Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 31 - Hết 9

Trang 9 trong tổng số 10


Hồi Thứ Năm Mươi Lăm
Cửu Muội lậu mưu bị bắt,
Ngũ Lang cả phá dinh Phiên.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lúc ấy quân Phiên chạy về U Châu ra mắt quan Thừa tướng là Trương Hoa, mà bẩm rằng:
- Tại núi Thiên Mã, có một người tráng sĩ, tu hành nhưng võ nghệ siêu quần, đánh chúng tôi chạy tán loạn.
Trương Hoa nghe nói nghĩ thầm:
- Nếu có người như vậy thì phải sai quân đòi về đây để sử dụng.
Nói rồi lập tức sai một viên quan lãnh mệnh đến am Trang, ra mắt am chủ mà nói rõ việc ấy.
Am chủ gọi Con Muội đến nói:
- Nay U Châu có thừa tướng sai người đến rước ngươi, ngươi có đi chăng?
Cửu Muội nói :
- Người ta đã mời lẽ nào lại từ chối.
Am chủ sửng sốt liền kêu Cửu Muội ra phía sau, nói nhỏ:
- Tiểu thơ là đàn bà con gái, nếu nó biết được thì tánh mạng chẳng còn, tại sao tiểu thơ lại chịu đi?
Cửu Muội nói:
- Tôi mang ơn am chủ hậu đãi, thì đủ thấy lòng tốt của am chủ rồi. Vả lại tôi đến đó sẽ lập mưu cứu anh tôi, đó cũng là cơ hội tốt.
Am chủ nói:
- Tuy vậy tiểu thơ phải cẩn thận, vì đem thân nạp vào miệng cọp, không phải dễ.
Cửu Muội liền từ biệt am chủ, theo quân Phiên về U Châu, vào ra mắt Thừa tướng.
Trương Hoa nói:
- Tráng sĩ là người ở xứ nào, tên họ là chi, hãy nói cho ta biết đặng ta thu dụng.
Cửu Muội đáp:
- Tôi quê quán ở Thái Nguyên, họ Hồ tên Nguyên, lúc nhỏ có học tập võ nghệ, đã đi thi mấy khoa mà không đậu nên bỏ vào núi tu hành, nay mang ơn ngài chiếu cố đến, nên tôi phải đến hầu.

Trương Hoa thấy Cửu Muội ăn nói thanh nhã, tướng mạo khác thường, bèn khiến quân dọn dẹp một chỗ tịnh phòng để Hồ Nguyên an nghỉ.
Khi Hồ Nguyên từ tạ về phòng, thì Trương Hoa vào hậu đường nói với phu nhân muốn gả Nguyệt Anh tiểu thơ cho Hồ Nguyên. Phu nhân cũng đẹp ý.
Hôm sau, Trương Hoa cho người nói với Hồ Nguyên biết.
Hồ Nguyên nói:
- Ấy là việc tốt tôi mang ơn Thừa tướng rất hậu tình, nhưng lúc này binh Tống còn xâm lăng, ý tôi muốn ra sức đánh dẹp để lập công, rồi sẽ tính.
Phiên quan làm việc ấy nói lại với Trương Hoa. Trương Hoa khen phải, và nói:
- Vậy thì để ta xem võ nghệ hắn thế nào rồi sẽ liệu.
Nói rồi vào triều tâu với Tiêu Hậu:
- Tôi mới chiêu mộ được một tráng sĩ, đáng mặt anh hùng, lại muốn lập công để đền ơn, xin Bệ hạ gia phong quan chức để sai người ấy đi phá Tống.
Tiêu Hậu nhận lợi, phong cho Hồ Nguyên là U Châu Đoàn luyện sứ, dẫn năm ngàn quân giúp nguyên soái Tiêu Thiên Hữu.
Hồ Nguyên tạ ơn, dẫn binh thẳng đến Đàn Châu, hiệp với binh Tiêu Thiên Hữu đóng tại Tây dinh.
Vừa lúc ấy có binh Ngũ Lang đến khiêu chiến. Hồ Nguyên hẹn mang giáp lên ngựa, xông ra trước trận kêu lớn:
- Tống tướng hãy lui binh cho mau, kẻo ta chém đầu
Ngũ Lang nhìn thấy biết Cửu Muội thì nghĩ thầm:
- Em ta sao lại giả trai đem quân đến đánh với ta.
Cửu Muội mỉm cười, ra ám hiệu:
- Ngũ ca nên giả thua bỏ chạy, em sẽ có kế hay.
Ngũ Lang biết ý, liền xốc ngựa tới đánh vài hiệp rồi giả thua bỏ chạy, Cửu Muội đuổi theo vài dặm, rồi thâu binh trở lại.
Quân thám mã về báo với Tiêu Thiên Hữu:
- Người tướng mới thu dụng đã đánh thắng binh tống một trận.
Tiêu Thiên Hữu cả mừng, bèn thỉnh Cửu Muội vào lập kế phá Tống. Chẳng ngờ Cửu Muội là con gái, nên tiếng nói mỗi lúc một trong trẻo, làm cho Tiêu Thiên Hữu nghi ngờ, nghĩ thầm:
- Người này diện mạo giống Lục Lang, chúng ta phải coi chừng cho lắm.
Nói rồi sai quân bắt trói Cửu Muội, nói:
- Người là tướng của họ Dương ở bên Tống, dám đến đây mà gạt ta sao.

Dứt lời, liền sai quân bỏ vào tù xa, giải về U Châu cho Tiêu Hậu xét xử.
Tiêu Hậu khiến giam Cửu Muội vào ngục.
Tin này truyền đến Tam Quan, Dương Ngũ Lang biết em mình mắc nạn, liền bàn với các tướng:
- Nay Cửu Muội bị giam vào trong ngục hình, ta phải lo cứu em ta trước mới được .
Trần Lâm nói:
- Tướng quân có kế chi hay không?
Ngũ Lang nói:
- U Châu phía hữu gần đất Tây Phiên, ta giả binh mã của Tây Phiên qua giúp Tiêu Hậu, rồi lợi dụng tình thế mà cứu em ta.
Trần Lâm nói:
- Kế ấy rất hay vậy tướng quân đi trước, còn tôi sẽ đem binh ứng.
Ngũ Lang liền sắp đặt chỉnh tề, kéo cờ Tây Phiên thẳng tới U Châu, sai người báo với Tiêu Hậu hay.
Tiêu Hậu khiến triều thần ra rước vào.
Dương Ngũ Lang vào đến nơi ra mắt. Tiêu Hậu nói:
- Tướng quân đường sá xa xôi, đến đây giúp ta rất là ơn đức.
Ngũ Lang nói:
- Nước Tây Phiên thấy Bệ hạ đánh với Tống chưa rõ hơn thua, nên sai tôi đến đây phá Tống cho rồi.
Tiêu Hậu bèn truyền dọn tiệc thết đãi rất trọng hậu. Ăn uống xong, Ngũ Lang tâu:
- Việc binh rất gấp, ngày mai tôi phải ra quân.
Tiêu Hậu nói:
- Ở nơi xa đến, binh mã còn mệt mỏi, vậy phải nghỉ ngơi vài hôm, rồi sẽ ra trận.
Ngũ Lang vâng lời đóng quân ở phía Nam, rồi nhóm chư tướng truyền lệnh:
- Ta phải thừa lúc binh Phiên không đề phòng, đêm nay đánh rốc vào hoàng thành, thì việc lớn ắt xong.
Chư tướng vâng lệnh, sẵn sàng chờ đến ban đêm sẽ hành sự.
Lúc này Cửu Muội bị giam trong ngục, may nhờ có Ngục quan là Chương Nô biết người tốt, nên hậu đãi lắm. Đã nhiều lần muốn thả nhưng chưa có dịp.
Hôm ấy Cửu Muội nói với Chương Nô:
- Tôi mang ơn ông rất hậu, nếu có dịp ông hãy theo tôi về Tống để được báo đền.
Chương Nô nói:
- Tôi có ý ấy đã lâu, ngặt không có người dìu dắt, nếu tướng quân muốn đem tôi đi, thì đêm nay vượt ngục ra khỏi chốn này.
Trời vừa chạng vạng, bỗng nghe tiếng quân la ó, Dương Ngũ Lang dẫn bảy trăm quân đánh rốc vào hoàng thành. Quan cận thần vào báo:
- Quân Tây Phiên làm phản.

Tiêu Hậu thất kinh liền truyền lệnh phong bố nội thành.
Dương Ngũ Lang xông thẳng vào ngục, vừa gặp Cửu Muội và Chương Nô đang đánh ra, quân Phiên hoảng chạy chẳng dám cản đường.
Ngũ Lang và Cửu Muội đánh phá U Châu một hồi, rồi nổi lửa đốt cửa thành phía Nam kéo binh đánh rốc qua Đàn Châu.
Tiêu Thiên Hữu không biết do đâu mà binh biến, còn Gia Luật Đệ vừa giục ngựa đuổi theo thì gặp Ngũ Lang, hai bên giao chiến chưa được vài hiệp thì bị Ngũ Lang cho một búa bể óc. Trần Lâm và Sài Cảm dẫn binh đến nhưng chẳng dám chống cự, bèn bỏ binh mà chạy.
Dương Ngũ Lang nghĩ thầm:
- Thầy ta có nói Thiên tướng là Tiêu Thiên Hữu nửa mình đồng xương sắt, nếu muốn chém nó phải dùng búa Dáng Lâm, vậy ta thử xem?
Nghĩ rồi, xông vào nội thành gặp Tiêu Thiên Hữu phóng ngựa chạy ra, Ngũ Lang kêu lớn:
- Tiêu Thiên Hữu, ngươi đã đến số rồi.
Nói rồi niệm chú Dáng Lâm chém Tiêu Thiên Hữu một búa mình sa xuống ngựa .
Bấy giờ trời vừa rạng sáng, Ngũ Lang dẫn binh đánh phá dinh Phiên, thẳng vào Song Long Cốc. Mạnh Lương lúc ấy dẫn binh đánh nhồi ra gặp tướng Phiên là Huỳnh Oai Hiền, Mạnh Lương chém một búa té nhào.
Dương Diên Chiêu bấy giờ cũng thừa thế xông ra, hiệp binh với Dương Ngũ Lang đánh giết binh Phiên thây nằm chật đất, phá tan trùng vây rồi thu quân về trại.
Sáng hôm sau, chư tướng vào ra mắt Dương Diên Chiêu.
Dương Diên Chiêu nói:
- Nếu không nhờ Ngũ Ca ta ra sức cứu viện, thì ta đã khốn đốn rồi.
Dương Ngũ Lang kể lại chuyện Cửu Muội bị quân Phiên bắt cầm ngục, nếu chẳng gặp cơ hội này thì tánh mạng nó cũng không còn.
Cửu Muội nói:
- Em nhờ có ngục quan Chương Nô cứu giúp, nếu không thì đã bị binh Phiên sát hại rồi. Ơn ấy khó mà trả được.
Dương Ngũ Lang nói:
- Trong chốn thâm sơn U Cốc mà cũng có người tốt như vậy thật đáng kính.
Nói rồi, lấy bạc vàng gấm vóc tạ ơn Chương Nô.
Ngũ Lang nói với Cửu Muội:
- Hiền muội hãy trở về phụng dưỡng mẫu thân, anh cũng sẽ dẫn chúng tướng về Ngũ Đài sơn, còn Lục Đệ thì phải ở lại đây gìn giữ Tam Quan, để nối chí cha ngày trước.

Sau đó anh em từ giã mỗi người đi làm một trách nhiệm.
Dương Diên Chiêu về trại, sai người đem con Vạn Lý Vân về Biện Kinh trả lại cho Bát Vương.
Bát Vương được ngựa mừng rỡ nói:
- Lúc trước ta không cho mượn ngựa, chỉ vì muốn thử tài Mạnh Lương để thôi. Nay đã đem ngựa trả lại thì Mạnh Lương và Dương Diên Chiêu quả là người trọng nghĩa.
Nói rồi tâu vua truyền chỉ cho Dương Diên Chiêu trấn thủ Tam Quan, chiêu mộ anh hùng, phòng ngày sau đem binh phạt Bắc.
Vua Chơn Tôn nói:
- Dương Lục sứ vừa lập công lớn, nên trọng thưởng thế nào?
Bát Vương nói:
- Nên lấy lễ mà đãi cho trọng hậu để họ Dương hết lòng giúp nước.
Vua Chơn Tôn y lời sai người đem gấm vóc lụa là và vàng bạc đến nơi trọng thưởng.
Lúc ấy Vương Xu trở về mật phủ, nghĩ thầm:
- Nếu họ Dương mà anh hùng như vậy thì làm sao ta địch nổi?
Nghĩ rồi liền thỉnh Tạ Kim Ngô đến nói:
- Ta có việc cơ mật, muốn cùng ngươi bàn tính một việc.
Tạ Kim Ngô hỏi:
- Chẳng hay đại nhân có việc chi quan trọng chăng?
Vương Khâm nói:
- Ta lâu nay nhờ ơn thánh thượng trọng dụng, song Bát Vương có ý bất bình. Hôm trước nhân có việc ta đi qua Vô Nịnh phủ quên xuống ngựa, bị họ Dương làm nhục một phen, nên vào tâu với chúa thượng, bị Bát Vương đả kích. Nay ta nghĩ lại muốn từ quan thì mới tránh khỏi sự phiền não như vậy.
Tạ Kim Ngô nói:
- Đại quan sao lại quá nhẫn nhịn như vậy. Trong lúc có mấy vị đại thần nay đã tiêu tan gần hết rồi, duy còn có mấy người của chúng ta mà thôi. Các Điện hạ quyền thế tuy cao mà không có thủ hạ. Còn cha con họ Dương đã thành quỉ không đầu. Lúc Tiên đế còn sống vì tưởng cái ơn nên lập Thiên Ba lầu là Vô Nịnh phủ, để dụ dỗ bọn chúng. Nay Chúa thượng không còn nghĩ đến chuyện đó nữa. Vậy để tôi đi qua đó một phen, nếu chúng nó quen thói khinh người thì tôi sai bộ hạ phá hết hai phủ ấy xem chúng nó làm chi cho biết.
Vương Khâm thấy Tạ Kim Ngô trúng kế mình, liền nói khích:
- Tạ Phó Sứ chớ nên nóng nảy, nếu phá Thiên Ba lầu thì không dễ với Dương Lệnh bà, còn nếu phá Vô Nịnh phủ thì bọn ta không thể yên tâm mà bị nhục nhã.
Nói rồi mời Kim Ngô ở lại uống rượu, chuyện trò đến tối mới cho từ giã ra về.

Lời Bàn
Trí và tín là hai điều cơ bản để xây dựng danh giá con người. Thiếu một điều thì làm người không thể trọn vẹn.
Dương Diên Chiêu và Mạnh Lương là hai kẻ biết vận dụng trí và tín.
Trong lúc tình hình nguy hiểm, cần một con ngựa hay, để phá giặc Phiên, Mạnh Lương đã dùng hết mưu trí của mình đã bắt được con Vạn Lý Vân của Bát Vương. Đó là trí.
Lúc dẹp xong giặc Phiên, Dương Diên Chiêu sai người trả ngựa lại cho Bát Vương, thì đó là giữ điều tín nghĩa.
Trong cuộc sống con người, nếu chỉ dùng trí mà mưu đoạt lợi với kẻ khác, không có tín nghĩa, thì người đó trở thành kẻ gian manh, xảo trá.
Còn nếu chỉ dùng tín nghĩa, không đủ mưu trí để ứng biến tùng quyền, cứu nguy cho hoàn cảnh, thì kẻ đó là bất lực không đủ khả năng mưu đồ việc lớn.
Bởi vậy, làm người phải có trí và tín. Trí để mưu đồ thành công việc lớn, tín để giữ cách đạo nghĩa làm người.
Hai điều đó có trong một đức tánh con người, thì người đó là anh hùng, là kẻ siêu nhân.

Hồi Thứ Năm Mươi Sáu
Bát Vương lãnh sứ cứu Dương Diên Chiêu,
Mạnh Lương tình cờ theo Tiêu Táng.

Vương Toàn Tiết ra khỏi vòng vây, suốt đêm chạy đến Nhữ Châu ra mắt quan Thái thú, nói:
- Chúa thượng bị vây khốn tại Ngụy Phủ, không ai dám ra đánh quân Phiên, nay có chiếu sai tôi đến đây, tìm Dương Diên chiêu trở về cứu giá. Xin quan Thái thú tìm giùm cho được.
Quan Thái thú là Trương Tế nói:
- Dương Diên Chiêu phạm tội, đã bị chặt đầu đem nạp về triều nay còn khiến tôi đi tìm sao được. Xin tướng quân hãy về tâu lại.
Vương Toàn Tiết than:
- Nếu không tìm được thì chúa thượng không thoát khỏi nạn này.
Trương Tế nói:
- Thật là trái lễ! Lúc bình thường triều đình sai đi chặt đầu người nọ, chém đầu người kia, dù đó là kẽ trung thần, rồi đến lúc tai nạn lại bảo đi tìm người đã chết.
Vương Toàn Tiết nghe nói không biết làm sao, phải trở về Dương phủ, ra mắt Dương Lệnh bà để bày tỏ việc ấy.
Dương Lệnh bà nổi giận mắng:
- Cái đầu con ta đã chôn lâu rồi, các ngươi hãy đào lên mà tìm nó.
Vương Toàn Tiết buồn bực phải trở ra Ngụy Châu tâu lại với vua Chơn Tôn .
Vua Chơn Tôn nghe tâu, thở dài than:
- Nước Tống là một nước uy hùng, gặp cơn hoạn nạn chẳng ai dám ra cứu viện.
Quần thần tâu:
- Nay chúa thượng đã mắc vào vòng vây của địch, dẫu có Tử Nha sống lại, cũng không tìm ra kế.
Vua Chơn Tôn bỏ ăn bỏ ngủ. Bát Vương thấy vậy tâu:
- Việc đã quá gấp, tôi phải đích thân về Dương phủ mà hỏi thăm tin tức của Dương Diên Chiêu, nếu không được thì tôi phải đích thân đi khắp nơi để tìm cho được. Vậy Bệ hạ sai chư tướng giữ thành cho nghiêm ngặt.
Vua Chơn Tôn nói:
- Như khanh có đi thì phải cẩn thận.
Bát Vương lãnh mệnh, sai Vương Toàn Tiết và Lý Minh bảo hộ ra khỏi vòng vây đi thẳng tới Dương phủ, ra mắt Dương Lệnh bà, nói:
- Nay chúa thượng đang lúc lâm nguy, xin thỉnh Dương Diên Chiêu ra đây cho tôi thương nghị.
Dương Lệnh bà nói:
- Nay Bát Vương đến đây, tôi không còn giấu giếm nữa.
Nói rồi sai người xuống một cái hầm kêu Dương Diên Chiêu lên.
Dương Diên Chiêu vào ra mắt Bát Vương và nói:
- Nếu ngày trước không nhờ điện hạ lập kế giải cứu thì nay Dương Diên Chiêu này đâu còn sống mà tìm. Tôi mang ơn điện hạ không biết lấy chi báo đáp.

Bát Vương nói:
- Nay chúa thượng bị vây nơi Ngụy phủ, nên phải tìm đến tướng quân để cầu cứu.
Dương Diên Chiêu nói:
- Muốn phá vòng vây quân Phiên phải có quân sĩ. Tôi nghe nói Tam Quân bây giờ binh tướng đều tan rã, vậy để tôi đến đó chiêu mộ binh tướng rồi mới hành động được.
Bát Vương nói:
- Nếu vậy chẳng nên chậm trễ. Ta sẽ về triều viết thơ tin cho các trấn thu thập binh mã sẵn sàng, rồi hiệp với các tướng quân kéo đến giải vây một lượt.
Dương Diên Chiêu vâng mạng, vào bái biệt Dương Lệnh bà, thẳng đến Tam Quan trại, trở qua Đăng Châu tìm Tiêu Táng hỏi thăm tin tức.
Khi vừa đến Cẩm Giang, Dương Diên Chiêu thấy tốp thầy chùa vừa đi vừa cằn nhằn, Dương Diên Chiêu hỏi:
- Các ngươi đi đâu mà coi bộ bất bình như vậy?
Mấy vị thầy chùa nói:
- Nơi đây có một thằng điên bắt thầy chùa chúng tôi đêm ngày đến tụng kinh chẳng ai dám nghịch mạng.
Dương Diên Chiêu nghĩ thầm:
- Đây chắc là Tiêu Táng chẳng sai, liền hỏi:
- Người ấy bây giờ ở đâu?
Thầy chùa nói:
- Ở phía Tây thành Đăng Châu, nơi một cái miếu mới vừa lập lên đó.
Dương Diên Chiêu nói:
- Vậy thì ta đi với các ngươi.
Mấy ông thầy chùa dắt Dương Diên Chiêu đến nơi, thấy Tiêu Táng đang nằm trên bàn thần ngủ ngáy pho pho.
Dương Diên Chiêu bước lại gần, đập mạnh vào lưng Tiêu Táng.
Tiêu Táng giật mình thức giấc, trợn mắt hét:
- Đứa nào dám cả gan đến phá giấc ngủ của ta vậy?
Dương Diên Chiêu nạt:
- Tiêu Táng chớ vô lễ ? Hãy nhìn ta xem ai.
Tiêu Táng thấy Dương Diên Chiêu vội nhảy xuống ôm chầm lấy, hỏi:
- Quan chủ! Ngươi là người hay ma quỉ, đã bị chặt đầu sao còn hiện hình nhát ta?

Dương Diên Chiêu cười nói:
- Đang giữa ban ngày mà ma quỉ đâu dám đến. Thôi, hãy theo ta ra ngoài ta kể chuyện cho mà nghe.
Mấy ông thầy chùa trông thấy rồi bụm miệng cười dắt nhau đi mất.
Lục sứ dẫn Tiêu Táng ra khỏi miếu, thuật lại mọi việc cho Tiêu Táng nghe. Tiêu Táng mừng rỡ nói:
- Tôi tưởng thượng quan đã bị triều đình chặt đầu nên lập miếu mà thờ, không dè sự việc như vậy.
Dương Diên Chiêu nói:
- Nay việc binh rất gấp, hai ta phải ra Tam Quan cho sớm, chiêu tập binh sĩ giải vây cho chúa thượng.
Hai người vừa đi vừa nói chuyện thì đã đến bến đò Dương Gia, bỗng thấy một lũ côn đồ chạy tới.
Tiêu Táng nói:
- Để tôi giết hết lũ này trừ mối họa cho địa phương.
Dương Diên Chiêu nói:
- Không nên? Chúng ta đang cần chiêu binh dụ lính, phải thu bọn chúng để dùng vào việc binh.
Người cầm đầu bọn lâu la này là Dương Thái Bảo, cùng họ với Dương Diên Chiêu, nên khi biết Dương Diên Chiêu thì quì gối phục tùng, mời Dương Diên Chiêu và Tiêu Táng về mở tiệc đãi đằng.
Lúc ấy nhằm tiết tháng tư, trời đang nóng nực, hai người đi trót nửa ngày, ngưng ngồi dưới gốc cây mà nghỉ mát. Tiêu Táng thưa:
- Thượng quan hãy ngồi đây để tôi đi trên quán rượu giải khát.
Nói rồi ra đi, bỗng thấy một đám người khiêng rượu thịt đi ngang qua đó. Tiêu Táng hỏi:
- Các ngươi gánh rượu thịt đi đâu vậy?
Bọn người ấy nói:
- Phía trước có cái miếu Dương Diên Chiêu, oai linh hiển hách, trong làng chúng tôi thường đến khấn vái, nên nay đem lễ vật đến cúng tế.
Tiêu Táng cười lớn:
- Té ra ngươi đem rượu thịt đến tế Dương Diên Chiêu, vậy thì hãy theo ta đến gốc cây kia mà tế.
Tiêu Táng dẫn bọn người gánh rượu thịt đến nơi, rồi cười nói với Dương Diên Chiêu:
- Người gánh rượu thịt đến tế thượng quan đây.
Dân làng thấy việc lạ, cúi đầu lạy và thưa:
- Bọn tôi ngỡ quan đã chết nên lập miếu mà thờ. Chẳng ngờ quan còn sống, vậy chúng tôi dâng vật cho thỏa lòng thành kính.

Tiêu Táng và Dương Diên Chiêu ăn uống xong thì đến Tam Quan ải.
Nhạc Thắng và Mạnh Lương lúc này đang chiếm cứ Thái Hành Sơn, nghe tin vội ra đón tiếp.
Dương Diên Chiêu nói:
- Các ngươi phải sửa soạn binh mã sẵn sàng để theo ta đi về giải vây cho chúa thượng. Nay ta còn phải đi các nơi khác.
Nói rồi Dương Diên Chiêu và Tiêu Táng dắt nhau ra đi.
Đi được nửa ngày, mặt trời đã chen núi, Dương Diên Chiêu bảo Tiêu Táng:
- Chỗ này là rừng núi, không có quán trọ, hãy nên kiếm nhà mà nghỉ đỡ.
Tiêu Táng lãnh mạng đi một lúc, chẳng thấy nhà cửa ai hết, bỗng thấy nơi gốc núi, có một ngôi nhà có một ông viên ngoại đang chong đèn ngồi một mình .
Tiêu Táng bước vào hỏi:
- Tôi là người khách buôn, lỡ đường trời tối, xin ông cho tá túc một đêm.
Ông lão đáp:
- Ở đây khó khăn lắm, xin quý khách tìm nơi khác.
Tiêu Táng nói:
- Trời đã khuya, xin ông làm ơn cho chúng tôi tạm một đêm.
Ông lão hỏi:
- Có cùng đi với ai nữa không?
Tiêu Táng nói:
- Chỉ có một người nữa mà thôi.
Ông lão nói:
- Nếu chỉ có hai người thì chẳng hề chi. Vậy xin mời vào phòng nghỉ tạm.
Tiêu Táng bèn trở ra kêu Diên Chiêu vào ra mắt. Ông lão thấy Dương Diên Chiêu tướng mạo khác thường, liền hỏi:
- Ông ở đâu mà đến đây?
Dương Diên Chiêu đáp:
- Tôi là người ở Biện Kinh, muốn đến Thái Hành Sơn có việc.
Ông già nghe nói nhăn mặt nói:
- Tôi nghe tới Thái Hành Sơn mà thêm sầu não.
Dương Diên Chiêu hỏi:
- Có việc chi xin cho tôi biết.
Ông già nói:
- Tôi ở đây xưa nay chỉ có việc ưa danh chuyện nghĩa, cả xóm này đều là họ Trần, vừa rồi có một vị thảo khấu trên Thái Hành Sơn tên là Nhạc Thắng, một người nữa tên là Mạnh Lương, đem bộ hạ cướp phá xóm làng nhiễu hại lương dân. Tôi đã nửa đời người, chỉ sanh được có một chút gái, bị Mạnh Lương xem thấy ép tôi phải gả con. Đêm nay Mạnh Lương đến làm rể, cực chẳng đã tôi phải vâng lời, nhưng đau đớn biết chừng nào.

Dương Diên Chiêu cười nói:
- Ông chớ lo, Mạnh Lương là bạn cũ của tôi, để tôi cảm nó cho.
Ông già nói:
- Nếu con tôi mà khỏi nhục thì ơn ông rất lớn.
Tiêu Táng nói:
- Nếu Mạnh Lương muốn làm rể ông, thì tôi xin tình nguyện làm con gái ông để đón chàng rể quí.
Nói rồi mượn quần áo con gái mặc vào, rồi ra ngồi giữa bàn đón rể.
Chẳng bao lâu, bên ngoài dẫn bọn tùy tùng đến vừa bước vào nhà đã thấy Tiêu Táng mặc đồ con gái bước ra thưa:
- Thiếp nghe tin trễ nên vội ra đón tiếp Mạnh Phu Quân xin tha tội.
Mạnh Lương trông thấy Tiêu Táng thì sửng sốt.
Kế đó Dương Diên Chiêu bước ra thì Tiêu Táng đã chạy đến ôm chặt Mạnh Lương vào lòng, lôi vào phòng trong, rồi nói với Dương Diên Chiêu:
- Để tôi dẫn nó động phòng hoa chúc.
Mạnh Lương trông thấy Dương Diên Chiêu, liền xô Tiêu Táng ra, quỳ lạy Dương Diên Chiêu, nói:
- Thượng quan đến đây lúc nào, xin ngài tha tội.
Dương Diên Chiêu nói:
- Hãy mau trở về trại để cùng ta thương nghị.

Lời Bàn
Lời xưa nói: "Thiện ác đáo đầu chung hữu báo " (lành dữ cuối cùng đều có trả)
Từ xưa đến nay, triều đình là chỗ cai trị dân, lúc nào cũng có kẻ nịnh, người trung.
Kẻ nịnh chỉ thành công nhất thời, còn trung tuy gian nan cực khổ, nhưng cuối cùng vẫn được đền đáp công lao.
Sở dĩ có nịnh trung là do tham vọng hưởng thụ, mà kẻ tham vọng hưởng thụ thì không thể trường tồn, chỉ có đạo nghĩa làm người mới vĩnh cửu mà thôi.
Truyện Tàu lưu lại những tấm gương sáng cho những ai có trách nhiệm trị nước an dân, nhìn lại gương xưa mà học tập tránh những điều gian tà, chạy theo dục vọng cá nhân, làm trái đạo nghĩa làm người.

Hồi Thứ Năm Mươi Bảy
Tống Chơn Tôn qua Ngụy Châu dạo cảnh
Vương Tòan tiếp vây Đồng Đài giao tranh

Tin tức Dương Diên Chiêu bị giết đồn đến Giải Sơn trại, bọn Nhạc Thắng, Mạnh Lương kêu khóc om sòm.
Mạnh Lương nói với chư tướng:
- Nay thượng quan đã bị chết oan, bọn ta đây cũng chẳng làm gì, chi bằng phân nhau đi các nơi làm ăn thì hơn.
Nhạc Thắng nói:
- Lời tướng quân rất phải.
Bèn khiến Lưu Siêu, Trương Cái xuống dưới núi, lập một cái miếu thờ Dương Diên Chiêu, và lập hai cái cốt tượng hình Dương Diên Chiêu và Tiêu Táng mà thờ, còn bọn Nhạc Thắng và Mạnh Lương thì về lại Thái Hành Sơn làm tướng cướp mà nuôi nhau.
Bấy giờ Tiêu Táng bị đày ở Đăng Châu nghe Dương Diên Chiêu bị giết thì cũng vượt ngục mà trốn đi.
Bấy giờ Vương Khâm thấy Dương Diên Chiêu đã chết liền viết thơ sai người tâm phúc đem qua Bắc Phiên nói rõ cho Tiêu Hậu biết.
Tiêu Hậu xem xong mừng rỡ, nói với Tiêu Thiên Tử:
- Nay Vương Khâm gởi thơ về nói rõ ràng tình hình nước Tống đang nguy khốn như vậy. Chúng ta nên khởi binh đánh một trận xem sao.
Sư Cải tâu:
- Họ Dương tuy mất, song nước Tống binh tướng còn nhiều nếu ta dẫn binh chinh phạt e chưa chắc thắng. Vậy phải lập kế gạt Tống chúa ra khỏi triều đình, rồi vây bắt.
Tiêu Hậu hỏi:
- Khanh có kế gì gạt Tống chúa hãy nói cho ta nghe thử?
Sư Cải tâu:
- Nay Ngụy phủ là Lăng tẩm của Tấn Đế, lâu ngày bỏ hoang. Nay khiến người trồng thêm hoa thơm cỏ lạ rồi đồn đại trời xuống điềm lành, mưa rượu ngọt, cây hóa huỳnh tương, bày điều quái lạ như vậy. Lại khiến một người đem tin cho Vương Khâm hay, bảo Vương Khâm xúi vua Tống ra đó mà xem, rồi ta kéo binh vây bắt. Nước Tống mất vua thì còn gì mà giữ được giang sơn.

Tiêu Hậu theo kế liền viết thơ sai người đến Biện Kinh tin cho Vương Khâm hay trước, rồi chọn người đến Ngụy phủ sửa sang lăng tẩm, đào lập vườn. Một mặt sai Tiêu Thiên Tả dẫn binh mã đến đó phục sẵn.
Chưa đầy một tháng, tin tức đồn đến Biện Kinh.
Vua Chơn Tôn hỏi quần thần:
- Nay Ngụy phủ có điềm lạ như vậy, các khanh xét thấy thế nào?
Vương Khâm bước tâu :
- Nay Ngụy phủ có điềm lạ như vậy, ắt lòng trời muốn cho nước Tống giàu mạnh, Bắc Phiên chẳng dám lăm le bờ cõi nữa.
Vua Chơn Tôn mừng rỡ, nói:
- Đất Ngụy gần cõi Phiên mà lúc này là lúc chiến tranh, nếu trẫm ngự giá ra đó ai dám đi theo để bảo giá?
Vương Khâm tâu:
- Bệ hạ nên khiến phò mã Khấu Thừa gìn giữ kinh thành rồi ra đi ắt vô sự.
Bát Vương thấy can không được, buồn bực lui ra.
Vua Chơn Tôn liền hạ chỉ sai Hô Diên Táng làm bảo giá.
Đại tướng quân, Quang Châu Tiết, Vương Toàn Tiết, Trịnh Châu Tiết đều theo hộ giá.
Bọn Hô Diên Táng vâng mạng sắm sửa sẵn sàng, cách vài hôm sau rời Biện Kinh, có Bát Vương và văn võ bá quan theo hầu.
Đi được mấy ngày đã đến Ngụy Châu, vào lúc tiết trời nắng ráo, xe giá vào ngự phủ đồn trú.
Vua Chơn Tôn bèn dắt quần thần đi xem phong cảnh, quả nhiên thấy cây lá tốt tươi, nước xanh leo lẻo, vua bèn khiến múc nước ao lên nếm, thì quả có bay mùi rượu, quân sĩ bẻ lá cây mà ngửi thì chẳng có chi lạ.
Bát Vương tâu:
- Bệ hạ vì điềm lành mà muốn đến đây xem, nay thấy chẳng có gì đáng lưu ý, vậy xin Bệ hạ sớm trở về cung, kẻo lầm kế giặc.
Vua Chơn Tôn nghe nói, cũng nghi ngờ, bèn hạ chỉ di giá trở về. Chẳng ngờ quân Bắc Phiên thám thính, thấy chúa tôi nhà Tống đã vào Ngụy phủ, nên báo cho Tiêu Thiên Tả và Thổ Kim Tú dẫn mười muôn binh mã, vây chặt bốn phía.
Vua Chơn Tôn cả kinh, nói:
- Trẫm chẳng nghe lời các khanh can gián, hôm nay bị vây biết làm sao thoát khỏi.
Bát Vương nói:
- Binh Phiên đã lập kế đưa chúng ta vào lưới, Bệ hạ phải truyền cho các tướng giữ bốn cửa phủ cho nghiêm ngặt, rồi sai người về Biện kinh cầu cứu.
Vua Chơn Tôn liền khiến Hô Diên Táng cho quân giữ các cửa, trong lúc binh Phiên đông như kiến cỏ, ai nấy đều khiếp sợ.

Tướng Phiên là Thổ kim Tú, giục ngựa xông ra nói lớn:
- Vua tôi nước Tống các ngươi đã trúng kế sa vào lưới rập sao không chịu đầu hàng cho khỏi chết?
Hô Diên Táng nổi giận xông ngựa ra đánh với Kim Tú một hồi. Hô Diên Táng đuối sức quay ngựa bỏ chạy bị quân Phiên dùng cung tên bắn như mưa, trúng vào con ngựa Hô Diên Táng, làm cho Hô Diên Táng té nhào xuống đất bị quân Phiên áp đến bắt sống.
Vua Chơn Tôn hay tin thất kinh. Bát Vương tâu:
- Việc đã gấp xin Bệ hạ sai người đến các trấn gần đây cầu viện binh cứu.
Vua Chơn Tôn y lời, sai người ra đi.
Bấy giờ quân Phiên bắt được Hô Diên Táng, bèn bỏ vào xa giải về U Châu nạp cho Tiêu Hậu.
Thấy vua Chơn Tôn buồn bã, Bát Vương tâu:
- Triều đình tin tức không thông, còn ở đây chẳng ai dám ra đánh, nay phải tìm cho được họ Dương thì mới phá nổi quân Phiên.
Chơn Tôn nói :
- Họ Dương biết đâu mà tìm bây giờ?
Bát Vương tâu:
- Xin Bệ hạ viết một bức thơ, sai người đi tìm khắp thiên hạ may ra gặp được.
Vua Chơn Tôn làm thinh, vào trong trướng nghĩ thầm:
- Lời tâu của Bát Vương thật đáng nghi lắm, tại sao đã giết Dương Diên Chiêu, chặt đầu đem về, lại còn bảo là đi tìm trong thiên hạ?
Nghĩ rồi, liền đòi quân Thị Thần vào hỏi:
- Các khanh nghe lời tâu của Bát Vương có gì nghi ngờ chăng?
Quan Thị Thần tâu:
- Có khi Bát Vương biết đặng tin tức của Dương Diên Chiêu nên mới tâu như vậy. Xin Bệ hạ hãy phát thơ sai người ra Nhữ Châu mà hỏi, thì sẽ biết rõ.
Vua Chơn Tôn nghe lời, viết thơ và hỏi các tướng:
- Có ai dám vì trẫm mà thoát vây đến Nhữ Châu chăng?
Vương Toàn Tiết bước ra xin đi. Vua Chơn Tôn sai Lý Ninh yểm trợ ra khỏi thành.
Vương Toàn Tiết may mắn thoát ra được liền nhắm Nhữ Châu đi tới.

Lời Bàn
Trong lúc hoạn nạn mới thấy được quyền uy không phải là lẽ sống.
Vua Chơn Tôn trong lúc không gặp hoạn nạn, nghe lời bọn ninh thần, giết hại các tôi trung, dùng quyền uy để trấn áp mọi người, rồi đến lúc hoạn nạn lại cầu cứu các trung thần để bảo vệ mình. Như vậy kẻ thiếu sáng suốt chỉ thấy quyền uy trong lúc thái bình mà không thấy nguy hiểm trong lúc hoạn nạn.
Người có bản lĩnh, có tinh thần sáng suốt, không cậy vào quyền uy trong lúc thái bình, mà nghĩ đến việc nguy hiểm trong lúc hoạn nạn.
Từ xưa đến nay, những kẻ cầm quyền, nắm quyền lực trong tay, ít ai biết lo xa, lúc thái bình nghĩ đến lúc nguy khốn, chỉ nhìn vào sự việc trước mắt, đến lúc tình thế diễn biến, không còn quyền nữa thì mới ăn năn hối hận.
Tội nghiệp cho những kẻ trung quân ái quốc như họ Dương, suốt đời chịu nhẫn nhục để đuổi theo một ước vọng vì nước vì dân, nên dù khổ cực đến đâu cũng không xa rời mục đích của mình.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét