Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

Hương Mù U 9

Trang 9 trong tổng số 18
Chương 10
Hoài trở về Sài Gòn như một kẻ bị lưu đày không biết ngày trở lại nơi chốn thân yêu của mình. Ăn, ngủ, học hành. Ba chuyện đó được anh làm như một kẻ không có hồn. Anh đã cho Tiên Sa cái hồn của mình. Đêm ba mươi Tết Hoài ngồi một mình trong bóng tối cạnh ao nước trước nhà,. nhìn vào không gian mịt mùng để tìm kiếm hình bóng của Tiên Sa, để nhớ tiếng cười. để nhìn ánh mắt vời vợi xa buồn.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Thứ hai buồn, thứ ba chán, thứ tư rỗng, thứ năm nhớ, thứ sáu đợi, thứ bảy chờ, chủ nhật ngóng. Thời gian đứt đoạn. Trái tim của Hoài rã mục vì phản ứng hoá học của tình yêu. Tâm hồn của Hoài bị cháy bỏng vì chất acid-tình yêu. Anh viết thư cho Tiên Sa nhiều lắm. Nhưng thư đi nhiều hơn thư lại. Thư đi thật dài mà thư hồi âm ngắn. Anh biết Tiên Sa đang bù đầu vào bài học. Nàng đang cố nhét vạn vật. lý hóa. đại số. hình học, sin, tang, cos. phương trình, hàm số vào cái óc nhỏ bé của nàng. Tại sao người ta bắt nàng phải học những thứ đó. Tiên Sa đâu cần biết hình tam giác đều để bồi vườn. Nàng đâu cần biết đường kính của một vòng tròn bằng hai lần đường bán kính để đếm một thiên trái dừa. Nhưng thôi. Người ta bảo nàng làm như vậy thời nàng phải làm như vậy. Ráng chịu cực đi Tiên Sa. Rồi sau này trở thành cô giáo Tiên Sa sẽ đì lại học trò của mình. Đó là luật nhân quả của trường học.

Hoài ngồi trước đống bao thư cao nghệu. Anh cười khi thấy Khang diện kỹ vì sắp đi với bồ. Nó không còn phụ trách việc trả lời thư nữa vì hai lý do. Thứ nhất nó đang có bồ. Thứ nhì từ khi Hoài bật mí chút chút cho nó nghe về cuộc tình với Tiên Sa thời nó nói với anh.

- Mày cần tiền thời tao để mày làm hết. Còn tao tao xin tiền ba má hay bà nội xài sướng hơn...

Hoài cám ơn bạn về sự giúp đỡ này.

- Mày có hình con bồ của mày không đưa cho tao chiêm ngưỡng dung nhan?

Hoai lắc đầu nói Tiên Sa không có tiền chụp hình. Khang trợn mắt vì ngạc nhiên. Sinh trưởng trong một gia đình giàu có Khang không thể tin là có chuyện đó xảy ra.

- Hè này tao cho mày mượn cái máy chụp hình của tao mang về quê chụp hình cô bồ...

Hoài cười gật đầu song lại băn khoăn.

- Phim chụp hình có mắc không?

- Mày đừng lo... Tao sẽ mua tặng mày ba cuộn phim. Chụp xong đưa tao rửa cho... Tao muốn xem mặt của Tiên Sa. để xem cô học trò nhà quê này có nét gì đặc biệt mà làm cho mày chết mê chết mệt...

Hoài chúi đầu vào những lá thư của độc giả. Thoạt đầu anh làm chỉ vì công việc nhưng càng đọc anh càng hứng khởi vì khám phá ra những thú vị và mới lạ trong những lá thư của độc giả gởi về nhờ anh gỡ rối tơ lòng cho họ. Trẻ có. Già có. Trai có . Gái có. Đàn ông có . Đàn bà có. Tuy nhiên phái yếu nhiều nhất. Dường như mấy cậu trai trẻ hay đàn ông mạnh khoẻ không cần người khác gỡ dùm cái rối tơ lòng của mình. Khi bị rối họ lấy kéo cắt đứt cái rối là xong. Riêng phụ nữ thời lại khác. Có lẽ vì bản chất yếu đuối. vì nặng tình cảm cho nên không không thể mạnh dạn cắt đứt cái rối rắm của tơ lòng. Họ cần có ý kiến của người khác để tháo, để gỡ một cách dịu dàng êm ái, không làm thương tổn tới hai người trong cuộc. Tình yêu muôn mặt. Hoài hiểu rõ điều này sau khi đọc hàng trăm lá thư. Có một cô gái quê ở Bình Dương viết thư về hỏi là cô yêu một người và người đó cũng yêu cô. Nhưng kẹt một nỗi là gia đình của anh kia giàu mà cô lại nghèo. không được môn đăng hộ đối. Hoài trả lời cho cô gái đó như thế này: " Nếu gia đình người yêu của cô giàu trong lúc cô lại nghèo. không được môn đăng hộ đối. thời hãy bảo anh chia tiền cho gia đình cô để hai bên không còn giàu nghèo nữa. Nếu anh làm được điều này thời anh mới thực sự yêu thương yêu cô..." Hoài đưa câu trả lời cho má của Khang đọc. Bà chỉ cười bảo: " Cháu coi chừng họ viết thư mắng vốn dì đấy...". Câu trả lời được đang lên báo và đúng như lời của má Khang nói. Cô gái gởi thư mắng vốn như thế này: " Cám ơn về những lời khuyên của dì. Cháu đã nói với người yêu của cháu như lời dì chỉ dạy. Không biết ảnh nói với ba má của ảnh làm sao mà hai người tới nhà xin cưới cháu về làm vợ cho đứa con trai duy nhất của họ. Đám cưới sẽ cử hành vào đầu tháng năm này. Cháu rất sung sướng và thành thực cám ơn dì. Xin trời phật phù hộ cho dì được mạnh khoẻ để giúp đỡ những người như cháu ". Cô gái ở Bình Dương chắc sẽ ngạc nhiên lắm nếu biết được người gỡ rối tơ lòng cho cô là một cậu học trò mới biết yêu và có những ý tưởng tốc kê.

Còn một tuần lễ nữa mới bãi trường mà học sinh hầu như không học nữa. Cô giáo. Thầy giáo cũng dễ thương hơn. dịu dàng hơn. vì học trò của mình đều được lên lớp đệ nhị. Khang giữ lời hứa. Nó đưa cho Hoài cái máy chụp hình còn mới với ba cuộn phim. Nó dạy Hoài cách thay phim mới, cách thức chụp hình, chụp làm sao cho đẹp, cho có nét, cách giữ phim sau khi chụp. Cẩn thận hơn nó còn viết ra giấy rồi nhét vào bao da cho Hoài.

Càng gần tới ngày Hoài càng bận rộn hơn. Anh nói với Khang về ý định mua quà cho Tiên Sa. Khang hăng hái nói:

- Để tao đi với mày. Gì chứ mua quà cho con gái tao rành lắm... Dì ba tao có tiệm bán đồng hồ ở đường Lê Lợi. Để tao nói tao mua không chừng bả cho chứ không lấy tiền. Vả lại mua ở tiệm bả không sợ mua nhằm đồ giả... Mày không biết mua nhằm đồ giả về nó chạy ba bữa là ngủm... Còn chuyện quần áo thời dễ ợt. Con Hằng em tao nó có một đống quần áo chê không thèm mặc nên tao sẽ xin nó cho mày. Áo dài có. Sơ mi có. Quần tây nó có cả chục cái. Nó chê cũ, chê xưa, chê không hợp thời trang bỏ trong tủ cho chuột gặm...

Đúng như lời Khang nói. Bà dì của nó có tiệm bán đồng hồ và nữ trang đồ sộ nằm ngay mặt tiền. Nó ỉ ôi thế nào mà bà cho nó cái đồng hồ mới tinh còn sợi dây chuyền có hình trái tim làm bằng vàng 18 bà chỉ lấy giá vốn. Hoài mừng rỡ bao Khang đi ăn kem. Nó nhận lời nhưng lại cười bảo:

- Để tao trả tiền... Mày cần tiền để đi chơi với Tiên Sa. Mày tính chở Tiên Sa bằng xe đạp hả. Tới nhà tao lấy cái xe đạp mới của tao. Cái xe đạp cũ của mày đi dọc đường rủi bể bánh quê với em lắm...

Hoài thầm cám ơn người bạn giàu và tử tế của mình. Dù học không xuất sắc lắm nhưng Khang lại được bạn cùng trường rất mến vì tính tình hiền lành và hào phóng. Nó là đứa con trai giàu từ trong trứng giàu ra. Ba của nó là thầu khoán, có tiệm xuất nhập cảng Biệt thự, villa năm mười cái. Ông nội, ông ngoại của nó là điền chủ ở Cần Thơ có ruộng cò bay thẳng cánh chó chạy cong đuôi. Nó giàu nhưng không bần tiện, keo kiệt. Nó thường rủ cả lớp đạp xe ra chợ Bến Thành ăn khô bò và uống nước mía. Hoài hỏi nó là mày giàu tại sao không học ở Chu Văn An hay Pétrus Ký mà lại xin vào trường Hồ Ngọc Cẩn ở tận Gia Định. Nó mới tiết lộ bí mật là tại nó có con bồ học trường nữ trung học Lê Văn Duyệt. Khang có tính đam mê và nhiều khi cũng tốc kê một cách dễ thương.

Hai đứa ngồi ngoài vỉa hè ăn kem. Hoài cười hỏi:

- Bồ của mày ở trường Lê văn Duyệt có được lên lớp không?

Khang nhăn mặt. Nó không thích cái tên trường Lê văn Duyệt. Múc muổng kem nó càu nhàu:

- Mấy ông trên bộ giáo dục điên hết trơn cho nên mới chọn cái tên của một ông hoạn quan mà đặt tên cho ngôi trường có học trò thông minh và đẹp nhất nước... Nữ anh hùng của nước ta có thiếu gì sao không lấy tên. Như Ngọc Hân Công Chúa. Huyền Trân Công Chúa, Bùi Thị Xuân, Đoàn Thị Điểm, Triệu Thị Trinh. Ngay cả trường Gia Long cũng vậy. Cái trường có con gái đông nhất nước, đẹp nhất nước mà lại đặt tên là Gia Long. Trời ơi... Mấy ông ở bộ giáo dục không còn biết yêu đương, tình tứ nên mới chọn tên của một người đàn ông. Ở Huế cũng vậy. Nữ sinh Huế đẹp. tình tứ. lãng mạn nhất xứ mà lại đi học ở trường Đồng Khánh, một ông vua bù nhìn, nâng bi Pháp, bợ đít Tây. Đặt tên Duy Tân. Thành Thái nghe còn lọt lỗ tai hơn. Tao mà làm bộ trưởng bộ giáo dục tao đổi tên các trường nữ trung học lại...

Hoài cười cười:

- Mày đổi tên gì?

- Trước nhất tao đổi tên trường Lê văn Duyệt thành trường Giáng Tiên...

- Giáng Tiên...

Khang gật đầu tỉnh bơ.

- Bồ của tao đẹp như tiên cho nên đặt Giáng Tiên là phải rồi. Trường Trưng Vương thì cũng được. Riêng trường Gia Long phải đổi thành Đoàn Thị Điểm. Chu văn An cũng được. Pétrus có vẻ tây nên phải đổi thành Nguyễn Du hoặc Nguyễn Trải, hai văn, thi hào nổi tiếng nhất nước. Còn Đồng Khánh phải đổi thành Hương Giang nghe thơ mộng hơn...

Hoài nghĩ Khang có lý. Nhưng tiếc thay nó lại là đứa học trò chứ không phải là ông bộ trưởng giáo dục đang ưu tư với thời cuộc và chức vụ của mình.
Chương 11
Tiên Sa mừng tới độ không nói được tiếng nào khi thấy Hoài bước vào nhà của mình vào một buổi chiều sắp tắt nắng. Mắt nàng long lanh. Môi nàng mấp máy.

- Hoài...

- Tiên Sa...

- Dạ...

- Tiên Sa thi đậu không?

- Chưa biết...

- Sao kỳ vậy?

- Phải hai tuần sao trường mới công bố kết quả... Tiên Sa phải trở lên xem mới biết. Nhưng Tiên Sa nghĩ là Tiên Sa sẽ đậu... Ông thầy việt văn là trưởng ban chấm điểm nói cho Tiên Sa biết...

- Hoài nhớ Tiên Sa...

Hoài thì thầm và Tiên Sa cũng thì thầm.

- Tiên Sa nhớ Hoài...

Liếc nhanh vào nhà trong nàng cười:

- Má Tiên Sa mong gặp Hoài lắm. Má nói nếu không nhờ Hoài kèm học thời Tiên Sa không thi đậu đâu...

Hai đứa vào nhà. Hoài chào ba má và bà ngoại của Tiên Sa. Ba má của Tiên Sa vui mừng khi gặp Hoài, người mà họ biết là sẽ có nhiều hy vọng trở thành đứa con rể tương lai của mình. Đặt lên bộ ván mấy hộp trà và bánh kẹo Hoài nói:

- Thưa ngoại và dì dượng. Má con có lời hỏi thăm ngoại và dì dượng. Con biếu ngoại và dì dượng trà và bánh kẹo ăn lấy thảo...

- Dì dượng gặp con là mừng rồi. Biếu xén làm chi cho tốn tiền...

Hoài đưa cho Bông một cái hộp nhỏ.

- Quà cho em đó...

Con nhỏ mừng rỡ khi thấy một đôi bông tai và cái kẹp tóc làm bằng đồi mồi.

- Của Tiên Sa đâu?

Tiên Sa xoè tay đòi quà. Má của nàng rầy:

- Con này hư quá. Anh Hoài cho gì thời cho sao lại đòi. Nó có mắc nợ con đâu mà đòi...

Tiên Sa cười:

- Ảnh mắc nợ con mà má... Ảnh hứa là con thi đậu ảnh sẽ mua quà cho con...

Hoài rút trong túi quần ra cái hộp nhỏ đưa cho Tiên Sa. Cô gái làng Châu Bình tròn mắt khi thấy cái đồng hồ xinh xắn.

- Cái gì vậy chị hai?

- Cái đồng hồ

- Đẹp quá hả chị hai. Chừng nào chị hai hổng có xài chị hai cho em nghe chị hai...

Hoài cười nhìn Tiên Sa. Anh biết Tiên Sa mơ ước và rất cần chiếc đồng hồ đeo tay.

- Sao Hoài biết ý của Tiên Sa?

- Hoài nằm mơ...

- Xạo...

Nói xong Tiên Sa ra dấu cho Hoài theo nàng ra sau vườn. Mân mê chiếc đồng hồ trong tay Tiên Sa cười:

- Có nhiều tiền không Hoài?

Hoài lắc đầu kể chuyện nhờ Khang giúp.

- Nhớ Hoài lắm Hoài ơi. mà Tiên Sa cố gắng học để thi đậu thành ra không viết thư cho Hoài được. Tiên Sa có viết cho Hoài một bức thư Hoài nhận được không?

- Được...

- Tiên Sa nhận được ba thư của Hoài. Tiên Sa đọc nhín nhín để dành...

Hoài cười khi nghe Tiên Sa nói đọc nhín nhín để dành.

- Tiên Sa có làm gì không?

- Dạ không... Lứa dừa đã làm xong trước khi Tiên Sa về vả lại Tiên Sa còn phải lên trường xem kết quả...

- Chừng nào Tiên Sa mới đi?

- Dạ chủ nhật hoặc thứ hai tuần tới...

- Tiên Sa xin phép ba má cho Hoài chở Tiên Sa lên Bến Tre bằng xe đạp. Xem kết quả xong mình đi chơi...

- Mình đi đâu hả Hoài?

- Đi Chợ Lách. Mỏ Cày. Thạnh Phú. Bình Đại. Ba Tri. Hoài tính làm một chuyến du lịch toàn tỉnh Bến Tre để làm tài liệu viết báo...

- Viết báo...

Tiên Sa tròn mắt nhìn người bạn tình với nhiều ngạc nhiên và khâm phục.

- Má của Khang định mở một trang mới có tên là Quê Hương Tôi. Biết Hoài thích văn chương nên bà chọn Hoài làm phụ tá và viết bài. Mỗi bài đăng lên sẽ được trả năm chục đồng...

- Ai viết cũng được hả Hoài?

- Dĩ nhiên... chứ má của Khang và Hoài không thể viết hết được. Độc giả mỗi nơi viết bài về làng quê của mình rồi gửi về tòa báo. Hoài sẽ đọc và cho ý kiến để má của Khang chọn đăng lên báo...

- Hoài của Tiên Sa giỏi quá...

Tiên Sa chồm người hôn nhẹ vào má người bạn tình. Thấy Hoài định ôm mình nàng cảnh cáo:

- Coi chừng má thấy má phạt không cho đi chơi đâu...

- Tại nhớ Tiên Sa quá mà...

- Ráng chờ đi... Ráng chờ tới khi mình đi Trúc Giang...

- Tiên Sa nhớ lời hứa của mình chưa. Thứ là mười cái hôn. Bình thứ là ba chục còn bình là năm chục...

- Nhiều quá... cho thiếu chịu đi...

- Hông... Nợ này không thiếu chịu được...

- Hoài không cho thiếu chịu thời Tiên Sa giựt...

- Ngon giựt đi... Hoài tới nhà nằm vạ...

- Thiếu nhiều quá Hoài cho Tiên Sa trả từ từ nghe... Hoài mà hôn một lần mười cái chắc Tiên Sa chết...

- Hoài đem về cho Tiên Sa nhiều quần áo lắm mà còn để ở nhà ngoại. Mai Tiên Sa tới tha hồ mà diện cho đẹp...

- Hoài mua hả?

- Không... Khang có cô em gái nhỏ hơn Tiên Sa một tuổi mà vóc người cũng bằng Tiên Sa. Cô bé con nhà giàu này có cả đống quần áo còn mới tinh mà không mặc vì chê cũ và không hợp thời trang. Khang hỏi xin cho anh cả lô quần áo, giày dép. Có cả giày cao gót và mini jupe nữa...

- Thôi Tiên Sa không mặc thứ đó đâu...

- Tiên Sa có thấy người ta mặc lần nào chưa?

- Dạ có... Tiên Sa thấy người ta mặc khi đi xem chiếu bóng với mấy nhỏ bạn. Mặc cái đó mắc cở chết. Đưa đùi đưa đít ra người ta cười chết..

Hoài im lặng. Ngay cả ở Sài Gòn cũng có ít người mặc đồ đầm trừ mấy cô gái học trường tây, hoặc con gái nhà giàu theo đợt sóng mới.

- Hoài chỉ nói vậy thôi còn Tiên Sa muốn mặc hay không tùy ý...

Tưởng Hoài giận Tiên Sa cười.

- Tiên Sa sẽ mặc nhưng chỉ riêng cho Hoài xem mà thôi. Ngày mai mình ra rừng mù u rồi Tiên Sa sẽ mặc cho Hoài xem...

- Tiên Sa nhắc Hoài mới nhớ... Hoài có đem máy chụp hình nữa...

- Máy chụp hình...

Tiên Sa tròn mắt.

- Khang cho Hoài mượn máy chụp hình. Nó muốn anh chụp hình Tiên Sa cho nó xem. Nó tò mò muốn biết cô học trò tỉnh lẽ có nét gì đặc biệt mà Hoài phải chết mê chết mệt...

Tiên Sa cười ròn tan.

- Phải hôn... Hoài còn sống nhăn răng mà bảo chết mê chết mệt...

- Chết thật mà... Yêu là chết ở trong lòng hết trọi... Xuân Diệu đã nói như thế...

Tiên Sa chúi đầu vào ngực người bạn tình cười sặc sụa.

- Tiên Sa chịu thua Hoài... Cái gì nói cũng được... Đúng là lưỡi không xương nhiều đường táy máy...

Hoài hôn vào cổ khiến cho Tiên Sa co rúm người lại.

- Hoài ơi...

- Tiên Sa có ra thăm Rừng Đợi Chờ của hai đứa mình chưa?

- Dạ có... Tiên Sa ra dọn dẹp sạch sẻ chờ Hoài về... Ngồi ngoài đó nhìn hoa mù u rụng nhớ Hoài muốn khóc...

Tiên Sa trở người. Hoài cúi xuống. Hai khuôn mặt thật gần nhưng Hoài không hôn mặc dù đôi môi của Tiên Sa đang hé ra như chờ đợi.

- Hoài cho Tiên Sa thiếu chịu... Mai mốt Tiên Sa trả gấp đôi...

- Cám ơn Hoài...

Ngồi lại ngay ngắn Tiên Sa vuốt tóc cười:

- Tiên Sa xin báo cho Hoài biết một tin vui mà buồn. Trường Phan Thanh Giản sẽ mở thêm lớp đệ tam ban A. Tiên Sa đã ghi danh rồi...

Tiên Sa thấy chút buồn thoáng qua trong mắt của người bạn tình.

- Hoài buồn à?

- Chút chút... Hoài buồn vì Tiên Sa không lên Sài Gòn học,. nhưng Hoài nghĩ học tiếp ở Bến Tre sẽ dễ dàng cho Tiên Sa hơn vì không tốn tiền nhiều như ở Sài Gòn... Thỉnh thoảng Hoài xuống thăm Tiên Sa cũng được...

Tiên Sa thầm cám ơn bạn đã hiểu và thông cảm cho hoàn cảnh nghèo túng của nàng.

Hoài lững thững bước trên lối mòn dẫn đến khu rừng mù u. Nắng sớm rọi qua lá dừa đọng từng đường dài trên nền cỏ tranh lấm tấm xanh. Không khí mát và khô. Hoài hít hơi dài trong lành thoang thoảng hương của hoa mù u. Cả khu vườn dừa chợt như sáng rực vì bông mù u. Cây bình linh xanh xanh. Lá mù u xanh thẳm. Hoài mỉm cười khi nhớ tới hai câu thơ:

Hương thời gian thanh thanh

Màu thời gian xanh xanh

Phải có sự thông cảm toàn vẹn để thi sĩ cảm nhận được mùi hương cũng như thấy được cái màu xanh diễm tuyệt của thời gian.

Vừa bước tới cổng vào của Rừng Đợi Chờ Hoài chợt khựng lại. Hơi chếch về phía bên trái là Tiên Sa. Tiên Sa của anh. như một nàng tiên trong truyện thần thoại xa vời. Mái tóc dài thả buông. Chiếc áo bà ba ngắn tay. Quần đen. Chân trần. Đôi chân xinh xinh dẫm trên xác hoa mù u trắng. Mắt đen vời vợi. Nụ cười ngời tình tự. Tiên Sa là hiện thân của tình yêu. đam mê mà thánh thiện. nồng nhiệt mà chừng mực. ngọt như nước dừa xiêm Châu Bình mà mặn như muối biển Ba Tri. Tia nhìn đẳm tình thương. tóc đen dài xỏa bay như những cánh tay mỏng manh quấn lấy người tình vào vùng trời hương sắc tuyệt vời của môi hôn.

- Tiên Sa...

- Hoài ơi...

Lời thì thầm bên tai. Hơi thở nồng ấm thơm hương mù u. Cánh tay trần nuột nà như mọng dừa. Thân thể mềm như lá dừa non còn nằm nguyên trong thân cây vừa mới lớn. Lá dừa đong đưa theo gió như vổ tay ca hát, chào mừng cho hai kẻ yêu nhau. Đất dưới chân chuyển mình. Thân cây mù u oằn người. Nụ hôn chỉ trong một sát na thôi nhưng tưởng chừng dài như một kiếp. Tiên Sa lịm người trong vòng tay người bạn tình. Mắt nàng long lanh. Nụ cười sung sướng, yêu, được yêu, ba chữ giản dị mà mầu nhiệm hơn ngàn trang sách, vạn câu kinh, muôn lời nói.

Đôi bạn tình nhìn nhau. Tiên Sa mỉm cười nhìn cái va ly nằm dưới chân.

- Quần áo đó Tiên Sa thử đi...

Mặc dù trầm trồ và khen ngợi nhưng Tiên Sa chỉ chọn mấy bộ quần dài với áo sơ mi, hai đôi giày săng đan và đôi guốc cao gót.

- Mấy cái áo dài này Tiên Sa sẽ sửa lại cho con Bông nó mặc... Nó thích lắm... Hoài muốn Tiên Sa thử không?

- Muốn...

- Thì quay mặt chỗ khác đi... Hoài đứng ngó trân trân ai mà dám thay quần áo...

Hoài cười quay mặt chỗ khác.

- Xong chưa?

- Xong rồi...

Hoài thích thú và ngạc nhiên. Tiên Sa không còn có chút nào vóc dáng của một cô gái của làng Châu Bình trong chiếc quần tây bằng lụa màu đen, áo sơ mi dài tay màu trắng và đôi giày săng đan .

- Hoài thích không?

- Tuyệt... Tiên Sa mặc bộ đồ này đi trên đường Lê Lợi thời có khối chàng trai đạp bánh tráng hay lủi vô lề trong khi đang lái xe... Hoài phải chụp Tiên Sa vài tấm hình. Khang mà thấy hình em là nó tương tư liền...

- Thôi đừng chụp hình... Tiên Sa không thích bất cứ ai tương tư mình ngoại trừ Hoài...

- Nói giỡn chứ nó có bồ rồi. Bồ của nó đẹp lắm...

Ba lần Tiên Sa thay quần áo ba lần Hoài xuýt xoa khen rồi chụp hàng chục tấm hình kỷ niệm. Tiên Sa cũng đòi chụp hình Hoài ngồi trên võng, đứng dưới gốc dừa. Hai đứa chỉ tiếc không thể chụp hình chung với nhau. Nhìn cây đàn đặt nơi gốc mù u Hoài hỏi.

- Tiên Sa tập nhiều bản mới lắm hả... Đàn cho Hoài nghe đi...

Tiên Sa cầm đàn. Chỉ có mấy tháng xa nhau mà Hoài nhận thấy Tiên Sa đàn hay hơn mình nhiều lắm. Điều đó cũng không có gì lạ. Tiên Sa mê âm nhạc cho nên tập dượt thường xuyên nhờ đó tiến nhanh hơn. Còn Hoài từ lúc cho Tiên Sa cây đàn của mình anh không có đàn để tập cho tới lúc Khang cho anh cây đàn cũ của nó.

- Lối rêu xưa sẽ mờ dấu chân người

người buồn cho mai sau, cuộc tình ta tan mau

Thoáng như chiếc là vàng bay

mùa thu qua, mùa thu qua hững hờ

Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau

Mưa trên nụ cười mưa trên tình người

lệ nào em sẽ khóc ngàn sau...

Với đôi tay theo thời gian tôi còn một trời mây lang thang, một mình tôi lang thang

Lá vẫn rơi bên thềm vắng

từng thu qua, từng thu qua võ vàng

Nhìn nhau cho thêm đau, nhìn nhau cho mưa mau

Mưa trên cuộc đời mưa như nghẹn lời

lệ này em sẽ khóc ngàn sau ...

Nhạc Từ Công Phụng tuyệt vời. Tiếng hát Tiên Sa làm Hoài khóc, hôm nay, ngày mai và ngàn sau.

- Một mai khi xa nhau người cho tôi tạ lỗi

dù kiếp sống đã rêu phong rồi

Giọt nước mắt xót xa

nhỏ xuống trái tim khô một đời tôi tê tái

Lắng nghe muôn cung sầu hắt xuống đời

Một trời tôi thương đau, một trời em mưa mau

Sống buông xuôi theo ngày tháng

từng thu qua vời trông theo đã mờ

Lệ rơi trên tim tôi, lệ rơi trên đôi môi

Yêu nhau một thời xa nhau một đời

Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi...

Yêu nhau một thời xa nhau một đời

Lệ này em nhỏ xuống hồn tôi...


Nhạc tan trong không khí, trong gió, tản mạn trên lá cây mù u, vọng vang hoài hủy trong hồn. Tiếng hát của Tiên Sa đọng trên áo, trên mắt, trên môi, trên tóc, hoà với hương mù u hình thành thứ mùi hương diễm tuyệt: hương tình yêu, chỉ cần hít thở một lần là muôn ngàn kiếp khó phai mờ và nhạt nhòa trong tâm tưởng.

- Biết Hoài thích nhạc Từ Công Phụng nên Tiên Sa đợt bài này hoài... Hoài đàn đi Hoài...

Tiên Sa nói nhỏ. Hoài cười.

- Nghe Tiên Sa đàn hát xong Hoài muốn thôi không đàn hát nữa...

- Xạo... Hoài đàn đi Hoài... Tiên Sa mê tiếng hát của Hoài...

Bị người bạn tình thúc hối Hoài gượng gạo cầm đàn. Tuy nhiên khi âm thanh nổi lên anh như bị cuốn hút vào vùng trời diễm ảo của nhạc.

- Em đến thật êm đềm như giấc mơ trong mùa hạ

mây trời lang thang ngoài khung trời vắng

Trên gót chân vương nhẹ nhàng em đến trong cơn dịu dàng

Lúc em đi từng giọt ngân vang trên vùng câm lặng

Một lần em có nói

Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này

Một lần em có nói

Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này

Sẽ không còn ngàn kiếp truân chuyên và hết nhân duyên

tôi trở về kết đọng linh hồn làm mặt đá xây hồ lãng quên

Một lần em có nói

Về xứ thâm trầm xa cuộc đời này

về xứ thâm trầm xa cuộc đời này

Dù mùa đông chuyển mình và mưa gió đi về buồn rũ bên song

Thôi, ngủ đi em, ngủ đi em, cho tuổi này hết ưu phiền

Tôi trở về xứ thâm trầm, một mình sống âm thầm hoài đợi chuyến xe nào

Một lần đã qua đời chúng ta để lại dấu chân

Người đã quên, còn thắp lên, ngời sáng tình xưa...

Tiếng hát của người bạn tình đã dứt mà Tiên Sa vẫn im lìm như còn đang chìm đắm trong mơ tưỏng xa vời. Hoài cười nhẹ nhìn đăm đăm khuôn mặt hồn nhiên nhưng thấp thoáng chút buồn rầu của Tiên Sa. Lát sau nàng mới hôn lên má Hoài rồi cười nói.

- Mê Hoài quá Hoài ơi...

Hai đứa thi nhau đàn hát tới trưa Hoài rủ Tiên Sa về nhà ngoại.

- Hoài sẽ làm món ăn cho Tiên Sa thử...

- Thư sinh dài lưng tốn vải như Hoài mà biết nấu ăn...

Tiên Sa nhìn Hoài với cái nhìn nửa trêu chọc nửa nghi ngờ.

- Để rồi coi...

Hai đứa về nhà. Hoài lựa mấy chục con tép thật lớn rồi ra vườn hái nắm lá cách. Để mặc Tiên Sa ngồi đọc tiểu thuyết Hoài cặm cụi làm thức ăn. Than miểng gáo cháy đỏ rực. Hoài xỏ mấy con tép đã được lột vỏ, nêm nếm và cuốn tròn bởi lá cách thành ba xâu dài rồi đem nướng lên lửa than. Tiên Sa nhìn Hoài nấu ăn với vẻ thích thú và ngạc nhiên. Mùi thức ăn bốc thơm. Tiên Sa cười:

- Thơm quá Hoài ơi... Cái này kêu bằng cái gì vậy Hoài?

- Ở Sài Gòn người ta gọi là thịt bò nướng lá cách. Mình không có thịt bò thời thế bằng tép cũng được... Tiên Sa ùm...

Tiên Sa há miệng cho Hoài bỏ nguyên miếng lá cách cuốn tép vào miệng.

- Ngon... Hoài nấu ăn ngon lắm Hoài ơi...

Hoài vênh mặt:

- Tiên Sa có đọc Chinh Phụ Ngâm chưa?

- Chưa có học nhưng Tiên Sa có đọc sơ qua. Phải bắt đầu bằng câu: " Thuở trời đất nổi cơn gió bụi. Khách mà hồng nhiều nỗi truân chiên " ... không?

- Đúng rồi... Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung... Ông Đặng Trần Côn viết bằng chữ Hán rồi bà Đoàn Thị Điểm dịch ra chữ nôm. Người viết đã hay mà người dịch cũng hay không kém. Tuy nhiên theo Hoài hai câu: "Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên theo việc đao cung " chưa hay...

Tiên Sa nhìn Hoài. Nàng lờ mờ đoán người bạn tình của mình đã nghĩ ra ý kiến gì ngộ nghỉnh hay " tốc kê " để sửa thơ của người khác.

- Theo Hoài phải dịch là: " Chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt. Xếp bút nghiên đi nựng vợ con " mới hay...

Tiên Sa rũ ra cười. Nàng cười tới độ mặt đỏ lên và nước mắt chảy ra.

- Người ta bảo " Tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Bởi vậy chàng tuổi trẻ vốn dòng hào kiệt này phải xếp bút nghiên để bị vợ tề gia nội trợ trước khi ra làm tướng làm quan. Không bị vợ ở nhà tề thời làm sao trị được dân...

Tiên Sa lắc lắc mái tóc dài cười nhìn người bạn tình đang nghiêng đầu ngắm nghía xâu lá cách cuốn tép đang chín vàng.

- Như vậy là Hoài đang sắp phải xếp bút nghiên để đi nựng vợ con hả?

- Má nói Hoài là một người lãng mạn, nhiều đam mê và hành động theo cá tính. Hoài để trái tim chỉ huy hơn là nghe theo cái óc của mình. Bởi vậy Hoài phải có vợ mới nên người được. Má nói muốn nên người Hoài phải lấy vợ, có con, bằng không Hoài sẽ sống buông thả.,phóng lãng như một kẻ rong chơi vô trách nhiệm...

- Tại sao má nói như vậy?

Bỏ vào miệng Tiên Sa con tép Hoài cười.

- Má giặt áo cho anh mới thấy miếng giấy trong đó có chép mấy câu thơ:

- ta

sinh ra không hề được chọn lựa

thời cần gì lo lắng chuyện tương lai


ta

sống không hề được quyết định

thời cần gì vất vả với bon chen


ta

sinh ra không hề được hỏi ý

thời cần gì bận bịu chuyện áo cơm...

Tiên Sa cố dấu tiếng thở dài. Quen nhau một năm thôi nhưng nàng hiểu Hoài là một người con trai đa tình, lãng mạn,và có một tâm hồn nghệ sĩ. Hoài hành động hay sống theo cá tính và bản ngã nhiều hơn. Do ở cá tính trời sinh và cũng phần những gì hấp thụ được từ văn chương sách vở Hoài có tư tưởng yếm thế. bi quan và bất cần đời. Hoài xem trọng tình cảm hơn vật chất. nâng niu tình yêu hơn tiền bạc. Hoài là con người có thể sống. chết vì tình, chung thủy với người yêu.

- Hoài ơi...

Tiên Sa thì thầm. Hoài ngước đầu lên. Tiên Sa hầu như ứa nước mắt. Nụ cười buồn bã. Ánh mắt ngác ngơ. Hoài trông thật tội nghiệp. Không dằn được xúc cảm Tiên Sa chồm người đặt lên môi Hoài một nụ hôn dài, đằm thắm. thiết tha. như cám ơn tình yêu của Hoài là một ân sũng của trời ban cho nàng.

- Chừng nào mình lấy nhau hả Tiên Sa?

- Tiên Sa học xong sư phạm là mình lấy nhau...

- Chà lâu dữ... lúc đó Hoài già rồi...

Tiên Sa cười ròn tan:

- Xạo... Còn trẻ măng mà la già... Chỉ sợ lúc đó Tiên Sa già rồi Hoài không thèm thôi...

- Ai nói vậy... Tiên Sa không nghe người ta nói: " Trai ba mươi tuổi thời già. Gái bao nhiêu tuổi mặn mà bấy nhiêu " à...

- Xạo... Hoài sửa thơ của người ta bộ Tiên Sa không biết sao... Của người ta là " Gái ba mươi tuổi thời già. Trai bao nhiêu tuổi mặn mà bấy nhiêu "...

Hoài cười nhưng giọng nói lại trang nghiêm.

- Người ta nói lầm đó. Mình thường nói cô gái đó duyên dáng và mặn mà chứ đâu có nói chàng trai đó mặn mà... Nói trai mặn mà nghe nhà quê chết...

Tiên Sa làm thinh vì không cải được.

- Hoài... Mai hai đứa mình xin phép má đi Ba Tri chơi...

- Tiên Sa xin đi... Má của Tiên Sa mà...

- Hoài xin đi... Tiên Sa biết Hoài xin thế nào má cũng ừ. Má thương Tiên Sa nhưng má nể Hoài hơn...

- Như vậy thời hai đứa mình xin cùng một lúc...

- Thôi Hoài xin đi...

- Hoài sợ...

- Trời ơi đàn ông con trai gì mà nhát vậy... Má có ăn thịt Hoài đâu mà sợ...

- Má không có ăn thịt nhưng mà con gái má dám ăn thịt Hoài...

Tiên Sa hứ tiếng nhỏ. Hoài cười.

- Ba Tri cũng hơi xa. Sáng đi chiều về chắc không kịp. Mình chắc phải ngủ lại Ba Tri một đêm... Tiên Sa dám đi không?

- Dám chứ... Ai ăn thịt ăn cá đâu mà sợ...

- Vậy lát nữa mình xuống nhà xin má xong rồi lo sửa soạn. Hoài phải coi lại xe đạp...
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét