
Trâu Án sát vâng lời điểm binh thì cũng đũ số không hao một người, duy có một trăm người bị thương mà thôi .
Trâu Án sát tâu lại cùng Thiên tử .
Thiên tử rất mầng mà rằng :
- Bọn khanh có công cứu giá , lòng trẫm rất khen, nay đã trừ đặng Diệp Chấn Thinh rồi, còn bắt sống dư đãng của nó bao nhiêu đó, thãy đều bêu đầu mà răn chúng.
Trâu Án sát vâng lịnh, khiến chém hết bọn Lý Trung mà bêu đầu tại đó.
Thiên tử thấy các việc yên rồi thì truyền lịnh rằng :
- Các quan văn võ ai giử chức nấy như thường, chờ ngày thánh chỉ truyền đến sẽ có thăng thưởng. Còn bây giờ đây trẩm với Châu Nhựt Thanh muốn đi chổ khác xem chơi , các quan chẳng nên đồn đại ra ngoài mà sanh mối họa.
Nói rồi vừa muốn ra đi, kế thấy Sài Vận Tòng vào lạy ra mắt. Nguyên lúc Sài Vận Tòng thấy Thiên tử và Châu Nhựt Thanh bị bắt, lòng đà bối rối, nhưng vô kế khả thi, bèn trốn ra khỏi nhà dò thăm tin tức, nay nghe nhiều người đồn nói quan binh vây nhà Diệp Chấn Thinh, cho nên lật đật đến đó.
Thiên tử thấy Sài Vận Tòng thì rất mầng mà rằng :
- Từ ngày khanh quan trở về quê đến nay, trẩm hằng hoài vọng. Ấy vậy để trẩm làm một đạo mật chỉ đặng khanh đem về kinh sư giao cho Lưu Kỳ thì đặng phục chức.
Bèn làm đạo thánh chỉ giao cho Sài Vận Tòng mà hối đi tức thì, còn mình thì từ giả các quan đi cùng Châu Nhựt Thanh dạo chơi chổ khác, còn các quan ai về dinh nấy, mà chờ thánh chỉ .
Nói về Sài Vận Tòng đi với Sài Ngọc trở về nhà mình, xem thấy nhà cửa tiêu điều, vợ con tản lạc, thì mặt có sắc buồn, kế thấy vợ con và gia đinh đều gom về đó, Sài Vận Tòng rất mầng. Bèn giao nhà cửa và gia quyến cho Sài Ngọc bảo thủ, còn mình thì đi với một tên gia đinh là Sài Lộc thẳng tới Kinh sư.
Ði tới Kinh sư, Sài Vận Tòng khiến Sài Lộc đem thiếp đến Quân Cơ phòng dâng cho Lưu Kỳ.
Lưu Kỳ thấy thiếp của Sài Vận Tòng thì lòng sanh nghi nên nghỉ rằng :
- Lạ nầy, Sài Vận Tòng đã bị cách chức sao còn tới đây làm chi, thế khi có việc cơ mật chớ chẳng không.
Bên bước ra nghinh tiếp Sài Vận Tòng vào nơi trung đường mà hỏi rằng :
- Tiên sanh đến đây có việc chi chăng ?
Sài Vận Tòng thưa rằng :
- Tôi có mật chỉ trong mình, không dám trọn lễ, vậy đại nhơn dọn bàn đặng nghinh tiếp thánh chỉ.
Lưu Kỳ thất kinh lật đật hối quân đặt bàn hương án, đặng có nghinh tiếp thánh chỉ .

Hồi 40

Dương Châu thành, Tuần phủ định án
Kim Huê phủ, Thiên tử cứu dân
Lúc ấy Lưu Kỳ hối quân dọn bàn hương án ra quì xuống mà đọc thánh chỉ rằng :
Từ trẩm dạo chơi Giang Nam, cố ý xét việc dân tình, trừ đứa hung bạo, giúp kẽ thiện lương. Nay trẩm đi tới Thiện Bá trấn thuộc phủ Dương Châu , thấy có con của Diệp Hồng Cơ là Diệp Chấn Thinh lòng toan báo cừu, gồm chiếm một cỏi, gian ác khác thường, lại còn giao thương với bọn sơn tặc, lập riêng một nhà thâu thuế tại cầu Thượng Quan mà thâu của dân, lòng trẩm rất giận đến dốt nhà ấy, rồi tới tại nhà Sài Vận Tòng mà ở, Diệp Chấn Thinh lại đem vài ngàn lâu la vây nhà Sài Vận Tòng mà bắt trẩm, nhờ có Sài Ngọc xông vây, thoát ra báo với Trần Tường và Trâu Văn Thạnh thì hai người ấy nhóm hết binh mã trong bốn dinh, đem binh cứu giá mà trừ bọn ấy . Nay trẩm truyền lời chiếu nầy cho Lưu Kỳ đặng rỏ : Phải cho Sai Vận Tòng phục y cựu chức và truyền cho quan Tuần phủ Giang Nam là Trang Hửu Cung khiến phải tịch hết gia sản của Diệp Chấn Thinh mà ban thưởng cho quân bị cướp giật trong lúc ấy, còn các quan văn võ có công cứu giá thì tùy theo bực mà cho gia tăng tam cấp.
Lưu Kỳ đọc tờ chiếu rồi thì mời Sài Vận Tòng ngồi rồi nói rằng :
- Sài tiên sanh đả đặng phục chức thì tôi cũng có lòng mầng. Vậy chớ Thánh thượng đến nhà tiên sanh ngày nào, xin tiên sinh thuật rõ sự tích .
Sài Vận Tòng thuật hết đầu đuôi cho Lưu Kỳ nghe .
Lưu Kỳ than thở một hồi rồi hối Sài vận Tòng trở lại Hàn Lâm viện mà lãnh việc.
Rồi đó Lưu kỳ làm một tờ tư sai người đến giao cho quan Tuần phũ Giang Nam là Trang Hữu Cung.
Trang Hữu Cung chiếu theo tờ tư ấy mà thi hành.
Nói về phủ Kim Huê thuộc tỉnh Tích giang, có một người khách thương tên là Lý Mộ Nghĩa, quê ở Quảng châu thuộc tỉnh Quảng Đông đem của đến phủ Kim Huê lập tiệm buôn bán đã ba mươi năm, có cưới một người vợ và một người hầu, sanh đặng một đứa con trai và một đứa con gái .
Lý Mộ Nghĩa nầy tánh ưa làm lành, lòng ham bố thí, thường hay tế hiểm phò nguy, lân bần truất lão, như có việc gì phải nghĩa, tuy tốn ngàn vàng cũng không biết tiếc. Vì vậy cho nên người trong xứ ấy, tự bé chí lớn, ai cũng đem lòng kính mến, danh dự càng ngày càng cao . Ngày kia Mộ Nghĩa nghĩ rằng :
- Con người ở đời việc sống thác như ngựa qua cửa sổ, nếu ta không lo kinh dinh cho lớn thì biết chừng nào mới về quê quán mà an hưởng thanh nhàn đặng. Người xưa có nói : Phú quí bất qui cố hương, cũng như cẩm y dạ hành, lời ấy rất nên có lý .
Nghĩ đến điều ấy lòng rất phấn chấn lo việc buôn lớn, bèn cậy những người tri kỷ đến xin quan trên cho mình lập một tiệm lớn , buôn bán hàng hóa phương Tây. Trong lúc khai trương, thân bằng cố hữu cung hỉ, thiên hạ rất nhiều . Chẳng dè Lý Mộ Nghĩa thời vận bất kháng, từ lúc mua đặng hàng hóa phương Tây, mua vô thì có, bán ra thì không, túng phải bán rẽ bỏ vốn, lại thêm sở phí nhựt dụng rất nhiều cho nên mới có hai năm mà đã lỗ hơn hai muôn lượng.
Lúc ấy Lý Mộ Nghĩa lòng sợ hư hết sự nghiệp cho nên buồn rầu lo lắng hằng ngày. Khi đương buồn rầu, kế thấy có Trương viên ngoại đến viếng .
Lý Mộ Nghĩa lật đật rước vào và hỏi rằng :
- Cách mặt đã lâu những hằng hoài vọng, ngày nay tới đây có việc chi chăng ?
Trương viên ngoại nói :
- Từ ngày cách nhau đến nay đã hai năm trường, tưởng khi việc thương mải của anh chàng đà thạnh vượng , còn tôi ở Kinh sư đã hai năm nay, bây giờ mới về thăm nhà, cho nên phải đến viếng anh, vậy chớ anh có việc chi mà diện đái sầu dung như vậy ?
Lý Mộ Nghĩa tỏ thuật việc mình cho Trương viên ngoại nghe.

Trương viên ngoại nói :
- Việc ấy cũng là việc rối, nếu để lâu ngày ắt gở không ra, bây giờ phải tính toán sỗ sách cho biết lời lỗ bao nhiêu, rồi sẽ tính qua nghề khác làm ăn.
Lý Mộ Nghĩa nói :
- Lòng tôi bối rối tính nữa không đặng, anh có phương chi xin giúp em với . Vã lại bây giờ đây, nếu muốn tính sang nghề khác thì cũng không vốn mà làm, nhơn huynh như có lòng thương, tư trợ bạc vốn thì ơn ấy cảm đội ngàn ngày.
Trương viên ngoại nói :
- Tôi có một ngươi tri kỷ là Trần Kiển Thăng mua đặng thuế muối, những sức làm không nỗi, cho nên ý muốn kiếm người hiệp cổ làm việc ấy. Nếu nhơn huynh đồng tâm hiệp ý tính việc buôn bán với người ấy, ngày sau ắt có lời nhiều, vậy nhơn huynh bằng lòng hay chăng ?
Lý Mộ Nghĩa nói :
- Nhờ có nhơn huynh chỉ bảo, lời rất cám ơn, nếu tôi làm nên việc đặng, ơn ấy ngày sau sẽ đền .
Trương viên ngoại nói :
- Tôi với anh là người tri kỷ, lấy điều tình nghĩa làm bạn với nhau thì cũng như anh em ruột, lựa phải nói chuyện đền ơn làm gì . Qua dến ngày mai Trần Kiễn Thăng tới đây rồi sẽ diện nghị.
Nói rồi liền từ giả ra về .
Nguyên Trương viên ngoại nầy tên là Lộc Thành vốn người ở phủ Kim Huê, của cải hơn vài trăm muôn, buôn bán quen biết với Lý Mộ Nghĩa đã hơn mười năm. Nay thấy Lý Mộ Nghĩa bị lỗ , cho nên mách bảo việc ấy giúp nhau .
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Càn Long Du Giang Nam 26 - 50-7

Trang 7 trong tổng số 15

Hồi 37

Chúa Bảo Ân thầy tu sang đoạt
Am Quảng Pháp mụ vãi vong thân
Tại địa phận Tô châu có một cái chùa lên là chùa Báo Ân .
Nguyên của người thiện sĩ tên là An Thạnh Ban cất ra . Chùa ấy có một ông thầy cả tên là Trí Quảng thiền sư đã hơn tám mươi tuổi, mặt đỏ tóc bạc, tướng mạo mạnh mẽ, tu hành có công trong chùa có hơn năm mươi tăng chúng, Trí Quảng thiền sư ép phải giử việc trai gái chính chắn , nhưng trong chùa nhiều người, thì cũng chẳng khỏi một người làm quấy trái điều pháp giới trong chùa .
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lúc ấy có một tiểu tăng tên là Thường Vị Pháp mới mười chín tuổi, có tánh hung dữ, ưa uống rượu, tham tiền bạc, làm nhiều điều quấy, Trí Quảng thiền sư không hay một điều, chớ chi Thiền sư ấy hay đặng, thì cũng chẳng dung. Bởi vậy cho nên hể đôi ba tháng thì Thường Vị Pháp xuống làng một lần . Mỗi lần xuống làng thì ỷ có võ nghệ của mình, cướp bóc của dân đem về chùa đặng có để dành ăn uống , làm như vậy cũng đà nhiều phen mà các tiểu tăng trong chùa không hay chi hết.
Ngày kia có một thương khách đi ngang qua chùa, lở gặp trời tối, vào chùa xin ngũ nhờ một đêm. Trong khi người ấy vào chùa, lạy Phật xong rồi, thẳng vào phương trượng ra mắt Trí Quảng thiền sư Trí Quảng thiền sư hỏi rằng :
- Khách quan tên họ là chi, ở đâu đến đây ?
Người khách bạch rằng :
- Tên tôi là Ngưu Dõng, cũng ở xứ nầy, nay tôi đi với mấy người anh em bạn buôn bán lụa hàng , về tới đây, kẻ thì ghé thăm bà con, người tách đường về nhà, còn có một mình tôi đi ước chừng năm dặm nữa thì cũng tới nhà anh em bạn, nhưng trời đã tối rồi, lại trong mình tôi có vài trăm lượng bạc, e khi đi đường đêm hôm, gặp bọn cường đồ đoạt thu bạc ấy, cho nên ghé chùa này xin ngủ nhờ một đêm rồi mai sẽ đi .
Nói rồi mở túi lấy ra một đính bạc hai lượng cúng tiền dầu đèn.
Trí Quảng thiền sư nói:
- Khách quan ngủ nhờ một đêm mà làm như vậy ra lẻ đền ơn, tôi không dám lảnh . Thôi , khách quan hãy để làm lộ phí .
Ngưu Dõng nài nỉ đôi ba phen , Trí Quảng thiền sư thấy nói cạn lời như vậy mới chịu, khiến tiểu tăng thâu lấy của ấy .
Rồi đó thiền sư lại khiến dọn bữa cơm chạy đải Ngưu Dõng .
Ăn uống rồi Thiền sư khiến tiểu tăng dọn khách phòng nơi Đông viên cho Ngưu Dõng an nghỉ .
Đêm Ngưu Dõng vì đi mệt mõi, cho nên nằm xuống chiếu chưa được bao lâu thì đã ngủ ngon một giấc .
Lúc ấy Thường Vị Pháp nghe biết trong mình Ngưu Dõng có vài trăm lượng bạc thì đã dong dạ bất lương.
Đêm ấy chờ đến canh ba trong chùa ngủ hết , Thường Vị Pháp thẳng đến Đông viên, đi nhè nhẹ tới phòng Ngưu Dõng mà rình.
Khi dòm vô phòng thấy đèn leo lét lại nghe tiếng ngấy phò phò, thì biết Ngưu Dõng đa ngủ mê rồi, bèn rút đao vắn trong mình, cạy cửa vào, thấy có mặt túi bạc nặng chừng bốn trăm lượng , bèn lấy bạc ấy lui ra và khép cửa lại như củ, rồi mới lại phòng mình.
Rạng ngày Ngưu Dõng thức dậy thấy mất túi bạc thì kinh hãi, liền la lớn lên rằng :
- Huyết bổn của tôi duy có bao nhiêu, đêm nay ngủ tại chùa nầy, bị người đoạt thủ hết rồi còn gì đâu !
Bọn tiểu tăng nghe la lật đật chạy tới phòng ấy hỏi thăm.
Nguyên lúc ấy Thường Vị Pháp nghe tiếng Ngưu Dõng la lớn, lòng e Thiền sư lục soát phòng mình, bèn lật đật cạy gạch trong phòng, đào một giấu bạc ấy, rồi đậy gạch lại như cũ.
Đến chừng Trí Quảng thiền sư hay đặng chuyện ấy liền đến đó hỏi sự tích .
Ngưu Dõng lời thiệt bày ngay, Thiền sư nghe rồi thì hỏi các tiểu tăng rằng :
- Từ khi trời mới sáng cho đến bây giờ đã có ai ra khỏi chùa hay chưa ?
Các tăng chúng nói :
- Chưa có ai ra hết.
Thiền sư dẫn Ngưu Dỏng lục soát các chổ kín đáo trong chùa, cũng chẳng thấy tông tích chi hết, rồi lại xét trong mình các tăng chúng ấy thì cũng chẳng có vật chi.
Trí Quảng thiền sư xét đã không ra, bèn nói vói Ngưu Dõng rằng :
- Thế khi khách quan đi dọc đường, không được cẩn thận, để bọn gian nhơn dòm thấy tiền bạc của mình cho nên nó mới nom theo đến chùa mà trộm của ấy rồi đây.

Ngưu Dõng thấy nói như vậy , không biết trả lời thế nào, cứ ngồi than thân trách mình thời vận gian truân, nên mới gặp chuyện ấy. Ngày ấy Ngưu Dõng tính bề đến trước bàn Phật xin một cây xâm. Liền đốt hương đến quì lạy vái rằng :
- Tôi là ngưu Dõng quê ớ xứ nầy, vì đi buôn bán mới về trong mình có bạc không dám đi đêm, cho nên phải ghé chùa nầy đặng nghỉ nhờ , chẳng dè hồi hôm này bị gian nhơn đoạt hết tiền bạc, mà không biết nghi cho ai, cúi xin Phật tổ cho tôi một cây xâm chỉ bão cho rành, đặng tôi biết mà lấy lại.
Vái rồi liền cầm ống xâm mà lắc, giây lâu rớt ra một cây xâm, bèn lấy số xâm ấy tìm ra lời đoán rằng :
Thường thường an phận dinh sanh
Vị tất thương thiên khuy phụ
Pháp luật như thử sum nghiêm
Du thuyết hà năng thoát lộ
Ngưu Dỏng xin đặng quẻ xâm ấy, coi đi coi lại đôi ba phen, cũng không rõ ý gì, túng phải từ giả Trí Quảng thiền sư và các tiểu tăng mà trở về nhà.
Thường Vị Pháp thấy Ngưu Dõng đi rồi thì có lòng mừng.
Qua ngày thứ Thường Vị Pháp lấy bạc lên, thay đổi y phục đi tuốt ra chợ thẳng đến tữu lầu ăn uống no say, rồi lại vào chốn thanh lâu kia tên là Lưu Tỳ viện, đặng có giao hoan vói một con kỹ nử lên là Nghinh Nhi.
Nguyên con Nghinh Nhi nầy nhan sắc xinh đẹp , có tánh khi bần trọng phú, hể thấy người nào đến chơi mà trong lưng nhiều tiền
thì nó hết lòng trọng đải , đến chừng dòm biết trong người ấy có hơi nhẹ, thì nó làm bộ giận hờn mà đuổi đi cho mau .
Thường Vị Pháp tới lui với nó cũng đã nhiều lần thì cũng đã bị sự nhục ấy rồi, song bởi lòng ưa nhan sắc thái quá nên chẳng giận nó đặng.
Ngày ấy Thường Vị Pháp đi vừa đến cửa , Nghinh Nhi lật đật chạy ra tiếp rước dắt thẳng lên lầụ
Thường Vị Pháp hối dọn một tiệc đầy những trân tu mỹ vị mà ăn uống với Nghinh Nhi.
Nghinh Nhi rỏ biết rằng mình Thường Vị Pháp có nhiều tiền bạc, nên bày điều hiếu mị, trổ hết nghề hay riêng mà kiếm tiền.
Hôm sau, Thường Vị Pháp ý muốn về nhà, nhưng vì bịn rịn đi không dứt, lại bị Nghinh Nhi ràng buộc không cho về. Vì vậy cho nên ở đó thêm hai ngày nữa.
Ngày kia Nghinh Nhi hỏi rằng :
- Lúc nầy thầy làm nghề gì mà nhiều tiền lắm vậy ?
Thường Vị Pháp tỏ thiệt việc lấy trộm bạc của Ngưu Dõng cho Nghinh Nhi nghe.
Nghinh Nhi khen rằng :
- Như vậy mới thiệt là người có thủ đoạn cao cường. Lúc nầy tôi túng thiếu lắm, lại đến ngày mai đây thì đúng kỳ phải góp hai mươi lượng bạc, xin thầy vui lòng cho tôi mượn đủ số bạc ấy, ngày sau tôi sẽ trả lại cho .
Thường Vị Pháp mở túi lấy bạc ra trao cho Nghinh Nhi.
Nghinh Nhi rất mừng liền cầm lấy bạc mà khoe với Vương bà là chủ lầu xanh và tỏ thiệt sự tích Thường Vị Pháp được bạc cho Vương bà nghe.
Vương bà nghe nói rất mừng, lật đật vào phòng chào hỏi Thường Vị Pháp, đàm đạo ít lời, rồi trao cho Thường Vị Pháp một cục ngọc mà rằng :
- Tôi có cục ngọc nầy, sư phụ coi thữ có phải là vật quí hay chăng ?
Thường Vị Pháp cầm xem, rồi hỏi rằng :
- Ngọc nầy mua ở đâu vậy ?
Vương bà nói :
- Tôi mới mua của người chị em bạn, như ý Thầy muốn thì tôi nhường lại cho .
Thường Vị Pháp hỏi :
- Ngọc nầy giá định bao nhiêu ?
Vương bà đáp :
- Thầy với tôi chẳng phải là người xa lạ , thầy hãy liệu mà trã bao nhiêu cũng được.
Thường Vị Pháp nói :
- Chừng ba chục lượng thì vừa hay chưa ?
Vương bà nói :
- Như vậy cũng vừa.
Thường Vị Pháp cả mừng, lấy bạc ra trả cho Vương bà, rồi cũng ngồi lại ăn uống với Nghinh Nhi.
Ngày kia ,Thường Vị Pháp về chùa, gây lộn với một người tiểu tăng, bị tiểu tăng ấy dòm biết cơ quan, đến bạch với Trí Quảng thiền sư, Thiền sư nghe nói lòng cũng sanh nghi mà rằng :
- Hèn chi mấy bữa rày vắng mặt Thường Vị Pháp, không thấy vào ra chốn nấy .

Bèn sai tiểu tăng khác kêu Thường Vị Pháp đến cật vấn về việc bạc của Ngưu Dõng.
Ban đầu Thuờng Vị Pháp chưa chịu xưng thiệt, rốt lại mắc lấy tàng đầu lộ vĩ, Thiền sư bắt mẹo mà hỏi lần lần .
Thường vị pháp chối nữa không đặng, túng phải khai ngay .
Thiền sư nghe rồi trong lòng giận lắm, song cũng lấy lời ngon ngọt mà an ủi rằng :
- Tù rày về sau ngươi đừng làm quấy như vậy nữa, e khi người ngoài hay đặng thì ta đây cũng chẳng khỏi mang tiếng, lần nầy ta dung cho , song phải răn chừa thói xấu .
Thường Vị pháp dạ dạ lui ra.
Đêm ấy Trí Quảng thiền sư chờ lúc Thường Vị Pháp ngũ mê, khiến bọn tiểu tăng trói lại mà nạp cho Tri huyện .
Tri huyện tra ra bạc ấy còn lại hơn một trăm lượng thì đòi Ngưu Dõng mà trả, rồi dâng sớ tâu với trào đình xin xữ trảm Thường Vị Pháp.
Nói về phủ Tòng Giang nơi phía Tây Nam có một cái am tên là Quảng Pháp, trong am ấy có một bà vải già hơn bảy mươi tuổi mà gương mặt như người năm mươi. Bà vải nầy tên là Huệ Pháp có công tu hành đã lâu, lại hay phò nguy tế hiểm, chẳng phải như các vải khác . Có lòng trọng phú khinh bần . Ấy đâu chùa ấy có một vải nhỏ tên là Diệu Năng mới mười bảy tuổi , nhan sắc rất xin , thiệt là cá đắm nhạn sa, hoa nhường nguyệt thẹn. Tuy không dùng màu son phấn, nhưng nhan sắc tự nhiên ít kẻ dám bì .
Gần lối chùa ấy có một người nhà giàu tên là Vương Bá Vạn, vợ là Trương thị , sanh đặng một đứa con trai đặt tên là Vương Bửu Châu , đã mười bảy tuổi, vợ chồng Vương Bá Vạn cũng muốn kiếm dâu cho sớm, ngặt vì chọn kén nhan sắc, cho nên chưa kiếm đặng. Vương Bửu Châu này , diện mạo xấu xa mà lại hay làm biếng họv , chuyên ưa trau chuốt đến quần áo, thường ngày tới chốn thanh lâu, giao du cũng kỹ nữ. Vã lại có tánh máu dê, hễ thấy con gái thì ngó đeo tho, rồi lại làm bộ như ruồi thấy máu . Vì vậy cho nên tới lui trong chùa thấy mặt Diệu Năng thì thường hay mi lai nhãn khứ, nhưng Diệu Năng là người tu hành, không lòng tà niệm, mà cũng không thèm nói đến làm gì.
Vương Bửu Châu tưởng là Diệu Năng đã bằng lòng rồi, bèn nói vói mẹ là Trương thị mà xin cưới Diệu Năng cho mình.
Trương thị có tánh cưng con, nên tính đi với con đến am coi một phen hể thấy mặt . Liền sắm sánh lễ vậy đem theo ít người gia đinh, giã chước đến am dâng hương đặng có coi mắt Diệu Năng.
Lên tới am, Huệ Pháp tiếp rước vào sảnh , thết trà xong rồi thì hỏi rằng :
- Chẳng hay Phu nhơn đến đây có việc chi chăng ?
Trương thị nói :
- Con tôi muốn cho trong nhà bình an, cho nên khiến tôi đến đây cầu nguyện ba đêm ba ngày, xin thầy chớ nại công lao, lo bề kinh kệ giúp lo việc ấy .
Nói rồi thì lấy ra vài chục lượng bạc mà cúng tiền dầu .
Huệ Pháp thâu bạc ấy, hối người dọn một bữa cơm chạy thết đãi mẹ con Vương Bửu Châu .
Đêm ấy Huệ pháp lo việc kinh kệ, Trương thị lo việc quì hương. Còn Bữu Châu cứ việc quản theo mà chọc ghẹo Diệu Năng.
Diệu Năng làm thinh, không thèm nói đi nói lại, mà Bửu Châu cũng chưa dám làm hổn.
Đến chừng Diệu Năng đi ngũ, Bữu Châu đứng rình cho tới canh ba, thấy Diệu Năng đã ngũ mê rồi thì lén lén vào phòng giở mùng mà xem. Xem thấy Diệu Năng nằm day mặt ra thì đứng mà ngắm một hồi, rồi lại nằm ghé bên giường ôm cứng Diệu Năng mà nựng nịụ
Diệu Năng tỉnh giấc thấy mặt Vương Bửu Châu thì la lớn lên rằng :
- Vương tướng công sao dám cả gan vào phòng tôi làm chi vậy kìa ?

Nói rồi liền bước xuống giường mà chạy.
Vương Bữu Châu thất kinh, lòng e mang họa, muốn tính cho êm, bèn nắm áo Diệu Năng lại mà dộng một đạp, rủi nhắm chỗ nghiệt Diệu Năng hồn xuống huỳnh tuyền !
Vương Bửu Châu thấy Diệu Năng thác rồi thì bồng để lên giường, bõ mùng xuống y như củ, rồi bước ra khép cửa lại.
Rạng ngày Huệ Pháp thức dậy ngồi chờ Diệu Năng lâu không thấy ra, ngỡ là Diệu Năng thức đêm mệt mỏi cho nên không dậy, ý muốn làm lơ để Diệu năng ngũ cho thẳng giấc . Chẳng dè chờ cho đến trưa cũng không thấy nên phải sai một vải nhõ vào kêu Diệu Năng thức dậy.
Vãi nhỏ vâng lời đến đứng tại trước cửa phòng kêu ba tiếng, không thấy trả lời, thì bước lại bên giường giở mùng xô đẩy Diệu Năng mới biết Diệu Năng đã thác.
Bèn lật đật chạy tới thưa với Huệ Pháp .
Huệ Pháp thất kinh, té xỉu xuống đất, giây lâu mới tỉnh khóc lớn rằng :
- Trời đất ôi, Diệu Năng đương lành mạnh, không biết cớ gì lại chết vội như vầy !
Vừa đi vừa nói đến phòng Diệu Năng giở mùng lên xem , thấy quả đã thác, không biết đau về chứng gì, bèn lo sửa quan quách chôn cất.
Nói về mẹ con Vương Bửu Châu cầu nguyện xong rồi tính trở về nhà thì Vương Bửu Châu cũng không tỏ thiệt với mẹ mình là Trương thị, cho nên Trương thị thường ngày than thở thương tiếc Diệu Năng hết sức .
Nói về vong hồn của Diệu Năng vì chuyện thác oan, cho nên hồn phách dật dờ, ý muốn tới nhà Vương Bữu Châu đòi mạng.
Lúc ấy Vương Bữu Châu vượng khí trượng thanh cho nên Diệu Năng làm gì không nỗi phải ở ngoài đồng chờ cho gặp dịp rồi sẽ ra tay.
Ngày kia Vương Bửu Châu đang học nơi thơ phòng vùng phát bịnh nặng. Trương thị hối người rước thầy điều trị, song uống thuốc đã năm bảy thầy cũng không thấy ra gì .
Một hôm Vương Bữu Châu đương nằm mơ màng , chiêm bao thấy Diệu Năng đến đứng bên giường, nghiến răng trợn mắt, điểm mặt mắng nhiếc, rồi lại cầm cây roi sắt đánh ngay lầu Bửu Châu .
Bữu Châu la lên một tiếng bất tỉnh nhân sự .
Vợ chồng Vương Bá Vạn nghe la lật đật kiếm thuốc đổ cho con, giây lâu tỉnh lại, Vương Bửu Châu tỏ thuật việc mình làm quấy ngày trước và chuyện chiêm bao thấy Diệu Năng đánh mình một cây roi sắt cho cha mẹ nghe, rồi lại trối rằng :
- Số con đã đến, thì không khỏi đặng, cha mẹ sanh có một mình con thôi, người nối dòng họ Vương, té ra con lại chết sớm như vậy thiệt cũng khổ tâm cho cha mẹ lắm. Ấy cũng bởi nơi cha mẹ thương con, không nỡ ngăn cấm nghiêm nhặt, chừng nên mới háo sắc tham dâm mà mang hoạ lớn.
Trối rồi liền tắt hơi .
Vợ chồng Vương Bá Vạn khóc lóc đến nỗi hôn mê, gia đinh và người lối xóm khuyên lơn hết sức, vợ chồng mới phải gắng gượng lo việc quan quách chôn con .

Hồi 38

Diệp công tử thông gian hại bá tánh
Sài Hàn Lâm vì cháu thấy Thiên nhan
Nói về Thiên tử ở phủ Tòng giang mỗi ngày đi cùng Châu Nhựt Thanh du sơn ngoạn thủy, khắp các châu quận rồi lại hỏi thăm tánh nết các quan sở tại, ăn ở với dân thể nào . Nghe lại nhiều người có lòng thương dân thì Thiên tử vui mừng hết sức.
Ngày kia đi đến Thiệu Bá trấn thuộc phủ Dương châu.
Thiên tử xem thấy chợ ấy, phố xá nguy nga, buôn bán đông đảo, qua lại dập dìu thì lòng rất mừng, vừa đi vừa khen.
Đi đến một chổ tửu lầu thì dắt Châu Nhựt Thanh lên đó ăn uống và xem thiên hạ buôn bán.
Lên tới nơi Thiên tử chọn một chổ gần cửa sổ mà ngồi.
Ngồi rồi thì kêu tửu bảo dặn rằng :
- Trong tiệm người có vật chi ngon hơn hết, bất luận giá mắc bao nhiêu, cứ việc đem ra cho ta ăn rồi ta trả tiền y giá .
Tửu bảo rất mừng mà rằng :
- Vậy thì xin mời khách quan ngồi chờ một chút, đặng tôi xuống dưới dặn người nấu ăn biện lấy mà nấu .
Nói rồi chạy xuống lầu . Giây lâu bưng lên một mâm đầy những trân tu mỹ vị và thưa với Thiên tử rằng :
- Nếu mấy món này không vừa lòng nhị vị thì xin chờ một chút tôi sẽ bưng món khác lên cho nhị vị dùng.
Thiên tử gặt đầu ngồi lại ăn uống với Châu Nhựt Thanh .
Trong lúc Thiên tử đương có ăn uống trò chuyện vói Châu Nhựt Thanh, xảy thấy một người cao lớn, đi thẳng lên lầu , mặt có sắc giận, trợn mắt chau mày, kêu tửu bảo nói rằng :
- Mau mau đem rượu và đồ ăn cho ta ăn.

Tửu bảo thấy người ấy mặt có sắc giận, mà lại nóng nảy như vậy thì cũng không dám trể nải, lật đật đem rượu và đồ ăn lại tức thì.
Người ấy vừa ăn vừa nói lầm bầm một mình, dường như có điều giận dữ .
Thiên tử xem thấy tình hình như vậy thì củng lấy làm lạ mà nghỉ thầm rằng :
- Cử chỉ của thằng nầy như vậy, chi là nó có điều chi oan ức đây , mà không minh cáo đặng, hoặc bị người hiếp đáp chi đây mà không báo thù đặng, cho nên nó mới có bộ giận dữ và gương mặt buồn rần như vậy.
Suy nghĩ giây lâu mà cũng không rõ cớ gì, lại thấy người ấy uống rượu chừng nào càng giận chừng nấy, thì Thiên tử càng nghi về việc oán cừu, ý muốn hỏi ra sự tích đặng giúp sức báo thù cho người ấy. Bèn bước lại gần bàn người ấy nói khích rằng :
- Nay tôi lên đây ăn uống là dùng cho vui lòng, chú có việc buồn thì ở nhà, sao lại lên đây làm chi than dài thở vắn, sắc giận dữ, làm cho mất hết điều vui của tôi như vậy ?
Người ấy chứa giận đã nhiều, nghe Thiên tử hỏi bấy nhiêu lời, lại càng thêm giận, bèn nói lớn tiếng rằng :
- Chú vui trối thây chú, tôi giận mặc kệ tôi, hai đàng không quen biết với nhau, can chi đến chú mà chú mừng tôi như vậy .
Nói rồi liền đứng dậy mà đánh Thiên tử.
Thiên tử tránh dang ra khỏi, rồi cũng xốc tới đánh với người ấy.
Người ấy cự địch không lại, bị Thiên tử đánh té nằm mẹp giữa lầu .
Châu Nhựt Thanh sợ Thiên tử đánh bồi mà chết người ấy, chạy lại can gián Thiên tử, rồi đở người ấy ngồi dậy.
Người ấy than rằng :
- Tôi đã đang cơn giận dữ chưa biết kế chi trả thù đặng, bây giờ lại thêm một điều nhục nầy thì còn sống nữa làm gì ! Ôi thôi, đã đành tự vận hồn xuống huỳnh tuyền đi cho rồi.
Nói rồi liền bước lại mở gói lấy ra một cây đao vắn, ý muốn liều mình .
Thiên tử đã nghe mấy lời than ấy, lại thấy tình cảnh như vậy thì động lòng thương, bèn nhảy tới giựt đao, lấy lời êm dịu hỏi người ấy rằng :
- Túc hạ có điều chi oan khúc, xin hãy nói thiệt với tôi, tôi sẻ ráng sức tính giùm, may khi trả thù cũng đặng, lựa phải liều thác làm gì. người ấy nói :
- Ở đây có con Diệp Hồng Cơ tên là Diệp Chấn Thinh thường muốn báo thù cho cha, mà chưa gặp dịp cho nên giao thông cùng bọn sơn tặc, tới lui thông đồng với nhau mà toan việc lớn, nay vì một việc lương thảo chưa đủ, cử sự không nổi cho nên cất một cái nhà giữa đường, đón ngăn thương khách mà thâu thuế hàng hóa. Ôi thôi, từ ngày bày việc ấy cho đến ngày nay chặt lột của dân không biết là bao nhiêu ! Nay tôi bán rau, đi ngang qua đó , bị bọn nó đánh thuế rất nặng, tôi không chịu đóng, cải lẩy với nó, ra việc đánh lộn, nhưng quả bất địch chúng, tôi đã bị đánh mà lại rau cũng không còn, đến chùng tôi giải khỏi vây rồi, lòng đương giận dữ, cho nên đến đây uống ít chén rượu tiêu khiển. Chẳng dè uống rượu chừng nào, thêm giận chừng nấy, lại gặp khách quan hỏi tôi mấy lời ấy tôi cũng không rảnh mà xét cho kỷ, cho nên mới làm ra điều tội lỗi với khách quan như vậy .
Thiên tử nói :
- Vậy chớ túc hạ tên họ là chi, nói cho tôi biết, tôi sẽ báo cừu tiết hận giùm cho .
Người ấy nói :
- Tôi là Sài Ngọc, cháu của Hàn Lâm viện Sài Vận Tòng đây.
Thiên tử nói :
- Điều ấy tôi không tin đặng. Ai đời cháu quan Hàn lâm mà lại bán rau bao giờ ?
Sài Ngọc nói :
- Khách quan không tin điều ấy cũng phải . Nguyên khi chú tôi ở nơi Hàn lâm việc, làm đến chức Thị Độc học sĩ, duy có một việc tế tảo Hoàng lăng mà bị hôn quân đuổi về quê quán, vì vậy cho nên từ ấy đến nay trong nhà nghèo khổ, chú tôi phải lập trường dạy học mà nuôi miệng cho qua tháng ngày, lại khiến tôi buôn bán nho nhỏ đặng kiếm lời chút đỉnh, chớ có vốn liếng chi nhiều mà buôn bán lớn đặng.

Thiên tử nghe nói thì nghĩ thầm rằng :
- Ấy cũng là điều lỗi của ta đây. Nguyên năm trước Sài hàn lâm theo Thiên tử mà tế tảo Hoàng lăng, văn võ bá quan đều đến tại đó, Thiên tử thấy người bằng đá, ngựa bằng đá đứng dàn hai bên nơi hoàng lăng, ý muốn hỏi thử cho biết sức học Sài Vận Tòng thế nào . Bèn chỉ người bằng đá mà hỏi Sài Vận Tòng rằng :
- Người bằng đá đó tên họ là chi, dựng vô Hoàng lăng nầy, lấy ý gì vậy ?
Sàì Vận Tòng tâu rằng :
- Ấy là trung thần đời trước tên là Trọng Ung, bình sanh người giử một lòng trung nghĩa, mến cố chúa, xin giử lăng mà đền ơn. Vì tích ấy cho nên đời nay bắt chước theo xưa, dựng hình người ấy đặng một là nêu gương trung nghĩa hai là xinh đẹp trong hoàng lăng. Thiên tử nghe nói thì nỗi giận mà rằng :
- Hàn lâm học sĩ sao mà sức học như vậy kìa , biết việc ấy mà lại nói không trúng tên, ấy bởi công phu chưa đến, sức học còn non, cho nên mới có chuyện sai ấy. Chớ người bằng đá đây lên là Ông Trọng, vốn cũng là hiền thần đời thượng cổ, còn thầy Trọng Ung là học trò đức Khỗng Tử, hai việc cách nhau xa lắm , sao lại đem tích nầy nói qua tích kia, như vậy thì làm Thị Độc học sĩ sao đặng .
Bèn hạ chiếu tướt chức Hàn Lâm của Sài Vận Tòng .
Sài Vận Tòng trở về quê quán , gia đạo bần hàn , phải dạy học trò mà độ nhựt.
Ngày nay thời may Sài Ngọc đặng gặp Thiên tử mà nhắc tích ấy. Thiên tử nhớ lại biết mình là lỗi, lòng rất không an, bèn nói với Sài Ngọc rằng :
- Tôi là Cao Thiên Tứ, khi trước tôi có giúp việc nơi Quân Cơ phòng cũng quen biết với lịnh thúc, ấy vậy ngươi hãy về trước thông báo với người rằng : Để tôi phá nát nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh rồi sẽ đến đó ra mắt lịnh thúc.
Sài Ngọc nghe nói rất mừng, bèn từ giả Thiên tử và Châu Nhựt Thanh, trã tiền cho tửu bảo, xuống lầu mà trở về nhà.
Thiên tử thấy Sài Ngọc đi rồi thì thương nghị với Châu Nhựt Thanh rằng :
- Diệp Chấn Thinh ỷ thế làm ngang mong lòng bội nghịch, lại dám cả gan lập nhà thâu thuế, thay nước hại dân tội ấy rất lớn chẳng nên để vậy. Vã lại ta đã chịu báo cừu cho Sài Ngọc thì cũng chẳng nên quên lời ấy , vậy mau mau trả tiền cho tửu bảo, đặng có thẳng tới nhà thâu thuế của Diệp Chấn Thinh coi thử có thiệt như vậy hay không, rồi sẽ ráng sức mà trừ nó.
Châu Nhựt Thanh khen phải.
Bèn lấy bạc trã cho tửu bảo rồi bước xuống lầu ra khỏi đầu chợ đi một đỗi tới chổ ngã tư .
Châu Nhựt Thanh nói với Thiên tử rằng :
- Bây giờ biết đi đường nào mà tới chổ thâu thuế đó đặng ?
Thiên tử nói :
- Uổng thay, khi ấy ta quên hỏi Sài Ngọc, bây giờ biết liệu làm sao .
Châu Nhựt Thanh nói :
- Vậy thì ngồi đây nhà nghĩ, chờ có người nào đi ngang qua đây rồi sẽ hỏi đường.
Nói vừa dứt lời kế thấy hai người đầu kia đi lại, vai khiêng vật chi không biết, vừa đi vừa nói láp dáp với nhau, đến chừng đi gần tới thì nghe một người nói rằng :
- Bây giờ chúng ta mới rõ biết nhà thâu thuế của Diệp công tử nơi Thượng Quan kiều đó là người lập riêng, chớ không phải là có thánh chỉ ban cho ai hết .
Châu Nhựt Thanh nghe nói, lật đật chạy tới vòng tay hỏi hai người ấy rằng :
- Đường nào đi lại Thượng Quan kiều đặng, và từ đây đến đó gần xa thế nào xin chú làm ơn chỉ vẽ.
Người ấy đứng nhắm Châu Nhựt Thanh một hồi rồi mới đáp rằng :
- Coi bộ khách quan chắc là người ở phương xa phải chăng ?
Châu Nhựt Thanh nói :
- Phài.
Người ấy nói :
- Nguyên chỗ cầu Thượng Quan, thuộc về huyện Cang Tuyền, từ đây đến đó cách chừng năm dặm, đi thẳng một đường rồi lại quẹo qua phía tả thì tới. Tại chổ cầu ấy, đường thủy, đường bộ, thông thương , những kẻ buôn thuyền, những người bán bộ, qua lại dập dìu . Khách quan đến đó coi chơi một phen thì rõ.
Châu Nhựt Thanh thi lễ từ giả trở lại thuật rỏ mấy lời ấy cho Thiên tử nghe .

Thiên tử hối Nhựt Thanh đi cho mau, mà thẳng tới chỗ ấy .
Ði đến ngã ba quẹo qua phía tả chẳng bao xa thấy có một cái cầu lớn, thiên hạ qua lại dập dìu .
Châu Nhựt Thanh nói :
- Cầu ấy chắc là Thượng Quan kiều đó.
Thiên tử nói :
- Phãi hay không, tới đó sẽ biết.
Chưa bao lâu đã đến cầu, thấy có một tấm bia đá để ba chữ :
- Thượng Quan kiều rất lớn, dưới cầu này thuyền đậu chật sông, còn hai bên đầu cầu phố cất dài theo rất nhiều, buôn bán rất đông, trà đình tữu điếm thảy thảy đều đủ. Còn nhà thâu thuế thì cất tại đầu cầu, thương khách giành nhau nạp thuế.
Thiên tử thấy vậy nỗi giận ra đứng giữa đường nói lớn rằng :
- Xin các anh em hãy nghe tôi nói . Nguyên tôi là Cao Thiên Tứ khi trước có giúp việc nơi Quân Cơ phòng, nay tôi đi với Châu Nhựt Thanh đến đây, nghe có Diệp Chấn Thinh khuấy nước hại dân làm điều ngang trái, lại cất một nhà thâu thuế tại đầu cầu, ép dân phải nạp thuế riêng cho mình, vì vậy cho nên tôi mới đến đây quyết đốt nhà thâu thuế ấy đặng cho những người thương khách khỏi nạp tiền thuế, song tôi còn e quả bất địch chúng, cho nên tôi phải nói trước với anh em, như ai có gan xin ra giúp sức với tôi mà đốt nhà thâu thuế ấy, như có gây ra họa lớn thì để một mình tôi bao chịu, lỗi chẳng để cho các anh bị tội liên can đâu mà phòng sợ Nói rồi thì đi với Nhựt Thanh vào nhà thâu thuế, giả ý hỏi rằng :
- Liệt vị lập nhà thâu thuế, vậy mà có phép quan cho hay không, nay tôi có chở một trăm thang thuốc bắc, không biết nạp thuế tại đây đặng chăng ?
Mấy người thâu thuế nhắm nhía diện mạo Thiên tử, biết là không phải người nhà quê lại nghe Thiên tử nói chở thuốc rất nhiều thì cũng có ý vui mầng, bèn lật đặt mời ngồi mà rằng :
- Khách quan chưa rỏ, để tôi phân lại cho mà nghe. Ngày nay Binh bộ thiếu lương, không đủ phát cho quân sĩ, cho nên Binh bộ đại nhơn tâu cùng Thiên tử, xin lập nhà này mà thâu thuế đã hơn nữa năm nay rồi , nếu khách quan ý muốn đóng thuế, thì đóng tại đây thiệt là rất tiện.
Thiên tữ nghe nói nổi giận nạt rằng:
- Lời ấy chúng bây nói với con nít ba tuổi thì đặng, còn nói với ta thì không có ích gì, nay đã có ta đến đây, chúng bây hãy nói thiệt đi, bằng không thì ta thưa với quan trên, xin bắt chúng bây mà xử trảm .
Mấy người thâu thuế nghe nói như vậy nổi giận mắng rằng :
- Mi là người ở xứ nào , sao dám đến đây toan xỉa răng cọp hay là mi còn chưa nghe danh tiếng của chủ ta chăng . Hay là mi đã phát cuồng nói bậy nói bạ đến đây mà liều thác chăng ? Chúng ta thấy mi là người phương xa, chưa biết phong tục xứ này, nên ta làm ơn nói giùm, mi hạy mau mau đi ra khỏi cửa, nếu để chủ ta đến đây ắt hồn mi về chín suối.
Thiên tử nghe nói nổi giận mắng rằng :
- Chúng bây thiệt là chuột bầy cáo lũ, chẳng biết phải quấy chi cả, ta phải ra sức bây mới biết tài.
Nói rồi liền lượm các vật trên ghế thâu thuế mà quăng xuống đất, Châu Nhựt Thanh đem lửa đốt nhà.
Bá tánh thấy vậy ôm rơm đến đó mà bỏ.
Trong giây phút lữa cháy rần rần, nhà thâu thuế ấy đã cháy rụi hết.
Lúc ấy bọn thâu thuế liệu mình cự địch không lại, lật đật chạy về báo với Diệp công tử .
Thiên tử và Châu Nhựt Thanh đốt nhà thâu thuế cháy rồi, lại đứng giữa đường mà nói lớn rằng :
- Tôi là Cao Thiên Tứ, quê ở Bắc kinh, bây giờ đến đây ở đậu tại nhà Sài Vận Tống , vì thấy Diệp Chấn Thinh lập nhà thâu thuế mà lấy của dân, cho nên nỗi giận, đến đốt nhà nầy. Nay tôi đã đốt rụi rồi , chắc là nó cũng đem binh báo cừu, lòng tôi chuyến lo một điều lụy tới bá tánh, cho nên tôi phải nói trước cho các anh rõ : Như nó đến thì nói với nó rằng : Tôi có dặn nó hãy đến tại nhà Sài Vận Tống mà tìm tôi, đừng có hoành hành chổ nầy mà hiếp đáp bá tánh.
Nói rồi liền đi vói Châu Nhựt Thanh thẳng tới nhà Sài Vận Tòng.

Nói về Sài Ngọc , trong lúc nghe Thiên tử dặn bảo mấy lời thì có sắc vui, nhưng mà lòng còn nghi ngại vì mình không biết Cao Thiên Tứ là người thể nào, quê quán ở đâu cho nên còn chưa dám tin. Tuy vậy cũng lật đật trở về đặng có thông báo cho chú mình.
Về tới nhà, Sài Ngọc mệt thở hào hển, Sài Vận Tòng thấy y không biết có gì, lật đật hỏi rằng :
- Bửa nay sao cháu về sớm lắm vậy ?
Sài Ngọc tỏ hết các việc bị bọn thâu thuế nơi Thượng Quan kiều, gặp Cao Thiên Tứ nơi tửu lâu cho Sài Vận Tòng nghe.
Sài Vận Tòng hỏi rằng :
- Mi biết Cao Thiên Tứ là ai hay chăng ?
Sài Ngọc nói :
- Không biết .
Sài Vận Tòng nói :
- Người là đương kim Thiên tử đó , năm ngoái có người đến nói với ta rằng : Thánh thượng lén tới Giang Nam, cải tên là Cao Thiên Tứ dạo khắp các nơi, tìm hỏi tham quan ô lại đặng mà xét điều oan uổng cho dân . Nếu ngày nay người có đến thì phải hết lòng cung kính mà nghinh tiếp .
Liền hối Sài Ngọc dọn quét nhà cửa, dọn tiệc sẳn sàng mà chờ Thiên tử.
Nói về Thiên tư đi với Nhựt Thanh, hỏi thăm nhà Sài Vận Tòng mà tới.
Tới nơi Châu Nhựt Thanh vào trước nó vói Sài Vận Tòng rằng :
- Nay có Cao Thiên Tứ đến xin ra mắt .
Sài Vận Tòng lật dật sửa sang áo mảo, dắt hết con cháu trong nhà ra trước cửa ngỏ, quì mọp bên đường mà nghinh tiếp .
Thiên tử thấy vậy sợ tiếng đồn lần ra ngoài, sanh việc thị phi, cho nên nháy nhó Sài Vận Tòng khiến đừng làm như vậy .
Sài Vận Tòng hiểu ý liền đứng dậy vòng tay thưa rằng :
- Cao lão gia tưởng tình đến đây, vậy thì mời thẳng vào nhà rồi sẽ đàm đạo .
Thiên tử nắm tay Sài Vận Tòng mà vào nhà, thết đãi trà xong rồi thì Sài Vận Tòng thưa rằng :
- Cách mặt bấy lâu, lòng hằng hoài vọng, ngày nay đặng thấy Thiên nhan, rất phỉ tam sanh chi nguyện.
Thiên tữ nói :
- Vì tôi có gặp lịnh điệt, mới biệt Thái huynh ở đây, cho nên tìm tới thăm viếng.
Sài Vận Tòng nói :
- Lão gia có lòng đoái tưởng như vậy, lòng tôi cảm đội vô cùng.
Nói vừa dứt lời, kế thấy gia đinh thưa rằng :
- Tiệc rượu dọn đã sẳn rồi, xin mời Cao lão gia nhập cuộc.
Sài Vận Tòng lật đật đứng dậy mời Thiên tử và Châu Nhựt Thanh vầy tiệc ăn uống cũng nhau .
Trong lúc ăn uống, xảy nghe pháo nổ vang dầy, ba người đều thất kinh, khòng biết có gì, kế thấy Sài Ngọc chạy vào báo rằng :
- Diệp Chấn Thinh dem binh rất đông, đến vây nhà nầy trùng trùng điệp diệp, chắc là nó muốn báo cừu về việc đốt nhà thâu thuế.
Thiên tử nghe nói thì hỏi rằng :
- Không có Diệp Chấn Thinh bổn thân đến đây, hay là nó sai đứa khác, ngươi hay ra đó thám thính minh bạch vào đây báo lại với ta, rồi ta sẽ tính.
Sài Ngọc vâng lời, ra nơi cửa ngỏ, thấy Diệp Chấn Thinh đương có diệu võ giương oai, bộ tướng rất nên mạnh bạo, hai bên có bảy tám người giáo sư, lại có vài ngàn binh mạnh theo hầu một bên . Khi thấy Sài Ngọc ra đó thì điểm mặt mà mắng rằng :
- Cao Thiên Tứ đốt nhà thâu thuế cúa ta, rối đến đây mà trốn, cho nên ta mới tới đây bắt nó, ấy vậy ngươi phải mau mau vào đó thông báo cho nó hay, khiến nó phải ra đây dánh với ta một trận, đặng cho rõ tài hào kiệt nếu nó không ra thì ta phá hết nhà nầy đạp làm đất bằng, chẳng để một ngọn cỏ, chừng ấy có khi trong nhà chúng bây cũng bị liên can, ăn năn không kịp.
Sài Ngọc nghe nói vào thuật các việc Diệp Chấn Thinh đã nói cho Thiên tử nghe.
Thiên tư nói :
- Tưởng là việc chi lạ, chớ việc của Diệp Chấn Thinh đó, ta đã định trước rồi. Vậy thì để ta ra đó giết hết bọn nó, trừ hại cho dân.
Nói rồi liền đi vói Sài Vận Tòng, Sài Ngọc và Châu Nhựt Thanh ra cửa xem.
Ra đến cửa, xem thấy binh vây trùng trùng điệp điệp, Thiên tử mặt chẳng có sắc sợ, bèn khiến Sài Vận Tòng đốc bọn gia đinh cứ việc giữ cửa, còn mình thì đi với Châu Nhựt Thanh, Sài Ngọc ra đối địch .
Ra khỏi cửa rồi thì gặp giáo sư của Diệp Chấn Thinh là Trần Nhơn, tay cầm họa kích xông ra đón đường .
Châu Nhựt Thanh nạt rằng :
- Ngươi có phải là Diệp Chấn Thinh hay không ?
Trần Nhơn nói :
- Không phải, ta là giáo sư của Diệp công tử , họ Trần tên Nhơn.
Châu Nhựt Thanh nói :
- Nếu vậy ngươi chẳng phải là người đối thủ với ta mau mau kêu Diệp Chấn Thinh ra đây mà nạp mạng.
Trần Nhơn nỗi giận hươi kích đâm Châu Nhựt Thanh.
Hai đàng giao chiến với nhau đặng hai mươi hiệp, chưa định hơn thua.
Thiên tử thấy châu Nhựt Thanh thắng không đặng Trần Nhơn, thì lật đật đi cùng Sài Ngọc xông ra tiếp chiến .
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Càn Long Du Giang Nam 26 - 50-6

Trang 6 trong tổng số 15

Hồi 35

Ba anh hùng trước miễu thử tài nhau
Hai con thảo nước dưng song khỏi hại
Nói về Thiên tử và Nhựt Thanh, từ biệt Chủ tiệm và dắt nhau ra đi, du sơn ngoạn thủy, dạo khắp các nơi.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Ngày kia đi đến một chỗ, thấy có một toà cổ miếu trên có tấm biễn đề sáu chữ vàng : Thổ cố thành hoàng chí xã.
Hai người đi thẳng vào trong, thấy phòng ốc rộng rải, song tiếc vì miếu ấy bỏ hoang, không ai xem sóc, cho nên tường hư vách ngã, thấy cảnh thêm buồn . Còn đang xem, bỗng nghe phía ngoài có người đi vào.
Thiên tử xem kỹ lại thì thấy có ba người dắt nhau xân xúi đi thẳng vào miếu, cả ba người đều là hình dung cổ quái, tướng mạo xấu xa, hai con mắt lộ ra giống tạng Kim Cang, La Hán .
Trong ba người ấy, có một người mặt trắng, nói với hai người kia rằng :
- Ba anh em ta hãy giỏ thử hai con thạch sư nầy, coi ai giở nỗi .
Người mặt đen nói :
- Ngươi ốm yếu như vậy mà giở sao cho nỗi, họa là hai anh em ta đây giở nỗi cùng chăng ; thôi, để hai anh em ta, mỗi người giở một con cho ngươi coi ; như giở chẳng nổi, thì từ nầy về sau ta chẳng thèm tập võ nữa, tình nguyện vào núi tu chơn dưỡng tánh cho rồi.
Người mặt trắng nói:
- Vậy thì hai ngươi hãy giở trước đi cho ta coi, rồi sau ta sẽ giở cho mà coi.

Nguyên người mặt trắng ấy họ Tần nên Bữu , người mặt đen họ Từ tên Cang ; còn người tướng mạo khôi ngô ấy thì họ Vương tên Hoá, ba người đều có mưu lược mà lại dõng lực hơn người.
Khi ấy Từ Cang bước lên nhắm nhía con thạch sư đủ bốn phía, rồi mơi dùng thế toạ mã ráng sức lúc lắc con thạch sư , song lúc lắc cũng không nhúc nhích, bèn ráng hết sức bình sanh rồi dùng thế bái sơn tắc hải ôm ngang con thạch sư mà giở nỗi lên, ráng rê tới ba bước đà hết sức liền quăng xuống.
Tần Bửu nói :
- Vậy cũng chưa gọi là mạnh.
Tới phiên Vương Hóa, bèn bước tới lấy tay tả ôm quách con thạch sư lên rồi chuyẻn qua tay hữu , chuyển qua chuyển lại như vậy hơn bốn năm bận, rồi để xuống nhẹ nhàng không nghe động địa, mặt cũng không đổi sắc .
Tần Bửu nói :
- Như vậỵ thì có khó chi, hai ngươi hãy coi ta đem con bên hữu để qua bên tả rồi đem con bên tả để qua bên hữu cho mà coi.
Hai người kia nói :
- Vậy thì dễ lắm, như có giỏi thì ôm nỗi một tay, đi lên cho tới hí đài, rồi trở xuống để y lại chỗ cũ, song chẳng cho đỗi tay, làm như vậy đặng chăng ?
Tần Bửu nói :
- Như vậy cũng chẳng khó chi, để tôi làm cho mà coi.
Nói rồi liền xăn quần vén áo dùng thế tọa mã lấy tay hữu ôm xoạt con thạch sư, kê đầu gối nưng lên, giở hỗng một tay đi thẳng lên hí đài, rồi trở xuống lấy tay tả ôm luôn một con nữa cũng đi lên tới hí đài, mặt không đỗi sắc, rồi huởn huởn đem xuống để y lại chỗ cũ, mà không biết mệt, thần sắc bất biến.
Lúc ấy Thiên tử và Nhựt Thanh xem thấy , thì khen rằng :
- Thiêt rỏ ràng Hạng Võ tái sanh.
Miệng thì khen còn trong lòng thì lấy làm kính phục ; bèn bước lại hỏi :
- Tôi xin hỏi ba vị, chẳng hay tên họ là chi, quê quán ở xứ nào ?
Tần Bửu nói :
- Tôi họ Tần tên Bửu vị nầy họ Từ tên Cang, còn vị này họ Vương tên Hóa đều là người ỡ xứ nấy, từ nhỏ học hành võ nghệ , luyện tập công phu . Hôm nay thong thả dạo chơi tới đây, sẳn thấy hai con thạch sư nên thử sức nhau chơi cho tiêu khiển, chẳng dè hai vị ngó thấy, thiệt là bọn tôi rất nên thất lễ, xin hai vị miển chấp, chẳng hãy hai vị tên họ là chi, ỡ đâu đến đây xin nói cho tôi rỏ với Thiên tử đáp :
- Tôi là người ở Bắc kinh, họ Cao tên Thiên Tứ dắt xá thân là Châu Nhựt Thanh đến xứ này tìm bằng hữu, vui chơn luôn bước tới đây, thấy ba vị anh hùng dường ấy, tôi lấy làm kính ái, và rất lấy làm tiếc cho ba vị , sao chẳng ra giúp sức với trào đình ?
Tần Bửu nói :
- Tôi có lòng ấy đã lâu rồi, ngặt vì không người tiến dẫn nên phải ẩn nhẩn cho qua ngày , còn muốn tới chốn khoa trường đặng tranh thủ công danh, thì bị nhà nghèo, khó mà cất bước.
Thiên tữ nói :
- Ấy là anh hùng thất chí khó nỗi than van ; tôi với quan Tuần phủ tỉnh này vốn là thế giao , như có dịp tiện tôi sẽ tiến dẫn giùm cho.

Nói rồi năm nguòi dắt nhau vào quán rượu, kêu chủ tiệm dọn ra một tiệc ăn uống với nhau.
Trong khi ăn uống thì đàm luận những việc binh cơ chiến sách với nhau, ba người ấy đối đáp như lưu đem những bình sanh trí lược, tận tình nói hết ; năm người đàm luận với nhau nhiều điều thú vị, ý khí tương đắc .
Khi mản tiệc rồi ba người liền tạ ơn Thiên tử có lòng tiến dẫn, rồi từ biệt dắt nhau ra về.
Qua bửa sau Thiên tử lại dắt Nhựt thanh dạo chơi. Đến một chổ kia gọi là Tức Lao đình, thiên hạ qua lại rất đông, xe xe ngựa ngựa đầy đàng chật nẻo, kẻ buôn người bán lăng xăng ; lại có chổ dẫn kinh nói truyện .
Thiên tử dẫn Nhựt thanh đến đó nghe nói truyện Thủy Hử bèn dừng chơn lại nghe, thấy nói tới Cao Cầu với Liễu Thế Hùng, báo cừu bắt tội Vương Khánh ; Thiên tử và Nhựt Thanh bèn ngồi lại nghe hơn một buổi, thình lình trời mưa ào xuống một đám rất lớn đất bằng mà nước nổi lên hơn một thước ; thiên hạ đều tan hết. Thiên tử cũng dắt Nhựt Thanh trở về tiệm ngũ, thấy trời mưa dầm thì trong lòng rất nên buồn bực, mất chỗ ở gần biển đều bị nước lụt, nhà cửa ngập hết, có kẻ lại bị sóng cuốn chết trôi rất nhiều.
Thuở ấy tại đó có một người tên là Trương Hiếu Tử, cha mẹ tuổi quá lục tuần, vợ là Lý thị, sanh đặng hai đứa con chừng bốn năm tuổi, nhà nghèo duy cứ làm thuê làm mướn mà ăn ; nhằm chỗ đất thấp, lại thêm gần biển, ngày ấy thình lình thấy nước tràn đến, không biết làm sao, dọn dồ không kịp vội vã chồng thì cỏng cha, vợ thì cỏng mẹ còn hai đứa con nhỏ thì không biết làm sao mà bồng cho hết, nước tràn tới gấp quá túng thét đi rồi, cứ lo cứu cha mẹ cỏng chạy cho khỏi mà thôi, con hai đứa con thì không kể tới. Khi nước hạ rồi, đâu đó nhà cữa tiêu điều, duy có một cái nhà của Trương Hiếu Tử vẫn còn y nguyên như cũ.
Cách vài ngày vợ chồng Trương Hiếu Tử dắt cha mẹ trở về, thấy hai đứa con đang giỡn chơi trên ván, an nhiên vô sự .
Ấy có phải là hiếu cảm lòng trời chăng ?
Thảm thay trong cơn tai nạn, thiên hạ điêu tàn , bá tánh ngập chết vô số , duy có hai đứa con người thấy và nhà cữa vẫn còn ; thấy vậy thì có ai dám gọi rằng trời đất chẳng công bao giờ.

Hồi 36

Bích Liên hiếu cảm động mẹ chồng
Tữ Vi di báu cho con quí
Thuở ấy tại phũ Tòng giang, lại có một người họ Hồ tên Tấu, cha là Hiếu Liêm mất sớm, người em tên là Hồ Nhi còn nhỏ .
Hồ Tấu cưới vợ là Trần thị , tiểu tự là Bích Liên rất nên hiền hiếu, bà mẹ chồng thì độc dữ bất nhân, nhưng Bích Liên chẳng hề oán hận .
Mỗi buổi sớm mai Bích Liên đều thiền tâm chải gở vẹn vẽ , thay y phục sạch sẽ vào hầu mẹ hồng . Chẳng dè bà mẹ chồng lại gọi rằng làm tốt, đặng có ghẹo nguyệt trêu hoa, chưỡi mắng rầy rà. Bích Liên bèn bỏ hết đồ nử trang, chẳng dám ăn mặc như trước, bà mẹ chồng lại giận hơn nữa, dảy dụa om sòm .
Hồ Tấu là con chí hiếu muốn cho vừa lòng mẹ, bèn lấy roi đánh vợ, chừng ấy bà mẹ mới êm.
Từ đó lại cáu ghét nàng dâu hơn nữa. Nàng dâu tuy là phụng sự siêng năng , song chẳng hề nói đến một tiếng .
Hồ Tấu biết ý mẹ giận, bèn ngủ riêng nơi khác, có ý tỏ dấu tuyệt vợ mình , tuy vậy bà mẹ cũng chẳng vừa lòng , cứ chưởi mắng la rầy tối ngày.
Hồ Tẩu bên nghĩ rằng :
- Cưới vợ là để cung phụng mẹ mình, nếu nay việc như vầy thì có vợ làm gì .
Bèn đuổi Bích Liên đi, khiến một bà già đưa về giao lại cho cha mẹ nàng.
Vừa ra khỏi cửa, Bích Liên bèn khóc lóc nói rằng :
- Phàm làm con gái mà làm dâu không xong, để cho đến bị đuổi thì còn mặt mũi nào dám về ngó cha mẹ, thà là chết đi cho rồi .
Nói rồi liền thò vào tay áo, lấy ra một con dao đâm họng.
Ai nấy xúm lại can, thì thấy máu ra lai láng khiêng về nhà người thiếm họ của Hồ Tấu, bà ấy tên là Vương thị, ở góa có một mình. bèn lảnh Bích Liên nuôi , khi bà già ấy về nói lại với Hồ Tấu , Tấu dặn dò biểu giử việc ấy đi đừng cho mẹ mình hay .
Cánh ít ngày dọ nghe Bích Liên đã mạnh, Hồ Tấu bèn đến nhà Vương thị biểu đừng cho Bích Liên ở trong nhà, Vương thị kêu vào trong, Hồ Tấu chẳng vào, duy quyết ý đuổi Bích Liên mà thôi .
Bích Liên bèn bước ra hỏi Hồ Tấu rằng :
- Thiếp có tội chi , sao chàng tuyệt tình dường ấy ?

Hồ Tấu trách sao chẳng biết làm dâu, làm cho mẹ cáu giận.
Bích Liên làm thinh nghẹn ngào không nói chi đặng hết, duy cứ cúi đầu khlóc đến đổi ra máu .
Hồ Tấu thấy vậy cũng xốn xang, nói chẳng hết lời, bỏ ra về riu ríu .
Cách ít bửa sau, bà mẹ hay đến thì giận lắm, bèn tuốt qua nhà Vương thị mắng nhiếc om sòm .
Vương thị nỗi giận chẳng kể chị em, hài những sự dữ ra trách, lại nói rằng :
- Dâu đã dễ ra rồi, thì nó còn thuộc về người gì trong nhà chị hay sao, tôi nuôi con gái của họ Trần, chớ tôi không chứa dâu họ Hồ, sao chị lại ỷ cái gì mà bỉ xữ việc nhà của tôi.
Bà ấy giận lắm không lời nói lại, phần thì thấy Vương thị ăn nói hẳn hòi, không biết làm sao nên phải khóc trở về .
Bích Liên trong lòng chẳng an, mới tính qua nhà bà Vu thị mà ở , bà ấy là chị của bà mẹ Hồ Tấu tuổi đã hơn sáu chục, con chết sớm, duy còn một đứa cháu thơ và một nàng dâu góa mà thôi, lại hay thương Bích Liên.
Bích Liên bèn từ giả Vương thị, qua ở với bà Vu thị.
Vu thị hỏi rõ tình do, thì giận em mình sao có ở với dâu độc ác, muốn đứa Bích Liên về, Bích Liên nói không đặng, lại dặn dò đừng cho mẹ chồng mình biết, từ đó Bích Liên ở với Vu thị như nàng dâu ở với mẹ chồng.
Nguyên Bích Liên vốn có hai người anh, hay đặng việc ấy thì thương em, muốn rước về gã cho chỗ khác .
Bích Liên không chịu, cứ ở đó với Vu thị thêu dệt chi độ cho qua ngày .
Còn bà mẹ Hồ Tấu, từ ngày đuổi dâu ra rồi, thường lo đi cưới vợ khác cho con , song cái tiếng độc ác với dâu đã đồn khắp xa gần thiên hạ đều biết hết, nên chẳng ai dám gả con.
Cách ba bốn năm Hồ Nhị đà trọng tuổi , bèn lo cưới vợ trước người anh.
Nàng ấy tên là Lệ Cơ , tánh hung dữ lại lấn hơn mẹ chồng thập bội , hễ bà mẹ giận nói điều chi, thì Lệ Cô liền mắng tay đôi lại , còn Hồ Nhị thì nhu nhược, chẳng dám nói tới vợ, làm cho bà mẹ oai khí giãm lần, đến nỗi chẵng dám nói động đến Lệ Cơ , lại còn phải vui cười ngọt dịu làm cho nàng vui lòng .
Tuy vậy mà Lệ Cô cũng chẳng ưa, lại bắt mẹ chồng ra làm công việc cũng như tôi tớ.
Hồ Tấu cũng không dám nói , duy cứ đi lo làm thế cho mẹ mình , hoặc quét nhà, hoặc gánh nước nấu cơm đều phải làm lấy, có nhiều khi hai mẹ con nhìn nhau mà khóc.
Chẳng bao lâu bà mẹ buồn rầu nên phải đau, nằm liệt nơi giường, hoặc ngồi dậy nằm xuống, hoặc đi chỗ đi nơi, đều cũng một mình Hồ Tấu dìu dắt nưng đở, ngày đêm đều phải thức, hai mẹ con mắt đỏ lòm, liền kêu em thay phiên cho mình nghỉ ngơi giây lát .
Hồ Nhị vừa mới bước vào , Lệ Cô liền kêu ra .
Hồ Tấu không biết làm sao, bèn qua nhà người dì là Vu thị cho hay sự mẹ mình đau vào đến nơi than khóc cùng dì, nói chưa dứt lời, Bích Liên ở trong phòng bước ra, Hồ Tấu hỗ thẹn nín đi không nói nữa . Còn đương xớ rớ, Bích Liên vội khép cửa lại, Hồ Tấu nột ý bỏ ra về.
Về nhà chẳng bao lâu Vu thị đến thăm, Hồ mẫu rất mừng, bèn cầm ở lại với mình , từ ấy bên nhà Vu thị sai người qua lại thường thường, mỗi lần qua thì đem đồ ngon vật lạ dâng cho Vu thị.
Vu thị bèn nhắn về với dâu mình rằng :
- Ta ở bên nầy chẳng đói khát chi, chớ có bưng đồ qua lại làm chi cho mất công .
Tuy là dặn vậy, chứ bên nhà cũng đem đồ ăn qua mà dâng hoài, mỗi lần đem qua thì Vu thị lại nhường cho Hồ mẫu dùng.
Hồ mẫu bịnh giảm lần lần , cháu của Vu thị lại đem đồ ngon qua và nói rằng :
- Mẹ mình sai qua thăm bịnh.
Hồ mẫu thấy vậy thì khen rằng :
- Chị tu nhơn tích đức thế nào mà có đặng dâu hiền như vậy ?

Vu thị hỏi :
- Vậy chớ con dâu của em đã để ra đó thễ nào ?
Hồ mẫu nói :
- Nó cũng là hiền, song chẳng đặng như dâu của chị .
Vu thị nói :
- Nói còn đây thì em khỏi mệt, em có giận mà la rầy nó cũng chẳng biết hờn, còn sao nữa mà gọi là không đặng như dâu của chị.
Hồ Tấu bèn khóc mà tỏ việc khổ của vợ mình cho mẹ nghe.
Hồ mẫu bèn ăn năn và hỏi Vu thị rằng :
- Chẳng hay Bích Liên nó đà lấy chồng khác hay chưa ?
Vu thị nói dối rằng :
- Chị không biết, để chị hỏi dọ lại coi .
Cánh ít ngày Hồ mẫu đã mạnh, Vu thị muốn từ biệt ra về .
Hồ mẫu khóc rằng :
- Nếu chị về rồi, thì em phải chết.
Vu thị thấy vậy mới tính với Hồ Tấu muốn cho Hồ thị ra ở riêng. Hồ Nhị nói lại với Lệ Cô .
Lệ Cô không chịu, lại nói hỗn với anh chồng và Vu thị.
Hồ Tấu tình nguyện giao hết ruộng tốt cho vợ chồng Hồ Nhị, Lệ Cô liền chịu , lập tờ chiết sản, và chia chác xong rồi Vu thị mới kiếu mà về.
Hồ mẫu bèn khiến mướn kiệu theo đưa Vu thị về nhà.
Qua đến nơi Hồ mẫu cứ trầm trồ khen dâu Vu thị rằng hiền hoài .
Vu thị nói :
- Phàm làm con gái , trăm việc tuy nén , song cũng phải có tì chút đĩnh , mình là mẹ chồng thì phải dung phải chế , như em có dâu như chị vậy thì chị e em cũng chẳng biết thương .
Hồ mẫu nói :
- Chị nói oan tôi quá, chị tưởng tôi đây là hình đất tuọng gỗ hay sao , đã có mũi mà hưởi mùi thơm sao lại không biết thương.
Vu thị nói :
- Như Bích Liên thì làm sao mà để đi ?
Hồ mẫu nói :
- Tại tôi ghét mà hay mắng nhiếc nó, nên chồng nó sợ mà để nó đi .
Vu thị nói :
- Việc không đáng rầy mà rầy thì không phải là lỗi nơi nó, để đi là để làm sao ?
Hồ mẫu nói :
- Vì chồng nó thấy tôi hay rầy, nên nói rằng nó chẳng biết phụng sự tôi mà để.
Vu thị nói :
- Việc đáng hờn mà chẳng hờn ấy là đàn bà đức, việc đáng đi mà chẳng đi ấy là đàn bà hiền, hổm rày đồ ngon vật lạ dâng cho em đó chẳng phải là của dâu chị đâu .
Hồ mẫu nghe nói thì lấy làm lạ bèn hỏi rằng :
- Chớ của ai vậy ?
Vu thị nói :
- Bích Liên qua đây ở với chị từ ấy đến nay, nhưng đồ hổm rày đó là vốn của nó thức đêm thức hôm thêu dệt kiếm tiền mua chác gỡi cho em, chớ dâu chị có chi mà gởi.
Hồ mẫu nghe nói thì khóc ròng rồi nói rằng :
- Nếu vậy thì tôi còn mặt mũi nào ngó dâu tôi .

Vu thị liền kêu Bích Liên ra.
Bích Liên vừa khóc vừa bướe ra quì mọp dưới đất.
Hồ mẫu hỗ thẹn chẳng dám nhìn.
Vu thị khuyên giãi một hồi mới nguôi, từ đó mẹ chồng và nàng dâu mới hòa thuận với nhau .
Rồi ỡ đó chơi non mười ngày mới dắt nhau về nhà. Trong nhà còn có mấy mẫu ruộng chẳng đủ ăn, nhờ có Hồ Tấu dùng bút mực kiếm . Còn Bích Liên thì thêu dệt mà chi độ cho qua ngày tháng .
Lúc ấy Hồ nhị thẳng nhà giàu có dư giả, Hồ Tấu chẳng thèm vay mượn .
Hồ Nhị cũng chẳng ngó ngàng tới anh, Lệ Cô thấy chị dâu đã bị để rồi nên bĩ bạc khinh khi , còn Bích Liên thấy em dâu hỗn ẩu thì không ưa, nên cũng chẳng thèm chuyện vãn chi tới.
Hai anh em nhà ở cách vách, mỗi khi Lệ Cơ hổn ẩu rầy rà thì bên này cã nhà đều bịt tai giã điếc, Lệ Cơ không biết hổn ẩu với ai, thét đi rồi lại làm dữ với chồng và tỳ nữ .
Ngày kia con tỳ nữ bị rầy quá, tức mình bèn tự ải mà chết.
Người cha của con tỳ nữ ấy hay đặng bèn đi cáo Lệ Cô .
Hồ Nhị ra gánh vác đối nại cho vợ, bị đòn bọng nặng nề, quan lại bắt Lệ Cô giam cầm.
Hồ Nhị lo lót hết sức mà quan cũng chẳng tha.
Lệ Cô bị tra khảo mười ngón tay bị rớt thịt, quan Phủ ấy lại ưa ăn hối lộ, đòi của hối lộ nặng nề.
Hồ Nhị phải cầm cố vườn ruộng cho đủ số mà lo, Lệ Cô mới đặng về , chẳng dè bị tiền lời nặng quá lo không kịp, nên phãi đem hết vườn ruộng bán đứt cho Nhiệm ông, cũng là người ở một làng, nhưng mà Nhiệm ông đã biết ruộng ấy hơn phân nữa là của Hồ Tấu nhượng lại, nên nài cho có Ilồ Tấu đứng giấy thì mới chịu mua.
Hồ Nhị về năn nỉ với anh xin đứng giấy giùm .
Hồ Tấu qua vừa đến nơi , Nhiệm ông vùng nói lớn lên rằng :
- Ta là Hồ Hiếu Liêm đây, lão Nhiệm nầy là người gì mà dám mua đứt sản nghiệp của ta .
Nói rồi bèn day lại nói với Hồ Tấu rằng :
- Vua Diêm vương cảm vì cái lòng hiếu của hai vợ chồng con, nên người cho cha về đây thăm con một phen .
Hồ Tấu khóc mà vái rằng :
- Như cha có linh thì xin cứu giùm em tôi với.
Đáp rằng :
- Con nghịch dâu hung như vậy thì còn thương tiếc làm gì, con hãy về nhà lo mà chuộc huyết sản lại cho cha.
Hồ Tấu hỏi :
- Mẹ con tôi lo đắp đổi từ ngày, khỏi chết đói là may, tiền bạc có đâu cho nhiều mà chuộc cho nổi.
Đáp rằng :
- Dưới gốc cây tử vi có chôn vàng, con hãy đào lên mà dùng.

Hồ Tấu muốn hỏi lại cho kỷ thì ông ấy làm thinh, chẳng nói năng chi nữa.
Trong giây phút mới tỉnh lại, thì mơ màng không biết chi hết, Hồ Tấu bèn trở về thưa lại cho mẹ hay, mẹ con cũng chưa lấy làm tin. Chẳng dè bên kia Lệ Cô đã sai người ra đó đào xốc lên sâu hơn bốn năm thước, mà chẳng thấy bạc vàng chi hết, duy thấy tinh những là ngói bể gạch vụn mà thôi, bèn bỏ mà trở vào .
Bên này Hồ Tấu nghe Lệ Cô đi đào trước thì dặn mẹ và vợ chớ nên đi coi làm chi , chừng nghe Lệ Cô đào không đặng chi hết, thì bà mẹ mới lén ra xem chơi , thấy tinh những đá vụn lộn lạo với đất, bèn bỏ mà trở vào .
Khi Bích Liên ra xem thì thấy dưới đất đều là vàng bạc, bèn kêu chồng ra xem cũng quả nhiên, rồi đó vợ chồng mới lượm đem về nhà.
Hồ Tấu lại nghĩ vì của ấy là của ông bà để lại, chẳng nỡ hưởng một mình, bèn kêu Hồ Nhị qua mà chia hai .
Hồ Nhị bọc vàng đem về nhà khoe với Lệ Cô, té ra chừng coi lại thì là gạch bể mà thôi, vợ chồng sững sốt, Lệ Cô lại rầy chồng, sau có dại mà để cho anh gạt gẩm như vậy , biểu phải qua đòi lại.
Lúc ấy Hồ Tấu đang sắp vàng ra nơi ghế mà mầng với mẹ.
Hồ Nhị bước vào tỏ thiệt với anh .
Hồ Tấu giựt mình trong lòng sanh nghi , song cũng chẳng nói chi, bao nhiêu vàng bạc đều giao hết cho Hồ nhị.
Hồ Nhị rất mừng, lấy hết đem về đi trả nợ đâu đó xong xuôi, lấy làm cảm đức anh mình, trầm trồ với vợ.
Lệ Cô lại nói :
- Đã bị gạt mà không biết hổ , còn khen ngợi nổi gì, lần trước lấy gạch bể mà chia , sau mình nói rồi mới làm bộ cho hết, chớ lẻ nào anh không giấu bớt nhiều hơn, lại chia đều như vậy hay sao ?
Hô Nhị nghe nói nữa tin nữa nghi.
Qua bửa sau mấy chủ nợ đều sai thầy tớ đến nói rằng vàng trã hôm qua là vàng giã, tính đi thưa với quan, vợ chồng đều thất sắc, Lệ Cô nói :
- Quả như lời tôi nói hay chăng ? Phải anh mình tử tế thì không có việc như vầy , ấy là ảnh giết mình đó.

Hồ Nhị sợ sệt phải đi năn nỉ với mấy chủ nợ.
Chũ nợ giận lắm định đi thưa quan .
Hồ Nhị phải đem bằng khoán ruộng thế lại, rồi lấy vàng lại đem về nhà coi kỷ lại , lấy hai đính chặt ra, ở ngoài vàng bọc mỏng như lá lúa còn ở trong tinh những là thau .
Lệ Cô bày mưu cho Hồ Nhị để mấy đính vàng lại, còn bao nhiêu thì đem hết trả lại cho anh, đặng coi ý làm sao cho biết .
Hồ Nhị nghe lời đem qua trả lại cho anh, lại giã ý nói rằng :
- Nhờ anh có lòng tốt nhường hết cho em, thiệt em không nở nay em lấy đở vài đính , tỏ ý chẳng phụ tình anh mà thôi, còn bao nhiêu thì em giao lại cho anh, còn những ruộng đất em cầm cố cho người, thì em đã bỏ rồi , chuộc hay không thì tự ý anh, chớ em không biết tới nữa.
Hồ Tấu không dè cứ nhường lại hoài .
Hồ Nhị quyết lòng từ chối bỏ đó đi về.
Hồ Tấu cân lại mà coi thấy thiếu hết năm lượng, bèn lấy bạc mà châm cho đủ số, rồi đem trả cho chủ nợ chuộc đất lại .
Chũ nợ nghi là vàng giã hôm nọ, bèn lấy dao chặt thử coi thấy thiệt vàng tốt, liền đếm đủ số mà thâu, rồi giao bằng khoán lại cho Hồ Tấu .
Còn Hồ Nhị, từ ngày giao vàng lại cho anh mình rồi thì có ý dọ coi anh mình làm thể nào cho biết , chừng nghe anh mình chuộc hết ruộng đật lại rồi thì lấy làm lạ, còn Lệ Cô thì nghỉ rằng lúc đào đặng, anh mình giấu hết vàng thiệt đi , còn vàng giả thì chia cho mình, bèn qua nhà măng nhiếc om sòm , chừng ấy Hồ Nhị mới rỏ cái cớ trả vàng .
Bích Liên bèn cười và nói với Lệ Cô rằng :
- Sản nghiệp còn đó, giận dữ làm chi.
Nói rồi lại hối chồng lấy bằng khoán ra giao cho Lệ Cô .
Đêm ấy Hồ Nhị nằm chiêm bao thấy cha mình về trách rằng :
- Mi chẳng thảo thuận , ngày chết đã gần , một tấc đất cũng chẳng phải của mi, còn chiếm đoạt làm gì .
Hồ Nhị giựt mình thức dậy nói với Lệ Cô, muốn giao bằng khoán lại cho anh.
Lệ Cô mắng nhiếc gọi rằng ngu .
Lúc ấy Hồ Nhị có hai đứa con trai, đứa lớn bảy tuổi, đứa nhỏ ba tuổi. Chẳng bao lâu đứa lớn lên trái mà chết Lệ Cô sợ bèn khiến chồng đem bằng khoán trả lại cho anh.
Hồ Tấu nắng nằng quyết một không chịu lảnh , cách ít ngày thằng con nhỏ Lệ Cô lại chết nữa.
Lệ Cô thất kinh, bèn đem bằng khoán qua năn nỉ giao lại cho chị dâu .
Bịch Liên cũng không chịu lành, Lệ Cô không biết làm sao nên bỏ liều mùa màng không biết tới , ruộng đất bỏ hoang , cực chẳng đã Hồ Tấu phải coi , cày bừa và sửa sang đất cát ấy.
Tù đó Lệ Cô sửa tánh cung phụng mẹ chồng , sớm thăm tối viếng, chẳng dám sai ngoa, lại cung kính anh chị như cha mẹ, trong ngoài đều thuận thảo .
Chưa đầy nữa năm bà mẹ thọ bịnh mà qua đời.
Lệ Cô khóc rống lên và nói rằng :
- Mẹ chồng tôi mất sớm làm cho tôi chẳng đặng phụng sự, ấy là trời chẳng cho tôi chuộc cái tội tôi đó.
Sau Lệ Cô nằm bếp hơn mười lần mà chẳng nuôi đặng đứa nào hết bèn xin con của anh mà nuôi làm con mình, còn vợ chồng Hồ Tấu thì sống lâu, sanh đặng ba đứa con trai, đều thi đậu Tấn sĩ.
Người người đều gọi là vì lòng hiếu thuận mà trời đất thưỡng cho .
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh