Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 1-30-12

Trang 12 trong tổng số 13

Hồi Thứ Hai Mươi Lăm
Thần tiên hạ san phá trận
Yêu đạo sút thế mạng vong

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Rạng ngày, Tôn chân nhân đến tướng đài nói:
- Tôi tài phép không bao nhiêu, bởi các vị đạo hữu ép hoài nên không lẽ từ chối. Nay đến ngày phá trận, xin các vị giúp sức giùm tôi cho tận tình.
Nói rồi bước lên tướng đài cầm một cây lệnh tiễn kêu lớn:
- Xin mời Trần đạo hữu đem Cao Hoài Đức, Phan Nhân Mỹ, Tào Bàn, Trương Quang Viễn, La Ngạn Oai lên đài lãnh lịnh.
Trần Đoàn và năm tướng già đồng vâng lệnh lên đài, Tôn chân nhân mới nói:
- Đạo hữu lãnh năm điệu phù này, đưa cho ngũ lão tướng gắt trong đầu tóc, kẻo vào trận bị yêu khí nó hớp hồn, rồi dẫn một ngàn năm trăm binh đều dùng cờ vàng, còn năm tướng thì đội kim khôi, mặc giáp vàng, cỡi ngựa đạm vào phá cửa phía Bắc, bởi màu vàng thuộc thổ, khắc màu đen thuộc thủy gọi là thổ khắc thủy. Năm tướng xông vô cửa phải chặt cây phướn của nó giết chết các thây ma chửa và thây ma câm, còn chủ tướng cửa ấy là lão Huyền Hổ, bởi nó là hồ ly thành tiên, nên phép tắc cao lắm phải đổ huyết vợ nó vào mình nó, ấy là dụng tà trừ tà thì giết nó mới được.
Huỳnh Thạch Công và năm tướng vâng lệnh xuống đàn.
Tôn chân nhân mời Lê Sơn Thánh Mẫu và Đào Tam Xuân, Triệu Hoàng Cô, Lý Thái Huê (Lý phu nhân), Dư Thoại Hoa (Dư Phu nhân), La phu nhân đều lên đài truyền rằng:
- Thánh mẫu lãnh năm điệu phù này đưa cho ngũ lão âm tướng, giắt vào tóc, kẻo vào trận bị yêu khí nó hớp hồn, rồi dẫn một ngàn năm trăm binh đều dùng cờ đen vào phá cửa phía Nam và năm tướng phải đội mũ sắt, mặc giáp đen, cỡi ngựa ô, bởi màu đen thuộc thủy khắc màu đỏ thuộc hỏa, gọi là thủy khắc hỏa. Năm tướng xông vô cửa phải chặt cây phướn của nó và giết chết các thây ma, còn chủ tướng trận ấy là con giả nhân thành tinh phải dùng óc chim ôn hoàng mà rải vào mình nó, thì nó biến hóa không đặng, vật ấy gọi là ôn hoàng sa, vì óc chim ôn hồn mạnh lắm, vấy nhằm mình yêu thú tức thì hiện nguyên hình, thời giết nó mới đặng.

Lê Sơn Thánh mẫu và năm tướng vâng lệnh xuống đài.
Tôn chân nhân lại mời kim Quang Thánh mẫu và Lưu Kim Đính, Tiêu Dẫn Phụng, Ngại Ngân Bình, Úc Sanh Hương, Hoa Giải Ngữ lên đài mà truyền rằng:
- Thánh mẫu lãnh năm điệu phù này, phát cho ngũ thiếu âm tướng giắt trên đầu tóc mà trị khí yêu rồi dẫn một ngàn năm trăm binh đều dùng cờ đỏ còn năm nàng ấy phải mặc áo điều, cưỡi ngựa hồng, vào phá cửa phía Tây, bởi màu đỏ thuộc hỏa, khắc màu trắng thuộc kim, gọi là hỏa khắc kim. Năm tướng xông vào cửa phải chặt cây phướn của nó, và giết chết các thây ma. Còn chủ tướng trận ấy là tinh bươm bướm, thần thông quảng đại chẳng phải tầm thường, phải rải Cao Đường thảo cho nó bị uế nhơ thì biến hóa không đặng, tức thì hiện nguyên hình rồi dùng trảm yêu kiểm mà chém nó.
Kim quang thánh mẫu và năm tướng đồng vâng lệnh xuống đài.
Lúc ấy, Tôn chân nhân mới nói:
- Còn cửa trung ương, Tử Hà Tiên trấn thủ, nguyên Tử Hà Tiên là Tiên hạc, tu ngàn năm hóa đặng hình người, nếu nó tu đôi ba năm nữa cũng thành chánh quả, nên phép tắc cao hơn các yêu tinh kia. Ta phải đem đầu Thập Linh và Định Phong Châu, dẫn một ngàn rưỡi binh mặc áo xanh cầm cờ xanh vào phá cửa trung ương mới đặng. Vì màu xanh thuộc mộc, khắc màu vàng thuộc thổ gọi là mộc khắc thổ. Năm đạo binh đồng phá một lượt, trận âm dương mới tan.

Tống Thái Tổ thấy Tôn chân nhân sửa soạn xuống đài thì bước tới nói:
- Chân nhân điểm các tướng hết thảy rồi, sao không đến quả nhân?
Tôn. chân nhân nói:
- Bệ hạ là Thiên tử, lẽ nào đến chốn hiểm nghèo làm chi?
Tống Thái Tổ nói:
- Khi trước trẫm cũng chinh chiến, từng ra trận giao công, nay giặc ở trước mặt, ấy là việc lợi hại cho tổ tông đến như các vị thần tiên còn đình việc thanh nhàn mà giúp trẫm thay, huống chi trẫm dám cậy đặng áo vàng mà không ra sức?
Tôn chân nhân nói:
- Bệ hạ có lòng lo việc nước như vậy song chẳng nên đem mình rồng vào trận nguy hiểm. Như bệ hạ muốn chia sự mệt nhọc với chúng tôi, xin nai nịt lên lầu, cầm dùi đánh trống; một là lợi oai chúng tướng, hai là mình rồng chấp lệnh mà ếm tế tà tinh, như vậy có ích lợi hơn cầm đao ra trận.
Tống Thái tổ mừng rỡ khen phải, liền nai nịt lên mặt thành thị sự.
Khi ấy năm vị tiên ông dẫn binh tướng vào phá trận âm dương một lượt. Vô đến trận thấy tối tăm mù mịt nghe những tiếng quỉ khóc thầm rên! Còn những vị chánh thần như Lý thiên vương, Na tra Nhị Lan hiển thánh là bậc thần thông quảng đại lẽ nào phò yêu mà diệt Tống, bởi Tử Hà Tiên dùng bùa chú theo phép mà triệu, cùng chẳng đã phải giáng hạ đó thôi. Nay thấy mấy vị đại tiên vào phá trận, thì các thần đều bỏ trận mà thăng thiên. Còn át sát hung thần cũng trốn hết. Trừ ra thây ma câm, thây ma chửa còn ở giữ trận mà thôi?
Dư Triệu biết thế không xong, liền độn thổ trốn trước. Còn năm vị yêu tiên bị vật ký biến hóa không đặng, đều chết hết cả năm .
Tôn chân nhân truyền cho các tướng giết thây ma chửa, thây ma câm và đánh giết binh Đường chết thôi không biết bao nhiêu mà kể.
Khi phá trận rồi, vua Nam Đường thấy binh chết rất nhiều, nên truyền quân đào hầm dập lại.

Còn Tống Thái Tổ thấy trận âm dương bị phá tan nát, trong lòng mừng rỡ vô cùng truyền quân khai cửa thành nghinh tiếp binh tướng. Lại truyền dọn tiệc chạy đãi các vị thần tiên.
Tống Thái Tổ giã ơn nói:
- Các vị giúp trẫm tận lực, thật chẳng biết dùng vật chi mà đền đáp cho xứng công.
Các tiên nói:
- Trời đã định cho bệ hạ ra đời, tiếp tục Ngũ đại lẽ nào Nam Đường giữ đặng Kim Lăng. Bởi yêu tinh nghịch thiên nên phải bỏ mạng, ấy là hồng phước của bệ hạ, chúng tôi có công chi mà bệ hạ tạ ơn?
Khi mãn tiệc, các vị tiên kêu các đệ tử mà bảo rằng:
- Các con hãy trả bùa pháp lại, đặng thầy đem về động, vì từ đây đã hết việc chiến chinh bửu pháp không còn dụng nữa.
Các đệ tử đều trả bửu giáp lại cho thầy.
Lưu Kim Đính thưa:
- Khi phá trận rồi, tôi không thấy Dư Triệu, chắc nó chạy thoắt sau chắc báo cừu.
Tôn chân nhân nói:
Ta cũng nghĩ tới việc ấy, nên có vẽ họa đồ trận Ngũ lôi, e vậy ta cho ngươi hãy xem đó mà lập trận. Nếu Dư Triệu không đến thì thôi bằng nó cự địch nữa, thì lập trận Ngũ lơi trừ nó.
Lưu Kim Đính lạy tạ và lãnh trận đồ.
Các tiên từ giã Thái Tổ. Tống Thái Tổ nói:
- Xin các vị thượng tiên ở lại với trẫm một đôi ngày, trẫm rót hầu tiệc ít lần, kẻo lòng chưa thỏa.
Trần Đoàn nói:
- Bệ hạ nói bấy lời cũng đủ thấy có tính hậu đãi. Chúng tôi đều cảm ơn. Song chúng tôi không muốn ở lâu giữa chốn chiến chinh. Từ nay sắp sau bệ hạ vô sự, xin đừng lo mà mệt lòng rồng. Nay tuy chúng tôi lui về, song cũng còn ngày gặp gỡ nữa.

Tống Thái Tổ thấy cầm lòng không đặng, liền theo đưa khỏi cửa thành. Các đệ tử cũng theo lạy đưa. Năm tiên đằng vân bay về động. Đoạn Tống Thái Tổ phán:
- Mới phá trận, tướng binh còn mệt, trẫm cho nghỉ ba ngày, rồi sẽ kéo tới vây thành bắt Lý Cảnh, ráng tận tâm một phen rồi khải tấu ban sư .
Bữa sau, quân vào báo với Tống Thái Tổ:
- Chúng tôi thấy Dư Triệu vào ải Thanh Lưu.
Tống Thái Tổ phán:
- Nay Dư Triệu đã trở lại, chắc nó đi viện yêu đạo nữa, bận này khó nỗi cầu các tiên xuống đây mà bắt nó, biết tính làm sao?
Lưu Kim Đmh tâu:
- Khi Tôn chân nhân gần về có cho tôi họa đồ trận Ngũ lôi nếu Dư Triệu đến đây thì lập trận ấy mà bắt nó. Nay nó còn trở lại chắc chạy không khỏi số trời.
Tống Thái Tổ phán:
- Tà lẽ nào thắng chánh, đốn cây cũng nên bứng rễ mới khỏi hậu hoạn về sau!
Lưu Kim Đính vâng chỉ.
Về bên Nam Đường trận bị phá, binh chết hơn mười muôn, năm vị yêu tiên đều chết tuyệt. Vua Nam Đường thấy còn ít vạn binh và quân sĩ lão nhược, cả ngàn tướng cạnh chết hết phân nửa, tính bề cự không lại Tống thì ăn năn than:
- Phải chi đầu hàng trước thì bây giờ đã an. Nay lỡ quá rồi, sợ đầu hàng Tống không chịu. Chi bằng lạy tông miếu, giết hết vợ con, rồi mình cũng tự vận cho xong, kẻo bị Tống bắt về làm nhục.
Bá quan thấy vua tính như vậy đồng can hết lời, song vua Nam Đường không chịu nghe.
Vua Nam Đường tính liều mình kế Dư Triệu về ải, nghe việc ấy liền can rằng:
- Bệ hạ không sợ chết, thì đánh liều một trận họa may, lẽ nào liều mình mà giao nước cho giặc! Vả lại bị trận này là bị năm thầy nó xuống giúp Tống đánh Đường. Chúng nó có thầy trợ lực tôi lại không thầy hay sao? Bấy lâu tôi không về núi mà thỉnh thầy là sợ thầy tôi quở sao chẳng bảo Dư Hồng sư huynh về núi. Nay bại trận này, đạo hữu chết nhiều lắm, cừu này trả không đặng thì khó ngủ khó ăn. Tôi phen này quyết đánh liều về lạy thầy xuống, dầu bị quở phạt cũng an tâm. Nếu thầy tôi xuống giúp Đường, chẳng những Kim Đính, Phùng Mậu chết hết mà thôi, dầu Tôn Tẩn, Trần Đoàn, Huỳnh Thạch Công, Lê Sơn Thánh mẫu, Kim Quang Thánh mẫu cũng chịu phục và xin lỗi nữa!

Vua Nam Đường lúc cùng trí nghe Dư Triệu nói mạnh mẽ như vậy cũng muốn cầu may, nên y lời lo đánh nữa. Còn Dư Triệu lén qua thám thính, rõ các việc bên Tống nên tâu:
- Năm vị đại tiên đã thâu phép các học trò về động, như vậy là Kim Đính với Phùng Mậu đã hết phép, sá chi binh tướng Tống là phàm phu, chẳng đi thỉnh thầy tôi làm chi, một mình tôi báo cừu cũng đặng!
Chúa tôi nam Đường nghe rõ, hết khóc liền cười. Vua Nam Đường phán:
- Tiêu Dẫn Phụng, Ngại Ngân Bình và Úc Sanh Hương, cha mẹ chúng nó là người nước Nam Đường, chẳng biết tại sao chúng nó lấy tướng Tống mà làm phản triều đình. Bấy lâu trẫm muốn giết cha mẹ chúng nó cho rõ tội phản thần, song ngại một điều ba đứa ấy là học trò của Thánh mẫu phép lực cao cường nếu giết cha mẹ nó, ắt là nó báo cừu cho đã giận. Nay chúng nó đã bị thầy thâu phép, khỏi lo việc báo thù vậy trẫm truyền chỉ đòi Tiêu Thăng, Úc Thoại về triều, giả thương nghị việc nước, tôi sẽ phục binh mà giết phứt đi, mặt khác lại sai một ngàn binh đến Ngại gia trang giết cho tuyệt tộc họ Ngại.
Các quan đồng nói phải, rồi y theo kế mà làm.
Tiêu Thăng, Úc Thoại thật tình vâng chỉ mà về trìều bị ba trăm đạo quân mai phục áp ta giết chết. Còn nội nhà cha Ngại Ngân Bình bị tướng bình tỏi vây giết không còn một mạng rồi nổi lửa đất nhà, lửa cháy hai ngày mới tắc. Thảm thay!
Đoạn vua Nam Đường cho triệu binh các ải về, cộng hơn mười vạn, đều giao cho Dư Triệu cầm quyền Còn vua Nam Đường cứ uống rượu giải buồn.
Ngày kia, Dư Triệu dẫn hai vạn binh đi khiêu chiến. Quân về báo lại thì năm tướng nhỏ quyết ra cự chiến.
Lúa Kim Đính can:
- Chẳng nên nóng nãy mà hư việc, hãy nán đợi trong ba ngày, như nó hồi tâm thời thôi, bằng khiêu chiến luôn luôn sẽ tính

Các tướng cũng y lời.
Dư Triệu khiêu chiến hơn nửa ngày không thấy tướng nào ra trận, bữa sau khiêu chiến một ngày nữa cũng không ai ra, bữa thứ ba mắng nhiếc cũng trơ trơ. Dư Triệu nổi giận cho phá thành, bị đổ nước sôi và lăn đá. Binh Nam Đường bị bệnh cũng nhiều, lại thêm cung ná bắn xuống nữa. Dư Triệu túng phải lui binh, nín một ngày không khiêu chiến nữa.
Khi ấy Lưu Kim Đính liền ngẫm nghĩ:
- Có lẽ nào Dư Triệu biết ăn năn mà không đánh nữa? Bất quá phá thành không nổi nên về đỡ đó thôi. Chắc ngày khác cũng khiêu chiến, lẽ nào mình bế thành hoài? Ấy là nó tới số, chừng nào chết mới thôi khiêu chiến.
Nghĩ rồi Kìm Đính lấy họa đồ Ngũ lôi trận ra xem, lời dặn bảo rõ ràng. Tức thì Kìm Đính sai Phùng Mậu đem binh qua phía Đông Nam gần kẹt núi, chọn chỗ đất bằng phẳng, đào một cái hầm vuông vức ba trượng, sau năm thước đổ thuốc súng cho đầy, để lá bùa dằn trên mặt rồi lấp đất lại trên mặt đất trồng cây tre như chữ thập, gọi là trận Ngũ lôi. Phùng Mậu vâng lệnh đi lập tức.
Lưu Kim Đính sai Trịnh Ấn đem năm ngàn binh mai phục ngoài trận sau núi, bắn xuống trận Ngũ lôi. Trịnh Ấn vâng lệnh đi nữa.
Lưu Kim Đính lại sai Cao Quân Bảo chọn năm tên lính già yếu tàn tật, đội kim khôi, mặc thiết giáp, giả làm dũng tướng đi du lịch. Cao Quân Bảo y lời.
Khi Lưu Kim Đính sai cắt xong rồi liền tám gội thay áo mới lấy năm lá phù của Tôn chân nhân để lại đến trận Ngũ lôi, dán phù treo ngọn tre rồi niệm chú thâu lôi, tức thì sấm nổ vang tai. Lưu Kim Đính trở về sai Cao Quân Bảo đi khiêu chiến, và dặn phải lời nói khích luôn luôn. Lại truyền cho năm tương già yếu tàn tật, dẫn hai mươi tên lính chưa rõ ốm o, vây chung quanh trận ấy. Rồi truyền cho năm ngàn binh mai phục ngoài thành, đợi Dư Triệu vào trận rồi sẽ áp tới vây phủ.

Còn Cao Quân Bảo đơn thân độc mã đến ải Thanh Lưu khiêu chiến: Dư Triệu cỡi ngựa ra trận, Cao Quân Bảo nói:
- Nay ta chẳng đấu lực, nên chẳng đem binh. Bởi trước ngươi lập trận đã bị năm vị tiên sư phá rồi, giết chết hết, Nam Đường hao binh tướng cũng nhiều, đáng lẽ ngươi biết hổ thẹn, mình trốn về non bên tu luyện cũng phải. Sao còn đem binh khiêu chiến, quyết việc đua tranh, nay nữ tướng lập trận lạ, ngươi đến xem mà cắt nghĩa phép phá trận ấy ra thể nào. Nếu ngươi cắt nghĩa được ta sẽ không đánh Nam Đường nữa. Bằng ngươi biết mình phá không nổi thì lui về cho mau.
Dư Triệu nói:
- Ngươi đã lập thì phá đặng, lẽ nào không dám đi coi?
Cao Quân Bảo thấy Dư Triệu đi, liền chạy về báo tin với Lưu Kim Đính.
Lưu Kim Đính nghe nói, liền giục ngựa ra trận. Kế Dư Triệu cỡi ngựa đến. Lưu Kim Đình chỉ trận mà nói rằng:
- Nếu người dám vào trận ba lần, thì ta về tâu xin vua bãi binh, nhượng đất Nam Đường cho Lý Cảnh. Bằng ngươi không dám thì lui về cho mau, dưng gánh việc trần, mà báo đời thiên hạ.
Dư Triệu ngó thấy trận xơ bơ, có năm tướng già và hai mươi người lính tật nguyền thủ trận coi không thấy hào quang và thần tướng chỉ có trên ngọn tre nhẹ nhàng hơi lửa, bèn nghĩ:
- Chắc là Kim Đính dùng lửa đốt binh mình, mà mình chẳng đem binh, nó đốt minh sao đặng? Bề gì độn ra cũng khỏi, nhắm chẳng hề cho. Chắc là Lưu kim Đính hết phép rồi nên lập trận hồ nghi mà gạt cho mình về núi, cũng như Khổng Minh dụng trí đờn cầm, ấy là làm túng mà gạt Tư Mã ý. Ta cũng nên vào trận cho chúng hết hồn, rọi phun lửa đốt cả bầy cho bỏ ghét?
Nghĩ rồi Dư Triệu nói lớn rằng:
- Kim Đính, ngươi lập cái trận lôi thôi như vậy, chẳng những ta vào ba lần, dầu vô ra ba chục thứ cũng chẳng khó gì?
Lưu Kim Đính làm bộ thất sắc nói cách yếu ớt:
- Xin hãy suy xét rồi sẽ vào, kẻo thất đanh và uổng mạng!
Dư Triệu nghe nói càng mạnh mẽ mười phần.
Dư Triệu cầm song kiếm giục ngựa vào trận. Năm tướng già và hai mươi người lính tàn tật vây phủ đánh liền. Dư Triệu đánh chúng nó ngã lăn, liền xông vào trận giữa. Lưu Kim đính phát pháo, năm ngàn phục binh áp tới vây phủ ngoài xa, còn Cao Quân Bảo ở ngoài tuần vãng. Trịnh Ấn nghe hiệu lệnh dẫn binh pháo thủ lên núi, bắn xuống như mưa, tên bay tơi bời.
Lưu Kim Dính niệm chú và đánh lôi quyết năm vị lôi công nổi sét ầm ầm. Dư Triệu thất kinh đằng vân bay lên thì bị lôi công đánh ngã xuống. Dư Triệu tính bề độn thổ, ngặt đất đã cứng như đồng, túng phải nhảy vào trung ương mà độn hỏa, chẳng ngờ tứ bề có thiên la địa võng, không ngõ thoát thân, bị ngũ lôi đánh chết bay hơi tanh khét vô cùng. Năm tướng già và hai mươi người lính tàn tật cũng bị thuốc súng mà chết.

Lời Bàn.
Nếu kẻ phô trương tài năng để đe dọa thiên hạ thì cũng có kẻ làm ra cách không hiểu biết để chiến thắng kẻ tự cao tự phụ.
Dư Triệu lập trận âm dương, vận dụng hết khả năng của mình để làm cho tướng Tống sợ hãi, các vị tiên phục tùng, thì trái lại Tôn Tẫn chỉ lập một trận sơ sài, tưởng như kẻ không biết gì về trận pháp. Như Dư Triệu phải bỏ mình vì vào cái trận sơ sài ấy, chứng tỏ Dư Triệu là người tự cao tự đại không lường được tài năng của kẻ khác và không rõ sự dốt nát của mình.
Trong cuộc sống đời người, kẻ nào không hiểu được cái dốt nát của mình, thường khinh bỉ việc làm của kẻ khác, cuối cùng, họ đã bị kẻ khác lợi dụng cái dốt nát của kẻ tự cao tự phụ để chiến thắng.
Ấy vậy cái khôn không phải đem sự hiểu biết của mình khoe khoang, mà chính là làm cho họ không thấy sự hiểu biết của mình.
Hồi Thứ Hai Mươi Sáu
Nam Đường sa cơ đầu Tống
Thái Tổ thương tướng phong thần

Khi Dư Triệu bị thiên lôi đánh chết, hiện nguyên hình là con quạ lửa cháy thành than? Lưu Kim Đính niệm chú thâu lôi, mấy vị Lôi thần lui hết.
Lưu Kim Đính sợ vua Nam Đường hay tin, trốn qua ải khác, mất công truy nã lâu ngày, chi bằng xuất kỳ bất ý mà phá thành thì khỏi lo hậu hoạn. Tức thì Kim Dính về điểm binh tướng, nổi đèn đuốc đì ban đêm, đến vậy phủ ải Thanh Lưu, hãm thành một lượt Năm tướng già nhảy lên thành, chém binh giữ cửa rồi mở cửa ải cho binh tướng Tống kéo vào.
Trong lúc ấy vua Nam Đường đang uống rượu với các thê thiếp không hay giặc đã vào thành. Cao Quân Bảo và Lưu Kim Đính xông vào bắt vua Nam Đường trói lại. Hoàng hậu và bốn mươi quí phi đều quì lạy xin dung cho họ toàn tánh mạng. Lưu Kim Đính y lời, truyền đóng cửa cung không cho binh vào phá hại rồi đem vua Nam Đường vào thành về đến nơi thì trời đã sáng.

Rạng ngày Kim Đính cho vua Nam Đường đến trình Thái Tổ. Tống Thái Tổ liền xá tội truyền quân mở trói.
Vua Nam Đường lạy tạ ơn khóc và tâu:
- Tôi bị các tướng võ đốc vô, và yêu đạo khoe tài ép trí, nên mắc tội với bệ hạ đã nhiều. Nay tôi đã ăn năn chừa lỗi, xin bệ hạ mở lượng trời đất mà rộng dung ơn tôi giữ theo đạo thần tử đời đời chẳng hề dám quên ơn mà làm phản.
Ban đầu Tống Thái Tổ còn nóng giận chẳng chịu cho đầu hàng, sau thấy vua Nam Đường năn nỉ hết lời, khóc lạy đủ lễ, nên động lòng thương, phong vua Nam Đường là Thuận nam vương, trấn thủ đất Kim Lăng như cũ, và cho tướng quân bảo hộ nhiều người, phòng ngày sau có sự biến cải!
Từ ấy sắp sau, thiên hạ đều về Tống. Nam Đường không dám trả lòng phản phúc nữa.
Tống Thái Tổ hồi tâm, rất thương các tướng, vì bị vây đã ba năm dư, nay mới đặng Nam Đường gom về một mối, nên truyền dọn tiệc khao binh thưởng tướng rồi sẽ ban sư đặng các tướng thăm nhà thăm cửa.

Đoạn Miêu quân sư liền xin vua trao bảng an dân kẻo thiên hạ sanh sự. Tống Thái Tổ y tấu.
Miêu quân sư đặt bảng tịnh dân yết khắp nơi, dân nước Nam Đường đều kính phục, không có ý báo oán trả cừu.
Khi ấy Tiêu Dẫn Phụng, Úc Sanh Hương, Ngại Ngân Bình, ba nàng vào ải Thanh Lưu, có ý tìm cha mà không gặp, tìm về nhà thấy nhà cửa tan hoang! Ba nàng than khóc một lúc thì có người gia tướng cũ chạy đến thuật lại chuyện trước sau. Ba nàng mới rõ vì mình mà gia quyến bị tru di.
Ba nàng trở về Thọ Châu tâu với vua Thái Tổ, kẻ rõ nỗi thảm khổ cho chồng hay. Tống Thái Tổ nghĩ công lao ba nàng vì đầu Tống mà cả nhà bị hại nên truyền dán cáo thị khắp nơi, nếu ai tìm được hài cốt cha của ba nàng thì được thưởng ngàn lượng bạc.
Chỉ ba bữa sau, có ba người đến lãnh bảng, và kể nguyên do:
- Thây Tiêu Thang nhờ người bạn học chôn lén. Thây Úc Thoại nhờ vị quan già chôn lén Thây Ngại lão gia nhờ người giữ vườn chôn lén. - Bởi ba người ấy chết rất thảm thiết nên những kẻ chôn lén xót thương mà không sợ tội.
Ba nàng đồng lạy tạ ơn và đi tìm ân nhân để trả nghĩa, rồi chọn ngày dời đến chỗ đất tốt để mai táng .
Đến ngày đi táng, Tống Thái Tổ dẫn các quan văn võ đến điếu tế. Thiên hạ đến coi rất đông ai cũng khen:
- Cũng thời cái chết, mà ba ông này có phước lớn mới được Thiên tử và bá quan đi điếu.
Vua Thái Tổ còn xuất bạc vàng cất ngôi mộ cao lớn, cấp cho họ Ngại, họ Úc, họ Tiêu một số làm hương hỏa phụng sự ba vị tướng quân.
Lưu Kim Đính tâu:
- Tôi lập trận Ngũ Lôi, hao hết hai mươi tám người già bệnh, ấy cũng vì việc nước mà bỏ mình, vậy xin bệ hạ rước pháp sư cầu siêu cho hồn đặng tiêu diêu mới khỏi mang tội.
Tống Thái Tổ y tấu, sai Phùng Mậu đi rước pháp sư.
Pháp sư đến lập đàn cầu hồn chín ngày đêm, rồi từ tạ Tống Thái Tổ về núi.

Lời Bàn
Không vì những lỗi nhỏ nhặt mà trả thù bằng những lỗi lầm lẫn.
Tống Thái Tổ chỉ giết lầm một trung thần trung tín, mà Xích Mi lão tổ sai Dư Hồng, Dư Triệu xuống giúp Đường phạt Tống trong một thời gian. Thời gian ấy việc chiến tranh xảy ra hao tốn biết bao nhiêu. Xét về lẽ công bằng thì sự trừng phạt ấy không gọi là xứng đáng. Vua Tống chỉ giết một ngườì còn Xích Mi lão tổ giết cả hàng vạn người thì ai phạt Xích Mi lão tổ. Đây là một câu chuyện thần thoại trong lịch sử mà người xưa đặt ra để cấu tạo thành cốt truyện, mà người đời sau nên để ý một câu chuyện huyền hoặc ấy không có gì là công bằng.
Có phải vua Tống là người phàm tục, nên bị tội giết người còn Xích Mi lão tổ là bậc thần tiên, không phạm tội ấy chăng?

Hồi Thứ Hai Mươi Bảy
Bởi nằm mộng. Kim Đính bâng khuâng,
Nghe đệ tử, Xích Mi giáng hạ

Tống Thái Tổ chọn ngày ban sư, Lưu Kim đính đứng chầu, bỗng rùng mình, nhớ lại điềm mộng đêm qua, không biết cha già mạnh yếu ra sao, lòng thấy bồi hồi, liền thưa với Miêu quân sư:
- Đêm hôm qua tôi nằm mộng, không biết điều hung kiết thế nào, xin quân sư làm ơn bói cho một quẻ.
Miêu quân sư đặt bàn hương án, xử quẻ, rồi đoán:
- Cứ theo quẻ này, thì hão phụ mẫu vẫn bình yên, duy có việc bản thân hình không sáng sủa mà thôi. Song tôi xét lại phu nhân thuận lẽ trời, giết kẻ nghịch, lẽ nào ma quỷ dám hại mình? Trong quẻ nay có quí nhân phò hộ, không đến tai hại mà lo.
Lưu Kim Đính nghĩ thầm:
- Trước đây mình giết Dư Hồng, sau trừ Dư Triệu, chắc là Xích Mi lão tổ xuống báo cừu cho học trò. Nay quân sư đoán quẻ như vậy e ta bị lâm nạn chăng?
Miêu quân sư thấy Lưu Kim Đính nghĩ ngợi, liền nói:
- Ba ngày nữa thì có họa, song có năm vị sao giải cứu, phu nhân gặp dữ cũng hóa lành.
Lưu Kim Đính thây quân sư thuở nay đoán vẻ linh nghiệm nên cũng bớt lo đánh liều tới đâu hay tới đó.
Bấy giờ Dư Triệu bị trận Ngũ Lôi xuất hồn bay về núi. Thể Vân đồng tử hỏi:
- Có phải Dư Triệu sư huynh đó không? Sao tôi coi sắc diện khác thường, không phải như xưa.
Hồn Dư Triệu nói:
- Nay ta hiện hình về thăm thầy và thưa một chuyện.
Thể Vân đồng tử vào báo lại. Xích Mi lão tổ cho đòi vào. Dư Triệu bước tới quì trước mặt thầy vừa lạy vừa khóc kể lể mọi việc.
Xích Mi lão tổ nửa thương nửa giận:
- Ngươi đã chẳng kêu Dư Hồng về thì thôi, sao lại giúp nó làm điều trái lẽ? Hai đứa bay chết về nghiệp đao binh là tự định hại lấy mình, còn than khóc nỗi gì?
Nay tôi vè đây có ý xin thầy răn chúng nó một phen, nếu không thì sau chúng nó còn làm những việc khinh dễ đến thầy nữa.
Xích Mi lão tổ nghe Dư Triệu nói nổi giận mắng:
- Lũ trẻ này dám khi dễ ta quá lẽ. Mấy vị thầy nó lại binh đệ tử không vị tình ta. Dư Triệu, hãy theo ta xuống Thọ Châu một chuyến.
Nói xong Xích Mi lão tổ dẫn hồn Dư Triệu xuống Thọ Châu, rũ tay áo một cái thì trời đất tối tăm. Tống Thái Tổ đang chọn ngày ban sư không hiểu vì sao mà trời ban ngày lại tối như ban đêm, giây phút giông tố ầm ầm, thành Thọ Châu rung rinh như chiếc ghe dậy sóng.
Ai nấy đều kinh hãi, Miêu quân sư đánh tay rồi tâu:
- Ấy là Xích Mi lão tổ giáng hạ, có ý quở trách chúa tôi, xin bệ hạ dẫn võ ra thành thấp hương bái lạy.

Tống Thái Tổ y tấu, lập bàn hương án vái rằng:
- Tôi là Đại Tống có tội xin cao tiên dạy bảo và làm tội một mình tôi, kẻo nội thành liên lụy.
Xích Mi lão tổ thấy vậy liền vén tay áo, tức thì thành vách hết xao động nắng trở lại như thường
Xích Mi lão tổ tiên hiện hình, vòng tay bái Thái Tổ và nói:
- Bởi các con a hoàn ấy nhục mạ ta, nên nay ta xuống xem pháp thuật chúng nó ra thế nào?
Tống Thái Tổ nói:
- Điều ấy là Dư Triệu nói gian, thiệt tình không có ai dám khinh dễ cao tiên.
Năm nàng nữ tướng cũng quì lạy Xích Mi lão tổ và thưa:
- Xin sư bá xét lại, kẻo oan chúng tôi lắm.
Xích Mi lão tổ nổi giận mắng:
- Chúng bay là những đứa bất hiếu, vì tình duyên chồng vợ mà sát hại mẹ cha, chẳng bằng loài cầm thú. Đã vậy còn dám cả gan giết hại đệ tử của ta. Hãy mau trả gươm linh và sách báu lại đây, rồi tự cắt đầu mà đền mạng. Nếu không vâng lời, ta sẽ làm thành Thọ Châu nát như tro bụi.
Tống Thái Tổ lạy lục xin tha. Xích Mi lão tổ nói:
- Lưu Kim Đính giết học trò ta, vì học trò ta kình địch với nó, thì tội ấy cũng rộng dung, song cái tội giả danh ta mà gạt Dư Hồng thì sỉ nhục ta lắm, không thể tha thứ. Ta phải trị tội phạm thượng cho năm đứa ấy phải chết mà thôi.

Lời Bàn
Lời nói của kẻ có quyền thế bao giờ cũng nguy hiểm hơn một kẻ bình thường.
Xích Mi lão tổ sai Dư Hồng, Dư Triệu xuống giúp Đường phạt Tống, thì trong chiến tranh ai cao mưu túc trí thì đoạt thắng lợi. Trong chiến đấu, không ai cấm dùng mưu kế nào, miễn mưu kế ấy có thể thắng được kẻ địch.
Xích Mi lão tổ bắt tội Lưu Kim Đính giả hình mình, phạt Dư Hồng, thì đó chẳng qua là Dư Hông thua trí Lưu Kim Đính mà thôi, đâu phải hành động phạm thượng, khinh Xích Mi lão tổ.
Lời khiển trách của Xích Mi lão tổ, chẳng qua la lời nói của kẻ trưởng thượng với kẻ nhỏ hơn mình. Dù vậy, kẻ có quyền lực khi nói ra một lời làm cho người khác yếu thế hơn phải sợ hãi.
Trong xã hội loài người cũng thế, lời nói của kẻ có chức quyền bao giờ cũng quan trọng. Lời xưa có nói: Lời nói của kẻ mạnh bao giờ cũng là lẽ phải.
Hồi Thứ Hai Mươi Tám
Xích Mi xuống núi phạt Ngũ âm Tinh,
Trần Đoàn viện tiên nữ cứu nữ tướng.

Lưu Kiến Đính thấy Thái Tổ năn nỉ hết tiếng mà Xích Mi lão tổ cũng không nghe. Lưu Kim Đính lấy làm lạ, vì một mình làm tội mà liên lụy đến mấy chị em, muốn cãi lẽ một đôi lời, song sư bá nổi sùng thì chắc cả thành chết hết. Nghĩ rồi kim Đính quì lạy nói:
- Xin sư bá rộng dung cho các đệ tử ba ngày về từ gia quyến thuộc rồi sẽ đem nạp sách và gươm, và uống độc dược mà chết. Xin sư bá mở lòng từ bi cho sống thừa ba bữa, chúng tôi sau dầu thác cũng đội ơn.
Nói rồi đồng lạy.
Tống Thái Tồ cũng lau nước mắt mà nói giùm. Xích Mi lão tổ chưa nguôi, chịu cho ba ngày chớ không đặng quá hạn, rồi liền đằng vân về động.
Dư Triệu mừng sẽ giết đặng Kim Đính, trả chút tư cừu, song còn tức một điều vì giết Phùng Mậu không đặng.
Khi ấy Cao Quân Bảo, Cao Quân Bội, Trịnh Ấn, Phùng Mậu, Dương Diên Bình thấy vợ bị mắng nhiếc đều tức mình, song biết đánh chẳng lại Xích Mi nên không dám cự. Sau khi Lưu Kim Đính hẹn ba ngày uống thuốc độc tự vận thì Xích Mi lão tổ mới chịu về, năm tướng đều ôm vợ mà khóc. Tống Thái Tổ với bá quan vãn võ cũng mủi lòng rơi lụy oán Xích Mi lão tổ vô cùng.
Còn Lưu Kim Đính khóc mà nói:
- Bởi tôi quyết dẹp cho đặng Nam Đường, cùng chẳng đã mới giết Dư Hồng và Dư Triệu, nay sư bá xuống làm tội như vậy cầu khẩn cũng không đặng, chắc nội ba ngày tôi phải chết. Xin tướng quân nghĩ tình phu phụ, một ngày cũng tiếng vợ chồng, nuôi dưỡng giùm cha thiếp, hoạ may thiếp khỏi tội bất hiếu. Sau lang quân có chọn đặng người hiền đức cũng tốt, bằng không xin dùng đỡ bốn con tỷ tất ấy làm hầu, chẳng nên sầu thảm vì tôi mà sanh bệnh hoạn.

Cao Quân Bảo nghe trối, gục mặt khóc hoài.
Bốn vợ chồng kia cũng ôm nhau mà khóc, đều than rằng vô tội mà thác oan. Lưu Kim Đính thấy vậy can rằng:
- Một mình tôi làm, thì một mình tôi chịu tội, lẽ nào liên lụy tới chị em! Để ba ngày tôi trả sách trả gươm, sẽ thưa như vậy bề nào cũng chết, nói cho rành mà chết cũng rạng danh, lẽ nào sư bá vì Dư Triệu, Dư Hồng mà giết tới năm mạng?
Nói về Trần Đoàn lão tổ đánh tay biết ngũ âm tướng mắc nạn, bởi Dư Triệu nói khích nên Xích Mi xuống Thọ Châu, e các nữ tướng nói lỡ lời bị Xích Mi giết chết hết, chi bằng hội chư tiên đi khuyên giải mới xong. Nghĩ rồi Trần Đoàn mới ra khỏi núi Hoa Sơn thì gặp Huỳnh Thạch Công và Tôn Tẩn, cũng thương nghị đi hoà giải. Chẳng ngờ đi nửa đường lại gặp Lê Sơn Thánh mẫu, các tiên ông gặp nhau mới hỏi rằng:
- Mấy vị Thánh mẫu đi đâu đó vậy?
Các Thánh mẫu nói:
- Đệ tử chúng tôi mắc nạn dưới thành Thọ Châu, nên chúng tôi xuống cứu.
Các tiên ông nói:
- Chúng tôi cũng vì các vị hiền đồ hàm oan, nên xuống Thọ Châu nói giúp.
Các vị Thánh mẫu cám ơn rồi đằng vân bay xuống.
Nói về năm nàng thấy hào quang chiếu sáng trời, đồng bước ra xem thử, thấy chư tiên và các thánh mẫu giáng hạ, trong lòng mừng rỡ mười phần, đồng làm lễ rước vào thành Thọ Châu. Chúa tôi mừng rỡ nghinh tiếp.
Năm nàng ấy lạy các thánh mẫu, khóc và thưa :
- Sư bá tin lời Dư Triệu thưa dối nên xuống đòi giết chị em tôi. Chúng tôi xin lại ba ngày sẽ uống thuốc độc mà tự vận. Nay thầy xuống xin nhờ cứu đệ tử một phen!
Các thánh mẫu khuyên:
- Có thầy và mấy vị tiên ông đến đây, không can chi mà sợ. Bề nào có các thánh mẫu cũng bình an.
Các đệ tử đồng lạy tạ ơn. Năm người chồng cũng mừng rỡ.
Khi ấy Tống Thái Tổ phán hỏi:
- Chẳng hay các vị tiên sư, thánh mẫu sẽ lấy lời khuyên giải Xích Mi lão tổ cho hết giận hay là phải đụng đao binh?

Trần Đoàn tâu:
- Lý Cảnh đã đầu hàng, thì hết việc chinh chiến. Còn chuyện này lấy lời phải quấy khuyên giải mà thôi. Để mai chúng tôi đến khuyên giải một đôi lời, đặng bệ hạ ban sư về nước.
Tống Thái Tổ mừng rỡ phán:
- Chư tiên và thánh mẫu gián can, chắc lão tổ cũng vị tình dung thứ.
Các đệ tử cầu mấy vị ra sức nói giùm. Huỳnh Thạch Công nói với Tôn Chân Nhân:
Đạo hửu phải đến thiên cung, nói với Tống Sánh Tư Mã rằng các nữ tướng vâng chỉ đầu thaí thánh Đường phò Tống, nay Xích Mi ép phải tử vận mà thường mạng cho học trò, xin Tư Mã khuyên giùm thì xong việc.
Tôn chân nhân y lời đằng vân đến dinh Tống sanh Tư Mã.
Tống sanh Tư Mã mừng rỡ hỏi thăm có chuyện chỉ? Tôn chân nhân thuật hết các việc.
Tống sánh Tư Mã nói:
- Ngũ âm tinh vâng lệnh đầu thai, phò Tống đoạt Đường gom về một mối, còn các yêu đạo nghịch trời thì chết ấy lẽ thường! Xích Mi là một vị đại tiên, lẽ nào không rành sự ấy? Sao lại binh học trò quyết làm cho cạn nước thấy cá, chẳng để chút ơn riêng? Thôi, chuyện này tôi chẳng tâu trình làm gì, bây giờ tôi đi với các ông đến khuyên giải Xích Mi lão tổ, chừng nào nói không linh, sẽ tâu với Thượng Đế xử phân, coi Xích Mi cải lẽ làm sao cho biết!
Tôn chân nhân nói phải, rồi đằng vân đến thành Thọ Châu.

Các vị tiên ông và các vị thánh mẫu thấy Tống sanh Tư mã giáng hạ thì mừng rỡ vô cùng đồng thương nghị qua kim ngao đảo. Phùng Mậu, Lưu Kim Đính cũng đem gươm ôm sách theo sau, còn Xích Mi lão tổ thấy chư viên và các thánh mẫu đến biết là xin tội cho học trò, nên trong lòng chẳng đẹp song vị tình chào hỏi gọi là.
Xlch Mi mời Tống Sanh Tư Mã ngồi trước và hỏi:
- Chẳng hay tôn thần và chư tiên đến tôi có dạy chuyện chi?
Trần Đoàn thưa:
- Chúng tôi vì sự các học trò phạm tội với đại tiên nên đến cầu xin ân xá.
Xích Mi lão tổ tỏ sắc buồn và đáp:
- Tôi chẳng phải kiếm cớ mà quở phạt hiền đồ. Bởi nó làm lộng quá dám giả mạo hình tôi, gạt bắt Dư Hồng mà giết, nên tôi phạt tội ấy mà thôi!
Tôn chân vân nói:
- Luận tội Kim Đính dám giả hình sư bá thì xử tử đã đành song còn chỗ này có lẽ chết đặng, vì khi trước khi bắt đặng Dư Hồng tức thì tha về, chẳng hề làm hại. Sau Dư Hồng không chịu về núi cứ phò Đường đánh Tống lại viện thêm Dư triệu xuống rải độc mà hại cả thành. Bấy nhiêu cớ ấy Tống Thái Tổ quở Lưu Kim Đính vì tha tội Dư Hồng mới mọc thêm Dư Triệu. Kim Đính tính bề khó bắt, túng phải mạo hình, là tại thế bất đắc dĩ. Còn Dư Triệu bắt rồi tha về sau cũng viện yêu tiên lập trận, đến nỗi chúng tôi phải xuống phá trận, nó trốn rồi cũng trở về. Đường cứ đem binh khiêu chiến mãi .Nếu kim Đính không giết Dư Triệu, làm sao lấy đặng Nam Đường? Xin đại tiên xét suy thứ tội.
Tống sanh Tư Mã thấy Xích Mi còn hơi giận mới lấy bức Thánh thế hồng đồ trong tay áo rộng trải ra giữa ghế đá mà nói:
- Xin lão tiên xem bức đồ này, vẽ có thứ lớp. Từ khi Ngũ âm tinh đầu thai cho đến lớp vần duyên giúp Tống có lớp giết tướng nghịch, có lớp trừ yêu đạo rõ ràng. Ấy là trời định trước khi đầu thai, chẳng phải tại người sinh sự.

Không phải Xích Mi lão tổ chưa hiểu việc Ngũ âm tướng phụng chỉ đầu thai, bởi nghe lời Dư Triệu khai gian nóng giận đứa hậu học vô lễ không biết kính người trên, dám nhục mạ sư bá, nên nạt nộ chị em Kim Đính mà đòi sách gươm, làm cho mấy nàng ấy hãi kinh, lạy lục cho bỏ ghét đó thôi!
Xích Mi lão tổ xem Thánh thế hồng đồ rồi nói:
- Tuy các lệnh đồ phụng chỉ xuống phò Tống đánh Đường, xong các lệnh đồ vô lễ lắm. Dầu giết Dư Hồng, Dư Triệu, sơn nhân chẳng chấp, bởi chúng nó cãi lời thầy mà sát sanh thì phải bị tử trận. Các lệnh đồ rõ biết sơn nhân là bạn bè với các đạo hữu, đã kêu bằng sư bá rõ ràng, sao vì chuyện Dư Triệu, Dư Hồng mà sỉ mạ sơn nhân tới nước? Như không phục sơn nhân cũng phải trọng thầy một chút, lẽ nào dám nhục mạ người bạn thân thiết của thầy mình, ấy là tội phạm thượng rõ ràng không lẽ bỏ qua cho kẻ hậu sanh bắt chước?
Chư tiên và các thánh mẫu nghe nói kinh hãi, cùng lấy làm lạ?
Các thánh mẫu thưa rằng:
- Các học trò tôi tuy chưa tu hành theo phép đạo mặc lòng, chớ nết na phép đà thuần lắm. Lẽ nào dám phạm thượng như vậy?
Chắc là Dư Triệu cố oán mà nói thêm. Xin đạo huynh xét lại.
Mấy vị tiên sư cũng nói:
- Không phải đạo huynh xuống phò Đường đánh Tống, lẽ nào chúng nó dám nói động đến người trên? Chắc là Dư Triệu muốn cho đạo huynh xuống đánh báo cừu nên mới đặt điều nói khích như vậy.
Trong lúc Lưu Kim Đính và Phùng Mậu đứng ngoài nghe rõ mọi điều như vậy, liền đánh điều vào lạy rồi nói:
- Xin sư bá xét lại, mấy lời ấy là Dư Triệu cố oán đặt điều chớ chúng tôi còn biết kính thầy, lẽ nào dám nói động đến sư bá?
Xích Mi lão tổ bèn kêu Dư Triệu vào mà hỏi:
- Mi nói Phùng Mậu và Kim Đính mắng ta làm sao?

Dư Triệu thấy mặt hai người ấy, lấy làm ngỡ ngàng, vì hai người không nói giáp mặt mình, nên khai nói bợ ngợ lắm, nên Dư Triệu cứ thiệt khai ngay rằng:
- Tuy hai người không nói trước mặt tôi mà nói với Dư Hồng rằng: Xích Mi lão tổ là yêu tiên dạy đệ tử những loài cầm thú, sai ra khuấy chúng phá đời. Không bao lâu mấy thầy ta sẽ xuống trừ cho tuyệt loài tà đạo, bởi tôi nghe tiếng nói ấy, giận Phùng Mậu và Kim Đính nên mới xuống giúp Dư Hồng. Nay chúng sợ thầy nên chối đó thôi.
Xích Mi .lão tổ nổi giận mắng:
- Mày là đồ súc sinh, bị Dư Hồng nó khích, sao hôm trước mày về nói quả quyết rằng chúng nó mắng ta tại trận? Mày có thể chẳng hề nói gian, nay có mặt Phùng Mậu, Kim Đính thì mày lại nói khác, rằng chuyện ấy, Dư Hồng thuật lại!
May có các sư thúc phân giải, nếu không thì Ngũ âm tướng đã thác oan! Thiếu chút nữa thì ta với các sư thúc giận hờn ra việc tuyệt ngãi. Ta thề từ rày sắp sau chẳng truyền phép cho các đệ tử nữa thì khỏi sanh sự báo đời?
Các tiên và các thánh mẫu cũng nói theo như vậy.
Đoạn Kim Đính và Phùng Mậu trả sách dâng gươm. Xích Mi đều thâu cất. Các tiên và Thánh Mẫu cùng Tống sanh Tư Mã đồng từ giã lui về. Phùng Mậu và Kim Đính cũng tạ ơn rồi trở lại.
Xích Mi lão tổ đưa các tiên ra động và dặn:
- Các đạo hữu có về Thọ Châu thì nói lại vơi Tống Thái Tổ rằng: Bởi sơn nhân nghe lầm ác đồ là Dư Triệu nên xuống quở phạt dưới Thọ châu, nay đã rõ rồi, xin Tống quân miễn chấp.
Các tiên y lời, lui về thành Thọ Châu.
Nói về Tống Thái Tổ từ hồi các tiên đem Kim Đính vừa Phùng Mậu qua Kim Ngao đảo trả gươm và sách, xong không biết họa phước ra thế nào nên chúa tôi đều lo sợ. Nay thấy các tiên và Thánh Mẫu trở về thành, Tống Thái Tổ dẫn bá quan ra nghênh tiếp.
Khi các tiên và Thánh mẫu vào thành,Tống Thái Tổ hỏi:
- Chẳng hay ông thần Tống sanh đâu vắng?

Các tiên tâu rằng:
- Tống sanh Tư Mã đã từ giã về trời rồi.
Tống Thái Tổ hỏi thăm việc giải hoà ra thế nào? Chư tiên thuật lại hết các việc Tống Thái tỏ và gia quyến năm nàng ấy đều vui mừng như được ngọc vàng, chúa tôi đồng tạ ơn cứu giúp, rồi dọn tiệc chay đãi các tiên và ăn mừng cho Ngũ âm tướng.
Tiệc xong rồỉ Tống Thái Tổ phán rằng:
- Xin chư tiên và các Thánh Mẫu bằng lòng cho trẫm rước về Biện Lương, đợi trừ đặng U Châu, Khiết Đơn và phủ Thái Nguyên gom về một khối, khi ấy sẽ chia nước mà tạ ơn.
Các tiên và Thánh mẫu đồng từ giã và nói:
- Chúng tôi là kẻ tu hành không tham phú quí. Bởi tính quen thung dung nên đã thành tật làm biếng! Nay vì việc bệ hạ gom thâu một mối nên phải xuống trần. Trông mau xong việc mà về non, lẽ nào dám đắm say quyền tước xin bệ hạ đừng lo việc đền ơn.
Tống Thái Tổ phán:
- Ngày trước trẫm bị Dư Triệu rãi độc, nếu không có Huỳnh tiên sư cứu giá thì chúa tôi đâu còn sống đến nay ! Vả lại bây giờ nhiều chỗ chưa đầu hàng, nếu có người như Dư Triệu, Dư Hồng khuấy đời trẫm biết làm sao mà thỉnh các tiên sư Thánh Mẫu nữa cho đặng.
Trần Đoàn tâu:
- Xích Mi lão tổ đã thề rồi, chẳng truyền phép cho đệ tử nữa sau không có người như Dư Hồng, Dư Triệu mà lo! Tuy U Châu, Thái Nguyên chưa hề mặc lòng, song còn vương gia là Khuông Nghĩa sẽ thế việc thân chinh cho bệ hạ. Lại thêm cha con họ Cao và Tào Ban quốc cựu, văn, võ đủ giúp nước, bệ hạ còn lo lắng làm chi! Từ nay về sau bệ hạ phải nhớ câu: "Đối tửu dương ca, nhân sanh kỳ hà" bấy nhiêu đó cũng đủ.
Tống Thái Tổ hỏi thăm việc nước, và số mạng mình như thế nào?
Trần Đoàn tâu:
- Việc nước hễ có đức thì thịnh, không có đức thì suy, còn người có nhân thì sống lâu, bất nhân thì chết yểu. Ấy gọi là nhân định thắng thiên, nghĩa là dù trời định số mạng nhưng con người có thể cải biến được. Mọi việc đều tại nơi bệ hạ.
Thái Tổ nói:
- Ta vốn chẳng có nhân đức chi, bất quá chinh phạt được cầu may mà được làm Hoàng Đế, chắc là trời cho không lâu dài, nên Trần Đoàn mới nói như vậy.
Thấy vua còn lưỡng lự, Trần Đoàn viết ra bốn câu thơ:
Mười tám năm xưa đạn chiến tràng,
Khác nữa Châu Võ với Thành Thang
Lúc này ngọn đuốc lòa đêm tối,
Qua khỏi luồng đông, tuổi quá ngàn.

Bài thơ ý nói vua Thái Tổ gần băng hà, Triệu Khuông Nghĩa nối ngôi.
Tống Thái Tổ biết ý Trần Đoàn không dám nói rõ nên làm thinh phú cho số trời định mệnh.
Huỳnh Thạch Công nói :
- Tuy số trời định vậy song bệ hạ cầm cân họa phước, suy nghĩ chi cho nhọc lòng. Bệ hạ bị vây ba năm, lại thêm Dư Triệu đầu độc tuy là có uống thuốc giải, song ngũ tạng vẫn tổn thương phát ra chứng không ngờ. Vậy xin bệ hạ từ nay phải bỏ tửu sắc, họa may mới tránh được độc chứng.
Vua Thái Tổ phán:
- Huỳnh tiên sư thương trẫm, mới dặn lời này .
Bởi tửu sắc là chứng bệnh của Tống Thái Tổ, nay Huỳnh Thạch Công chỉ bảo, nên Tống Thái Tổ kính phục, truyền dọn tiệc thiết đãi chư tiên. Chư Tiên và các thánh mẫu đòi các học trò đến, bảo:
- Nay các con ở lại phò chúa vẹn ngay, chớ khá ỷ tài sanh sự.
Dặn rồi tất cả đều từ giã Tống Thái Tổ và các đệ tử đồng tiễn đưa.
Lúc này Dương Nghiệp sai dâu con đi rước bà sui, đồng về thành Thọ Châu cùng nhau đàm đạo. Dương Nghiệp tâu:
- Nay các việc đã xong, xin từ giã bệ hạ trở về San Hậu.
Tống Thái Tổ nói:
- Trẫm muốn mời các khanh về Biện Lương phong tước gọi là báo đáp công lao.
Dương Nghiệp tâu:
- Tôi cũng muốn vâng chỉ về kinh, song cha tôi yếu quá, chẳng khác ngọn đèn trước gió, nên chẳng dám đi xa. Vậy xin bệ hạ cho tôi về San Hậu vẹn chữ thần hôn.
Vua Thái Tổ nhận lời. Dương Nghiệp liền dắt hết gia quyến tư giã ra đi. Bốn nữ tướng đều rót rượu đưa Hoa Giải Ngữ lên đường. Chúa tôi tống biệt hơn mười dặm mới trở về.
Hôm sau, Lý Cảnh dẫn bá quan đem bốn xe vàng bạc châu báu đến đưa Tống Thái Tổ về kinh.
Tống Thái Tổ phán:
- Trẫm đến đây đã ba năm, nay mới thu giang sơn về một mối vậy thì Thuận Nam vương ở lại chăn dân cùng lo việc nước, trẫm sẽ về sai sứ trọng thưởng khao binh.
Thuận Nam Vương tâu:
- Bệ hạ xá tội cho tôi, ơn vạn trời biển, nay tôi xin đưa ra khỏi nước, gọi chút lòng thành.
Tống Thái Tổ thấy Lý Cảnh thiệt tình, truyền kéo binh đi, đến đâu cũng thấy dân chúng đặt bàn hương án tiễn đưa.
Khi ra đến địa giới, Thuận Nam Vương bái tạ Tống Thái Tổ rồi lui về
Tống Thái Tổ đi chẳng bao lâu đã về tới Biện Kinh.

Lời Bàn
Thế mạnh là nguồn lực cao quí, nhưng xen vào cuộc sống của kẻ khác thì sức mạnh ấy biến thành tai hại.
Xích Mi lão tổ là một đại tiên, tu hành ở một thế giới khác, thế mà sai đệ tử can thiệp vào trần gian, làm xáo trộn thiên hạ, rồi lại vì đệ tử mà oán thù kẻ đồng nghiệp của mình hành động của Xích ià lão tổ là nguồn gốc lôi kéo tiên gia ở bên kia thế giới loài người xông vào tranh tài nhau trong cõi thế gian. Ấy vậy thế gian là nơi khổ, nơi để cho mọi thế lực làm chỗ tranh tài với nhau, mà chốn trần tục gánh cho mọi cái khổ đau của kẻ khác gieo vào.
Tại sao các thần tiên không đua tài nhau ngoài vòng thế sự, chỉ vì câu chuyện thần thoại mà tác giả muốn đem quan niệm mình gắn vào thế giới thần tiên để diễn tả bản chất của con người. Sống trong xã hội, dù là thần tiên cũng không thoát khỏi bản chất ấy.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét