Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 1-30-10

Trang 10 trong tổng số 13

Hồi Thứ Hai Mươi Mốt
Dư Hồng bại trận cầu đạo hữu
Dư Triệu nghe lầm quyết hạ sơn

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Vua Nam Đường thấy Dư Triệu mới đến, chưa biết tài năng ra sao, nên bàn với Dư Hồng nên để Dư Triệu đem binh đánh một trận cho biết thấp cao.
Dư Triệu cũng muốn trổ tài một trận cho ba quân thấy mặt nên vội vàng kéo binh ra trại, kéo đến thành Thọ Châu khiêu chiến.
Quân thám thính vào báo lại với Lưu Kim Đính, nhưng lúc này nàng còn đang chưa khỏe.
Phùng Mậu xin ra trận. Vua Thái Tổ nói:
- Đã bảy hôm nay, binh Đường không ra trận, nay lại khiêu chiến, chắc là yêu đạo có lập kế chi đây. Nếu Phùng Mậu ra quân một mình e bất lợi.
Ngại Ngân Bình thấy chồng mình xin ra trận, liền quì tâu:
- Thiếp xin theo trợ chiến.

Tống Thái Tổ y lời. Hai vợ chồng Phùng Mậu lập tức kéo binh ra.
Dư Triệu đang khiêu chiến, xảy thấy một viên nữ tướng dung nhan như ngọc, cưỡi ngựa mặc áo giáp vàng, ngỡ là Lưu Kim Đính nên quyết báo cừu, liền hét lớn:
- Con tiện tỳ kia có phải là Lưu Kim Đính đó không?
Ngại Ngân Bình chưa kịp trả lời thì Phùng Mậu đã lướt đến thấy không phải Dư Hồng, liền nói:
- Cần gì phải Lưu Kim Đính mới trừ nổi bọn yêu đạo hay sao, nội hai vợ chồng ta cũng đủ lấy thủ cấp của các ngươi mà.
Dư Triệu nghe nói ngó lên thấy một thằng con nít lùn tịt cỡi con quạ thì tức cười, nói lớn:
- Vợ chồng bay thật xứng đôi. Liền chi lời tục nói: Không nên chồng cũng thành chị em. Lấy đó mà suy nghĩ thì biết Tống triều không làm nên đại sự. Nhắm sức các ngươi gãi không đã ngứa, thì còn trông gì đến việc chiến tranh.
Phùng Mậu nghe nói nổi giận, mắng:
- Ngươi bất quá là một con súc vật hóa hình người, dù có tu luyện đến đâu thì cũng chỉ là một con thú vật mà thôi, sao dám khi dễ chúng ta?
Nói rồi vung thước đánh liền. Dư Triệu vung kiếm đánh lại.
Hai người đánh với nhau cầm chừng. Ngại Ngân Bình xông vào đánh quân Đường rối loạn. Dư Triệu thấy vậy, niệm chú rồi cầm gương chỉ về phương Nam, tức thì lửa cháy rần rần, binh Tống bị lửa đốt, khói bay khét lẹt. Phùng Mậu thất kinh đang thắng lại bị lửa phải lui về. Xảy thấy Dư Triệu cầm gươm chỉ vào mình, làm cho lửa áp vào tận mặt, Phùng Mậu vội vã giục quạ bay luôn.
Còn Ngại Ngân Bình thấy lửa cháy tưởng là chồng mình bị cháy thiêu, liền quăng dây Khốn tiên lên mà trói Dư Triệu, chẳng ngờ Dư Triệu cầm gươm chỉ vào Khổn tiên sách làm cho dây Khổn tiên bị cháy rụi.
Ngại Ngân Bình kinh hãi, thâu quân vào thành tâu lại với vua Thái Tổ:
- Chúng tôi đang thắng trận, bị yêu đạo hóa lửa đốt binh không biết chồng tôi sống chết thế nào, cả dây Khổn tiên cũng bị lửa đốt, nên phải chịu thua.
Tống Thái Tổ nghe nói buồn bực. Nhưng chỉ chốc lát đã thấy Phùng Mậu cưỡi quạ trở về, nhìn thấy mặt vợ bị cháy nám thì nổi giận xin vua ra đánh nữa.
Vua Thái Tổ chẳng dám y tấu, truyền các tướng giữ bốn cửa thành cho nghiêm ngặt, chờ cho Lưu Kim Đính lành bệnh sẽ hay.
Bấy giờ Dư Triệu đắc thắng trở về hết lời khoe khoang, chúa tôi vua Đường dọn tiệc đãi đằng rất nên trọng hậu.
Dư Hồng khen: :
- Phùng Mậu là thằng ăn trộm, làm cho tôi mất hết bửu bối, may nhờ có sư đệ đến đây, đốt cho một trận phỏng mình, thật đáng đời tên xảo quyệt đó.

Hôm sau Dư Hồng cậy có Dư Triệu, đồng dẫn quân đến thành khiêu chiến, mắng nhiếc bao nhiêu bên Tống cũng bế thành, không ra đối địch.
Liền mấy hôm, trong thành đều treo miễn chiến bài. Hai anh em Dư Hồng đốc quân phá thành nhưng vẫn không làm gì nổi.
Ngày kia, hai anh em đang khiêu chiến thì Trịnh Ấn nổi xung, tâu với vua xin ra ứng chiến.
Vua Thái Tổ phán:
- Vợ chồng Phùng Mậu pháp thuật cao cường, không thua gì ngự điệt, mà còn bại trận cả hai. Vì yêu đạo có phép hóa lửa, ngự điệt không nên ỷ mình mà hy sinh.
Tiêu Dẫn Phụng tâu:
- Trị lửa ấy không khó, chỉ cần lấy máu chó và máu ngựa ném vào thì phép ấy không còn linh nghiệm.
Tống Thái Tổ nghe nói có lý liền phán:
- Như vậy thì hai vợ chồng khanh ra trận thử một phen.
Tiêu Dẫn Phụng truyền quân lấy máu chó, máu ngựa bôi vào tên, chờ lửa cháy thì bắn ra, rồi ném vật ô uế vào.
Dặn xong, hai vợ chồng kéo binh ra trận, thấy Dư Triệu đang khiêu chíến còn Dư Hồng lượt trận theo sau. Dư Triệu thấy mặt Trịnh Ấn thì nổi giận mắng:
- Trịnh Ấn! Ngươi là người hay thú vật mà chẳng biết ơn nghĩa vậy? Anh em ta vì việc cha ngươi bị giết oan, không nài gian khổ đến đây rửa hận cho cha ngươi phạt Tống. Tại sao ngươi không lấy đó làm ơn, lại phò Tống đánh lại chúng ta? Vả lại sức ngươi là con nít, hãy vào kêu Phùng Mậu và Lưu Kim Đính ra đây đặng ta trừ luôn một thể, rồi ta trở về núi tu hành.
Trịnh Ấn nói:
- Cha Trịnh Ấn tuy thác oan, nhưng làm tôi không thể thù vua. Tại các ngươi muốn đánh Tống giúp Đường bày trò nói khích. Ngươi đã làm điều trái nghịch, tàn sát quân binh, nghĩ nên trở về tu hành mới mong thành chánh quả, nếu còn nấn ná ở đây e uổng công tu luyện.
Dư Triệu nghe nói nổi giận vung kiếm chém liền. Hai bên đánh nhau ít hiệp, Dư Triệu cầm gươm chỉ về hướng Nam thì lửa cháy rần rần. Tiêu Dẫn Phụng truyền quan bắn tên máu vào, và lấy máu chó, máu ngựa tạt tới thì lửa bỗng tắt hết. Trịnh Ấn lập tức rút Đả thần tiên ném lên, đánh nhằm Dư Triệu té xuống Trịnh Ấn vội nhảy tới muốn chém Dư Triệu, không ngờ Dư Triệu độn thổ đi mất.
Giây lát, Dư Triệu lại từ dưới đất chui lên nạt lớn:
- Ngươi đánh ta một roi đau quá, không lẽ nhịn thua.
Nói rồi phun lửa tam muội ra đốt binh Tống chết thiêu vô số Tiêu Dẫn Phụng truyền bắn tên máu vào, lửa vẫn không tắt.
Vợ chồng Trịnh Ấn kinh hãi, thâu binh vào thành bại tẩu.
Tống Thái Tổ nghe tin càng hối hận, không dám cho tướng nào ra trận nữa .
Còn Lưu Kim Đính từ ngày ra trận đánh với Dư Hồng cho đến nay vẫn chưa thật mạnh. Cao Quân Bảo thấy vợ chưa bình phục, còn Dư Hồng thì viện thêm Dư Triệu đến, ngày nào cũng khiêu chiến mãi, nên Cao Quân Bảo lo lắng, buồn bã không nguôi.
Lưu Kim Đính hiểu ý, nói:
- Hay là chàng buồn việc binh, xin cho thiếp ra trận để trừ bọn yêu đạo.
Cao Quân Bảo nói:
- Hiện nay Dư Hồng rủ được người bạn đồng song là Dư Triệu đến giúp sức. Dư Triệu thần thông quảng đại, dùng phép đốt cháy vợ chồng Phùng Mậu và vợ chồng Trịnh Ấn, rồi ngày nào chúng nó cũng đem binh khiêu chiến. Phần nàng chưa lành bệnh nên ta rất lo buồn.

Kim Đính nghe chồng nói, nổi giận xô gối ngồi dậy, quyết ra trận hơn thua. Cao Quân Bảo ngăn cản vẫn không được.
Tống Thái Tổ hay tin cũng tỏ ý ngăn cản, nhưng thấy Lưu Kim Đính đã quyết lòng liền truyền các nữ tướng đồng đi theo trợ chiến.
Khi ấy Dư phu nhân, Đào Tam Xuân, La phu nhân, Ngại Ngân Bình, Tiêu Dẫn Phụng, Úc Sanh Hương đồng theo Kim Đính ra trận.
Hai bên chưa kịp xưng tên đã xông vào đánh nhau, Lưu Kim Đính được các nữ tướng trợ lực nên thế mạnh vô cùng. Dư Triệu liền niệm thần chú hóa lửa rần rần. Lưu Kim Đính rút gươm chỉ một cái, lửa tắt hết làm cho Dư Triệu thất kinh nghĩ thầm:
- Con nhỏ này thật là thần thông, phép tắc cao cường, hèn chi sư huynh ta bại trận nhiều phen cũng phải.
Nghĩ rồi liền hét lớn:
- Ngươi phá được lửa tam muội của ta, vậy hãy xem gươm báu của ta đây.
Nói rồi Dư Triệu quăng bửu kiếm lên hóa ra muôn ngàn bửu kiếm bay xuống chém Kim Đính, ai nấy trông thấy đều thất kinh.

Lời Bàn.
Lòng tự ái con người sinh ra mọi tật xấu, kể cả việc dối gạt, lừa phỉnh kẻ khác, cốt làm cho thỏa mãn lòng mình.
Dư Hồng được Xích Mi lão tổ sai xuống núi để phạt vua Tống về tội giết trung thần, như vậy, nhiệm vụ là chỉ làm cho vua Tống khổ cực mà hối cải, thế mà Dư Hồng ỷ tài tranh đua với tướng Tống, để rồi thất bại mang nhiều tự ái.
Vì tự ái mà Dư Hồng dối gạt lừa phỉnh Dư Triệu, Dư Triệu vì tình cảm bạn bè mà sa vào tai họa.
Một lỗi lầm rất lớn, khi con người nặng lòng tự ái đã không kể đến tình nghĩa bạn bè. Trong cuộc sống loài người cũng thế tình người chỉ được tôn trọng khi nó không bị lợi dụng để làm lợi cho kẻ khác.
Dư Hồng biết việc Dư Triệu giúp mình là vào chỗ nguy khốn, nhưng vì lòng tự ái thắng cả tình bạn bè, nên Dư Hồng đã hại mạng Dư Triệu.
Hồi Thứ Hai Mươi Hai
Đua phép báu, Kim Đính thắng Dư triệu.
Phá binh Đường Thái Tổ lấy Huy Châu.

Lưu Kim Đính lấy roi kim tiên quăng lên, cũng hoá ra muôn ngàn mà cự với bửu kiếm. Giây phút roi kim tiên đánh bửu kiếm sa xuống. Dư Triệu kinh hãi thâu gươm, sợ kim tiên đánh mình, liền thiềm thừ độn thổ. Lưu Kim Đính thấy binh Đường chạy vỡ, không nỡ đuổi theo, liền thâu binh trở lại.
Lưu Kim Đính thắng trận vào thành tâu hết các việc, Tống Thái Tổ khen:
- Cháu đương bệnh mà vì vua ra trận, đuổi yêu đạo bại tẩu, thiệt đáng phong Nhất phẩm phu nhơn.
Lưu Kim Đính tạ ơn, Cao Hoài Đức liền tâu:
- Phép binh thơ chẳng nên huởn giặc, phải thừa thắng mà phá dinh Đường: thì lấy thành Huy Châu như nháy mắt.
Tống Thái Tổ bị vây đã lâu nên cũng rủn chí, muốn mau ban sư về viếng thăm Thái hậu nên y lời Cao Hoài Đức, truyền lệnh cho binh tướng đồng hay.
Còn Dư Triệu bại tẩu về dinh thì trời đã gần tối. Vua Nam Đường hỏi Dư Triệu thắng bại thế nào? Dư Triệu nói:
- Việc ấy rất dài, để vắng người sẽ thuật chuyện lại cho bệ hạ rõ.
Vua Nam Đường hồ nghi, song không lẽ hạch quá, bèn truyền dọn tiệc đãi đằng. Chẳng ngờ bên Tống đợi trời tối lén kéo binh qua, xuất kỳ bất ý cướp dinh, bên Đường đang ăn tiệc nên trở tay không kịp, người chưa kịp mặc áo giáp, buông đũa chạy rần rần đạp nhau mà chết, bị binh Tống giết rất nhiều.
Vua Nam Đường đang uống rượu với Dư Hồng, Dư Triệu, xảy nghe quan báo rằng binh Tống cướp trại thì vua nam Đường kinh hãi hết say, buông chén rượu rớt xuống đất, còn Dư Hồng Dư Triệu độn thổ trốn êm. Vua Nam Đường cứ kêu cứu giá, nhờ có Huỳnh Phủ Huy cõng vua chạy trước, Tiết Lữ cản hậu đỡ thương, Tần Phụng, La Anh đồng hộ giá.
Khi binh Tống vào dinh kiếm không đặng Dư Hồng, Dư Triệu, bèn giết binh Đường và tướng canh rất nhiều. Tướng giữ ải Thanh Lưu là Giao Phụng, đêm ấy nghe tin quân báo tin nên vội vàng ra thành tiếp giá. Bên Tống thừa thắng đuổi theo, đoạt khí giới và ngựa xe nhiều lắm. Bởi ải Thanh Lưu canh tuần nghiêm ngặt, nên Cao Hoài Đức liệu bề phá thành không nổi phải kéo binh trở lại.
Còn vua Nam Đường ngự trong ải, xảy thấy hai vị Quân sư độn thổ chạy tới, vua Nam- Đường không đẹp ý, liền phán:
- Bởi trẫm không biết cơ yếu mạnh, nên mới gây cừu với đại Tống. Còn các tướng võ cũng khoe tài, khuyên trẫm cự địch.

Nào hay trận bại tướng vong, mỗi ngày tốn hao không biết bao nhiêu nay đã hết trông cậy ! Bình thường ai cũng khoe trung nghĩa, đến trận rồi ai cũng đều bỏ trẫm mà lánh nạn! Nếu không có Huỳnh Phủ Huy, Tiết Lữ, Tần Phụng, La Anh liều mình cứu giá, thì trẫm đã bị giặc giết rồi, còn đâu mà gặp mặt nhị vị! Như vậy thì bề nào nước Nam Đường cũng phải mất nay mai, nên trẫm tính đầu Tống trước cho xong. Vậy xin hai vị về núi tu hành cho thành chánh quả, họa may ngày sau nước trẫm có nhờ phước đức cùng chăng?
Dư Triệu, Dư Hồng thấy vua Nam Đường nói mắc nghẹn họng hồi lâu rồi đồng tâu:
- Bệ hạ nói chơi, chúng tôi hổ thẹn hơn là mắng nhiếc. Tuy nay bại trận mặc lòng, song cũng chưa nỗi mất nước. Bởi chúng tôi vâng lệnh thầy, cấm sát sanh, nên chẳng hề giết một tướng bên Tống. Nay chúng nó làm thói tiểu nhơn, rình bữa ăn mà cướp trại xuất kỳ bất ý, giết hơn trăm tướng và mười vạn tinh binh. Ấy là nó bất nhơn, chớ trách mình thất đức. Nay biến lắm thì phải quyền, chắc là khó cữ sự sát sanh. Xin bệ hạ đừng than thở mà quân sĩ ngã lòng, anh em chúng tôi quyết dẹp yên giặc Tống.
Tiết Lữ, Huỳnh Phủ Huy đồng tâu:
- Ban sơ mười ba tướng Tống bị Quân sư bắt đặng lại tha, nay hai vị bằng lòng sát sanh thì lo chi không thắng trận! Vả lại trong nước ta binh còn hơn ba mươi muôn, tướng trận cũng đông lắm, xin bệ hạ đừng thấy bại một trận mà ngã lòng, lẽ nào giao mạng cho giặc? Nếu đầu hàng chắc là Thái Tổ không cho, dầu có là một chức nhỏ cũng không được nữa, mà còn hại đến thân.
Vua Nam Đường nghe nói có lý, đổi giận làm vui. Còn Dư Hồng Dư Triệu thấy vua không có ý đầu hàng thì sẵn sàng báo cừu cho đã giận.
Dư Triệu nói với Dư Hồng:
- Tôi liều phạm tội sát sanh chỉ dùng phép năm chục ngày là mấy vạn binh Tống không còn một đứa.
Dư Hồng nói:
- Xin sư đệ trổ tài cho sớm mà về núi tu luyện. Ta đến đây là vâng lệnh thầy, đâu phải tự chuyên mà lo.
Tống Thái Tổ cướp trại xong, lấy được thành Huy Châu, ghi công lao cho các tướng, rồi phán:
- Trẫm mừng lấy được Huy Châu, và Lưu Kim Đính đã khỏi bệnh chỉ lo một nỗi lương thảo không còn bao nhiêu. Chẳng biết làm sao viện lương đủ để dùng. Vậy thì trẫm sai Phùng Mậu trước về thăm mẹ, sau vận thêm ba chục hộc lương, như vậy mới an toàn.
Ngại Ngân Bình cũng xin theo Phùng Mậu về ra mắt mẹ chồng và thuận đường ghé thăm cho luôn thể.
Tống Thái Tổ y tấu, phán:
- Như vậy là phải lẽ! Hễ con người biết trọng thảo với mẹ cha, thì làm tôi mới trung quân. Song đi đường phải cho cẩn thận.

Hai vợ chồng vâng chỉ ra đi.
Cách ít lâu, đến ngày lễ vạn thọ của Tống Thái Tổ. Cao Hoài Đức và các quan đồng dâng rượu chúc mừng.
Đêm ấy, Dư Triệu quyết làm hại binh tướng Tống nên lúc canh hai lấy cỏ ẩn thân bỏ vào túi, lén qua thành Huy Châu.
Vì có cỏ ẩn thân, nên Dư Triệu vào dinh Tống mà không ai thấy. Coi lại quân tướng trong phòng lớp thì say quá ngủ vùi, người còn thức cũng gật gù không biết gì nữa. Dư Triệu biết chúa tôi đều bị men say, không ai còn tỉnh táo, nên thừa cơ hội làm phép lấy bốn cây cờ đen trong túi áo, niệm chú thâu thổ địa và truyền rằng:
- Ngươi đem bốn cây cờ này cấm trên cửa thành, ngày đêm canh giữ, không cho ai nhổ đi.
Thổ địa vâng lệnh làm y lời dặn. Dư Triệu lại đọc thần chú thấy ma quỉ hiện hình tới, liền trao phép cho các hồn và dặn:
- Đây là ôn hoàng sa, các ngươi đem bỏ xuống giếng và những nơi có nước, đợi thành công chúng bay sẽ được đầu thai vào chỗ tử tế. Âm hồn vâng lệnh, lãnh ôn hoàng sa đem bỏ xuống các giếng nước và ao hồ xung quanh thành.
Xong việc, Dư Triệu đằng vân về thuật chuyện cho Dư Hồng nghe.
Dư Hồng mừng rỡ nói:
- Sư đệ có phép thần thông, lo chi quân tống nữa: Để ta vào tâu lại với vua.
Bấy giờ nước Nam Đường tuy ruộng nương tốt, thuế vụ nhiều, song từ khi chiến tranh tới nay lương phạn mỗi ngày cũng hao hụt lại thêm hai tên yêu đạo cầm binh tốn hao không kể xiết.
Đang lo tính xảy thấy Dư Hồng. Dư Triệu vào tâu:
- Chúng tôi đã rải ôn hoàng sa xuống giếng và các ao hồ, hễ binh Tống uống nhằm nước độc ấy thì chỉ trong bốn mươi chín ngày lớn bụng mà chết.
Vua Nam Đường lo việc thiếu lương, nên chỉ nghe qua mà không để ý đến.
Dư Triệu nói:
- Tôi đã qua tới dinh Tống để dò xét thấy phép mầu rất linh nghiệm.
Lâu nay vua Nam Đường nghe Dư Hồng khoe khoang đã nhiều lần mà lần nào cũng chẳng thành công, nên nay nói chi cũng không tin nữa. Bởi vậy vua Đường phán:
- Nếu đợi bốn mươi chín ngày thì binh tướng trẫm đã chết đói, còn ai mà thấy binh Tống sống thác ra sao?
Dư Triệu thấy vua nghi ngờ, liền tâu:
- Nếu bệ hạ nôn nóng thì nội hai mươi ngày trở lại, tôi sẽ dâng thủ cấp vua tôi nước Tống để bệ hạ xem.

Vua Nam Đường chỉ tin độ hai phần, ngồi gục đầu không nói.
Trong lúc ấy bên dinh Tống uống nhằm nước độc, nên mấy mươi vạn binh Tống bụng quặn đau, sau đó nấy đều lớn bụng như có nghén, trừ ra Đào Tam Xuân, Dư phu nhân, Lưu Kim Đính, Úc Sanh Hương, Tiêu Dẫn Phụng vì có phép tiên nên không cùng một bệnh như nhau, song cũng ngầy ngật khó chịu. Thấy binh tướng cùng một bệnh như nhau, năm người biết là trúng độc, nhưng không rõ Dư Triệu làm ra, mỗi ngày bệnh một thêm nặng, tất cả đều khoanh tay chờ chết.
Phùng Mậu mắc vận lương độn thổ đi hơn nửa tháng mới về, thấy binh tướng trong thành Huy Châu đau bệnh mười hai ngày rồi, vì Phùng Mậu đi vắng nên không dự lễ chúc thọ.
Khi lương thực giải đến thì trời đã hoàng hôn, kêu mãi cửa thành vẫn không chịu mở, Phùng Mậu lấy làm lạ, dặn vợ coi sóc lương thực còn mình cỡi quạ bay vào thành. Vào đến nơi, thấy Tống Thái Tổ và bá quan văn võ đều nằm ngủ như say, hỏi mãi không nói, người nào bụng cũng phình lên to tướng. Phùng Mậu kinh hãi mở cửa thành chuyển lương vào trong rồi thuật chuyện cho vợ nghe, không biết cách nào cứu giải.
Ngại Ngân Bình nói:
- Binh tướng đồng một bệnh như nhau, tôi chắc là bị trúng độc để tôi vào thành thăm mấy chị em coi thử?
Nói rồi Ngân Bình vào thành ra mắt và hỏi thăm năm vị phu nhơn.
Lưu Kim Đính nói:
- Kể từ ngày chúc thọ sau đó binh tướng đều bị yếu đuối và lớn bụng, chắc là yêu đạo dùng thuốc độc để hại ba quân. Ba chị em ta mấy ngày vẫn nhắc hoài trông đợi vợ chồng nàng, xin nàng ra sức lo việc cứu chữa. Chẳng nên dùng nước ao, nước giếng trên bốn cửa thành.
Ngại Ngân Bình đem câu chuyện thuật lại với Phùng Mậu. Phùng Mậu bực tức ra cửa thành thấy trên chót cửa thành có cắm bốn cây cờ đen, có thổ địa canh giữ.
Phùng Mậu hét lớn:
- Thổ tiên! Dám cắm cờ yêu mà hại chơn chúa, sao không sợ tội chết.
Thổ địa nói:
- Tôi thật vô can! Tạỉ Dư tiên sư có lệnh sai nên tôi phải giữ cho phải phép.
Phùng Mậu nói:
- Hãy nhổ cờ cho mau !
Thổ địa vâng lời nhổ cờ rồi đi mất.
Xảy thấy cả lũ âm hồn đang coi giếng nước, kéo đến. Phùng Mậu hỏi:
- Chúng bay ở đó làm chi?
Âm hồn nói:
- Chúng tối vâng lệnh Dư Tiên sư bỏ phép xuống giếng nước và ao hồ để hại binh Tống. Đợi thành công tiên sư sẽ lo cho chúng tôi được đầu thai làm con kẻ giàu sang.
Phùng Mậu nạt:
- Âm hồn chớ nghe yêu đạo. Hễ hại mạng người ta thì phải đoạ xuống âm ty, làm sao đầu thai được. Đừng nghe lời phỉnh phờ, hãy di tản cho mau.

Âm hồn nghe nói đều khóc lóc rồi đi mất hết.
Phùng Mậu vào thuật chuyện cho vợ nghe, Ngại Ngân Bình nói:
- Thiếp có nghe Thánh Mẫu dạy rằng: ôn hoàng sa là một thứ cát độc nếu bỏ vào giếng nước, ao hồ ai uống cũng bị lớn bụng mà chết. Trừ ra Huỳnh tôn sư mới biết phép cứu chữa mà thôi. Vậy chàng phải lên nhờ thầy xin thuốc cứu chữa.
Phùng Mậu y lời, lên lưng quạ, xảy nghe gươm báu sau lưng kêu veo véo. Phùng Mậu liền nói:
- Ta phải ở nán lại đây, đêm nay có giặc hãm thành.
Ngại Ngân Bình hỏi:
- Vì cớ gì mà chàng biết được?
Phùng Mậu nói:
- Thầy ta có cho cây gươm Long A và dạy rằng: Gươm ấy rèn đã một trăm năm, phơi hốc nắng mưa nên đặt tên là Long A, biết việc xảy đến. Nếu có reo thì chém giặc, hoặc có kẻ cướp dinh. Bởi vậy ta đoán chắc yêu đạo đêm nay sẽ kéo binh đến thừa cơ hãm thành.
Ngại Ngân Bình nghe nói than thầm:
- Như vậy chàng chẳng nên đi, phải ở lại thủ thành với thiếp.
Phùng Mậu y lời, chia nhau mai phục cửa thành phía Nam, và phía Đông, nhờ có một số binh mới giải lương về chưa bệnh hoạn, nên dùng sai khiến.
Dư triệu biết lúc này trong thành binh tướng đều to bụng nằm ngay, dầu dậy cũng không được, bèn sai Trình Phi Hổ, Lâm Văn Báo dẫn ba ngàn binh xông vào thành.
Trình Phi Hổ và Lâm Văn Báo lắc đầu nói:
- Bấy lâu nay chúng ta đánh ban ngày còn không lại Tống, bởi trong thành binh hùng tướng mạnh rất đông. Hôm nay Quân sư sai hai chúng tôi đi làm công việc nguy hiểm, thật chúng tôi không dám tuân hành.
Dư Triệu cười nói:
- Hai vị tướng quân không biết rõ sự tình. Hiện nay trong thành đã bị thuốc độc không còn một người, nên ta mới sai hai ngươi vào thành chặt đầu chúng nó. Vả lại hôm trước ta có đi thám thính, thấy chúng nó nằm liệt cả lũ, chỉ còn đợi ta đến chặt đầu mà thôi.

Trình Phi Hổ và Lâm Văn Báo vẫn lắc đầu nói:
- Hai tôi dẫu chết cũng chẳng tiếc chi chỉ sợ bên Tống cười Quân sư là người nông cạn, không thấy được tài năng của kẻ khác.
Dư Triệu thấy hai tướng không đi ý cũng không muốn ép, liền nói:
- Hai vị tướng quân nếu không tin ta thì ta xin đánh cuộc cho mà coi.
Trình phi Hổ và Lâm Văn Báo nói:
- Quân sư muốn đánh cuộc thế nào?
Dư Triệu nói:
- Nếu hai ngươi vào thành có một kẻ nào cản trở thì ta thua cuộc và bồi thường mấy trăm lạng bạc.
Vua Nam Đường nghe nói liền phán:
- Việc này chưa biết ai thắng, bề nào cũng kẻ được người thua, chi bằng cứ thử xem một trận.
Hai tướng nghe lời vua nói, viết tờ cam đoan đánh cuộc xong, đợi cho đến canh hai, Trình Phi Hổ và Lâm Văn Báo mỗi người dẫn ba ngàn binh, lặng lẽ ra đi.
Lúc đến cửa thành trống trở canh ba, Trình Phi Hổ bàn với Lâm Văn Báo rằng:
- Quân sư dặn chúng ta lên thành một lượt, nhưng nếu trúng kế thì biết ai tiếp cứu chi bằng để ta nhảy lên trước xem thử thế nào. Nếu Quân sư nói không sai, ta sẽ mở cửa thành cho quân ào vào.
Chẳng ngờ hai tướng đang bàn luận, Phùng Mậu ở trên thành nghe rất rõ, vì đêm vắng và thuận gió.
Bấy giờ Trình Phi Hổ, xách búa nhảy lên trước, nhưng vừa đứng trên mặt thành thì bị Phùng Mậu đánh cho một thước, nhào xuống bể đầu.
Còn Lâm Văn Báo ngỡ là Trình Phi Hổ nhảy trượt chân bị té, nên chuẩn bị nhảy theo. Chẳng ngờ trên thành bắn xuống như mưa, quân sĩ chết phân nửa, làm cho Lâm Văn Báo kinh sợ thu quân, trở về.
Lúc này Dư Triệu đang ngồi xem sách, đinh ninh hai tướng sẽ đem các thủ cấp của vua tướng binh Đường về nạp, xảy thấy Lâm Văn Báo hớt hải chạy về.
Vừa thấy mặt Dư Triệu, Lâm Văn Báo nổi giận hét to:
- Báo hại Trình lão tướng đã bị chết về tay Phùng Mậu rồi.

Dư Triệu nghe nói ngỡ là Lâm Văn Báo sợ chết kiếm lời nói gạt nên hỏi quân sĩ. Quân sĩ thuật lại làm cho Dư Triệu thất kinh nhào xuống đất chết giấc.
Dư Triệu vừa tỉnh giấc, vội vào triều tâu rõ mọi việc. Vua Đường bỏ qua không nói, truyền chỉ truy tặng công lao Trình Phi Hổ và nuôi dưỡng vợ con.
Còn Dư Triệu thì hồ nghi, không biết tại sao rải ôn hoàng sa mà còn có kẻ không bệnh hoạn, lại còn thừa dịp gạt mình, làm cho hư danh xấu tiếng, hổ thẹn với văn võ bá quan. Từ nay về sau chưa dám nói sự việc chưa đến.
Phùng Mậu thắng trận, vào nói với vợ:
- Nam Đường bị một trận kinh hãi, chắc là không dám tới nữa. Vậy phu nhân thủ thành, để ta xin thuốc giải độc.
Nói rồi cỡi quạ bay đến động Huỳnh Hoa, vào lạy ra mắt thầy và thưa:
- Đệ tử đi vận lương về, thấy chúa tôi và binh tướng điều lớn bụng nằm dài, không ai ngồi dạy nổi. Xin thầy ra ơn giải cứu giùm mấy mươi vạn binh tình.
Huỳnh Thạch Công nói:
- Ấy là Dư Triệu bỏ ôn hoàng sa xuống giếng nước, binh tướng uống phải nước độc mới sanh chứng ấy. Bệnh này có thể giải cứu được, nhưng làm sao có đủ thuốc mà uống tới mấy muôn người. Ngươi hãy qua Nam Hải, mượn cành dương liễu của Phật Quan âm, đem về rửa nhành dương liễu ấy vào máng nước, rồi rảy cho mọi người tức thì hết nhiễm độc.
Phùng Mậu tạ ơn thầy, bay qua Nam Hải, mượn cành dương liễu Của Phật bà Quan âm.
Phùng Mậu lãnh nhành dương liễu lên lưng quạ bay đi.
Khi về đến thành, Phùng Mậu làm y theo lời thầy dạy. Chỉ chốc lát, mọi người đều ngồi dậy, và lành mạnh như xưa, chỉ trừ Thạch Thủ Tín, Sử Khuê, vì tuổi quá cao nên còn mệt mỏi, nên không dậy được. Sau đó từ trần.
Tống Thái Tổ thấy hai người. vì công trận mà bỏ mình nên thương hại truyền chỉ tẩm liệm chờ ban sư sẽ đem linh cửu về kinh chôn cất.Các tướng đã lành bệnh, lại tỏ ý trách Phùng Mậu rằng:
- Ngày trước bắt được Dư Hồng, bởi Phùng Mậu xin tha, nên ngày nay mới bị nó đầu độc.
Phùng Mậu nghe các tướng nói, tâu với vua Thái Tổ, rằng:
- Tôi chẳng phải thương gì Dư Hồng, song sợ thầy nó là Xích Mi lão tổ nghe giết đệ tử, nóng lòng xuống báo cừu, thì rất khó cho thiên tử.
Tống Thái Tổ nói:
- Trẫm đã rộng dung tha thứ cho Dư Hồng một lần, mà nó không biết ăn năn, nếu các tướng bắt được hai yêu đạo ấy thì phải giết lập tức.
Sáng hôm sau, Lưu Kim Đính dẫn binh đến ải Thanh Lưu khiêu chiến. Dư Hồng Dư Triệu đồng nói:
- Nay nữ tướng khiêu chiến, chúng ta làm sao ngồi yên được, chúng tôi tu luyện đến ngàn năm, lẽ nào thua một đứa con gái.
Nói rồi dẫn một muôn binh ra trận, đồng thời bàn với nhau:
- Nếu phen này bị thua nữa thì về núi thỉnh thầy đến đây, thế nào cũng bị chết.
Lưu Kim Đính thấy Dư Hồng, Dư Triệu dẫn binh ra, liền chỉ mặt hét lớn:
- Các ngươi là tướng bại trận, không biết hổ thẹn lại còn bỏ ôn hoàng sa xuống giếng nước, mưu hại quân binh nhà Tống. Hôm trước thầy các ngươi là Xích Mi lão tổ giận các ngươi không vâng lời, làm chuyện sát sinh, nên ông đã đến hòa giải với vua Tống, và nói ít bữa sẽ sai người bắt các ngươi về trị tội, chẳng cho các ngươi đầu thai. Ta nhắm không bao lâu nữa, các ngươi không còn được ra trận. Nay thầy ngươi đã hòa giải, nên ta không đánh với các ngươi làm chi, đợi ít ngày thầy các ngươi xuống bắt các ngươi về núi mà thôi.

Ấy là lời Lưu Kim Đính nói, nghĩ cũng hiệp với lời Dư Triệu trước kia nên nghĩ thầm:
- Hôm trước Dư Triệu rải ôn hoàng sa, chuyện này không ai biết, sao Lưu Kim Đính lại rõ ngọn ngành, chắc là thầy mình đã xuống giải hòa và cứu chúng nó khỏi trúng độc.
Nghĩ như vậy lòng càng ngơ ngẩn như say như tỉnh.
Thấy Lưu Kim Đính dẫn quân vào thành thì Dư Hồng cũng thâu quân vào ải tâu với vua Nam Đường:
- Kim Đính ra trận thấy tôi liền kéo binh về, tôi nhắm bên Tống gần hết lương, ít hôm nữa cũng tính ban sư, xin bệ hạ đừng lo làm chi Lưu Kim Đính không khó.
Vua Nam Đường nghe nói, không tin vì Dư Hồng đã nhiều phen nói không thiệt.
Dư Hồng từ giã vua Nam Đường vào sau ải về thuật chuyện lại với Dư Triệu.
Dư Triệu giật mình, than thầm:
- Ta biết rõ tánh Dư Hồng, tánh Dư Hồng háo thắng, nên có ý khuyên can, kẻo uổng công tu luyện. Không ngờ mình cũng lại nóng giận xuống giúp Dư Hồng. Nay tới lui đều khó khăn. Chắc nay mai thầy ta cũng xuống không sai. Nếu ta bắt Dư Hồng về trị tội thì ta cũng mắc tội liên can, vì không có lệnh sai đi mà dám xuống trợ lực cho kẻ sai phạm.

Lời Bàn
Mọi kế sách đối phó với địch thủ, đều tốt nhất là không cho địch thủ biết ý định của mình.
Lưu Kim Đính muốn gạt Dư Hồng thì phải làm cho Dư Hồng không rõ ý định của mình, chẳng phải chỉ bằng lời nói, mà phải nghiên cứu kỹ tình hình và tâm trạng của đối phương.
Lưu Kim Đính gạt Dư Hồng là Xích Mi lão tổ sẽ xuống núi bắt Dư Hồng về trị tội, mà Dư Hồng ngỡ thật, chỉ vì tâm trạng Dư Hồng lúc này đang lo lắng về việc đã làm trái ý thầy, sát sanh hại nhiều mạng người. Tâm trạng ấy giúp cho mưu Lưu Kim Đính thành công, mà cũng có nghĩa là Dư Hồng đã thua trí Lưu Kim Đính.
Hồi Thứ Hai Mươi Ba
Dư Hồng bị gạt vong thân.
Dư Triệu rước yêu báo oán.

Lưu Kim Đính thâu binh vào thành, các tướng lấy làm lạ hỏi:
- Dư Hồng không dám đánh nên lui binh, sao chẳng đuổi theo mà bắt nó?
Lưu Kim Đính nói:
- Dư Hồng có phép biến hóa vô cùng, làm sao bắt được nó? Chi bằng lập kế gạt nó, ngày mai bắt cũng chẳng muộn.
Các tướng không hiểu Lưu Kim Đính sẽ lập kế cách nào, nhưng không dám tìm hiểu.
Tối hôm đó, Lưu Kim Đính vẽ một lá bùa giao cho tỳ nữ Xuân Đào cất giữ, đợi bắt được Dư Hồng sẽ giắt lên đầu nó, để nó không biến hóa được. Lại làm phép cho Xuân Đào hóa hình Xích Mi lão tổ. Còn Hạ Liên, Thu Cúc, Đông Mai thì hóa làm ba tiên đồng và dặn phải làm y kế thì bắt Dư Hồng mới được.
Hôm sau, Xích Mi giả lãnh dây khốn tiên đi với ba tiên đồng giả đến ải Thanh Lưu. Xích Mi giả đứng ngoài cửa ải, còn ba tiên đồng giả thì tới trước kêu lớn:
- Đệ tử của Xích Mi lão tổ xin vào đàm đạo với Dư Hồng.
Quân vào báo lại, Dư Hồng truyền mở cửa mời vào. Tiên đồng giả nói:
- Hôm trước Huỳnh Thạch Công, Trần Đoàn lão tổ, Lê Sơn Thánh mẫu đồng đến động thầy mà trách rằng: Dư Hồng khi trước mới xuống núi còn giữ lời thầy, bắt mười ba tướng Tống chẳng hề làm hại. Sau lại ngả mặt mà sát sánh hại mạng rất nhiều, ấy là làm nhục cho thầy đó. Bởi vậy thầy sai chúng tôi vào trước kêu sư huynh ra trình diện bây giờ, vì có thầy ở ngoài cửa ải mà đợi.
Dư Hồng nghĩ thầm:
- Hèn chi hôm qua Kim Đính nói chẳng sai. Nếu ta không ra mắt chào thầy thì tội kia gia bội, thà ra đó mà kêu nài một đôi tiếng, tình thầy trò không lẽ chẳng dung. Nếu cãi lẫy tại đây thì hổ thẹn cùng quân sĩ. Nghĩ rồi riu ríu theo tiên đồng đi ra. Xích Mi lão tổ giả thấy mặt Dư Hồng thì làm bộ giận vả quở vang. Dư Hồng sợ quá nên cúi mặt xuống đánh chữ làm thinh.

Giây lâu Dư Hồng chậm rãi thưa nhỏ:
- Đệ tử vâng lệnh thầy sai nên cùng chẳng đã phải xuống đây, chẳng phải lòng tôi tham muốn công danh phú quí. Xin thầy từ bi xét lại nếu đệ tử tham mê trần tục, thì còn tu luyện làm chi?
Nói rồi cúi đầu chịu lỗi.
Xích Mi giả quở rằng:
Ta sai ngươi xuống vây Tống mà thôi, chớ cấm việc sát sánh tửu nhục. Nay ngươi bỏ phép tu hành, ăn thịt uống rượu, sát nhơn hại mạng rất nhiều, chẳng vâng lời ta dặn, làm cho phạm tội ngũ nghịch, ta không lẽ vị tình dung ngươi cho đặng?
Dư Hồng thưa :
- Bạch qua sư phụ, đệ tử cũng vâng lời thầy, nên bắt mười ba tướng mà không giết. Chẳng ngờ sau có Lưu Kim Đính, Trịnh ấn và phùng Mậu, đồng trợ Tống đánh Đường, đệ tử cự không lại bị chúng nó phá báu pháp của thầy cho nên phải trổ tài với chúng nó. Vua Nam Đường rất trách tôi sao không giết mười ba tướng để làm chi, dương hổ di họa mà nay sanh sự rất nhiều, bởi cớ ấy nên tôi phạm tội sát sanh, xin thầy xét lại. Còn việc tửu nhục là tại vua Nam Đường ép nhiều lần, tôi không lẽ từ chối trong lòng nóng nảy trông thành công đặng về núi mà tu. Song bởi bị mất bửu phép nên khó nổi tới lui.
Xích Mi giả quở rằng:
- Nếu ngươi cự không lại chúng nó, thì về thưa lại cho ta hay sao lại có ý sát sanh cho mất hết bửu bối? Ấy là người chẳng nhìn ta là thầy nữa, thì lẽ nào ta nhìn ngươi là đệ tử!
Nói rồi liền sai tiên đồng:
- Ba ngươi lấy dây khốn tiên mà trói Dư Hồng lại.
Ba tiên đồng giả vâng lời, Dư Hồng sợ thầy nên không dám cứ cứ năn nỉ rằng:
- Đệ tử mới phạm tội một phen, xin thầy thương nghĩa sư sanh, rộng mở lưới thang làm phước.

Xích Mi giả thấy Dư Hồng trúng kế mừng thầm trong lòng, ngoài tuy làm mặt giận mà trong lòng hớn hở biết bao, lấy lá phù của Lê Sơn Thánh Mẫu đem giắt trên đầu Dư Hồng vì sợ nó xuất hồn biến mất. Lá bùa ấy là kiểu của Lê Sơn Thánh Mẫu dạy, nên Lưu Kim Đính y phép họa theo, đã trao Xuân Đào khi ban đêm và dặn các việc.
Dư Hồng năn nỉ hết sức mà thầy chẳng trả lời, lại đem phù giắt trên đầu mình không biết cớ chi đó, nếu không trốn trước ắt là họa đến khó toan. Dư Hồng hèn niệm chú độn thổ, chẳng ngờ độn không được, mới biết bùa ấy là bùa ếm mình.
Còn Xích Mi giả sợ trì hoãn thì binh tướng Đường ra tiếp Dư Hồng, nên truyền lệnh dẫn đi lập tức. Ba tiên đồng giả biết ý, dắt Dư Hồng thẳng về thành Huy Châu. Dư Hồng vừa đi vừa nghĩ:
- Dầu mình mắc tội thì thầy bắt về núi mà gia hình? Lẽ nào đem qua dinh Tống? Hay là lão già này dâng mình cho Tống Thái Tổ mà tấn ích chăng?
Càng nghi càng tức mình, không biến hóa đặng. Dư Hồng nổi giận, hét lớn:
- Đệ tử dầu phạm tội nặng thì thầy bắt về động lóc thịt cũng ưng, lẽ nào thầy dẫn qua nạp cho kẽ cừu nhân, dường ấy tôi chết sao cho nhắm mắt? Thiệt thầy không biết xét, công tôi làm đệ tử hơn nửa đời, ví chẳng khác Trương Lương dưng dép. Nay thầy hẹp lượng không dung thì thôi, sao lại nạp học trò cho Tống gia hình mà không sợ mất thể diện?
Dư Hồng giận hỏi mãi mà Xích Mi cứ làm thinh đi hoài.
Dư Hồng thấy vậy nghĩ:
- Vả chăng thầy mình lượng rộng như biển lại bấy lâu yêu thương mình, nay vì cớ nào mà thay lòng đổi dạ như vậy? Không lẽ thấy mình sợ Tống chắc là tấn ích mà thôi. Ta dầu thác cũng báo oán việc này cho đặng? .
Khi về thành, Xích Mi giả hiện ra Xuân Đào, ba tiên đồng hiện nguyên hình thế nữ.
Khi ấy Dư Hồng xem thấy mới hay mình trúng kế. Ăn năn thì sự đã rồi, bèn nổi giận hét lớn:
- Lũ bây thật lớn mật, dám giả mạo thầy ta nếu thầy ta hay cớ sự chúng bay gạt mà giết ta, thì chúa tôi bây không còn một mạng, chẳng những loài dâm tỷ mà thôi!
Lưu Kiến Đính thấy bốn con tỳ nữ đem nạp Dư Hồng thì nghĩ:
- Nếu giết Dư Hồng chọc thầy nó xuống đây thì khó chịu.

Bằng tha nó một phen nữa, lại sợ gì? Bởi khi trước Phùng Mậu bắt nó, có tha một lần, mới sanh sự rãi độc chết hai tướng, nhiều người trách và oán Phùng Mậu thả Dư Hồng. Đến nay Thiên tử đã có chỉ cấm nghiêm, nếu bắt đặng thì gia hình lập tức. Chi bằng tuân chỉ giết nó mà trừ họa nhãn tiền. Sau Xích Mi lão tổ xuống đây, thì lấy lời phải quấy mà cãi lẽ cũng đặng. Vì khi trước có thấy mặt ngài một lần, thiệt lão tổ là người nhân đức nên dễ nói.
Nghĩ rồi, Kim Đính dẫn Dư Hồng vào nộp. Tống Thái Tổ nghĩ:
- Lý Cảnh cậy có Dư Hồng phép nhiệm, nên không chịu hàng đầu. Nay mà giết Dư Hồng, chẳng khác nào chặt tay Lý Cảnh.
Nghĩ rồi lại phán:
- Dư Hồng đã đáng tội chết mười phần, vì khi trước trẫm tha về, mà không khuyên Lý Cảnh qui thuận, lại không chịu về non tiên tu luyện, lại còn ra trận hành hung, nay giết là đáng tội!
Thái Tổ truyền tả đao dẫn Dư Hồng ra ngoài mà xử trảm lập tức.
Giây phút, tả đao vào tâu:
- Chúng tôi chém Dư Hồng đổ lửa sáng nhòa, mẻ gươm mà mình không đứt. Thay tay mười mấy người cũng vậy.
Tống Thái Tổ lấy làm lạ, kinh hãi phán:
- Như vậy biết làm sao mà trừ nó?
Cao Hoài Đức và các tướng bị bắt khi trước đồng tâu:
- Nếu trừ không đặng Dư Hồng thì e họa chưa dứt. Vì hồi mới dẫn nó vào, nó chẳng bái quì, lại thêm buông lời vô lễ. Nếu thả nó ra một lần nữa, chắc là nó báo oán chẳng không!
Lưu Kim Đính thấy vua và cha chồng với các tướng muốn giết Dư Hồng, vì cố oán va khi trước, nên không dám nghịch ý, phải tâu thiệt rằng:
- Dư Hồng luyện phép cổ đã thành gang, nên xương thịt cứng hơn sắt. Để tôi dùng gươm phép mà chém mới đặng.

Lưu Kim Đính lấy phép ra niệm chú, rồi giở hồ lô hào quang bay lên sáng rực, một lưỡi kẻo hiện ra, bay liệng trên không, mà bên dưới Dư Hồng đã rụng đầu, máu tuôn lai láng.
Thương hại cho Dư Hồng là con hồng nhạn, tu luyện mấy trăm năm, sau nhờ Xích Mi lão tổ truyền đạo, chẳng bao lâu cũng thành tiên, bởi cãi lại thầy, sát sanh lại hại mạng nên phép trời báo ứng.
Còn Dư Triệu thấy tiên đồng nói có thầy xuống bắt Dư Hồng thì sợ mắc tội nên trốn trong ải, không dám ló ra. Nay nghe Dư Hồng bị bắt, đem ra pháp trường xử trảm, thì động lòng thương bạn, lấy cỏ ẩn thân bỏ vào túi, rồi đến nơi ôm thân Dư Hồng khóc kể:
- Đạo huynh ơi! Uổng công tu luyện trăm năm, tình anh em biết làm sao mà cứu được.
Dư Triệu càng kể càng đau lòng, chẳng ngờ bị máu Dư Hồng thấm dính vào người, nên cỏ ẩn thân không còn hiệu nghiệm, phải lộ rõ hình dạng.
Sỡ dĩ Dư Triệu không biến hóa được là vì bị nhiễm uế khí.
Tống Thái Tổ thấy Dư Triệu thì nổi giận mắng:
- Hai ngươi xúi Lý Cảnh nghịch với Tống triều, nên binh tướng hai nước hao tổn không biết bao nhiêu. Đáng lẽ thấy Dư Hồng chết thì ngươi lo lánh mặt, tại sao còn dám đến khóc than.
Dư Triệu sợ Tống Thái Tổ giết mình, nên kiếm lời nịnh giặc:
- Ta khen cho chúa tôi nhà Đường chi còn lại ải Thanh Lưu mà đám chống cự với nước Tống. Ta thấy Dư Hồng bị giết, nên động lòng than khóc ngoài đồng, chớ có tội gì mà muốn giết ta nữa? Ta e lúc thầy ta hay được, xuống núi trả thù, thì các ngươi chẳng đặng toàn thân.
Lưu Kim Đính nghe nói nghĩ thầm:
- Xích Mi lão tổ là bậc đại tiên, mình đã giả Xích Mi lão tổ gạt Dư Hồng, thật là tội vô lễ. Nếu nay giết Dư Triệu nữa, chắc Xích Mi lão tổ không dung.
Nghĩ rồi Lưu Kim Đính tâu với vua:
- Dư Triệu tuy giúp Dư Hồng, nhưng vị tình Xích Mi lão tổ mà tha chết cho nó, khuyên nó về núi tu hành, nếu trợ Đường đánh Tống, sau này bắt được không dung tha.

Tống Thái rổ nghe nói, liền y tấu, hèn mở trói tha Dư Triệu về Dư Triệu được tha ra, hèn trốn mất.
Tống Thái Tổ nổi giận truyền quân đuổi theo bắt lại, nhưng Dư Triệu đã đi xa.
Dư Triệu trở về tắm rửa, thay đổi y phục, rồi nghĩ đến Dư Hồng không lẽ bỏ qua về núi, nhưng sức một mình không làm gì được.
Nghĩ vậy Dư Triệu sầu thảm, thao thức suốt đêm.
Đêm ấy vào đầu canh năm, bỗng Dư Triệu nghĩ ra một kế, tính qua phía Bắc rước năm vị yêu tiên về giúp sức với mình thì báo cừu cho Dư Hồng mới được.
Lúc này ở phía Bắc núi Thanh Phong có năm vị yêu tiên.
Thứ nhất là Bạch Hạc, xưng hiệu Tử Hà Tiên, thứ nhì là Thanh Ngưu Tiên xưng hiệu Bất Dạt Tiên, thứ ba là Huyền Hồ (chồn đen) xưng hiệu Huệ Tiên, thứ tư là Huỳnh Điệp (bướm vàng) xưng hiệu là Trưởng Hoa Tiên, thứ năm là Tinh Tinh (khỉ đột) xưng hiệu là Linh Tiên. Năm vị yêu tiên này cũng là loài cầm thú thành hình, như Dư Hồng, Dư Triệu.
Còn Thanh Phong động vốn là của Huệ Tiên, bởi vợ nó là Hồ Ly, mắc đi xuống Kim Lăng giả hình trà trộn với trai phàm, đặng bổ cho xung sức. Bởi cớ ấy nên Huệ Tiên ở trong động một mình với Tử Hà Tiên, Bất Dạt Tiên, Trưởng Hoa Tiên và Linh Tiên, đồng tới động ở chung với nhau cho vui.
Khi Dư Triệu đến động Thanh Phong, thì Hà Tử Tiên ra nghênh tiếp, năm vị yêu tiên đồng chào hỏi.
Tử Hà Tiên nói:
- Tôi nghe anh giúp Nam Đường mà không mấy thành công, ý tôi muốn xuống giúp sức, ngặt bốn anh em kia không bằng lòng gánh vác chuyện thiên hạ. Hôm nay anh đến đây có việc gì?
Dư Triệu nói:
- Lưu Kim Đính là gái thần nông, Phùng Mậu tuy lùn nhưng tài trí rất nhiều, chúng nó đã giết Dư Hồng nên tôi đến đây cầu mấy anh em giúp sức tôi báo cừu.
Năm vị yêu tiên thấy Dư Triệu cầu khẩn, ai cũng quyết ý xuống giúp nhà Đường.
Dư Triệu nói:
- Như anh em có lòng giúp tôi báo cừu cho Dư Hồng thì phải đi cho kịp, kẻo trễ quân Tống thừa thắng phá thành, thì không tiện đối phó .
Năm vị yêu tiên xưa nay tu luyện phép làu thông mà chưa có dịp thử tài, nay cũng muốn ra oai giúp Đường đánh Tống để lấy tiếng.
Tức thì năm vị yêu tiên thu góp bửu bối đi theo Dư Triệu.
Vua Nam Đường đang ngồi đợi quốc sư, xảy thấy Dư Triệu bước vào tâu:
- Tôi đã viện đặng năm vị tiên ông đến giúp, xin bệ hạ sai các quan ra thành nghênh tiếp.

Vua Nam Đường hèn sai mở cửa thành. Giây phút thấy một vị tiên ông vào trước, trán gồ, trên mặt có lông dài, cặp mắt tròn vo, mỏ nhọn, mặc đồ trắng xưng là Tử Hà Tiên.
Người kế đó, mặt nhỏ râu hai hàng, con mắt lòi, mặc áo rộn rực xưng là Trưởng Hoa Tiên.
Người thứ ba, mặc áo đỏ, bộ tướng hung hăng, hai tay rất dài, hai chân cao lêu nghêu, mình đầu lông lá xưng là tinh Tiên.
Người thứ tư mập ú, đầu lớn mặt dài, trên đầu có ngạnh, tiếng nói rổn rảng như chuông ngân. Tuy tướng mạo mạnh mẽ, mà cử chỉ lại chậm lụt, xưng là Bất Dạt Tiên.
Còn người thứ năm, đẹp trai cặp mắt xanh lẽo, nhìn ngó dáo dác, liếng nói ngọt ngào, có vẻ lanh lợi, xưng hiệu là Huệ Tiên.
Năm vị yêu tiên bước vào đồng bái vua Nam Đường.
Vua Nam Đường truyền dọn tiệc thết đãi, rồi phán:
- Trẫm nhờ có Dư quốc sư tiến cử nên mới đặng biết năm vị tiên ông, lòng rất ái mộ, nhờ có năm vị đến giúp, cứu nạn cho nước Nam Đường.
Năm vị tiên đồng nói:
- Chúng tôi đã vị tình Dư sư huynh mới đến đây, quyết ra sức phò Đường phá Tống.

Yến tiệc xong, Dư Triệu tâu với vua Nam Đường lập đàn tôn Tử Hà Tiên làm nguyên soái. Vua Đường y lời lập đàn bái tướng.
Tử Hà Tiên cầm gươm và ấn soái ngồi giữa, rút lệnh tiễn sai Lâm Văn Báo ra khỏi ải Thanh Lưu năm chục dặm, lập một cái đài cao ba mươi thước, xung quanh rộng một trăm chín mươi bộ. Hai bên đài đào hai cái hầm sâu mười tám thước, công việc không được chậm trễ.
Tiếp đó lại rút một cây lệnh tiễn nữa giao cho Tần Phụng, truyền bắt hai mươi người đàn bà chửa và hai chục thằng câm đem về tại đài để có việc cần dùng.
Hai người vâng lệnh ai lo phần nấy.
Đến khi hai tướng trở về bẩm lại các việc đã xong thì Tử Hà Tiên dẫn bốn anh em Dư Triệu lên đài, xem xét một lúc, rồi truyền dẫn hai mươi người đàn bà chửa và hai chục thằng câm đến. Dư Triệu bảo tả đao mổ bụng, song không cho phạm lấy ngũ tạng.
Hai mươi người đàn bà chửa nghe nói khóc rống lên:
- Chúng tôi có tội chi mà phả i chết thảm thiết như vậy?
Tử Hà Tiên nói:
- Ta cậy thân thể các ngươi để lập trận mà đánh giặc Tống, lúc thành công sẽ tâu với vua làm siêu độ cho các người khỏi sa vào địa ngục.
Các người đàn bà chửa nổi giận mắng:
- Xưa nay tướng giỏi cầm binh không bao giờ giết người lập trận, nay yêu đạo bày việc dị đoan mà hại dân, sao gọi là đại tướng. các người đàn bà chửa mắng nhiếc nhiều điều thậm tệ, còn thấy thằng câm không nói ra tiếng, cũng trợn mắt múa tay, ý nói yêu đạo bất nhân, nguyền rủa bất nghĩa.
Sáu yêu đạo nổi giận nạt lớn:
- Nếu không làm phép mà trừ giặc Tống, ải Thanh Lưu bị phá thì binh tướng đều bị chết hết, chẳng những bốn mươi đứa bay chịu chết mà thôi.
Nói rồi truyền tả đao trói bốn mươi người ấy lại.

Lời Bàn
Người chân chính và kẻ tà đạo khác nhau ở hành động. Căn cứ vào hành động để xét phẩm chất con người.
Lời xưa nói: Lòng lang dạ thú là để chỉ cho những kẻ có tâm địa tàn ác. Con người khác với nhau là ở chỗ nhân tính và ác tính. Dư Hồng, Dư Triệu là loài cầm thú thành người do công tu luyện, cho nên dù đã thành người, tính tình vẫn gần với loài cầm thú. Khi thất trận lại đi cầu viện những loại cầm thú khác. Như vậy làm sao thành công được.
Đã là cầm thú thì dẫu tài phép đến đâu, hành động vẫn dã man, việc bắt đàn bà chửa mổ ruột, giết hại người dân để lập trận đồ thì chính là hành động dã man, xa rời nhân tính. Ở đây, tác giả muốn cho chúng ta thấy lương tâm giữa con người và cầm thú rất khác biệt. Sự chia cách ác tâm và thiện tâm là phẩm chất của kẻ lương thiện và dã man.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét