Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Sử Trung Quốc 1-1

Trang 1 trong tổng số 17


Trung Hoa

Sử Trung Quốc
Tựa


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

NĂM 1979, viết xong cuốn “Kinh Dịch, một tổng hợp Trung triết thời Tiên Tần”, tôi tính chấm dứt công việc biên khảo để viết hồi ký, rồi nghỉ ngơi: đã gần thất tuần rồi.
Năm 1981, bộ Hồi ký viết xong, tôi sắp đặt lại các tủ sách ở Sài Gòn và Long Xuyên, không ngờ có tới non năm chục cuốn về lịch sử, văn minh Trung Hoa. Tôi lấy ra đọc lại hết, mượn thêm được của bạn 6 -7 cuốn nữa; và cũng như trên ba chục năm trước khi tìm hiểu văn học Trung Quốc, tôi vừa đọc vừa ghi chép, và rốt cuộc viết thành bộ sử này, ngoài dự định của tôi.
Trung Hoa ngày nay lớn gần bằng cả châu Âu, dân số trên một tỉ (1 phần 5 dân số thế giới), có truyền thống trọng sử, từ thế kỷ thứ VIII trước Tây Lịch (đời Tuyên Vương nhà Chu) đã có tín sử, và từ đó đời nào cũng có những sử quan chép sử kỹ lưỡng, có công tâm, cho nên tài liệu về sử của họ nhiều vô cùng, rất có giá trị. Bốn năm chục cuốn tôi được đọc, chỉ như một bụi cây trong một khu rừng rộng, có thấm gì đâu, cho nên tôi phải hạn chế sự tìm hiểu của tôi.
Tôi cho lịch sử Trung Hoa là lịch sử của một nền văn minh vô cùng độc đặc (infiniment originale: Guillermaz), tuy ra đời sau vài nền văn minh khác: Ai Cập, Lưỡng Hà... nhưng tồn tại lâu nhất. Khoảng 3.000 năm trước, nó xuất hiện từ miền trung du sông Hoàng Hà. Trong khi các bộ lạc chung quanh đều bán khai thì nhà Ân (cuối nhà Thương) và nhà Chu đã giỏi về nông tang, đồ đồng, có một tổ chức xã hội chặt chẽ, một tôn giáo có tính cách xã hội (thờ Thượng đế, thần xã tắc, cha mẹ...), rất ít mê tín, một vũ trụ quan duy vật (thuyết âm dương) và một lối chữ tượng hình, hội ý mà một số nhà ngôn ngữ học hiện nay khen là có thể dùng làm lối chữ quốc tế được; mà sự thực trong non 3.000 năm, nó đã đóng vai trò ngôn ngữ quốc tế trong “thế giới” của Trung Hoa gồm cả chục dân tộc ở Đông Á.
Văn minh đó truyền bá lần lần ra các miền chung quanh mà không phải dùng tới võ lực; nó thu phục rồi khai hóa, đồng hóa nhiều bộ lạc dã man, và cuối thời Chiến Quốc nó đã lan rộng ra gần hết lưu vực hai con sông lớn nhất của Trung Quốc: Hoàng Hà và Dương Tử giang. Rồi nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chấm dứt chế độ phong kiến, lại mở mang thêm đất đai tới hạ lưu sông Tây Giang (Quảng Đông ngày nay).
Phía đông là biển. Phía tây và phía bắc là những cánh đồng cỏ, những sa mạc mênh mông, bạt ngàn, từ đó, các dân tộc du mục hết lớp này tới lớp khác, đột nhập vào đất Trung Hoa, cướp phá mùa màng, súc vật..., người Trung Hoa phải xây trường thành để chặn họ; từ nhà hán phải chiến đấu với họ, dồn họ về các cánh đồng cỏ, mới đầu có lẽ chỉ là để tự vệ, sau nhân đó mà mở mang thêm bờ cõi, thành một cuộc tranh dành đất đai suốt hai ngàn năm, tới cuối nhà Thanh. Hễ Hán (Trung Hoa) thịnh thì Hồ (du mục) lùi về phương Bắc để đợi thời Hán suy để vượt trường thành vào chiếm đất: mới đầu họ chiếm được một phần miền Hoa bắc (các tỉnh Thiểm Tây, Sơn Tây...), lần lần họ mạnh lên, chiếm trọn được Hoa bắc, tới bờ sông Dương Tử, sau cùng, đời Nguyên, Thanh, có thời họ làm chủ hoàn toàn non sông của người Hán hai lần: lần đầu một thế kỷ (Nguyên), lần sau hai thế kỷ rưỡi (Thanh). Họ chiếm đất, cai trị dân tộc Hán, dùng văn tự, ngôn ngữ Hán, chỉ trong vài thế hệ Hán hóa, thành người Hán, và khi người Hán dành lại được chủ quyền, thì đất đai của Hồ thành đất đai của Hán, con dân Hồ cũng thành con dân Hán, nhờ vậy mà sau thời Nam Bắc triều dân tộc Hán thêm được dòng máu Tiên Ti, Tây Tạng, Thác Bạt, sau thời Ngũ Đại, thêm được dòng máu Sa Đà; sau thời Thanh thêm được dòng máu Mãn, Mông, Hồi Hột và đế quốc của họ rộng hơn tất cả các đời trước, trừ đời Nguyên. Hiện tượng đó có thể nói là độc nhất trong lịch sử nhân loại.
Hơn nữa, họ tiếp thu các văn minh khác, một cách có “sáng tác” - theo ngôn ngữ ngày nay - như tiếp thu đạo Phật của Ấn mà làm giàu cho triết học của họ, cho cả triết học Ấn nữa. Ngày nay họ đương tiếp thu văn minh phương Tây và đã có ý muốn sửa đổi chính sách của Nga: họ còn dò dẫm, ta chờ xem họ có thành công hay không.
Một điểm nữa tôi muốn nhấn mạnh: ảnh hưởng của Khổng Tử tới lịch sử Trung Hoa.

Ông chủ trương vua phải là người có tài, đức; ngôi vua không truyền cho con mà truyền cho người hiền như Nghiêu truyền cho Thuấn, Thuấn cho Vũ; nhưng thời ông, sự truyền tử đã có từ lâu đời, không thể bỏ được; ông chỉ có thể cải thiện chế độ, đào tạo những kẻ sĩ có tài, để giúp bọn quý tộc và lần lần thay họ mà trị nước. Những kẻ sĩ đó đều được tuyển trong dân chúng, và từ Hán, Đường trở đi, chế độ quân chủ Trung Hoa có tính cách sĩ trị, không còn giai cấp quý tộc cha truyền con nối nắm hết các chức vụ lớn ở trong triều, ngoài quận nữa. Đó là một tiến bộ rất lớn, người phương Tây phải khen.
Ông lại giảm bớt quyền chuyên chế của vua bằng cách đề cao nhiệm vụ, tư cách của sử quan, gián quan; dạy cho vua, quan, kẻ sĩ và thường dân rằng vua phải thương dân như con, phải tôn trọng nguyện vọng của dân ...; phải chăm lo cho dân đủ ăn, tài sản trong nước phải quân bình, đừng có kẻ nghèo quá, kẻ giàu quá. Suốt thời quân chủ, ông vua sáng lập một triều đại nào cũng nghĩ ngay đến vấn đề quân điền, chia đất cho dân cày trước hết. Ngày nay Tôn Văn và Mao Trạch Đông cũng theo chính sách đó.
Sau cùng Khổng Tử có tinh thần nhân bản rất cao. Ông hiếu hoàn trọng trung dung, rất ghét sự tàn bạo, và đa số các vua chúa Trung Hoa theo ông. Học thuyết của Thương Ưởng, Hàn Phi làm cho Tần mạnh lên, thống nhất được Trung Quốc, nhưng khi thống nhất rồi, dân tộc Trung Hoa không dùng nó nữa, từ Hán tới Tống, trên 1.500 năm, không có một bạo chúa nào như Tần Thủy Hoàng. Khi đạo Khổng suy rồi, nhà Minh mới theo nhà Nguyên (Mông Cổ) dùng chính sách độc tài; nhà Thanh (Mãn Châu) cũng vậy, và gần đây, còn tệ hơn nữa, Mao Trạch Đông đã tự hào rằng đã giết kẻ sĩ gấp trăm lần Tần Thủy Hoàng! Nhưng ông ta chưa chết thì “cách mạng văn hóa” của ông ta đã phải dẹp bỏ.
Về việc phân chia thời đại, tôi không theo cách của đa số học giả phương Tây (và học giả Trung Hoa bắt chước họ), chia thành thời Thượng Cổ, Trung Cổ, Cận Cổ, Cận Đại, Hiện Đại. Những danh từ đó mượn của phương Tây, không áp dụng vào lịch sử Trung Hoa được, trừ hai danh từ Thượng Cổ và hiện đại. Vì lịch sử Trung Hoa từ Hán cho tới cuối Thanh, tiến đều đều, không thay đổi gì nhiều như lịch sử phương Tây, không làm sao phân biệt được tới đau là hết thời Trung Cổ, tới đâu hết thời Cận cổ, rồi Cận cổ với Cận đại khác nhau ra sao. Vả lại những danh từ đó không cho ta một ý niệm gì rõ rệt, mỗi người một khác. Chẳng hạn danh từ thời Cận đại (Temps moderne), người thì cho bắt đầu từ thời Nguyên (Eberhard), người lại cho từ cách mạng 1911 (Dubarbier) khác nhau 632 năm, còn gì vô lý bằng!
Tôi chỉ chia làm ba thời đại thôi:
- Thời Nguyên thủy và thời Phong kiến tôi gom làm một (phần 1) vì không biết chắc tới đâu hết thời phong kiến; vả lại thời nguyên thủy không có gì đáng chép, chỉ có 8 - 9 trang, không tiện đặt riêng vào một phần.
- Thời Quân chủ từ nhà Hán tới cách mạng Tân Hợi (1911). Thời này dài nhất - trên 21 thế kỷ - tôi tách làm hai:
+ Từ Hán tới cuối Nam Tống, thời thịnh nhất của văn hóa (Phần II).
+ Từ Nguyên tới cuối Thanh, thời suy cỷa dân tộc Hán (Phần III).
- Thời Dân chủ từ cách mạng 1911 tới ngày nay (Phần IV)
Tôi nghĩ như vậy vừa gọn vừa sáng, chỉ đọc tên thời đại chúng ta cũng hiểu ngay đặc điểm của nó và biết nó bắt đầu từ thế kỷ nào, chấm dứt ở thế kỷ nào.

N.H.L
Long Xuyên, ngày 15 tháng 5 năm 1983
Đọc và sửa tại Sài Gòn, ngày 15 tháng 10 năm 1983
Phần 1 Chương I
Khối Trung Hoa

1. Một khối biệt lập
Nhìn bản đồ thế giới chúng ta thấy trong các nước thời thượng cổ có một nền văn minh rực rỡ thì Trung Hoa sống cách biệt hơn cả, gần như không tiếp xúc với các nền văn minh khác. Ai Cập, Lưỡng Hà (Mésopotamie), Ba Tư ở gần nhau, thường qua lại với nhau; nhất là Hy Lạp, La Mã ở trên bờ Địa Trung Hải, là nơi các thương thuyền của Crète, Tiểu Á, Phécinie, Ai Cập... lui tới hàng ngày, trao đổi hàng hóa và văn minh, ngay đến Ấn Độ, một bán đảo mênh mông hình tam giác hai cạnh là bở biển, nhưng về phía tây sát với Ba Tư, rồi từ Ba Tư qua Lưỡng Hà, Địa Trung Hải để tiếp xúc với Hy Lạp, Ai Cập; còn về phía đông thì qua Miến Điện, xuống Mã Lai rất dễ dàng. Chỉ có Trung Hoa là một khối gần tròn, ba phía Bắc, Tây, Nam là núi cao, đồng cỏ và sa mạc, phía đông nhìn ra Thái Bình Dương mênh mông; nó như quay lưng lại với các nước văn minh ở Trung Á, Tây Á, sống một đời sống riêng biệt. Nó tuy có bờ biển dài đấy, nhưng ở miền Bắc, bờ biển thấp, lầy, lại thiếu đảo ở gần, nên người Trung Hoa thời cổ không muốn mạo hiểm ra khơi; còn ở miền Nam (sau này lần lần mới thuộc về Trung Hoa) thì bờ biển lại không bằng phẳng, khí hậu xấu, dông tố nhiều, không có gì là khuyến khích họ cả. Tóm lại núi và biển gần như ngăn chặn ảnh hưởng của các nền văn minh Tây Á, không cho ảnh hưởng tới Trung Hoa, và trong thời thượng cổ, ít nhất là tới đầu kỷ nguyên Tây lịch, dân tộc Trung Hoa sống cách biệt với các dân tộc văn minh khác. Có người cho rằng nhờ vậy một phần mà văn minh Trung Hoa có nhiều nét đặc biệt, có tính cách thủ cựu và duy trì được hơn hai ngàn năm.
Nhưng nếu xét kỹ thì sự cách biệt đó cũng chỉ là tương đối. Đọc sử ta mới thấy dân tộc Trung Hoa chịu ảnh hưởng khá nhiều của các nền văn minh khác ở châu Á. Trước hết, ngay từ đời Thương, khoảng 1.500 năm trước Tây lịch, họ đã học được các cách hợp kim để chế tạo đồ đồng của Tây Á; rồi về sau cách dùng chiến xa, cách xây thành lũy thời Tây Chu, cách dùng kỵ binh thời Chiến quốc, những cách đó đều do các dân tộc du mục ở phương Bắc và Tây Bắc truyền lại cho họ. Từ đời nhà Hán, họ chịu ảnh hưởng nhiều của Phật giáo Ấn Độ, tới đời Lục Triều, đời Nguyên, đời Thanh, thêm ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Mãn Châu, Ba Tư, Ả Rập... nữa, điều đó ai cũng biết. Vậy Trung Hoa chỉ biệt lập chứ không cách biệt hẳn với các nước khác và lịch sử Trung Hoa không thê nào tách biệt hẳn với lịch sử các nền văn minh khác ở châu Á. Có sự trao đổi văn minh lẫn nhau, đôi khi đứt đoạn nhưng không bao giờ tuyệt hẳn. Nền văn minh nào từ xưa tới nay cũng như vậy hết; mà trong lịch sử Trung Hoa, sự giao thiệp giữa dân tộc Trung Hoa theo nông nghiệp và các dân tộc du mục ở phía Bắc và phía tây là những yếu tố quan trọng nhất. Đọc lịch sử Trung Hoa chúng ta nên nhớ điều đó.

2. ... Không nhất trí
Không kể những miền mãi sau này mới chiếm được, Trung Hoa vào đầu kỷ nguyên Tây lịch có hình một khối gần tròn. Vì quá lớn nên khối đó không nhất trí mà gồm nhiều nước, nhiều dân tộc khác nhau về lịch sử, phong tục, lối sống. Các dãy núi lớn ở phía trong (phía tây) thường chạy từ Bắc tới Nam; ngoài ra lại có những dãy núi nhỏ, thấp hơn ở phía ngoài, hướng từ tây qua đông (phía biển), chia Trung Hoa thành nhiều miền cách biệt với nhau, chỉ thông với nhau bằng những đèo, như đèo thông Thiểm Tây với Hà Nam, Sơn tây với Hà Bắc,Thiểm Tây với Tứ Xuyên, Hà Nam với Hồ Bắc... Những đèo đó rất quan trọng về phương diện chiến lược và thương mãi, khiến chó các miền có ảnh hưởng lẫn nhau rất mạnh mà dễ thống nhất được.
Lại thêm, các con sông lớn như Hoàng hà, Dương Tử, sông Hoài, Tây giang đều chảy từ tây qua đông, hợp với các dãy núi mà chia Trung Hoa thành những miền quan trọng dưới đây:
- Hạ du sông Hoàng Hà, gồm các tỉnh Hà Nam, Hà Bắc, phía tây tỉnh Sơn Đông, phía bắc tỉnh An Huy, tới thung lũng sông Hoài. Miền đó là cái nôi của văn minh Trung Hoa mà trung tâm ở trên bờ sông Hoàng Hà, tỉnh Hà Nam.
- Bình nguyên Sơn Tây (nước Tấn thời Chiến quốc).
- Cánh đồng Thiểm Tây (trung tâm của Tây Chu, sau là nước Tần thời Chiến Quốc).
- Bán đảo Sơn Đông (nước Tề thời Chiến Quốc).
Đó là về phương bắc. Về phía Nam có:
- Cánh đồng ở trung lưu sông Dương Tử (nước Sở thời Chiến Quốc).
- Những cánh đồng hạ lưu sông Dương Tử: nước Sở, phần phía Nam Giang Tô, và nước Việt ở phía bắc Chiết Giang.
- Miền lòng chảo đất đỏ ở Tứ Xuyên, phía tây, nơi gần ngọn sông Dương Tử.
Những miền kể trên đã được khai phá từ thời Tiên Tần (trước đời Tần).
- Từ đời Hán, Trung Hoa lại sáp nhập thêm các tỉnh Phúc Kiến, Quảng Đông ở bờ biển, gọi là miền Đông Nam; miền này nhờ thương mãi, công nghệ hơn là canh nông.
- Và các tỉnh Quảng Tây, Quý Châu, Vân Nam, gọi là miền Tây Nam, miền này nhiều núi, ít đồng ruộng, nghèo, có nhiều dân thiểu số: Miêu, Thái, Lolo ... Diện tích trồng trọt được có nơi chỉ là 10%.
Chúng ta nên nhớ Trung Hoa rộng bằng cả một lục địa; nội cánh đồng Tứ Xuyên của họ cũng đã lớn hơn cả nước ta, mà tỉnh nhỏ nhất của họ cũng rộng hơn Bắc Kỳ của ta. Do đó, Trung Hoa tuy thống nhất từ lâu mà các miền khác nhau về phong tục, ngôn ngữ (mặc dầu cùng một lối chữ viết) và thường có khuynh hướng tự trị. Tóm lại ba nét lớn, căn bản của Trung Hoa là rộng mênh mông, đa dạng và phức tạp[1].
*

Phương Bắc và phương Nam - Hoàng Hà và Dương Tử giang

Tuy đa dạng như vậy nhưng xét chung thì ta có thể phân biệt hai miền lớn: từ lưu vực sông Hoàng Hà trở lên là miền Bắc, từ lưu vực sông Dương Tử (cũng gọi là Trường Giang) trở xuống là miền Nam (xưa gọi là Giang Nam vì ở phía nam Dương Tử giang). Hai miền đó, địa thế và khí hậu khác nhau, nên ảnh hưởng đến con người cũng khác.
Miền bắc (các nước Tần, Tấn, Tề, Vệ, Lỗ, Tống...) khí hậu lạnh lẽo, đất cát khô khan, cây cỏ thưa thớt, phong cảnh tiêu điều, sản vật hiếm hoi. “Mưa rất ít, trời quanh năm xanh biếc, không một đám mây, đất thì mênh mông một màu cát vàng (hoàng thổ, tiếng Pháp gọi là loess, phù sa của sông Hoàng Hà), ít có cây cao che tầm con mắt (Vương Chi Hoán), chỉ toàn một loài có, khi gió ào ào thổi, cỏ rạp xuống, ta thấy lô nhô những bầy bò và dê, dân trồng lúa mì, kê và mục súc.
Miền Nam (như các nước Sở, Ngô, Việt...) “khí hậu ấm áp, cây cỏ xanh tươi, phong cảnh tốt đẹp, sản vật phong phú. Núi lởm chởm, hết ngọn này đến ngọn khác, mây trắng phủ quanh năm; sông rạch quanh co uốn khúc, như bồi hồi luyến tiếc cành xanh hoa thắm mà không nỡ rời (Tạ Linh Vận). Mưa nhiều, đất cát phì nhiêu, trồng được lúa gạo mà năng suất gấp hai lúa mì. Thường có nhiều cơn dông hãi hùng, nhưng khi trời tạnh thì cảnh thật rực rỡ, trời nước một màu trong tươi.
Do địa thế và khí hậu mà dân phương bắc phải gắng sức kiếm ăn, cần, kiệm , chịu cực khổ, kiên nhẫn, cương cường, trọng dùng sức, thiên về lý trí; còn dân phương nam thì thích một cuộc đời an vui, nhàn tản, thiên về tình cảm, ảo tưởng.
Ngay từ đầu thời Chiến Quốc, trong sách Trung Dung, ta đã thấy phân biệt giữa tính tình người phương bắc và phương nam:
“Khoan nhu mà dạy tha thứ kẻ vô đạo, đó là cái cường của người nam, quân tử theo đó. Nằm trên áo giáp, binh khí, chết mà không sợ, đó là cái cường của người bắc, kẻ anh hùng theo đó.”
Người phương bắc chê người phương nam là khinh bạc, phóng đãng, không chịu suy nghĩ, thiếu óc thực tế; người phương nam chê người phương bắc là hung tợn, hay gây gổ, tụ họp, thích những tiểu xảo.
Nhưng Bắc Nam lần lần hoà hợp với nhau, cùng chịu ảnh hưởng sâu đậm của đạo Khổng và đạo Lão, cùng một lối sống, một nền kinh tế, thành một dân tộc mà những nét chính là siêng năng, kiên nhẫn, tự tin, ưa hoà bình, có tinh thần gia đình, gia tộc rất cao.
Họ có tinh thần gia đình, gia tộc cao vì theo chế độ “tôn pháp” của nhà Chu (coi ở sau), trọng sự thờ phụng tổ tiên, trọng chữ hiếu của đạo Khổng; họ ưa hoà bình cũng như mọi dân tộc sống về nông nghiệp, mà cũng vì hai triết gia lớn của họ Khổng và Lão, nhất là Lão, đều không hiếu chiến; họ tự tin vì đã khai phá được một khu vực mênh mông, tạo được một nền văn minh rực rỡ, rất đặc biệt, khiến cho nhiều dân tộc thắng họ về võ lực rồi cũng phải đồng hóa với họ. Sau cùng, họ siêng năng, kiên nhẫn vì đất đai của họ nghèo.
Đất đai của họ tuy mênh mông mà chỉ có hai đồng bằng lớn: lưu vực sông Hoàng Hà và lưu vực sông Dương Tử; ngoài ra là những cánh đồng, những bình nguyên nhỏ so với diện tích và dân số của họ, trừ bình nguyên Tứ Xuyên sớm có nhiều công trình thủy lợi quan trọng. Hiện nay chỉ có 1/5 diện tích là trồng trọt được và nhiều gia đình 5 người chỉ sống nhờ 4.000 thước vuông.

Đại khái địa thế của họ của như nước Việt của chúng ta: con sông Hoàng Hà có thể ví như sông Hồng Hà (tuy dài hơn, lớn hơn); cũng có nhiều phù sa, cũng thường bị lụt. Cả hai đều phát nguyên từ Tây Tạng, đều có nhiều phù sa, đều thường gây lụt. Phù sa của sông Hồng đỏ vì sông chảy qua nhiều vùng đất đỏ; phù sa của Hoàng Hà vàng vì sông chảy qua miền hoàng thổ của tây bắc Trung Hoa (Thiểm Tây). Lớp hoàng thổ đó dày tới 400 mét, rất màu mỡ. Mỗi năm Thiểm Tây bị vài cơn giông hoàng thổ, bụi vàng bay mù mịt, không khí và mặt trời đều một màu vàng; không một vật gì không bị bụi phủ; mặt đeo gạc (vải thưa xếp 3 - 4 lớp) mà nó cũng chui vào mũi, miệng, tai được. Miền đó đồi núi ít cây, nên nước mưa xối xuống lòng sống cuốn theo hoàng thổ, tới miền đồng bằng ở Sơn Đông, phù sa lắng dần xuống, lần lần nâng lòng sông lên. Từ thượng cổ dân chúng phải đắp bờ hai bên sông để ngăn lụt, do đó lòng sông ngày càng mau nâng lên, cao hơn cả đồng ruộng ở hai bên; lại phải đắp đê cao hơn nữa, và mỗi khi đê vỡ - mà gần như không năm nào đê không vỡ ở nơi này hay nơi khác vì đê dài quá - thì gây trận lụt tai hại hơn sông Hồng của ta nhiều.
Tai hại nhất là nạn Hoàng Hà đổi dòng sau một vụ vỡ đê, lụt lớn. Từ khi có sử tới nay, nó đã đổi dòng ở hạ lưu sáu lần, khi thì đổ vào Hoàng Hải, khi thì đổ vào Bột Hải như ngày nay[2]. Mỗi khi nó đổi dòng thì mấy tỉnh bị tàn phá, đúng là “tang điền biến thành thương hải”, hàng triệu dân chết, hàng chục triệu dân không có nhà cửa, ruộng nương; và chính quyền phải bắt dân đắp lại hàng ngàn cây số đê.
Nơi nào cũng thường bị hạn hán, vì miền bắc ít mưa; có nơi lụt xong thì bị hạn hán, trung bình cứ ba năm bị hạn hán một lần. Nếu hai năm liền bị hạn hán thì lại có cả triệu dân chết đói.

Do đó đời sống của nhân dân miền bắc rất cực; họ rất quý đất, làm ruộng mà săn sóc kỹ lưỡng như làm vườn: năng suất của mỗi hecta cao nhất thế giới, nhưng năng suất của mỗi người lại thấp nhất. Nạn đói ở Trung Hoa kinh niên, như nạn đói ở Ấn Độ, các nhà cầm quyền Trung Hoa không có cách nào giải quyết được, và thi hào Tô Đông Pha đời Tống đã tủi hổ thú rằng đọc năm ngàn cuốn sách cũng không tìm được cách cứu đói cho dân.
Miền nam đỡ hơn miền bắc, nhờ có sông Dương Tử, cũng gọi là Trường giang, vì nó là con sông dài nhất (5.000 cây số) của Trung Hoa, và cũng là một trong những con sông dài nhất thế giới.
Nó cũng bắt nguồn từ Tây Tạng, chảy qua những miền đất đỏ khá phì nhiêu ở Tứ Xuyên, nhưng hạ lưu của nó nước trong xanh, nên người Âu còn gọi nó là Fleuve blue; nước sông cũng chở phù sa, tuy không nhiều như Hoàng Hà nhưng cũng làm cho tam giác châu (delta) ở Thượng Hải cứ khoảng 100 năm lại lấn ra biển được ba cây số.
Nó giống sông Cửu Long của ta. Cả hai đều bắt nguồn ở Tây Tạng, đều ít phù sa, mùa nắng nước đều trong, mùa mưa ít gây lụt tai hại, nhờ có hồ chứa nước: Cửu Long có hồ Tonlesap (cũng gọi là Biển Hồ) và Đồng Tháp Mười; Dương Tử có hai hồ Động Đình và Bà Dương ở tỉnh Hồ Nam. Nước sông dâng lên cao quá thì chảy vào những hồ đó, khi nước sông hạ thì nước hồ chảy ra sông; nhờ vậy mà ít khi có những trận lụt lớn, và cả hai con sông Cửu Long và Dương Tử đều không có đê. Tuy nhiên, lâu lâu, sông Dương Tử cũng gây lụt tai hại. Năm 1931, hồ Động Đình mùa cạn chỉ rộng 3.300 cây số vuông, mùa mưa, lụt 10.000 cây số vuông, và làm chết 140.000 người; 18 triệu người từ hồ ra tới biển không có nhà cửa, đói vì mất mùa. Tai hại nhất là năm 1944, cả Hoàng Hà lẫn Dương Tử đều bị lụt, sau hạn hán 1942. Dân chúng Hà Nam và Hồ Nam phải ăn cỏ, vỏ cây, có kẻ cả phân nữa! Hàng triệu người chết đói. Sau đó bệnh dịch hoành hành, họ cũng chết như rạ. Thật khủng khiếp. Người ta bán em gái, con gái để lấy một chén gạo.
Miền Nam cũng ít bị hạn hơn miền Bắc vì đây thuộc về miền có gió mùa, mưa nhiều không thiếu nước, trồng lúa gạo được.
Dương Tử còn hơn Hoàng Hà ở điểm tàu bè, thuyền lưu thông quanh năm được (mùa nắng Hoàng Hà ở hạ lưu cạn quá, lòng sông phơi cát lên) trên ba ngàn cây số, thành một dòng huyết mạch nuôi sống non mười tỉnh của Trung Hoa.
*

Cũng như nước ta, cho tới nay Trung Hoa thiếu kim loại, vàng, bạc, sắt, đồng, mặc dầu núi của họ có thể có nhiều khoáng sản. Theo Eberhard trong Histoire de la Chine, thời nào họ cũng thiếu đồng, và từ khi họ dùng để đúc tiền thì ai có đồ đồng cũng có thể đem đến lò đúc để đúc tiền được. Vì thiếu đồng nên trong dân gian ít có đồ đồng mà dân chúng thường dùng đồ gốm; có thể đó là một nguyên nhân khiến cho nghề làm đồ sành,đồ sứ ở Trung Hoa phát triển mạnh.
Trung Hoa nghèo hơn ta về ruộng muối. Vì tỉ số chiều dài bờ biển so với diện tích kém ta mà khí hậu lại lạnh hơn ta. Do đó muối rất quý, triều đình sớm giữ độc quyền làm muối từ đời Hán, mà thương nhân buôn muối làm giàu rất mau.
Nhưng họ hơn tất cả các dân tộc khác là biết trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa, từ 3 - 4 ngàn năm trước, và những đồ tơ lụa gấm vóc của họ hồi đầu kỷ nguyên Tây lịch chở qua châu Âu bán đắt hơn vàng.

3. Nhưng thống nhất nhờ chữ viết
So với Ấn Độ, Âu Châu, Trung Hoa rất thống nhất, từ đời Hán, trên 2.000 năm trước đã là một đế quốc lớn, mà đế quốc đó đã không tan rã, lại còn bành trướng thêm vì Hán hóa được các dân tộc đã trong nhiều thời chiếm được nó.
Nó được ổn định, giữ được nền văn minh đặc biệt của nó cho tới đầu thế kỷ của chúng ta, nhờ:
- Có một tổ chức xã hội và chính trị hữu hiệu hơn cả dân tộc La Mã thời xưa, kết quả sự dung hoà đạo Khổng với học thuyết thực tiễn của pháp gia.
- Nhất là nhờ chữ viết.
Ta phải bỏ những truyền thuyết cho rằng Hoàng Đế đặt ra văn tự Trung Hoa từ 4 - 5 ngàn năm trước, ngày nay không còn ai tin rằng Hoàng Đế là nhân vật có thực nữa. Cả thuyết Thương Hiệt mà các học giả thời Chiến Quốc đưa ra cũng không chấp nhận được vì không ai biết Thương Hiệt ở đời nào. Gần đây người ta đào được ở An Dương (Hà Nam) nhiều mu rùa, xương loài vật, và đồ đồng trên đó có khắc chữ, và các nhà khảo cổ đoán rằng Trung Hoa đã có chữ viết trễ nhất là đầu đời Thương, khoảng một ngàn tám trăm năm trước kỷ nguyên Tây lịch.
Cũng như Ai Cập và nhiều dân tộc văn minh thời thượng cổ, chữ viết Trung Hoa thời đó có tính cách tượng hình (idéograme), nghĩa là vẽ phác vật mình muốn chỉ. Chẳng hạn,
muốn chỉ mặt trời, Trung Hoa vẽ () (Ai Cập cũng vậy), sau thành chữ (日);
muốn chỉ mặt trăng, Trung Hoa vẽ () (Ai Cập vẽ (), sau thành chữ (月);
muốn chỉ dòng nước, Trung Hoa vẽ (), sau thành chữ (水);
muốn chỉ khu ruộng, Trung Hoa vẽ (), sau thành chữ (田);
muốn chỉ cây cối, Trung Hoa vẽ (), sau thành chữ (木);
muốn chỉ cái miệng, Trung Hoa vẽ () (Ai Cập cũng vẽ (), sau thành chữ (口).

Đó là giai đoạn đầu, qua giai đoạn nhì, cũng tượng hình mà thêm tính cách biểu ý như () cả tiếng Trung Hoa lẫn tiếng cổ Ai Cập đều có nghĩa là ngày; () tiếng Trung Hoa chỉ tháng nữa; tiếng Ai Cập cũng dùng cách đó để chỉ tháng: vẽ một mặt trăng, nhưng thêm một ngôi sao: ()
Qua giai đoạn sau, mỗi hình ở Ai Cập chỉ một vần, như () chỉ cái miệng, mà miệng, người Ai Cập thời xưa đọc là ra (hay re), cho nên vần đó chỉ thêm vần ra (hay re).
Giai đoạn cuối, mỗi hình (gọi là dấu cũng được) chỉ một âm như hình () không chỉ vần ra (hay re) nữa mà chỉ phụ âm r.
Từ đó, chữ viết cổ Ai Cập không còn là tượng hình (écriture idéographique) mà thành ra tượng thanh (cũng gọi là ký âm (écriture phonétique)) như các chữ của Tây phương: Hy Lạp, La Mã, Anh, Pháp ... và như chữ quốc ngữ của chúng ta thời nay.
Chữ Trung Hoa trái lại, ngừng ở giai đoạn hai, không dùng hình để chỉ vần, ghi âm, mà dùng thêm nhiều cách khác để tạo chữ mới như hội ý, giả tá, chuyển chú ..., tóm lại, vẫn giữ tính cách tượng hình mà không thành tượng thanh, mặc dầu họ cũng có phép hài thanh: dùng thanh âm của một chữ để ghi thanh âm của một chữ khác. Ví dụ dùng chữ thành (成), là nên, để ghi âm chữ thành (城) là thành lũy, chữ thành (誠) là thành thực; như vậy hai chữ “thành sau”, mỗi chữ gồm hai phần: một phần ghi âm (成), một phần ghi ý: thổ (土) là đất (thành bằng đất), ngôn (言) là lời (lời nói thành thật).
Lối chữ đó có nhiều cái bất lợi:
- Học khá mất công: hai ba năm mới nhớ được mặt chữ của ba bốn ngàn từ thường dùng; nếu dùng lối tượng thanh thì đỡ tốn công, như chữ quốc ngữ của ta trẻ em học ba bốn tháng, người lớn độ nửa tháng là đọc, viết được tất cả cac từ.
- Viết cũng mất công: có những chữ trên hai mươi lăm nét.
- In sách báo tốn công vì rất rắc rối, phải sắp non vạn chữ, chứ không thể dùng ba bốn chục tự mẫu và dấu như các chữ lối tượng thanh.
- Không đánh tín hiệu được: phải dùng khoảng 8.000 dấu hiệu (code), mỗi dấu hiệu thay cho một chữ.
- Không dùng máy đánh chữ được, tôi nhớ một học giả Trung Hoa (Lâm Ngữ Đường?) đã thử chế tạo một máy đánh chữ, nhưng rắc rối quá, phải bỏ. Nghe nói mới đây (1983), người Mỹ đã sáng chế một kiểu máy dùng trên 250 dấu (tape) đánh được tất cả các chữ Trung Hoa, không phải dùng chữ La Tinh.

Nhưng cái lợi của chữ Trung Hoa cũng hiển nhiên:
- Nhớ mặt chữ của một từ thì ta ít khi quên được ý nghĩa của nó, chẳng hạn chữ an (安) gồm nữ (女)(đàn bà), ở dưới miên (宀) (mái nhà), nghĩa là an (an ổn), hoặc chữ minh (明) gồm nhật (日) (mặt trời), nguyệt (月) (mặt trăng) nghĩa là sáng; như vậy mỗi từ của Trung Hoa có cái gì sống hơn từ của phương Tây; vì vậy đọc một bài thơ Trung Hoa viết bằng chữ Trung Hoa, ta thấy có ý nghĩa hơn, thích hơn khi đọc cũng bài thơ đó phiên âm ra chữ quốc ngữ. Cái thú còn tăng thêm gấp bội nếu ta thưởng thức được nét bút của người viết, và ai cũng nhận ra môn “thư” (viết chữ) của Trung Hoa là bước đầu của môn hoạ, người Trung Hoa nào viết chữ đẹp cũng thành một hoạ sĩ được.
- Lợi lớn nhất cho dân tộc Trung Hoa là nhờ lối chữ tượng hình họ mau thống nhất được nước họ, dễ giữ được đế quốc của họ, vượt được hết những dị biệt của các thổ ngữ, những hàng rào ngôn ngữ. Họ có biết bao thổ ngữ, nếu dùng một thứ chữ tượng thanh, như tự mẫu La Tinh chẳng hạn, thì người Bắc Kinh không sao hiểu được người Vân Nam, người Tứ Xuyên không sao hiểu được người Sơn Đông..., mà nước của họ đã bị chia thành nhiều tiểu quốc, dân tộc rồi, như châu Âu có người Ý, Pháp, Đức, Anh, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha...
Cũng nhờ lối chữ của họ mà bao nhiêu Hoa kiều ở khắp thế giới từ Đông Nam Á tới Âu, Mỹ, mặc dầu ở nước nào thì nói tiếng nước ấy mà vẫn giữ được nền văn hóa cổ, vẫn giữ được phong tục, truyền thống và dùng bút đàm mà hiểu được nhau.
Chính cái lợi đó khiến cho một số học giả châu Âu thích chữ Trung Hoa, muốn dùng một thứ chữ tượng hình, biểu ý như chữ Trung Hoa để làm chữ chúng cho vạn quốc.
Từ cuộc cách mạng Tân Hợi (1911), Trung Hoa làm hai cuộc cải cách về ngôn ngữ và chữ viết.
Để thống nhất Hoa ngữ, họ dùng thổ ngữ Bắc Kinh, tiếng quan thoại làm ngôn ngữ chính thức cho toàn quốc; tất cả các trường trong nước chỉ dạy mỗi thứ tiếng đó. Nó là thứ bạch thoại của miền Bắc Kinh. Những tiếng bạch thoại của các miền khác, tuy vẫn còn dùng trong dân gian từng miền, nhưng không được coi là chính thức. Sự thống nhất Hoa ngữ đó, tới nay có thể coi là hoàn thành, nhờ công của cách mạng Tân Hợi và của chính phủ Quốc dân đảng; chính phủ Cộng sản chỉ tiếp tục và xúc tiến nó thôi.
Về cải cách chữ viết, đảng Cộng sản đã hô hào La tinh hóa chữ viết, dùng tự mẫu la tinh để tượng thanh, bỏ lối viết tượng hình đi, nhưng tới nay chỉ mới phiên âm lại theo giọng Bắc Kinh một số nhân danh, địa danh, lối phiên âm bằng tự mẫu la tinh đó được coi là chính thức và các nước Âu, Mỹ lần lần dùng nó mà bỏ lối phiên âm của họ trước kia.
Họ tạo ra 5 - 6 chục dấu hiệu ghi âm và trong sách giáo khoa, trong một số tự điển, họ in thêm ở bên cạnh mỗi chữ những dấu hiệu đó để chỉ cách đọc theo giọng Bắc Kinh. Ví dụ, bên cạnh chữ (山) là núi, họ in (ㄕㄢ明) ; bên cạnh chữ (水) là nước, họ in (ㄕㄨㄟ上). Còn lại trong nước thì lối phiên âm đó - tức là thứ chữ Trung Hoa la tinh hóa đó - chưa được dùng vì nó gây nhiều vấn đề nan giải. Phải đợi khi nào Hoa ngữ được thống nhất rồi, mọi người đều nói, viết tiếng quan thoại, cả trong công việc hằng ngày thì mới có thể dùng thứ chữ la tinh hóa đó được; nếu người mỗi miền còn dùng thổ ngữ mà la tinh hóa tất cả các thổ ngữ thì còn gì là thống nhất nữa, sẽ cũng lại như tình trạng tiếng la tinh ở châu Âu biến thành tiếng Ý, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha... Đảng Cộng sản Trung Hoa hy vọng rằng sau vài ba thế hệ nữa, mọi người Trung Hoa mới nói tiếng quan thoại, lúc đó có thể la tinh hóa tiếng đó được, mà lối chữ tượng hình và cổ văn của họ sẽ chỉ dạy cho một số ít nhà chuyên môn, cũng như tiếng La tinh ở các nước phương Tây và chữ nôm ở nước ta ngày nay.
Hiện nay họ mới chỉ làm được công việc này: quy định lối viết tắt của một số (theo Chu Ân Lai là một ngàn) chữ nhiều nét. Ví dụ chữ xưởng (廠) (xưởng thợ) họ viết là (厂), chữ linh (靈) (linh thiêng) họ viết là (灵), chữ thắng (勝) (thắng lợi) viết là (胜), chữ sản (產) (sinh đẻ) viết là (产). Lối viết tắt đó không mới mẻ gì.

---
[1] Trong tiết này tôi không xét những miền Mãn Châu, Mông Cổ, Tân Cương, Tây Tạng mà người Hán mới chiếm được từ mấy thế kỷ nay.
[2] Năm 1947, Liên Hiệp Quốc gửi một đoàn kỹ thuật gia Mỹ qua xây cho Trung Quốc một con đê rất lớn ở miền Khai Phong để bắt Hoàng Hà phải chảy về phương bắc và đổ ra Bột Hải
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét