Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 1-30-8

Trang 8 trong tổng số 13
Hồi Thứ Mười Lăm
Phá chiêng phép, Dư Hồng bỏ chạy
Dẹp binh ma, Phùng mậu dọn đường.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Phùng Mậu cỡi quạ bay bổng lên không, gần hai giờ mới đến Thọ Châu, lòng nghĩ thầm:
- Mình mới đến chưa lập được công chi, nếu vào thành tướng sĩ không phục, chi bằng đánh một trận rồi mới vào yết kiến vua Tống, cho mọi người biết tài.
Nghĩ rồi giục quạ bay đến dinh Đường, thấy binh mã như rừng.
Lúc này vua Nam Đường đang ăn cơm trưa, thấy một người lùn, hai tay cầm cây thước, cỡi quạ ngũ sắc, mắt đỏ tròng vàng bay xuống trước thềm. Vua Đường định chắc binh Tống sai người đến thích khách, nên thất kinh buông đũa đứng dậy, la lớn:
- Có thích khách vào điện. Bá quan cứu trẫm cho mau.
Các quan hộ giá đều rút gươm ra thềm đón lại. Phùng Mậu nói:
- Các ngươi là đồ bất tài, dám cả gan nạp mạng.
Nói rồi hai tay vung thước đánh chết quân ngự lâm rất nhiều, còn các quan hộ giá đều kiếm đường tẩu thoát.
Lúc ấy vua Đường chạy ra sau trướng ẩn mình. Phùng Mậu xông vào bắt được, muốn đem về nạp cho Tống Thái Tổ mà dâng công, nhưng lại nghĩ thầm:
- Người ta là vua một nước, bất quá nghe lời yêu đạo mà tranh hùng, nếu giết đi thì mang tội.
Nghĩ rồi buông lời hăm dọa:
- Tội ngươi nghịch mạng trời, dám cự với chơn chúa, tội đáng chết, song ta nghĩ chỗ này không phải chiến trường, nếu giết người cũng không đúng cách. Ta cần đuổi Dư Hồng để chúa tôi hàng đầu Đại Tống khỏi bị yêu đạo quấy rầy, làm hại lương dân.

Nói vừa dứt, bỗng thấy Dư Hồng cỡi cọp xông vào, đánh Phùng Mậu một gậy.
Phùng Mậu đưa xác vua Đường ra đỡ, làm cho Dư Hồng phải thối lui Phùng Mậu nhân cơ hội ném vua Nam Đường xuống đất. Dư Hồng vội đỡ dậy, truyền tả hữu phò vào phòng, quay nhìn lại thấy Phùng Mậu hình thù như đứa con nít mười hai tuổi, liền cười ngất nói:
- Đại Tống hết người rồi, mới sai đứa trẻ thơ ra trận. Thôi hãy quì lạy xin tội ta tha cho. bởi chưa thành nhơn ta không nỡ giết.
Phùng Mậu nghe Dư Hồng chê mình là con nít, liền nói:
- Ngươi là đứa con bất hiếu. Ta là cha mày dạy hoài cũng không nghe, chắc ngày sau bị trời đánh, có phải làm cho cha mang tiếng, tức mình nên phải đến đây.
Dư Hồng nổi giận, quyết đánh một gậy cho bỏ mạng, chẳng ngờ Phùng Mậu múa cặp thước như gió, đánh trước đập sau, làm cho Dư Hồng đỡ không kịp, bị một thước nhằm bả vai bên tả té xuống lưng cọp. Phùng Mậu muốn đập một thước cho rồi, song trực nhớ thầy có dặn đừng giết Dư Hồng nên phải ngưng tay. Còn Dư Hồng bị té gãy răng cửa, máu chảy dầm dề, bò dậy thoát lên lưng cọp.
Phùng Mậu cười ngất nói:
- Đã bị gãy răng thì phải ăn năn lạy cha xin lỗi, nếu chọc cha giận nữa thì chẳng còn hồn. Ta cũng vị tình thầy ngươi, mà dung tha cho một lần, mau về non tiên mà tu luyện, nếu mê mùi phú quí mà ở lại đây, lần sau gặp cha ắt là bỏ mạng.
Dư Hồng giận quá, hét lớn:
- Thằng giặc lùn, ta nói cho mày biết, nếu bữa nay ta không giết ngươi thì chẳng phải kẻ thần thông.
Dứt lời liền đánh một gậy. Phùng Mậu vội vàng đỡ và cười lớn:
- Thằng con ngỗ nghịch! Chẳng những cha đánh con gãy răng mà còn phải giáo dục nữa.

Dư Hồng đau răng quá lại nghe Phùng Mậu nói khích, bụng muốn nuốt sống thằng giặc lùn cho đã giận, ngặt Phùng Mậu cặp thước quá hay, đánh Bắc đỡ Nam, sợ rủi sa cơ quân tướng sẽ cười chê, chi bằng dùng phép mà bắt sống cho xong.
Nghĩ như vậy liền nhảy trái sang một bên. Phùng Mậu rõ biết âm mưu của Dư Hồng, liền niệm chú định hồn, rồi giục thần nha bay tới, Dư Hồng thấy Phùng Mậu mắc kế liền lấy lạc hồn chiêng đánh lên mấy tiếng, nhưng Phùng Mậu vẫn đứng trơ trơ, cười nói lớn:
- Dư Hồng! Ngươi đánh chiêng không cách, để ta đánh thử cho mà xem.
Nói rồi ném một trái chùy trúng lạc hồn chiêng bể nát.
Dư Hồng thất sắc, không dè thằng con nít tài cao. Chiêng lạc hồn đã bể rồi, nhắm dùng phép khác cũng vô ích, chi bằng chạy trước là xong.
Nghĩ rồi hẹn độn thổ đi mất.
Phùng Mậu thấy Dư Hồng trốn chạy, không nỡ giết quân sĩ vô tội nên vội vã đi cứu Lưu Kim Đính.
Phùng Mậu giục quạ bay thẳng vào thành Thọ Châu.
Đến nơi, thấy vua và các quan đang xúm xít lo buồn. Tống Thái Tổ xem thấy, nghĩ chắc là thần tiên giáng hạ cứu cháu dâu mình, nhưng xem lại thì thấy đó là một đứa con nít chừng mười hai tuổi .
Tống Thái Tổ suy nghĩ:
- Con nít chừng đó sao lại có phép thần thông? Hay là Dư Hồng dùng tà thuật vào đây thích khách?
Phùng Mậu bước xuống lưng quạ, quì tâu:
- Tôi chẳng phải kẻ gian tế bên Nam Đường, tôi là Phùng Mậu con của Phùng ích, đệ tử ông Huỳnh Thạch Công ở núi Huỳnh Hoa, nay vâng lệnh thầy xuống Thọ Châu cứu giá.
Tống Thái Tổ nghe nói nghĩ thầm:
- Phùng ích có một con trai tên Phùng Mậu, năm xưa đi săn bắn bị cọp tha mất, té ra là tiên rước về động dạy phép thần thông, đến nay cũng gần hai mươi năm, tại sao như đứa con nít?
Nghĩ rồi Tống Thái Tổ phán hỏi:
- Phùng Mậu, ngươi ở non tiên đã tám năm, sao thể xác có bao lớn? Hay là ngươi tịch cốc nên không lớn được chăng? Vì cớ nào ngươi chẳng đến Biện Lương thăm quê hương, lại đến Thọ Châu làm gì. Thân hình ngươi bé bỏng, mà đánh giặc làm sao?

Phùng Mậu nói:
Tôi không dám khoe, nhưng thiệt tỉnh tôi không phải là đứa bất tài.
Phùng Mậu tâu chưa dứt lời thì Phùng ích đã bước ra mừng con. Phùng ích đã ngoài năm mươi tuổi, có một chút trai, nay thấy mặt về đây rất mừng mà quân tướng con xấu xí. Còn Thái Tổ nhắm không nên dũng tướng, lòng chẳng vui mừng, ngồi làm thinh không hỏi thăm chi nữa.
Phụng Mậu bèn tâu:
- Nay tôi vâng lệnh tiên ông xuống Thọ Châu trợ chiến, thuận đường vào bắt Lý Kiên, hăm nộ một hồi, kế Dư Hồng ra bị tôi đập bể chiêng Lạc hồn, rồi độn thổ trốn mất!
Tống Thái Tổ nghe tấu nửa tin nửa ngại, đổi ghét làm yêu, liền phán hỏi:
- Khanh làm phép chi mà phá Lạc hồn la của yêu đạo đặng?
Phùng Mậu tâu:
- Tiên ông có dạy tôi phép Định hồn chú, lại cho một cái thần chùy, nên tôi liệng Lạc hồn bể nát.
Tống Thái Tổ nghe tâu rất đẹp và phán khen:
- Không dè khanh nhỏ mà có công to, sức đánh đặng Dư Hồng, dầu phong hầu cho cũng đáng!
Cha con Phùng Mậu đồng tạ ơn chúa rồi về phòng, truyền dọn yến ăn mừng cho đến tối, rồi nói chuyện tới khuya.
Lúc Phùng Mậu gần đi ngủ, nghe cách vách có tiếng rên la, Phùng Mậu hỏi thăm:
- Thưa cha! Chẳng hay ai ở bên phòng và vì cớ nào mà khóc than rên xiết?
Phùng ích nghe hỏi, thở ra mà than:
- Bên phía tả là chỗ Đông Bình vương, còn người rên la ấy là Lưu phu nhân, vợ Cao Quân Bảo bị Dư Hồng yêu đạo trù đã gần miền, nay đã đặng ba ngày, không phương chi giải cứu, nên cả nhà khóc than thảm thương. Tội nghiệp Lưu Kim Đính tuổi còn xanh mà phép giỏi tài hay, bởi đánh đuổi Dư Hồng nên bị báo oán, làm cho Lư Kim Đính lập công chưa đặng mà tánh mạng gần mòn ? Quân sư có xủ quẻ đoán rằng nội ba ngày thì cao nhơn đến cứu, mà chưa thấy như lời, nếu để tới bảy ngày thì không còn tánh mạng.

Phùng Mậu nghe cha nói thì thưa:
- Người đến cứu Kim Đính là con đây, song con chưa kịp tâu với bệ hạ. Thầy con thường nói: Lưu Kim Đính là vị sao Nữ ma đầu thai, vâng sắc Thiên đình xuống phò Tống. Tuy Dư Hồng làm hại song có người giải cứu Nữ tinh, thầy nàng là Lê Sơn Thánh Mẫu có đến bàn luận với sư phụ tôi, và có dặn tôi phải lấy trộm cho được sách Thất bửu của Dư Hồng thì mới trừ được, và giải cứu cho mười hai vị tướng bị mê hồn. Nhưng việc ăn trộm không phải dễ.
Phùng ích nghe con nói mừng rỡ, biết con đã học được phép thần thông.
Hôm sau, Phùng ích vào chầu Tống Thái Tổ, kể lại những điều con đã nói, và khen Miêu Quân sư đoán quẻ không sai.

Lời Bàn.
Xưa nay trong cuộc sống có đủ bản chất: mừng, vui buồn, giận, mà khôi hài cũng là phương pháp làm vui trong cuộc sống.
Trong lúc chiến trường đang sôi động, tài năng, trí tuệ, phép tắc trở thành luồng sát khí nóng rực, thì tác giả lại đưa Phùng Mậu, một người học trò tiên, từ trên núi xuống, để chọc ghẹo, phá phách, làm trò cười trong cuộc chiến. Ấy vậy tài năng không chỉ ở trong những thân hình cao to mạnh mẽ, mà ngay trong con người bất bình thường, phải chứa đựng một tiềm năng mà kẻ khác không thể có được.
Nếu ra trận, dùng pháp thuật, sức mạnh làm cho kẻ thù thất bại thì trong bóng tối một tên lùn như Phùng Mậu cũng đủ tài làm cho những kẻ anh hùng át tiếng cũng phải sợ hãi. Nếu không thắng bằng sức lực thì thắng bằng mưu trí vẫn là một yếu tố lợi hại trong cuộc chiến.
Hồi Thứ Mười Sáu
Phùng Mậu mưu trộm sách bí thơ,
Kim Đính khỏi nạn trừ yêu đạo.

Cao Hoài Đức và các tướng nghe Phùng Mậu có phép cứu đặng mười hai vị tướng mừng rỡ vô cùng. Cha con Cao Hoài Đức năn nĩ Phùng Mậu trong đêm phải đi trộm sách để kịp thời cứu Lưu tiểu thơ.
Tống Thái Tổ cũng kêu Phùng Mậu nói:
- Khanh lo cứu cháu trẫm cho mau kẻo Lưu Kim Đính bịnh tình quá nặng, nếu được thành công, trẫm trọng thưởng.
Đêm ấy, Phùng Mậu đợi tới canh hai độn thổ thẳng qua dinh Đường. Đến nơi, vừa ló đầu lên thấy giáo gươm tề chỉnh, đèn đuốc sáng lóa. Vua Nam Đường ngồi ngự trên ngai, còn Dư Hồng và các quan đều chầu chực. Phùng Mậu thấy vậy sụp xuống đất lần lại chỗ vua ngồi để nghe ngóng mọi việc.
Vua Đường phán:
- Ban ngày trẫm bị thích khách, thiếu chút nữa là mất mạng. Còn Quân sư bị đánh gãy răng, trẫm oán hận thằng lùn đó mà không biết làm sao trừ được.

Dư Hồng tâu:
- Nếu bệ hạ gắn chí bền lòng, thì tôi cũng liều mình giúp nước. Tôi đã dùng phép trù yếm Lưu Kim Đính cũng đã gần miền, mười hai tướng Tống cũng còn nằm đó dầu gỡ bùa mà đốt cũng còn dại dại điên điên, trừ ra có sách Thất bửu coi trong đó mà cứu thì mới tỉnh. Nay tôi tuy thất trận, xong chẳng nên phiền muộn.
Vua Đường tin Dư Hồng là bậc thần thông quảng đại, nên phán:
- Cái thằng lùn ban ngày đó coi như con nít thơ ngây, không dè nó lại tài cao phép trọng, đập nát Lạc hồn chiêng, không phải là tướng tầm thường. Nếu ngày mai có giao phong Quân sư phải giữ gìn cho lắm!
Dư Hồng tâu:
- Tuy Tống có nhiều tướng giỏi, mà bạn hữu tôi cũng nhiều vị thần thông, nếu một mình tôi làm không xong, thì thỉnh anh em trợ chiến có lo chi không trừ được tướng Tống.
Phùng Mậu đang núp dưới đất nghe rõ mọi điều, nép mình đợi Dư Hồng ngủ mê đặng lén qua phía Đông Bắc hành sự. Đến nơi, thấy đài rộng, dưới có ba mươi sáu đồng tử mặc đồ chế, cầm gậy tang, dường như một đám trẻ đang đợi lệnh. Qua đến nửa canh ba thấy chúng nó ngủ gục, Phùng Mậu thừa dịp thổi vào mặt chúng những luồng hơi mê rồi ló đầu lên thấy có bốn vị hung thần giữ trận, bèn niệm thần chú, rồi cầm gươm chỉ bốn vị thần tướng:
- Các thần kia sao dám vâng lời yêu đạo mà hại nữ tướng của trời sai, không sợ mang tội hay sao?
Bốn vị thần đáp:
- Chúng tôi vâng lệnh Dư Đại nhân cũng chẳng qua vì pháp thuật, đâu dám nghịch lòng trời. Nay pháp sư đã quở như vậy, chúng tôi xin dời gót.

Nói rồi bốn vị thần tướng bay thẳng lên mây. Phùng Mậu bước lên đàn, thấy hương khói mờ mịt, chính giữa có một cái mái. Trên nắp đậy có niêm phong. Phùng Mậu không rõ yêu đạo làm phép gì mà giở nắp không nổi. Bỗng thấy cây gươm phép để trên đài, liền lấy gươm chém vào chỗ niêm phong, tức thì nắp mái văng ra, hào quang trong mái vụt bay trên mây, ấy là sao Nữ Ma, bổn mạng của Lưu Kim Đính. Sau đó Phùng Mậu ngó thấy trên đầu cột có một con bù nhìn bằng cỏ, mặc y giáp thật, hai mắt đều bị tên, dưới lư hương có để một cuốn sách, Phùng Mậu lấy ra xem, thấy đề mấy chữ: "Thất Tiễn Đinh Đầu Thơ”. Mở ra xem thì đó là sách dạy trù yếm, và bày đồ cúng tế, có đủ các câu thần chú thỉnh tướng sai ma, chứ không dạy phép chi giải cứu.
Phùng Mậu than:
- Sách dạy phép trù mà không dạy phép giải, thì làm sao cứu người?
Liền đưa tay nhổ bốn mũi tên cho con bù nhìn, cất sách và gươm xong xả, lấy bù nhìn đem đốt, bốn mươi chín ngọn đèn đang cháy lan ra, Phùng Mậu thất kinh nhảy xuống đất đốt cháy luôn ba mươi sáu đồng nhi.
Lúc ấy trống trở canh ba, Quân tuần trông thấy đều kinh hãi chạy vào báo Dư Hồng. Đêm ấy Dư Hồng đang say rượu ngủ mê, kêu mãi mới tỉnh dậy, nghe quân báo bàn trù bị cháy thì giậm đất than:
- Không xong rồi ! Chúng nó không kỹ càng làm hư mọi việc.
Dư Hồng nhảy ra chữa lửa thì mười phần cháy hết tám, các thần tướng đi đâu mất và cuốn sách đã ra tro.
Chẳng ngờ Phùng Mậu lấy sách và gươm còn đang ở dưới đất chờ nghe tin cho rõ, khi nghe Dư Hồng nói Phùng Mậu nghĩ rằng:
- Chúng nó đang bối rối với nhau, mình thừa dịp này lấy sách cứu người luôn thể.
Nghĩ rồi độn vào phòng Dư Hồng, thấy đèn chong chưa tắt, có một cái gối sơn đen. Phùng Mậu đập nát gối lấy được sách “Thất Bửa bí thư”, liền cất vào túi áo rồi ra sau tìm mười hai tướng, thấy tất cả đều ngủ ngáy pho pho.
Phùng Mậu nghĩ rằng:
- Mười hai tướng mê man như vậy biết cứu làm sao?

Liền giở Thất bửu bí thư ra xem thấy có lời giải rằng: trước phải niệm chú như vầy... rồi đốt lá bùa trên đầu tự nhiên tỉnh lại.
Phùng Mậu làm như vậy, tức thì mười hai tướng tỉnh liền.
Phùng Mậu kể chuyện cho các tướng nghe, ai nấy đều nổi giận, nguyền rủa Dư Hồng.
Phùng Mậu nói:
- Chúng ta cũng nên đồng tâm hiệp lực, giải phá mà về thành lại e mười hai ông mới mạnh cự không lại tướng Đường, chắc khó ra.
Thái Thạch Hùng và Sử Khuê bàn:
- Vậy thì công tử hãy về trước mà cất sách và gươm, rồi dẫn binh qua ngoại công, trong chúng tôi nội ứng, cứ nổi pháo làm hiệu lệnh, đồng một lượt kéo ra, như vậy thì mười phần vẹn cả !
Phùng Mậu khen phải, bèn nhào xuống đất biến đi, mười hai vị tướng quân đều trầm trồ phép lạ.
Phùng Mậu địa hành về dinh Tống thì chưa hết canh tư, liền tâu các việc Tống Thái Tổ và Cao Hoài Đức mừng rỡ vô cùng.
Xảy thấy Cao Quân Bảo tâu:
- Vợ tôi hồi đầu canh tư đã tỉnh lại, con mắt sáng như thường, vai và chân cũng hết nhức, mười phần mạnh khỏe như xưa.
Tống Thái Tổ nghe tâu, mừng rỡ khen rằng:
- Nhờ Ngự điệt cứu cháu dâu trẫm đặng lành, công lao đáng ghi nhất!
Sau đó, Cao Hoài Đức chọn năm vạn binh mã, truyền các tướng ra thành, có một mình Tống Thái Tổ và Quân sư ở lại. Phùng Mậu dẫn lộ, kéo binh thần lén đến dinh Đường. Lúc ấy trăng nửa tỏ nửa mờ, binh tợ rồng tợ cọp. Phùng Mậu địa hành như trước, liền mở cửa thành, binh tướng Tống kéo vào, quân Đường chạy tản. Vì cớ nào vào thành dễ như vậy? Bởi các tướng lúc ấy đi chữa lửa, vua Nam Đường cũng ra xem.
Dư Hồng than:
- Rủi có một giờ, uổng công khó bấy lâu làm phép! Tức vì cháy sách báu, hết thông dụng phép mầu?

Lời Bàn
Kẻ có tật có tài lời người xưa để lại không sai.
Dư Hồng là một tên đại tướng khét tiếng trong thiên hạ, thế mà khiếp sợ trước một anh chàng Phùng Mậu lùn tịt như một đứa con nít chẳng những thua về tài năng lại thua về trí tuệ, mất cả gươm báu mất cả sách binh thơ. Cái gì bất thường trong cuộc sống thì nó cũng hành động bất thường trong cuộc đấu tranh giành quyền lợi. Phùng Mậu một tướng thân xác không bình thường đã dùng cái hình xác không bình thường ấy làm những chuyện không bình thường, để mọi người không lường trước được. Những cái gì bình thường trong cuộc sống đều không nguy hiểm lắm, vì mọi người đã biết đến nó, còn những cái không bình thường, thì mọi người chưa ai biết đến, vì vậy muốn chiến thắng mọi việc trong thiên hạ, nên đề phòng những cái bất thường có thể xảy ra.
Hồi Thứ Mười Bảy
Lập công cao, Phùng Mậu đặng Phong vương
Mất báu vật, Dư Hồng dùnq quạt phép.

Chúa tôi đang buồn rầu, xảy nghe trong dinh pháo nổ, tiếng binh la ó vang đầy. Kế quân báo rằng:
- Binh tướng Tống đến cướp dinh, quân gia hao nhiều lắm.
Dư Hồng nghe báo kinh hãi, liền trở về dinh, ngó thấy mười hai tướng Tống đã tỉnh, đồng cầm khí giới cưỡi ngựa bước ra. Dư Hồng không rõ vì cớ nào mà mười hai tướng tỉnh đặng! Còn binh Đường kinh hãi, vỡ chạy như ong. Dư Hồng sãng sốt nghẹn ngào, tuy có phép cũng như người không phép.
Bên Tống thắng trận rồi kéo về, không ai ngăn trở.
Vua Nam Đường nghe báo ngỡ là bên Tống thấy lữa cháy mà thừa cơ đến cướp dinh Đường càng sợ hãi. Lại nghe quân báo nữa:
- Mười hai tướng Tống đã tỉnh dậy trốn đi rồi ?
Vua Nam Đường hoảng kinh, bèn hỏi Quân sư:
- Vì cớ nào lạ vậy?
Dư Hồng cũng không biết tại đâu, xảy thấy tướng Đường đến tâu:
- Binh hao tính năm ngàn có lẻ!
Vua Nam Đường càng thêm buồn bực, phán:
- Thiệt mạng Tống chưa cùng, công việc gần xong mà hóa ra uổng công vô ích, ấy là thiên số định như vậy, nghịch ý trời thì hao binh tổn tướng. Thà chịu thua đầu Tống cho xong!
Dư Hồng thấy vua Đường than trách thì hổ thẹn trăm bề, liền bói một quẻ vì cớ nào kẻo tức. Trang quẻ xong xuôi. Dư Hồng mới vỗ ghế mà nói:
- Không xong rồi ! Té ra thằng lùn đốt bàn trù , ăn trộm gươm linh và sách báu, lại giải cho mười hai tướng tỉnh hồn! Nếu Tống Thái Tổ có người giỏi như vậy, thiệt trời hại ta đó! Song mười hai tướng bị phù mê lâu lắm, lẽ nào mau tỉnh như vậy? Thiệt nghĩ không ra cách ấy.
Nói rồi ngồi lơ láo suy nghĩ. Vua Nam Đường thì rầu rĩ không nói tới Quân sư.
Dư Hồng hổ ngươi đi vào phòng một nước, ngồi trong phòng mà nghĩ:
- Tướng lùn phép tắc tài năng như vậy, ta khó nổi phò Đường, chi bằng về núi mà tu luyện cho xong, khỏi buộc điều phiền não.

Nghĩ như vậy bèn khoác màn vào ngủ cho khỏe tinh thần, vào phòng kiếm hoài không đặng cái gối, ngó xuống dưới giường thấy gối rách tan một đống Dư Hồng lấy lên coi đã mất sách rồi, thất kinh nổi giận hét:
- Chẳng biết đời trước ta thù oán chi với thằng lùn này mà nay nó hại ta đến thế! Nay nó xé gối mà lấy sách nên mới giải bùa mê cho mười hai tướng. Nay ta quyết với nó một còn một mất, không chịu nhịn tướng lùn.
Dư Quân sư ngồi buồn rầu, tức mình ngủ không đặng, chờ cho trời sáng lo mưu.
Sáng ra cơm nước xong xuôi, Dư Hồng dẫn binh đi khiêu chiến.
Lúc các tướng Tống kéo về Thọ Châu đồng ra mắt Thái Tổ.
Tống Thái Tổ mừng rỡ khen:
- Chúa tôi hiệp mặt, cháu dâu trẫm cũng đặng toàn sinh, thì đều nhờ công lao Phùng Mậu. Nay trẫm phong cho một chức xứng đáng là Bình nam vương.
Phùng Mậu lạy tạ ơn, coi bộ vui mừng lắm. Cao Hoài Đức và Cao Quân Bảo cũng tạ ơn Phùng Mậu vì đã cứu Lưu phu nhân.
Ngày ấy Thái Tổ truyền dọn yến thưởng công và ăn mừng thắng trận, sau bữa mừng cháu dâu nạn khỏi tai qua, cho tới tam quân cũng nhờ ngự tửu. Quan binh đều chúc tụng muôn năm. Đến trưa có quân vào báo:
- Có Dư Hồng đến khiêu chiến, quyết mời Bình nam vương ra trận mà thôi!
Phùng Mậu nghe báo, liền để chén rượu xuống, xin ra cự chiến với Dư Hồng.
Tống Thái Tổ phán:
- Dư Hồng bị ngự điệt lấy sách báu, nên nổi xung tới làm quỉ chắc là dụng phép màu kế độc, quyết trả cho đặng thù. Sách binh thơ có nói rằng: Giặc giận cùng thì mình phải tránh. Chi bằng giả điếc làm lơ, nó đương hăng chẳng nên cự địch, đợi ít ngày Lưu phu nhân thiệt mạnh sẽ hiệp công một trận, cũng chẳng muộn gì.

Phùng Mậu vâng lời không dám nghịch chỉ, Tống Thái Tổ truyền đem thêm rượu, chúa tôi cứ việc uống hoài.
Kế quân vào báo nữa:
- Dư Hồng phá thành gấp quá, một hai kêu cho đặng Bình Nam Vương.
Phùng Mậu tâu:
- Bệ hạ dạy đừng đánh với giặc giận cùng, thiệt là phải phép. Vả chăng Dư Hồng yêu đạo, bất quá sở cậy ở Lạc hồn la và bửu kiếm mà thôi, chớ như hú gió kêu mưa, dời non trút biển, sái đậu thành binh, chỉ có hóa hình, các phép ấy đạo tiên gọi là thường sự, dầu có phép báu chi lạ nữa, nhờ hồng phước bệ hạ cho tôi ra trận một phen, đánh đuổi yêu đạo, họa may Lý Kiên vỡ mật mà chịu đầu hàng, nếu để Dư Hồng ở chờ ngày, sợ bày thêm kế khác. Xin bệ hạ cho tôi giao chiến, kẻo nó dễ ngươi!
Cao Quân Bảo cũng tâu xin theo, hiệp lực đánh đuổi yêu đạo. Tống Thái Tổ y lời tâu, Phùng Mậu cùng Cao Quân Bảo nai nịt, dẫn một muôn binh mã ra thành.
Dư Hồng thấy Phùng Mậu bước ra trước, bèn nổi giận trợn con mắt và mắng:
- Thằng giặc lùn quen nghề cắp trộm, không ra trận cho phân minh, tập thói đào hầm, theo loài khoét vách! Bởi Kim Đính chưa tới số nên người làm lén mà nên công. Ta cũng bỏ qua không bắt mày tội gian giảo song hai cuốn sách và một cây gươm, là của thầy ta cho để làm kỷ niệm, phải mau mau trả lại cho ta, nếu để trễ lâu thì nội dinh Tống thành đều chết chém?
Phùng Mậu cười nói:
- Ta cũng muốn vị thầy ngươi mà trả sách và gươm lại. Song ngươi nói năng vô lễ nên ta không trả sách, lại quyết lấy đầu ngươi. Nếu dung nhà ngươi, thì ngươi xúi giục Nam Đường nghịch thiên cự Tống!

Dư Hồng nghe nói nổi xung đánh Phùng Mậu một gậy. Phùng Mậu đưa thước ra đỡ. Hai người hỗn chiến một hồi. Dư Hồng biết đánh không lại Phùng Mậu nên tính phải dùng quạt phép mới xong, liền giục cọp trá bại. Phùng Mậu tưởng Dư Hồng hết phép, đánh không lại nên chạy dài. Quyết đánh đuổi Dư Hồng cho vua Nam Đường thất kinh mà đầu Tống. Chẳng ngờ Dư Hồng còn phong hỏa phiến, quạt núi thì núi ngã, quạt đất thì đất tan, còn người thì tiêu hóa ra tro bụi. Phùng Mậu ngỡ trộm hết phép của Dư Hồng rồi nên giục thần nha theo đuổi. Dư Hồng quạt Phùng Mậu một quạt, lửa cháy rần rần. Phùng Mậu thất kinh giục thần nha bay bổng. Dư Hồng quạt bồi ít quạt nữa, bỗng nổi gió đùng đùng, phùng Mậu như diều bông, hay biệt mù hết thấy phần bị hơi lửa nên Phùng Mậu hôn mê.
Còn Cao Quân Bảo trước khi thấy Dư Hồng quạt Phùng Mậu bay cao bốn trượng, thì kéo binh tới tiếp nhau, xảy thấy binh trước bị thiếu cả ngàn, kinh hãi thâu binh bại tẩu vào thành tâu các việc với Thái Tổ. Tống Thái Tổ nghe báo thất kinh, còn Phùng ích nghe con bị gió thổi lửa thiêu, không rõ mất còn, mười phần sầu thảm. Cao Hoài Đức điểm binh lại, hao hơn một ngàn.
Quạt phép của Dư Hồng quạt bay xa ngàn dặm. Bởi Phùng Mậu có thần nha là quạ lửa, tu luyện lâu năm, nên không sợ lửa.
Nhờ có nó bay mau quá nên Phùng Mậu khỏi chết thiêu. Bay được mấy dặm rồi thần nha sa xuống ngồi nơi vườn họ Ngại.
Rạng đông, gia nhân ngó thấy một thằng con nít chừng mười hai tuổi nằm chết trong vườn, chúng nó bàn:
- Cửa vườn chưa mở, sao lại có thây ma ở đây, chắc là đồ yêu quái!

Bàn vậy rồi chúng thất kinh vào báo cho chủ hay.
Nguyên chủ vườn ấy họ Ngại, tên chữ Vạn Thanh, cũng là người nước Nam Đường, không có con cái chi hết, khi trước cũng làm quan, vì không trai nên từ chức ở ẩn theo ruộng vườn, sau hạ sanh một gái, tên là Ngân Bình. Tiểu thơ nay mười lăm tuổi mà chưa nơi kết tóc xe tơ. Ngại Vạn Thanh cưng con lắm. Khi gia đình vào báo rằng có một vật quái gở chết tại sau vườn thì cha con lấy làm lạ đồng bước ra xem thử, coi lại là đứa con nít chết hồi nào không biết, chớ không phải vật quái gở gì, thấy thây nó nằm sải tay, mặt như trái táo. Ngại Vạn Thanh không rõ vì cớ nào, bèn lại gần mà coi thử thì còn thở thoi thóp, liền truyền cho gia đinh đổ thuốc Giây phút, Phùng Mậu tỉnh lần, ngồi dậy mở mắt ra, thấy có một già và một người con gái, nghe gia đinh nói rằng:
- Chết rồi nhờ người ta cứu sống lại mà không tạ ơn còn bỏ đi chớ?
Phùng Mậu đứng dậy thưa :
- Tôi bị mê man không rõ, chẳng biết ai đã làm phước cứu tôi.
Ngại Vạn Thanh thuật lại đầu đuôi câu chuyện, Phùng Mậu liền lạy tạ. Ngại Vạn Thanh hỏi thăm nguyên nhân vì sao xiêu lạc đến đây?
Phùng Mậu nói:
- Tôi là tướng bên Tống, đánh với Dư Hồng bị quạt phép của nó nên bay đến đây, nhờ ơn ông cứa mạng.
Phùng Mậu nói chưa dứt lời thì thấy có một người con gái chạy vào nhà trong, rồi nai nịt chỉnh tề, cầm thương bước ra xốc tới đâm Phùng Mậu.
Phùng Mậu kinh hãi, tránh qua một bên hỏi:
- Ân nhân cứu tôi, sao lại muốn giết?
Cô gái đáp:
- Cha ta làm quan nước Đại Đường, vì triều đình nghe lời Quân sư nên bị nước Tống giết tướng, đoạt thành. Vậy nay ngươi là cừu địch của ta, ta quyết bắt ngươi cho tận trung với chúa.

Phùng Mậu nghe rõ liền rút cặp thước đánh với cô gái hơn mười hiệp. Cô gái này tên là Ngại Ngân Bình, không địch lại Phùng Mậu nên bỏ chạy. Phùng Mậu giục quạ đuổi theo, Ngại Ngân Bình liền quăng Hồng sắc lên, hào quang chiếu sáng, trói chặt Phùng Mậu, làm cho Phùng Mậu sa xuống đất, còn con quạ bay bổng lên không trung.
Ngại Vạn Thanh thấy con mình bắt được Phùng Mậu liền truyền gia đinh dẫn vào nhà trong. Phùng Mậu tỉnh lại mới biết cô gái đó có phép thuật liền than:
- Mới khỏi nạn Dư Hồng, lại mắc vào tay nữ tướng, mười phần chắc chết mà thôi.
Ngại Vạn Thanh truyền đem Phùng Mậu ra chém. Phùng mậu mừng thầm:
- Ta biết phép độn thổ, đợi khi đem chém ta sẽ trốn đi.
Quả nhiên, bọn gia đinh vừa mới khai đao thì Phùng Mậu đã chui xuống đất. Cha con Ngại Vạn Thanh lấy làm lạ nói:
- Mới thấy đó nó liền biến mất, chắc là học trò của thần tiên.
Còn Phùng Mậu độn thổ trốn đi rồi tính trở lại lấy cặp thước, nên cởi quạ lửa bay vào quyết đánh một trận nữa.
Cha con Ngại Ngân Bình thấy tướng lùn biến đi rồi trở lại, lập tức bủa lưới bao vây.
Ngại Ngân Bình vừa xông ra thấy phùng Mậu thì cười lớn:
- Tướng bại trận còn dám ỷ mạnh, không sợ bị trói nữa hay sao.
Phùng Mậu hét lớn:
- Tiện tỳ! Phen này chắc người không còn tánh mạng.
Ngại Ngân Bình không thèm trả lời, đánh với Phùng Mậu ít hiệp, rồi giả thua chạy vào nhà khách. Phùng Mậu nghi ngờ.
Chắc là trá bại đặng quăng dây Hồng sắc bắt mình, chớ không có gì lạ. Nếu nó dùng phép đó thì ta độn thổ là xong.
Ngại ngân Bình nói khích:
- Tên tướng lùn. Ngươi có giỏi thì đến đây đánh chơi với ta ít hiệp nữa.
Phùng Mậu giục thần nha vào thềm, thì con quạ đã mắc lưới bay lên không nổi.
Phùng Mậu biết trúng kế liền giục quạ bay lên không, móng chân quạ sắc như gươm, giật đứt lưới bay bổng, còn Phùng Mậu ngồi không vững, té xuống bị lưới quấn khắp mình. Thần nha bay lên mây nhìn chủ có vẻ chờ đợi.

Lời Bàn
Không nên tin chắc vào cái gì mình đã dự liệu, thà nên đề phòng, những cái bất trắc xảy ra.
Dư Hồng dùng phép trấn yếm tướng tài của nước Tống, đinh ninh rằng số mạng những tướng ấy sẽ bị mai một. Đó chỉ là lòng tin. Mọi việc đều có thể xảy ra bất ngờ. Chính lòng tin của Dư Hồng về pháp thuật đã đề Dư Hồng đi vào con đường thất bại. Vua tôi nhà Đường cũng chính vì tin vào tài năng của Dư Hồng mà đưa đến những thất vọng ê chề, không thể cứu vãn kịp.
Ngạc nhiên, hối hận, là hai trạng thái mà người đời thường gặp chính là lòng tin tưởng, bởi sự suy đoán của mình, không chịu đề phòng, đến lúc xảy ra sự cố, thì mới chán nản, hối hận.
Nguyên nhân sự chán nản và hối hận con người chính là lòng tin tưởng thiếu suy xét và đề phòng những biến cố có thể xảy ra.
Hồi Thứ Mười Tám
Phùng Mậu bị treo vì ỷ thế
Ngân Bình gá nghĩa bị rượu say.

Khi Phùng Mậu mắc lưới, thì gia đinh áp tới trói bền.
Phùng Mậu nghĩ thầm:
- Nếu biết nàng có phép thuật, thì ta chẳng trở lại làm chi cho mắc lưới. Nay đã bị trói, ăn năn thì đã lỡ, chỉ còn có một kế là tìm cách trốn thoát.
Ngại Vạn Thanh nói với Ngại Ngân Bình:
- Tướng lùn không chịu phép, con định xử làm sao?
Ngại Ngân Bình thưa:
- Con nhắm tướng ấy có nhiều phép tắc, không phải tầm thường, nếu giết cách nào nó trốn cũng được, vậy để ngày mai giải nó đến nạp triều đình thì cha sẽ được trọng thưởng, bằng nóng giận để nó trốn đi thì uổng lắm.
Ngại Vạn Thanh khen phải, truyền cho gia tướng giữ gìn.
Chiều hôm ấy, trong lúc đang ăn uống, cha con vì mừng rỡ nên đem rượu ra uống đến say mèm. Ngại Vạn Thanh hỏi con rằng:
- Đêm nay con tính thế nào mà giữ gìn tên tướng lùn ấy.
Ngại Ngân Bình thưa:
- Xin cha đừng lo, con có cách giữ gìn chắc chắn lắm.
Phùng Mậu lắng tai nghe, không biết nàng ấy làm cách nào, nên trong lòng rất lo sợ.
Khi đã quá canh hai, tiểu thơ truyền a hoàn đem cái túi lớn ra. Phùng Mậu xem thấy nghĩ thầm:
Không lẽ nó bỏ mình vào cái túi ấy mà quăng xuống nước? Nếu quăng xuống nước thì độn thủy trốn đi, chỉ sợ không ai mở trói.
Trong lúc đang lo lắng, nghe Ngại Ngân Bình truyền cắt dây bỏ vào túi rồi gút miệng lại, trên yếm một lá bùa, và dặn:
- Tướng này không phải tầm thường, các ngươi không giữ được phải đem treo giữa buồng ta, để ta coi chừng, đợi ngày mai sẽ giải đi.
Các con a hoàn vâng lệnh đem Phùng Mậu treo lủng lẳng giữa phòng, Phùng Mậu lấy làm đắc ý, vì thân xác Phùng Mậu thì nhỏ mà cái túi thì lớn, không tù túng chút nào, ở trong dòm thấy bọn a hoàn di tản hết, chỉ còn Ngại Ngân Bình cởi hết giày áo, mình mẩy mảnh mai, mặt hoa da tuyết, trông rất dịu dàng. Ở trong dòm ra, Phùng Mậu rất đắc ý, kiếm cớ lên tiếng nói:
- Phùng Mậu này không ngờ chết vì tay con gái, như vậy thầy mình hại mình rồi.

Ngại Ngân Bình khi trước không rõ họ tên Phùng Mậu, chỉ biết Phùng Mậu bị Dư Hồng dùng quạt phép, nên ngỡ là giặc, nay nghe xưng tên thì giật mình, nghĩ thầm:
- Ta nghe Phùng Mậu học đạo tại núi Huỳnh Hoa, lẽ nào đến Thọ Châu mà bị Dư Hồng đánh đuổi?
Phùng Mậu ở trong túi nói tiếp :
- Ta là Phùng Mậu, đệ tử của Huỳnh Thạch Công, bởi ta sơ ý nên bị nàng bắt được, chớ ta không phải là kẻ bất tài.
Ngại Ngân Bình nghe nói sững sờ, hơi rượu thấm vào người, nên buồn ngủ nằm sải trên giường mà ngủ say.
Phùng Mậu muốn mở túi mà ra, ngặt có lá bùa yếm chặt túng thế phải dùng phép chuột, dùng răng cắn túi vải chui ra. Khi đã thoát ra.khỏi, Phùng Mậu lén mở cửa phòng mà chạy, nhưng nợ tình quấn quít, đã đi khỏi cửa rồi, Phùng Mậu còn nghĩ thầm:
- Ban ngày nó bắt ta trói mèo, rất nên xấu hổ, vậy bây giờ ta phải trở vào phòng phá nó một hồi cho bỏ ghét. Nếu nó chịu làm vợ mình, thì ta có phước biết chừng nào. Bởi vì nó có phép thần thông lại thêm nhan sắc.
Nghĩ rồi liền trở lại, sẽ lén bước lên giường, nhờ Ngân Bình quá say, nên Phùng Mậu mặc tình làm mưa làm gió.
Ngại Ngân Bình khi tỉnh rượu, giật mình khi biết hoa kia ong đã nếm nhụy, nhưng tay chân rũ liệt, không cục cựa nổi, mới giả bộ hô hoán lên.
Phùng Mậu liềm bụm miệng cô gái và nói nhỏ:
- Tiểu tướng là học trò Huỳnh Thạch Công, vâng lệnh thầy đến đây ấy cũng là lương duyên do túc đế, xin tiểu thơ xét lại, kẻ chân trời người góc biển mà được hiệp hội như vầy, không lẽ đổi dời duyên khác, xin dung tha tội lỗ mãng, cho thỏa nợ ba sinh. Tôi thiệt lòng vàng đá, không phải loài bướm hoa, xin tiểu thơ suy xét.
Ngại Ngân Bình mắc cỡ, làm mặt giận nói:
- Ngươi thiệt nhỏ mình mà lớn mật? Khen cho mặt dạn mày dày. Ngươi xưng là học trò của một vị tiên, lẽ nào không biết lễ phép. Ôi dầu vì danh tiết mà bưng kín miệng mình, thì cha tôi lẽ nào dung thứ. Tủi phận tôi mồ côi mẹ từ thuở bé, một cha dạy dỗ lễ nghi, nay rủi hư thân, còn mặt nào nhìn cha sao đặng?
Ngân Bình nói rồi sụt sùi khóc. Phùng Mậu năn nỉ:
- Tôi là trai chưa vợ, lẽ nào thấy gái sắc không thương. Vả lại nước Nam Đường khí số đã tuyệt, Tống Thái Tổ chánh vị hoàng đế ra đời, một tay thu hết giang san, bề tôi sau này được mão vàng đai ngọc. Tôi với tiểu thơ vốn có duyên cầm sắc, không phải thói mây mưa, xin tiểu thơ xét lại.
Ngại Ngân Bình nghe nói, thở dài than:
- Tuy vậy cũng duyên trời, thầy ta đã cho biết trước. Nay đã rõ họ tên, việc đã lỡ rồi, thôi thì y lời Thánh Mẫu. Song xin chàng trước sau một dạ, chớ có vong tình.

Phùng Mậu nghe nói như cởi mở tấc lòng, mừng rỡ đáp:
- Mong tiểu thơ không chê người tài sơ đức bạc, nỡ nào tôi đem dạ phũ phàng. Xin nàng đừng nghi ngại.
Hai bên tâm sự đến đây thì trống đã trở canh tư Phùng Mậu mới hỏi nhỏ tiểu thơ:
- Vì cớ nào mà nàng có nhiều phép quá vậy?
Ngại Ngân Bình nói:
- Thiếp là học trò của Kim Quang Thánh Mẫu, các phép ấy đều là của thầy cho.
Phùng Mậu nghe nói mừng rỡ:
- Nay nàng đã cùng ta trời xui giai ngẫu, vậy phải đầu Tống lập công cho thuận lòng trời, cho tổ tông nhờ tiếng.
Ngại Ngân Bình nói:
- Đã đành là vợ thì phải tùng phu, song phải giấu cho tôi mới đặng, vả chăng lúc ban ngày tôi có nói mai đây giải công tử đến đơn trì. Bây giờ tư tình kết nghĩa với nhau, không biết cha thương hay ghét, nếu hay mà quở phạt thì khó dễ nhiều bề, thà tôi giả đò đi giải rồi thẳng qua dinh Tống mới tiện hơn. Khi cứu chúa xong rồi, sẽ lo kế rước cha mới tiện.
Phùng Mậu khen kế rất hay. Ngại Ngân Bình thấy trời gần sáng sợ a hoàn vào phòng ngó thấy nên phải biểu chồng chui vô túi may lại rồi rút lên như cũ.
Rạng ngày a hoàn pha nước đem vào cho tiểu thơ rửa mặt,
Ngại Ngân Bình giả đau nói:
- Trong mình ta bữa nay có bịnh, hãy thưa lại với ông xin đình chỉ việc giải tướng giặc lại.
A hoàn ra thưa lại với Ngại Vạn Thanh. Ngại Vạn Thanh ngỡ là con mình vì đánh với Phùng Mậu mà bải hoải tứ chi, liền bước vào phòng thăm viếng và than:
- Không dè con bệnh thình lình, chắc là trễ việc giải phạm nhân.
Ngại Ngân Bình bèn thưa:
- Nhắm thế nó có cánh cũng khó bay, cha lo làm chi cho mệt, đợi vài ngày con lành bệnh, sẽ giải đến cho thiên nhan, nhắm chẳng trễ gì song phải cho nó ăn, giải tướng sống mới lớn công, chớ giải tướng chết vô ích.

Ngại Vạn Thanh khen phải, rồi dặn a hoàn lo săn sóc tiểu thơ.
Đêm ấy tiểu thơ truyền cho a hoàn để mình nghỉ an, thiệt sáng sẽ vào phòng, kẻo xao động tiếng người ngủ không an giấc.
A hoàn tưởng thiệt, chẳng dám cãi lời. Lúc ban ngày thì Ngại Ngân Bình nằm liệt, còn ban đêm đóng cửa phòng lại, mở túi càn khôn thả Phùng Mậu ra ăn uống nghỉ ngơi. Phùng Mậu ban ngày tuy bị treo song ban đêm thong thả vô cùng, phỉ tình phong nguyệt nặng tình non sông. Phùng Mậu nhớ sực lại con thần nha, mới hỏi:
- Không biết con thần nha của tôi nó ở đâu?
Ngại Ngân Bình nói:
- Con quạ ấy vốn vật linh, khi chàng bị bắt thì nó bay liệng rên không mà ngó chừng hoài, đến khi chúng ta gá nghĩa với nhau thì nó lại trà trộn ở chung với gà vịt.
Phùng Mậu mừng rỡ và nói:
Con quạ ấy của thầy cho mà đỡ chân, bởi nó thuộc hỏa mới chịu nổi quạt phép của Dư Hồng.
Từ ấy về sau, hai vợ chồng khi chén rượu khi cuộc cờ, khi xem hoa nở khi chờ trăng lên. Thật là ba sinh đã phỉ lời nguyền.
Còn Phùng ích cha Phùng Mậu ở trong thành ngày đêm trông đợi con về, mà càng trông càng bặt tin nên thảm sầu than khóc?
***

Nói về Nhữ Nam Vương Trịnh Ấn, từ khi vâng lệnh quân sư đi lên Thạch Châu (San Hậu) viện binh, bởi tánh Trịnh Ấn cộc cằn lỗ mãng, hễ nghe sai thì đi liền, không hỏi lại cho rõ ràng, được lệnh thì vụt ra đi như cơn gió xoáy, không đem tiền lộ phí tùy thân, cũng không biết đường biết nẻo, nên đi lẩn quẩn trong đất Kim Lăng hoài. Ăn đã hết cơm khô mà đi chưa tới chỗ. Trịnh Ấn túng phải nhịn đói, hỏi thăm đường sá, đi bất kể ngày đêm.
Ngày kia đến một chỗ nọ phồn hoa thị tứ, Trịnh Ấn thấy có tiệm cơm, quán rượu rất nhiều, muốn vào đó ăn uống nhưng ngại vì túi rỗng, thật là tấn thối lưỡng nan, lại ngẫm nghĩ:
- Thiên hạ đều phải nạp lương đóng thuế nhà vua, vả lại mình cũng là một vị vương, quyền hành rất lớn, dầu ăn không của bá tánh, rồi tha thuế mà trừ cũng xong? Huống chi mình vâng lệnh vua sai, quan sở tại còn phải đãi đằng, huống chi là dân sự!
Nghĩ rồi Trịnh Ấn chăm chỉ vào quán cơm.

Lời Bàn.
Trong sự khôn ngoan thường khi bị những tình trạng lắt léo phản lại.
Lời xưa nói: Kẻ thông minh, tài trí thường hay bị những việc rất tầm thường phản ứng. Bởi vì kẻ thông minh thường nghĩ đến chuyện quá sâu xa mà không đề phòng những việc tầm thường trước mắt.
Ngại Ngân Bình bắt được Phùng Mậu, một thằng lùn tịt những tưởng dễ sửa trị, nhưng điều Ngại Ngân Bình đề phòng Phùng Mậu là sợ Phùng Mậu trốn đi, nên bắt bỏ vào túi đem treo trên sà nhà, nhưng còn sợ không ai đủ sức canh giữ nên truyền đem treo trong phòng ngủ của mình, để đến nỗi Phùng Mậu thoát ra, làm những điều ô nhục. Ấy vậy Ngại Ngân Bình tuy là kẻ có tài trí tuyệt vời, nhưng không nghĩ đến một chuyện rất bình thường, mà người bình thường mới đề phòng được. Phùng Mậu là một tên hài hước, đã trốn được lại còn nghĩ đến hành động chọc phá thiên hạ, thật đáng buồn cười nhưng buồn cười hơn cả là sự việc đã dĩ lỡ, khiến cho thân phận một cô gái tài sắc tuyệt trần kết duyên với một thằng lùn xấu xí. Nếu đó là một tương duyên trời định thì cũng oái oăm lắm!
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét