Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Sử Trung Quốc 2-4

Trang 4 trong tổng số 14


Chương 8 (4)
B. THỜI SUY: NỘI ƯU VÀ NGOẠI HOẠN

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

1. Nguyên nhân suy bại
Đời Càn Long nhà Thanh đạt tới mức cực thịnh, qua đời sau – Gia Khánh bắt đầu suy. Một số học giả đưa ra những nguyên nhân dưới đây:
- “Thập toàn võ công” của Càn Long tốn kém quá, nhất là những trận dẹp các rợ Đại Tiểu Kim Xuyên ở miền núi Tứ Xuyên – Vân Nam, trước sau mất năm năm, tốn 70 triệu lạng bạc, bằng hai năm thu nhập của triều đình Bắc Kinh, vì phải đem đại bác tới phá mấy ngàn đồn họ xây dựng trên những ngọn núi cheo leo; rồi tới trận dẹp Népal quân Thanh từ Bắc Kinh phải vượt dãy Hi Mã Lạp Sơn vào tận sào huyệt của họ.
Vì những “võ công” đó, Càn Long phải tăng thêm ngạch lính, tiền lương trả quân đội tăng theo.
Lại thêm Càn Long ham xây cất nhiều cung điện lớn lao, lộng lẫy.
Do đó mà cuối đời Càn Long, quốc khố không còn dư.
- Đời Càn Long nạn tham ô lại đã lan tràn trong nước rồi, mà tên thủ phạm Hòa Thân (coi trên). Gia Khánh lên ngôi, xử tử hắn, nhưng không dẹp hết tham nhũng, không lấy lại lòng tin của dân, mà tinh thần chiến đấu của “Kỳ binh” (quân Mãn Mông dưới các sắc cờ) cũng mất: họ chán nản vì kẻ chỉ huy họ thông đồng với tay chân của Hòa Thân, ăn chặn lương của họ, ăn cắp quân thu. Năm 1795, khi đảng Bạch Liên giáo (Đạo giáo pha Phật giáo) nổi lên ở miền Tứ Xuyên, Hà Bắc, Thiểm Tây, Kỳ binh không dẹp nổi. Lần đó là lần đầu tiên trong hơn một thế kỷ, họ tỏ ra bất lực. Càn Long lúc đó đã già, nhường ngôi cho con là Gia Khánh (1796 – 1820) năm sau ông ta chết. Mãi đến năm 1902, Gia Khánh mới dẹp được, quân nhu tốn đến hai vạn vạn (200.000.000), giết hại đến 20 vạn người.

Sau loạn đó lại đến loạn Bát Quái giáo (cũng gọi là Thiên lý giáo) một chi phái của Bạch Liên giáo. Nghĩa Hòa đoàn sau này cũng ở Bát Quái giáo mà ra. Khẩu hiệu của họ là phản Thanh, tín đồ được mấy vạn, rải rác khắp các tỉnh Trực Lệ, Hà Nam, Sơn Đông. Họ giao kết với bọn nội thị, nhờ làm nội ứng, lẻn vào cung đình giết Gia Khánh, chẳng may đúng lúc Gia Khánh đi thăm lăng của cha, và bọn ám sát bị các hoàng tử và cấm quân đánh bại. Gia Khánh hay tin, vội về triều, giết đầu đảng của Bát Quái giáo và hơn một trăm nội giám.
Gia Khánh còn siêng năng lo việc nước; Đạo Quang (1821 -1 850) bất tài, bủn xẻn mà lại ưa nịnh; tệ nhất là Hàm Phong (1851 – 18 60) dâm đãng, trụy lạc. Bọn hoạn quan và ngoại thích lại hoành hành như các triều đại trước.
- Nhưng mấy nguyên nhân kể trên, theo các học giả phương Tây. (Eberhard, Reischauer và Fairbank) đều không quan trọng; chính sự tăng gia dân số lên mau quá, sản xuất không theo kịp mới làm cho nhà Thanh mỗi ngày mỗi nghèo đi, suy đi.
Theo thống kê của triều đình, dân số năm 1741 là 142 triệu, năm 1851 lên tới 432 triệu. Những con số đó không thể đúng như những thông kê ngày nay được, nhưng Eberhard cho rằng đáng tin. Con số 142 triệu năm 1741 hợp với con số nhưng năm trước; con số 432 triệu năm 1851 có vẻ cao quá, nhưng sau cuộc nổi loạn của Thái Bình thiên quốc, dân Trung Hoa chết 2-3 chục triệu (có sách nói cả trăm triệu – coi ở sau) mà các nhà thống kê hiện đại đều đồng ý chấp nhận con số 400 triệu, vậy thì con số 432 triệu năm 1851 cũng có thể chấp nhận được.
Vậy chỉ 110 năm mà dân số Trung Hoa tăng lên gấp 3, phương Tây, thế kỷ XIX, sự tăng gia dân số như vậy là thường vì kỹ nghệ, thương mại của họ rất phát đạt. Ở Trung Hoa, chỉ trông vào nghề nông, mà diên tích canh tác tuy có tăng nhưng không thể tăng lên nhiều được; còn phương pháp canh tác thì không thay đổi, có trồng thêm được khoai, bắp ở vài nơi, đào thêm được kinh, làm thêm được một mùa, cũng không thể nào đủ nuôi số nhân khẩu tăng gia đó. Dân tất phải thiếu ăn, nghèo. Dân nghèo thì thuế thu được ít, quốc gia cũng nghèo.
Một điểm đáng để ý nữa: dân tăng lên gấp đôi thôi – đừng nói gấp ba vội – số quan lại không tăng theo (Trung Hoa là nước dùng ít quan lại nhất : cuối đời Thanh, 450 triệu dân mà chỉ có 100.000 quan lại), mà triều đình càng bê bối, quan lại càng bất lực, hễ có nội loạn lại thêm ngoại nữa, nhất định triều đình phải đổ.
Tiểu công nghiệp phát triển theo: đồ tơ lụa gấm vóc ở Hàng Châu, Tô Châu, đồ vải ở Giang Tây (500 lò). Vài nơi đã có những xưởng lơn như ở Nam Ninh có 3 vạn khung cửi, ở Tô Châu có 33 xưởng in hình lên giấy, dúng 200 thợ.
Những trung tâm thương mại lớn nhất đều ở miền Nam: Nam Ninh, Hán Khẩu, Hạ Môn, Quảng Châu. Ghe thuyền chở đồ theo Vận Hà và rất nhiều kinh ở miền Bắc. Đường thủy lớn nhất là sông Dương Tử, ghe thuyền đi lại được 3.000 cây số trên sông đó, cung cấp mọi hàng hóa thực phẩm cho 100 đến 200 triệu dân ở hai bên bờ.
Một số thương gia rất giàu nhờ bán muối ở Tứ Xuyên, xuất cảng ở Quảng Châu và lập ngân hàng ở Sơn Tây.
- Trong khoảng giữa thế kỷ, từ đầu tới cuối Càn Long dân số tăng lên gấp đôi: năm 1741 là 143 triệu, năm 1791, lên tới 304 triệu.
- Sự thu nhập của triều đình tăng theo nhưng không kịp.
Năm 1685 đời Khang Hi, thu được 25 triệu bạc, 4.300.000 thạch ngũ cốc (mỗi thạch khoảng 30 ký lô).
Năm 1770 đời Càn Long thu được 29 triệu lạng bạc, 4.700.000 thach ngũ cốc.
Trong 85 năm mà chỉ tăng được vậy thôi: bạc được 4 triệu, chưa đầy 1/6, ngũ cốc được 400.000 thạch, (chưa được 1/10), vì chính sách nông nghiệp cũng như các đời trước, mà kỹ thuật canh tác không tiến bộ, trong khi dân số tăng ít nhất là gấp hai.
Do đó mà tình hình tài chánh cuối đời Khang Hi không lấy gi làm tốt đẹp, dân chúng nghèo thêm.

2. Nha phiến chiến tranh
Gia Khánh chỉ phải đối phó với phong trào phản Thanh của dân chúng thôi. Đạo Quang phải chịu thêm cái Bạch họa nữa và lịch sử Trung Hoa bắt đầu vào một giai đoạn mới, giai đoạn này chỉ kết thúc năm 1911. Trong chín chục năm (1821 – 1911), về phương diện chính trị và kinh tế, Trung Hoa chịu sự uy hiếp mỗi ngày một tăng của các cường quốc phương Tây, họ vào hùa với nhau rút rỉa, cắt xé con mồi Trung Quốc, mà lại ganh tị với nhau trong việc chia phần, biến Trung Quốc thành một bán thuộc địa: về phương diện văn hóa, thời đó là thời văn minh Âu Tây xâm nhập dưới mọi hình thức: dân tộc Hán bây giờ mới hết tự phụ rằng mình văn minh nhất, hùng cường nhất thế giới mà phải chịu nhận mình thua kém Âu Tây nhiều quá.
Về phương diện nội trị, nhà Thanh tỏ ra bất lực: có bốn cuộc nổi loạn lớn, mà một cuộc suýt làm cho nhà Thanh bị lật đổ. Miền Bắc, miền Nam, miền duyên hải và miền nội địa, mỗi miền phát triển một cách riêng, không còn sự thông nhất về tư tưởng, về lối sống nữa.
Trong số các cường quốc châu Âu, Anh phát triển nhất về kỹ nghệ hải quân, thương thuyền, lấn được Bồ Đào Nha, Hòa Lan, cả Pháp nữa. Khi đã bài xích được Pháp ở Ấn Độ, họ muốn tranh với người Bồ ở Trung Quốc. Đời Khanh Hi, công ti Đông Ấn Độ được lập một thương quán ở Quảng Châu, nhưng phải theo đàn bà…, lại bị các quan thu thuế hà nhiễu; nên đời Càn Long họ tìm cách cải thiện những quan hệ thương mãi với Trung Hoa, năm 1792, phái sứ thần Mac Cartrey đến Bắc Kinh xin được ưu đãi về thông thương, nhưng bị Càn Long từ chối năm 1816, một phái đoàn khác cũng thất bại. Họ vẫn như người Bồ, Hòa, Ả Rập… chỉ được giao thiệp với một số người Trung Hoa làm trung gian – có sách gọi bọn công hành, có sách gọi là dương hành – bọn trung gian đó đóng thuế cho triều đình, liênlạc với quan tỉnh, và chuyền hàng hóa vào nội địa, vì người ngoại quốc không được phép đi lại trong nước, cũng không được phép bán thẳng cho các nhà buôn Trung Hoa khác. Như vậy bọn công hành làm giàu rất mau, mà ngoại nhân mất một mối lợi, lại không phát triển được công việc buôn bán.
Người Âu mua của Trung Hoa nhiều nhất là trà, gấm vóc, mà bán cho Trung Hoa rất ít: vải, đồ nỉ, các đồ xa xỉ phẩm của họ, người Hán không ưa; đồng hồ máy móc càng khó bán hơn nữa, thực phẩm thì nặng, không được giá, lại khó chuyên chở, không có lợi. Chỉ có thuốc phiện là nhẹ, giá lại cao.
Tiếng Nha phiến gốc của Ả Rập, người Trung Hoa gọi nó là cù túc. Người Ả Rập đem nó về Trung Hoa từ đời Đường (thế kỷ VIII), người Bồ từ đời Minh. Mới đầu nhập cảng rất ít, người ta dùng nó làm một vị thuốc, gọi nó là “phúc thọ cao”; vỏ của nó gọi là túc xác (vỏ thẩu) dùng làm thuốc ngủ, làm dịu cơn đau… Từ thế kỷ XVI, người Trung Hoa mới dùng ống tẩu để hút, nhưng chỉ bọn nhà giàu có mới tìm cái thú đó. Qua thế kỷ XVII, công ti Đông Ấn của Anh bắt đầu sản xuất nhiều và nhập cảng ồ ạt vô Trung Hoa, từ đó, Trung Hoa nổi tiếng là nước có nhiều người nghiện nha phiến nhất thếgiới.
Năm 1830, họ có từ hai tới 10 triệu người nghiện. Năm 1838 anh chở vô 40.000 thùng nha phiến, mỗi thùng non 70 kí lô giá từ một đến hai ngàn đồng bạc Mễ Tây Cơ (Mexique)
Vua Gia Khánh và Đạo Quang nhiều lần ra lệnh cấm hút thuốc nha phiến vì nha phiến làm cho kinh tế khốn đốn (riêng Quảng Châu năm 1898 số thuốc phiện nhập cảng đã làm cho Trung Hoa thiệt mất 30 triệu lạng bạc), mà số nghiện bị nhiễm độc, hóa ra vô dụng mỗi ngày một tăng một cách đáng ngại.

3. Thái Bình Thiên Quốc
Vì dân mất lòng tin ở Thanh đình, có ác cảm với họ, khinh họ nữa, nên nhiều hội bí mật nổi lên hiệu triệu dân chúng để phản Thanh.
Đời Gia Khánh bị loạn Bạch Liên giáo, Bát quái giáo, đời Đạo Quang kế tiếp (1821 – 1850) bị loạn Thái Bình thiên quốc lớn hơn nhiều, lớn nhất từ thời Hán, suýt lật đổ được nhà Thanh. Các lần trước, phong trào lãnh tụ của phong trào là người theo đạo Ki Tô giáo, Hồng Tú Toàn, sinh năm 1812 ở Quảng Đông, nơi tiếp xúc với các nước Âu châu sớm hơn hết.
Gia đình thuộc hạng trung nông, nên ông được học. Theo Vương Nghi trong Trung Quốc cận đại sử thì bảy tuổi, Hồng đã học hết Tứ thư và Ngũ Kinh (!) mười tám tuổi đã làm thầy đồ, nhưng tời ba mươi tuổi, thi hương ở Quảng Đông 3 lần rớt cả ba, ông ta phẫn uất, phát sốt, miệng nói bậy bạ, sinh ra ảo giác, thấy mình được lên thiên đình. Thượng Đế phong vương cho. Ba bốn ngày sau nhiệt độ lui, tỉnh táo lại, tự cho mình có chân mệnh thiên tử, từ đó nuôi chí lớn cứu đời, tính tình thay đổi, nghiêm trang, hòa nhã, được người trong làng kính nể. Ăn nói hoạt bát hơn.
Ông thường tiếp xúc với một số giáo sĩ Tin Lành ở Quảng Châu, thích Cựu Ước hơn là Tân Ước, mặc dầu giữ thập giới trong Tân Ước. Ông lập ra hội “Thượng Đế giáo” độ được một ngàn tín đồ, tự xưng là cón thứ của Chú trời (Thượng Đế), em ruột của Chúa Ki Tô, lại tự xưng là hậu duệ nhà Minh. Có người chê ông là khùng khùng, vì vậy, ông đến truyền giáo ở Quảng Tây, số người theo càng ngày càng đông. Tín đồ Thượng Đế giáo đều bình đẳng, đàn ông là anh em, đàn bà là chị em, không có giai câp lớn nhỏ, sang hèn. Ông đư ra những lời răn dạy, bảo là do Thượng Đế truyền (thiên khải). Số giáo đồ lên đến mấy vạn.
Năm 1847 – 48 hai tình Quảng Đông, Quảng Tây bị nạn đói sớm, giặc nổi lên quấy phá. Hồng Tú Toàn họp một số bạn đồng học, đồng hương như Dương Tú Thanh, Tiều Triều Quí, Thạch Đạt Khai, năm 1850, thừa dịp dấy binh ở Kim Điền tỉnh Quảng Tây, dùng khẩu hiệu phản Thanh, diệt tham ô tàn bạo, khôi phục lai nhà Minh. Quân lính đều để tóc dài, tức là chống lại Mãn Thanh, nhờ vậy mà thanh thế rất thịnh.
Quân luật rất nghiêm: phải triệt để tuân lệnh đầu mục, không được xâm phạm tài sản của nhân dân, ra trận phải đồng tâm hợp lực, không được lùi mà chỉ có tiến thôi. Dùng cả phụ nữ trong quân đội, nhưng nam nữ riêng biệt.
Tướng sĩ tôn ông làm Thái Bình vương. Thăng được mấy trận, chiếm được vài chấu ở Quảng Tây, ông dựng tên nước, tên là Thái Bình Thiên quốc, lên ngôi Thiên vương, phong các tướng là Đông Vương (Dương Tú Thanh), Tây Vương, Nam Vương, Bắc Vương, Dực Vương (Thạch Đạt Khai).
Khi mới khởi binh, Hồng làm bài kịch bố cáo với thiên hạ rằng người Mãn Châu vào đoạt lãnh thổ Trung Quốc, áp chế người Hán, nên ông, dòng dõi nhà Minh, phải ra tay khôi phục đất nước. Dân chúng hương ứng rất đông, thế lực của ông ngày càng mạnh. Ông sai Thạch Đại Khai thống lĩnh quân sĩ từ Quảng Châu tiến đánh Hồ Nam, Hồ Bắc. Thạch giỏi cầm quân, tới đâu cũng được dân chúng tiếp đón, thế như chẻ tre; trong năm 1852, thắng luông mấy trận, chiếm Hồ Nam, rồi chiếm Nhạc Dương, Hán Dương, Vũ Xương, Vũ Hán, sau cùng tới Nam Kinh (1853), giết được hai vạn quân Thanh, chiếm Nam Kinh, định đô ở đó, đổi tên là Thiên kinh.
Lúc này tự xét uy thế đã vững, đất chiếm được đã nhiều, Hồng Tú Toàn mới ban chiếu, định chính sách cai trị.
[-] Về tôn giáo, đạo đức, có 10 khoản phỏng theo thập giới của đạo Ki Tô: phải thờ phụng Thượng Đế, không thờ phụng tà thần (cấm thờ Khổng, Lão, Phật…, cấm cả thờ ông bà), mỗi tuần bảy ngày, ngày nào cũng phải tán tụng ân đức của Thượng Đế, phải hiếu thuận với Cha mẹ, không giết người, không tà dâm, không trộm cướp, không nói láo…
[-] Chính sách xã hội: những người già cả, góa vợ, góa chồng, những người cô độc, hoặc trẻ em, không cày ruộng được chính phủ cấp dưỡng.
[-] Nghiêm cấm các thói xấu như thói đàn bà bó chân, thói hút thuốc phiện, uông rượu, đánh bạc, mua bán nô tì, nuôi nàng hầu.
[-] Quan chế, binh chế (lược bỏ)
[-] Điền chế: ruộng đất, vàng bạc là của chung, không ai được giữ làm của riêng; ruộng thì chính quyền phân phát cho, dân cùng nhau cày cấy, cùng ăn cùng mặc, có tiền thì cùng tiêu, người nào trữ mười lạng bạc hoặc một lạng vàng thì bị trừng phạt.
Chế độ đó là chế độ cộng sản, lần đầu tiên Hông Tú Toàn đem áp dụng ở Trung Quốc, nhưng vì năm nào cũng có chiến tranh chưa thực hành được chọn.
[-] Dùng lịch mới, gọi là Thiên lịch: mỗi năm gồm 366 ngày, chia làm 12 tháng, tháng lẻ 31 ngày, tháng chẵn 30 ngày, như vậy cứ 4 năm, dôi ra 3 ngày, thì hành 5 năm rồi mới thấy cần phải sửa lại.
[-] Chế độ thi cử: vì Thái Bình Thiên quốc đề xướng nam nữ bình đẳng, nên cho đàn bà thi như đàn ông, lập ra hai bảng cho đàn ông, một cho đàn bà. Có chủ khảo riêng cho nam thí sinh, chủ khảo riêng cho nữ thí sinh. Phía đàn bà cũng lầy một người đậu trạng nguyên, đó là một đặc sắc của Thái Binh thiên quốc.
Nhưng càng cấm thì dân chúng lại càng hút, mà bọn buôn lậu và tham quan ô lại càng làm giàu. Khi chính quyền đã thối nát thì cấm gì cũng không ai nghe, không nghe thì lại càng cấm ngặt hơn, rốt cuộc lịnh cấm không còn giá trị gì cả, trên cứ cấm dưới cứ buôn lậu, cứ hút. Tàu buôn Anh neo ở ngoài khơi, xa bờ một quãng, khỏ hải phận Trung Hoa, bọn buôn lậu chéo thuyền nhỏ ra chở vào bờ - xưa cũng như nay, khác gì đâu – và Anh, Hoa đều có lợi.

Năm 1838 vua Đạo Quang họp triều thần bàn về vụ nha phiến. Họ quyết định cho người nghiện thời hạn một năm để cai, hết thời hạn đó vẫn còn hút thì bị xử tử. Rồi vua lại ban sắc lệnh: họp mười người làm một “bảo”, phải khuyên răn nhau, nếu có một người hút thì chín người kia đều bị tội, người hút, ngưới bán đều bị xử tử; quan lại biết mà không báo thì bị cách chức. Sau cùng phái Lâm Tắc Từ - một vị quan nổi tiếng là liêm khiết – làm khâm sai đại thần, kiêm Tiết Chế Thủy Sư ở Quảng Đông để thi hành việc cấm tuyệt bán nha phiến.
Lâm tời Quảng Châu, sai tịch thu và hủy 3.500 tẩu thuốc phiện và trên 12.000 lạng thuốc phiện. Vợ con người nghiện mang ơn ông vô cùng.
Ông lại điều tra biết được bọn buôn lậu và số thuốc bọn thương nhân Anh chở tới. Ông sai xây những công trình phòng thủ bờ biển, đem nhiều quân tới đóng. Sau đó ông viết cho lãnh sự Anh một bức thư buộc nội trong ba ngày phải trình hết số nha phiến mà thương nhân Anh tích trữ; trách bọn con buôn đã lợi dụng lòng nhân từ của triều đình cho họ làm ăn dễ dàng để đầu độc người Trung Hoa. Họ không tuân. Ông đem quân tới bức, họ bất đắc dĩ phải hộp 1.300 thùng. Biết là chưa đủ số, ông bảo thương nhân các nước tạm thời dời đi chỗ khác rồi ông đoạn tuyệt lương thực, bắt giam hết các người làm công của Anh, mấy ngày sau lại đem binh vây thương quán Anh. Lãnh sự Anh đành phải khuyên các thương nhân nộp toàn bộ số thuốc phiện, hết thảy được 20 ngàn thùng, nặng tới một tấn, trị giá 5.600 vạn đồng bạc Mễ Tây Cơ.
Lâm tự xem xét, đốt hết, đổ xuống biển, rồi báo cáo cho thương nhân các nước biết nếu về sau thuyền buôn nào vào bến mà chở thuốc phiện thì hàng hóa bị sung công, người bị tội chết. Các nước đều tuân theo, trừ Anh.
Rồi một vụ xảy ra. Một chiếc tàu Anh ghé Hương Cảng bọn thủy thủ lên bờ, say rượu, gây lộn, một người Trung Hoa bị bọn chúng giết. Lâm Tắc Từ yêu cầu người Anh giao nộp hung thủ cho ông xử tử vì “Sát nhân thường mạng, Trung Hoa hay nước khác thì luật pháp cũng như nhau). Lãnh sự Anh không chịu, bảo theo luật của họ. Tội rất nặng cũng chỉ phạt 20 Anh bảng và giam cầm 6 tháng thôi. Lâm tức thì ra lệnh cấm người Trung Hoa buôn bán với Anh.
Anh phản ứng lại. Đầu mùa hè 1840, mười lăm chiến thuyền Anh chở 15.000 quân tới Áo Môn (Ma cao). Thế là chiến tranh nha phiến thứ nhất bùng nổ.
Quân Anh khai hấn, nã súng vào Quảng Châu, nhưng vì công việc phòng thủ của Lâm chu đáo, họ không đổ bộ lên được. Quân Anh rút lui, tiến lên phương Bắc, bắn phá nhiều điểm

quan trọng ở phía Nam vàm sông Dương Tử, chiếm được nhiều đảo và nhiều thị trấn một cách dễ dàng vì khí giới của Thanh đã kém xa (cung tên địch với đại bác) mà quân Thanh cũng thiếu tinh thần, sĩ quan Thanh rất tồi tệ: lính của họ là lính ma, chỉ có trên giấy tờ,
họ ghi tên đầy tớ, bà con của họ vào sổ lính để lãnh lương, bọn đó không biết bắn súng, không có kỹ thuật gì cả, cấp chỉ huy coi họ như nô lệ, mà họ lại hống hách với dân, ăn cắp, ăn cướp của dân, một số nghiện thuốc phiện (Miền Bắc không thuộc quyền của Lâm Tắc Từ, quan lại tham nhũng, sắc lệnh triều đình không được tuân, thương nhân vẫn chở lén thuốc phiện về bán).
Khi được tin quân Anh vào Chiết Giang, hãm Định Hải rồi vào hải khẩu Thiên Tân, Thanh đình hoảng hốt. Lãnh sự Anh đưa thư của thủ tướng Anh yêu cầu 6 điều khoản: bồi thường hàng hóa đã bị thiêu hủy; mở các nơi Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Định Hải, Thượng Hải làm thương phủ (bến cho các tàu buôn) bồi thường quân phí, để cho thuyền Anh chở nha phiến vào. Thanh đình cách chức Lâm Tắc Từ đề lấy lòng Anh, sai tống đốc Kì Thiện xuống thay để thương nghị với Anh. Kì Thiện nhút nhát, hủy bỏ mau các công trình phòng thủ của Lâm Tắc Từ, rồi khúm núm cầu hòa với lãnh sự Anh, hải quân đô đốc George Elliot. Ông ta vượt quyền hạn hành động như vậy tưởng sẽ gây được không khí thuận lợi cho việc triều đình, nhưng Elliot thấy ông ta khiếp nhược, càng yêu sách nhiều, và ông ta chấp nhật hết: nhượng Hương Cảng cho Anh mở Quảng Châu làm nơi buôn bán, bồi thường 62 triệu lạng bạc, về số nha phiến thiêu hủy, 6 triệu lạng nữa về quân phí.
Thanh đình không chịu nhận những điều kiện nhục nhã đó mà Anh đình cũng không bằng lòng vì không có điều khoản nào bảo đảm sự an toàn cho người Anh sau này. Thế là chiến tranh lại tái diễn khốc liệt hơn. Các công trình phòng thủ đã phá hủy rồi, người Anh đổ bộ lên, chiếm được 500 khẩu đại bác (thời đó, thiệt hại như vậy là điều không thể tưởng tượng được) rồi Quảng Châu bị chiếm.
Thừa thăng, hải quân Anh theo bờ biển ngược lên, chiếm Hạ, Môn Thượng Hải, rồi ngược dòng sông Dương Tử, nã đại bác vào Nam kinh. Thanh đình phải nuốt nhục, ký điều ước Nam Kinh (1842), điều ước đầu tiên Trung Quốc bỏ cái huy hiệu Thiên triều mà đứng vào địa vị bình đẳng ký với nước khác (các điều ước ký với Nga dưới triều Khanh Hi đều do các quan hai nước ký với nhau thôi).
Điều ước gồm 12 khoản mà những khoản trọng yếu như sau:
[1.] Cắt nhường Hương Cảng cho Anh.
[2.] Khai phóng năm hải khẩu Quảng Châu, Hạ Môn, Phúc Châu, Ninh ba, Thượng Hải làm thương phụ cho người Anh buôn bán, cùng với vợ con cư trú; họ lập tại đó những lãnh sự giám đốc việc buôn bán.
[3.] Bồi thường cho Anh 21.000.000 đồng bạc Mễ Tây Cơ.
[4.] Hàng hóa nhập khẩu chịu một thứ thuế công bình do Trung Hoa công bố, khi thương nhân Trung Hoa chuyển vào nội địa, không phải chịu thêm thuế nào nữa.
[5.] Công văn hai nước trao đổi với nhau sẽ theo hình thức bình đẳng.
Người Trung Hoa thường gọi điều ước đó là Ngũ khẩu thông thương điều ước. Ảnh hưởng của nó rất tai hại cho họ:
[-] Nó là điều ước bất bình đẳng đầu tiên Trung Hoa phải ký với nước ngoài, mở đầu cho một loạt những điều ước bất bình đẳng sau này.
[-] Thấy Thanh khiếp nhược để cho Anh uy hiếp như vậy, các nước khác như Pháp, Bồ, cũng đòi được đối đãi như người Anh, buộc Trung Hoa mở các thương phụ khác cho họ, Trung Hoa phải cho và họ tự ý khuyếch trương buôn bán ở Trung Hoa, xâm lược Trung Hoa mỗi ngày một mạnh.
[-] Nha phiến càn vô nhiều, đầu độc dân Trung Hoa, số người nghiện tăng lên tới nỗi người phương Tây có cảm tưởng rằng người Trung Hoa nào cũng nghiện, dân tộc họ là một dân tộc nghiện.
[-] Hương Cảng thành một căn cứ để xâm lược Trung Hoa và Anh chiếm ưu thế nhất.
[-] Ảnh hưởng tinh thần là dân chúng mất lòng tin Thanh đình, mất long tự tin, toàn quốc từ vua tới dân đâm ra sợ sệt người da trắng mà mới nửa thế kỷ trước, thời Càn Long họ khinh là dã man.

Chiến tranh nha phiến chưa chấm dứt, đó mới chỉ là màn thứ nhất, còn màn thứ nhì nữa, sẽ xét ở sau
Khi Thái Bình thiên quốc định đô, lập triều đình, ban bố chính sách rồi, người Âu vẫn giữ chính sách trung lập, đứng ngoài ngó.
Năm 1853 – 54, chỉnh đốn xong Nam Kinh, Thái Bình tiến lên phương Bắc, chiếm Khai Phong, Thiên Tân, nhưng không đủ sức chiếm Bắc Kinh, lại quay về.
Năm 1856, nội bộ của Thái Bình lục đục, Các vương càng ngày càng kiêu nhác, Đông Vương chuyên hoạch hơn hết, bất phục tòng Hồng Tú Toàn, tự là Vạn Tuế, Hồng phải sai Bắc Vương giết. Dực vương Thạch Đạt Khai người có tài nhất trong ngũ vương, thấy vậy cùng với bộ hạ tách ra, tiến về phía Tứ Xuyên, qua những tỉnh phía Nam và Tây Nam (sau này năm 1934-35 Đảng cộng sản cũng dùng đường đó trong cuộc trường hành), tính lập ở đó một giang san riêng biệt, nhưng rồi cũng bị giết năm 1863. Từ đó các vương chỉ tranh giành quyền lợi, lấn dần chết hết. Kỷ luật không theo nữa.
Tình hình của Thanh đình rất nguy, từ năm 1857, vừa phải đối phó với Thái Bình, vừa bị cái nạn chiến tranh nha phiến thứ nhì do liên quân Anh Pháp gây ra (coi ở sau). Quân triều đình không được luyện tập, nhút nhát, chỉ ở xa bắn đại bác vào địch, chứ không dám lại gần, hễ thấy địch tiến tới là bỏ chạy. Quân số không đủ, hễ có lính chết, bị thương hay đào ngũ, tương chỉ huy không chịu thay thế, cứ tiếp tục bỏ túi số lương của họ, và còn trước cả quân lính nữa, các ông ấy bỏ chạy khi mới “thấy ngọn gió của địch thổi về phía mình”.
Thấy chiến tranh phát giữa Thanh đình và Anh Pháp, Thái Bình năm ngay cơ hội, viện cớ rằng cùng theo Ki Tô giáo như Anh, Pháp, xin họ giúp cho khí giới để diệt Mãn Thanh. Các giáo sĩ Anh, Pháp rất tán thành: khen quân Thái Bình rất tốt, qua miền nào thì giáo dân miền đó được đối đãi tử tế, Thái Bình mà làm chủ Trung Quốc thì chẳng bao lâu cả Trung Quốc sẽ theo đạo Ki Tô. Các lãnh sự, các chính khách Anh Mỹ cũng nghĩ như vậy, nhưng còn nghĩ đến lợi của quốc gia họ nữa. Họ đã ký nhiều điều ước với Thanh, Thanh mà sụp, những điều ước đó sẽ có thể bị hủy bỏ. Thanh yếu, họ dễ bức hiếp, Thái Bình mà thắng, mạnh lên, khó bức hiếp. Vả lại, họ thấy những cải cách xã hội của Thái Bình có vẻ qúa lố, dân chúng đã phàn nàn, chính nội bộ của Thái Bình cũng chia rẽ, và có mỗi Mãn Thanh sé lật được thế cờ, vì Thanh đình đã biết dùng ba người tài: một là người Mãn: Tang Cách Lâm Tấn, giỏi cầm quân, đã giữ được Bắc Kinh buộc Thái Bình phải quay trở về khi đã tiến tời Thiên Tân, và hai người Hán: Tăng Quốc Phiên và Lí Hồng Chương.
Tăng Quốc Phiên thi đậu tiến sĩ, được tuyển vào Hàn Lâm Viện, trọng lý học của Tống Nho, rất ghét chính sách tôn giáo, xã hội của Hồng Tú Toàn, sợ Hồng mà thắng thì đạo Khổng và văn hóa Trung Quốc sẽ bị tiêu diệt, cho nên tận tâm giúp Thanh và được Hàm Phong rất tin cậy giao cho việc huấn luyện quân đoàn Hồ Nam để chống với Thái Bình.
Ông luyện được 17.000 quân (cả lục lẫn thủy) rất có kỷ luật, được ngoại nhân khen là đạo quân “quốc gia” đầu tiên của Trung Hoa, vì họ “chiến đấu cho quốc gia chứ không phải cho nhà Thanh”. Dân chúng ghét Mãn Thanh, mới đầu do dự giữa Tăng và Thái Bình, nhưng lần lần ngã theo Tăng vì những lầm lẫn quá nặng của Thái Bình (cấm đạo Khổng, đạo Phật, cấm thợ phụng tổ tiên, phá hủy chùa chiền…) mà một phần cũng vì Tăng trả lương cao hơn, đều đặn hơn. Tăng giỏi chiến lược, chiến thuật thắng được vài trận, uy thế tăng lên.
Tăng đề nghị với Thanh đình trọng dụng Lý Hồng Chương, cho tuyển mộ và huấn luyện thêm một đạo quân nữa ở tình An Huy. Lý cũng thành công, và cũng đánh đâu thắng đó.
Lúc này chiến tranh nha phiến thứ nhì đã chấm dứt, Anh Pháp đã rút rỉa của Thanh nhiều quyền lợi (Điều ước Bắc Kinh – coi ở sau), lại thấy Thái Bình đã suy mà vẫn cương quyết trong việc giao thiệp với họ, có thể bất lợi cho việc làm ăn của họ, nên họ ra mặt đứng về phía Thanh đình, ủng hộ “Thừa thắng quân” (Ecer – victorieus Army), do một tên giang hồ Mỹ, Tewsend Ward thành lập (được các thương nhân Thượng Hải giúp tài chánh) để bảo vệ tài sản của Âu Mỹ, chống đối với Thái Bình thiên quốc được Thái Bình ở chung quanh Thượng Hải, sau tử trận, một viên tướng Anh, C.G Gorden lên thay, trong ba năm thắng lợi liên tiếp, lấy lại được 50 thị trấn cho Mãn Thanh.
Năm 1864, quân Tăng Quốc Phiên chiếm được Nam Kinh. Hồng Tú Toàn tự tử. Sau đó Tăng và Lý (Hồng Chương) mất hai năm mới quét hết được Thái Bình thiên quốc. Thái Bình đã tung hoành được 15 năm qua 16 tình chiếm được 600 thị trấn, rốt cuộc thất bại vì dở tổ chức, không biết cai trị, năm vững miền đã chiếm, vì nội bộ lủng củng, nhất là vì đã thất nhân tâm, muốn hủy bỏ hết truyền thông dân tộc.
Nhưng ảnh hưởng của Thái Bình rất lớn, làm cho người Hán có tinh thần dân tộc trở lại, tin ở sức mạnh của mình. Chính cuộc chiến của Hồng Tú Toàn là bước đầu đưa tới cuộc cách mạng Tân Hợi (1911) nửa thế kỷ sau, cho dân tộc Trung Hoa một ý niệm về nam nữ bình quyền, về chế độ cộng sản trước khi có cuôc cách mạng 1917 của Nga. Từ Tần Thủy Hoàng, bây giờ mới lại có cuộc cách mạng thật sự (révolution) để thay đổi hẳn một chế độ chớ không phải chỉ để thay đổi một triều đại. Vì vậy mà Tôn Văn, và cả Mao Trạch Đông đều phục Hồng Tú Toàn, chê Tăng Quốc Phiên, Lý Hồng Chương là tội nhân của dân tộc. Ngược lại cũng có người như Tưởng Giới Thạch chê Hồng là gây rối, chà đạp truyền thống, làm suy nhược nhà Thanh trong khi Thanh phải đương đầu với thực dân Tây phương, và khen Tăng, Lý là sang suốt. Vương Nghi, tác giả Trung Quốc Cận đại sử, bào còn phải nghiên cứu nhiều sử liệu lắm rồi mới có thể đưa ra một phán đoán khách quan được, hiện nay những sử liệu đó chưa gom góp được đủ.
Có điều này đáng cho ta để ý: Trong tất cả các cuộc nổi dậy của nông dân mà thất bại chỉ Thái Bình thiên quốc được chép thành một bộ truyện chương hồi, như vậy đủ biết tình dân tộc Trung Hoa phục phong trào phản Thanh đó ra sao.

- Loạn Niệm và Hồi Giáo
Khi Thái Bình chiếm được Nam Kinh rồi tiến lên phương Bắc thì đảng Niệm cũng nổi lên ở phía tây Vận Hà, trong khoảng từ sông Hoàng Hà tới sông Hoài, tại bốn tỉnh Giang Tây, An Huy, Hà Nam và Sơn Đông. Đảng đó là một hội kín như Bạch Liên giáo. Mấy năm đầu thập kỉ 1850, miền đó bị lụt, dân đói, thấy Thanh suy, không phục tòng triều đình nữa, liên kết với Thái Bình, cũng để tóc dài, tung hoàng một thời nhưng không chiếm được một thị trấn nào quan trọng, không lập được một chính phủ, sau bị Tăng Quốc Phiên bao vây và dẹp được năm 1868.
Đồng thời, Thanh bị thêm nạn Hồi giáo ở Vân Nam. Từ thời nhà Nguyên, Hồi giáo đã cắm rễ khá sâu ở Tây Bắc và Tây Nam Trung Hoa. Ở Vân Nam, thiểu số Hồi giáo thường gây với thổ dân khác đạo, nhất là từ khi vùng đó khai thác các mỏ đồng, thiếc, thì mối tranh chấp càng tăng. Quan lại ở Vân Nam vừa ít vừa bất lực, không dẹp được. Thanh đình cũng phái quân tới.
Ở Thiểm Tây và Cam Túc Hồi giáo cũng dấy lên, Thanh đình đem quân tới, năm 1873 dẹp được rồi lập thành tỉnh Tân Cương, di dân lên lập ấp, một số nhỏ là thương nhân, một số nữa là quân nhân, đa số là nông dân. Nhưng vì miền đó xa xôi, giao thông bất tiện, nên số dân tới nay vẫn còn thưa thớt.
Sau cùng ở Quí Châu, rợ Miêu lại nổi loạn như thời Càn Long, 18 năm mới dẹp được, dẹp xong thì Quí Châu bị tàn phá, gần như không còn gì.
- Hậu quả của những cuộc nổi loạn đó là số dân giảm đi rất nhiều, vì bị giết, vì chế đói, vì lưu lạc.
Riêng loạn Thái Bình Thiên Quốc, một giáo sĩ Mỹ đoán là co 20 triệu người chết, một ngoại nhân khác đưa ra con số 50 triệu. Hạng ngoại nhân có ở các hương cảng, không biết tình hình nội địa, ước lượng quá thấp. Theo Vương Nghi (sách đã dẫn), nếu kể các loạn, Niệm, Hồi, Miêu ở Quí Châu nữa, kể cả nạn thổ phỉ cướp bóc ở khắp các tình, nạn chết đói, chết vì bịnh dịch thì Trung Hoa đã mất đi một phần ba nhân khẩu, ít nhất là 100 triệu người. Hơn nạn hồng thủy, trong lịch sử Trung Hoa,chưa đời nào như vậy.

Chương 8 (5)

4. Chiến tranh nha phiến thứ nhì – Anh Pháp liên quân.
Điều ước Nam Kinh chằng được nước nào theo đúng cả. Dân chúng Quảng Châu uất hận, tìm mọi cách phá, bắt người Anh phải ở ngoại thành, không cho về, do đó sinh xô xát. Thương nhân anh dùng bọn buôn lậu Trung Hoa cho thuyền chúng treo cờ Anh để chở nén thuốc phiện vào bờ.
Năm 1856 một chiếc thuyền tên là Arron treo cờ Anh đến đậu ở bến Quảng Châu. Viên thủy sư Trung Hoa nghi là gian, lên thuyền khám, thấy có hai người Anh và mười ba thủy thủ là Tàu cả, bèn hạ chiếc cờ Anh liệng xuống sàn, bắt giam mười ba người Tàu, viên công sứ Anh phản kháng với viên tuần phủ Quảng Đông là Diệp Danh Thám, bảo cử chỉ đó trái vời điều ước Nam Kinh trong đó có khoản nói rằng Anh thương đến buôn bán ở các bến đều được tự tiện, đòi trả 13 thủy thủ và phải xin lỗi.
Diệp Danh Thám chỉ thích vẽ, đọc sách, không quan tâm tời ngoại giao, đọc công văn của Anh, chỉ mỉm cười, cho việc đó chẳng quan trọng gì cả, bằng lòng thả 13 tên thủy thủ. Nhưng viên công sứ Anh còn buộc phải nghiêm trị viên thủy sư đã hạ cờ Anh, làm mất quốc thể Anh. Diệp cho như vậy là quá lố, không thả thủy thủ nữa, không trả lời gì cả mà cũng không lo phòng bị, coi vụ đó như bỏ qua.
Khi nghe tiếng súng nổ vang trời, có tin rằng quân Anh đổ bộ lên, ông ta ngạc nhiên, hoảng hốt. Quân Anh đốt vài công sở của Trung Hoa rồi rút lui về chiến hạm, vì chưa có lịnh của chính phủ, mà quân lại ít quá, có chiếm được cũng không giữ nổi.
Nhân dân Quảng Châu tức giận, thấy quân Anh đi rồi, ùa ra phóng hỏa đốt hêt các cơ sở, dinh thự của người Âu, thương quán Anh, Pháp, Mĩ đều bị hủy hết. Công sứ Anh bèn gời thư về nước xin thêm binh bị để quyết chiến. Đồng thời, Pháp đương đòi bồi thường vì một giáo sĩ Pháp bị giết ở Quảng Tây, mà chưa được thỏa mãn, Vua Napoléon III thừa dịp đó để dương oai ở Đông Á, liên minh với Anh, phái binh tới Hương Cảng. Ít lâu sau, Mĩ và Nga cũng phái công sứ đến hội ở Hương Cảng, mong có dịp sẽ bắt Thanh đình phải sửa thương ước của họ.
Cuối năm 1857, liên quân Anh Pháp đánh Quảng Châu, Diệp Danh Thám thản nhiên lạ lùng, chẳng bàn tính gì với các võ quan dưới quyền, cũng chẳng thương thuyết với Anh, cứ ngồi chờ xem ra sao. “Súng nổ như hàng ngàn tiếng sấm, nhà cửa cháy rực trời”, dân chúng chỉ chống cự được hai ngày, tời ngày thứ ba liên quân Anh Pháp chiếm được tất cả các đồn Trung Hoa.
Diệp Danh Thám bị bắt làm tù binh. Người Anh đem một chiếc kiệu tời rước ông, đưa vào khám Hương Cảng. Ông bận phẩm phục đàng hoàng bược vào khám, không có vẻ gì buồn cho thân phận mình, cho tình cảnh quốc gia, lại tiếp tục vẽ, viết chữ - chữ ông rất đẹp – bọn Anh tranh nhau xin ông làm kỉ niệm. Nhà cầm quyền Hương Cảng thấy ông ta ngu, dại quá, không nỡ giết, mà ông chẳng có tội gì để đáng bỏ tù, sai ông qua Calcutta (Ấn Độ) với một tùy viên quân sự và ba người hầu của ông. Hai năm sau ông ta chết, người Anh đưa xác ông về Trung Hoa để được mai táng một cách trọng thể.
Năm sau hạm đội Anh và Pháp tiến lên phương Bắc, thình lình tấn công Thiên Tân, rồi tới pháo đài Đại Cổ. Để mất Thiên Tân thì Bắc Kinh khó giữ, Thanh đình hoảng hốt, vội phái một đại thần tới Thiên Tân nghị hòa.

Thanh ký riêng một điều ước Thiên Tân với Anh, một điều ước Thiên Tân nữa với Pháp (1858). Cả ba bên đều qui định với nhau rằng sau khi kí hạn một năm, nguyên thủ các nước phê chuẩn rồi thì sẽ trao đổi điều ước với nhau ở Bắc Kinh.
Nhưng Thanh đình muốn hủy điều ước, sai Tăng Cách Lâm Tân - viên tướng Mãn đã có công giữ Bắc Kinh trong vụ loạn Thái Bình – lại Đại Cổ xây cất đài lũy, đắp đập chặn cửa biển, chở đại bác và đưa những kị binh thiện chiến nhất tới.
Năm 1859, đúng hạn, công sứ Anh, Pháp đến để trao đổi điều ước, bị pháo đài bắn xuống, bốn chiếc thuyền bị đạn chìm, số người tử thương khá nhiều. Điều ước Thiên Tân chưa thi hành đã bị xé.
Liên quân Anh Pháp lần này rút lui rồi tấn công trở lại mạnh, phá đập trên sông, đồn trên bờ(1) xông lên. Kị binh thiện chiến nhất của Thanh rán ngăn họ, nhưng bị đại bác nã vào, từng đoàn từng đoàn “đổ như những bức tường”. Viên tướng Mãn tài nhất của Mãn Thanh là Tăng Cách Lâm Tấn cũng phải đào tẩu. Mã Thanh đành phải xin hòa, nhưng không chấp nhận những điều kiện họ cho là gắt quá của Anh Pháp, tiếp tục chiến đấu. Lúc đó liên quân đã tới ngoại thành Bắc Kinh rồi. Viên tướng bảo vệ kinh đô, phi ngựa ở mặt trận bị một viên đạn vào đầu té ngựa. Hàng ngũ rối loạn. Vua Hàm Phong kinh hoảng bỏ cung điện đi ra “tuần du mùa thu” ở Nhiệt Hà (Jéhal), sự thực là chạy trốn, giao trách nhiệm thương thuyết cho Cung thân vương, và năm 1860, điều ước Bắc Kinh được ký kết.
Điều ước này ký với Anh Pháp y hệt điều ước Thiên Tân năm trước mà chưa kịp thi hành, nghĩa là gồm những khoản chính dưới đây:
1. Công sứ Anh, Pháp đều được tự do cư trú ở Bắc Kinh.
2. Các giáo sĩ Anh và Pháp được tự do truyền giáo trong nội địa Trung Hoa; nhân dân Anh, Pháp có tờ hộ chiếu thì được tự do du lịch trong nội địa Trung Hoa.
3. Mở thêm nhiều thương khố nữa: Ngưu Trang, Đăng Châu, Đài Loan, Viên Thủy, Triều Châu, Quỳnh Châu; đợi khi dẹp xong Thái Bình Thiên Quốc thì sẽ mở thêm ba nơi nữa trên bờ sông Dương Tử: Quan trọng nhất là Hán Khẩu…
4. Người dân Anh, Pháp mà phạm tội ở trên đất Trung Hoa thì do lãnh sự của họ xử, nếu có tranh tụng giữa người Trung Hoa với người Anh, hoặc với người Pháp thì quan lại Trung Quốc cùng xử lý với lãnh sự Anh hoặc Pháp.
Quyền đó gọi là quyền lãnh sự tài phán.
5. Sửa lại chế độ quan thuế: Quan thuế phải do chính phủ
Trung Quốc cùng bàn rồi quyết định với công sứ Anh, Pháp.
Bây giờ (điều ước Bắc Kinh) thêm những khoản này nữa:
1. Mở thêm thương khẩu Thiên Tân.
2. Bồi thường cho Anh và Pháp mỗi nước 8.000.000 lạng bạc (trong điều ước Thiên Tân chỉ bồi thường cho Anh 4.000.000 lạng, cho Pháp 2.000.000 lạng thôi).
3. Cắt đất Cửu Long ở bờ đối diện với Hương Cảng, nhường cho Anh. Điều ước Bắc Kinh thật tai hại cho Trung Quốc:
1. Điều ước tuy chỉ ký với Anh, Pháp, nhưng các nước khác cũng đòi quyền ngang với Anh, Pháp, về việc buôn bán, truyền giáo, nhất là quyền lãnh sự tài phán, quyền này làm cho Trung Hoa mất chủ quyền tư pháp.
2. Vì được mở thêm non một chục thương khẩu nữa mà tư bản của liệt cương tự do xâm lược Trung Quốc.
3. Giáo sĩ được tự do truyền giáo, thường dân của liệt cường có hộ chiếu được tự do du lịch trên lãnh thổ Trung Quốc, như vậy là họ tha hồ làm tình báo cho chính phủ họ.
4. Trung Quốc mất chủ quyền về quan thuế, thì công nghiệp, thương nghiệp bị phá hoại, kinh tế suy.
5. Một hậu quả bất ngờ nữa là số bạc của Trung Quốc chạy ra ngoại quốc nhiều quá (vì khoản bồi thường), thêm lẽ kinh tế suy sụp, mà từ triều đình đến nhân dân đều nghèo, triều đình phải lạm phát giấy bạc, rồi vay tiền của ngoại quốc để trả nợ, mà vay của họ thì phải có gì đảm bảo, thế là phải nhường họ những lợi này lợi nọ về kinh tế, cứ mỗi năm một số, riết rồi thành một thảm họa.

Nhà nước và dân chúng nghèo thêm, nhưng trái lại một số thương gia và một số trong giới trung lưu hợp tác với ngoại nhân, làm giàu rất mau, họ học thói của người Âu, mở hội buôn, mở các xí nghiệp kinh doanh như người Âu, gởi con qua ngoại quốc học. Họ đại đa số ở miền các hải khẩu Đông Nam, từ Thượng Hải trở xuống đến Quảng Đông. Họ Âu hóa lần lần thành một giới bourgeois của Trung Quốc, cũng có tinh thần cải cách, xũng tin ở sự tiến bộ như hạng bourgeois Châu Âu sau cách mạng Pháp (1789), họ khác hẳn giai cấp sĩ, và đại điền chủ các triều trước. Họ so sánh những quan niệm của phương Tây và Trung Hoa, thấy Trung Hoa lạc hậu, và họ nẩy ra ý làm cách mạng. Đa số những nhà cách mạng Trung Hoa một thế kỷ nay đều ở miền nam (Quảng Đông, Phúc Kiến…), chính vì lẽ đó. Trái lại, từ Thượng Hải trở lên phía Bắc, dân chúng nghèo, ít học thủ cựu.
(1). Về chi tiết các chiến tranh giữa Trung Hoa và các nước Châu Âu, Nhật,… các bộ sử chép hơi khác nhau; chăng hạn về điểm này, các bộ sử chữ Hán của tôi chép như vậy, còn Tsui Chi thì bảo chính nhà Thanh cho phá những đập đồn đá để “mời” Anh Pháp vào thương thuyết.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét