Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Mẹ Ghẻ, Con Ghẻ 13

Trang 13 trong tổng số 24

Chương 13

Quyển I - Phần 3 - THỬ NHƠN TÌNH
Mười hai năm qua. . . . Cậu Quí con của Bồi bái Tồn, lìa cố hương lật bật đã mười hai năm rồi.
Thời gian ấy rất mau cho người dư ăn vui sống, mà rất chậm cho người chờ đợi ngóng trông.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Làng Mỹ Huê là chỗ chúng ta đã nhận thấy một lớp gia đình thảm sử, nay đổi tên là làng Mỹ Cẩm, dầu “Huê” dẹp bỏ, mà “Cẩm” cũng chưa thấy dệt ở ấp nào. Nhiều người già cả hồi xưa đã quá cố lần lần, nhượng chỗ lại cho hạng trai trẻ, tấn công lên nối nghiệp mà làm làng, làm ruộng. Tuy vậy mà cái dồng, dài theo lộ liên tỉnh vẫn còn chình ình đó, mấy cây dầu lớn ở trong đất ông Bang vẫn phơi nhánh mà hứng nắng mưa, cái quán dì Ba Thới ở ngã ba Suối Cạn mặc dầu đã được kêu là “tiệm”, song cũng bán bánh bán rượu như cũ.
Tiết tháng giêng là tiết vui vẻ hơn hết ở vùng Càng Long, vì ngoài đồng lúa đạp rồi đương kình kịch kéo về, nên trong xóm chỗ tụ hội đá gà, chỗ gây sòng tứ sắc.
Buổi sớm mai, lúc ngoài 9 giờ, quang cảnh tiệm dì Ba Thới từ trong ra ngoài có vẻ náo nhiệt.
Trong tiệm thì Hương Nhì, Út Tám Thâm, hai người ở lối xóm, đương ngồi đối diện nhau tại bàn tròn để giữa tiệm mà nhậu rượu, và nhậu và nói chuyện đá gà. Hai người năm nay đã già rồi, mà Út vẫn còn là Hương Nhì chớ chưa được lên Hương Nhứt, còn Thâm lại càng ốm thêm, râu lê thê không che kín cái miệng móm xọm được.
Ở trước tiệm, thì dì Ba Thới đương kêu chị bán cá đồng ngừng lại, biểu để gánh cá bên đường cho dì lựa, và trả giá mà mua, có phó Hương hào Liếm, một người trai ở bên đầu cầu, với vợ trùm Sốc, nhà ở gần đó, xúm lại coi cá.
Dì Ba Thới năm nay đã gần sáu mươi, nên tóc bạc quá nửa phần, răng đã rụng cả chục cái, nhưng sức vẫn chưa suy, bộ vẫn còn gọn gàng. Dì mua ba con cá lóc với năm con cá rô, rồi kêu con gái là Hường, đem rổ ra trút. Hường đã được 27 tuổi, hình vóc điềm đạm, bộ tướng dình dàng, mặt nghiêm nghị, chớ không vúc vắc, liến xáo như hồi nhỏ nữa; mà bây giờ nhan sắc như hoa nở hoàn toàn, nên có vẻ tươi đẹp hơn, cái đẹp thiên nhiên, không cần trang sức, nên trai thấy thèm thùa mà cung kính.
Hương vừa xách rổ bước ra, thì có một chiếc xe cam nhông lạ, chở bàn ghế vung chủm, ở phía ngoài chợ chạy vô, đương chạy rồi lại ngập ngừng, dục dặc. Chừng tới ngang ngả ba Suối Cạn thì đậu sát lề, sóp phơ rồ máy một hồi nhảy xuống với tên lơ phụ dỡ đầu máy ra coi. Chẳng hiểu máy trục trặc chỗ nào, mà sớp phơ thò tay đút vô máy một chút rồi kêu tên lơ xe tắt máy.
Kế đó có ba chiếc xe cam nhông khác, cũng chở đồ kình càng, ở phía chợ Càng Long chạy vô một dọc. Người sớp phơ xe ngừng trước bèn ra đứng giữa, đưa tay mà cản. Cả ba xe đểu nối đuôi nhau mà ngừng, rồi ba sớp phơ lại phụ với bạn mà sửa máy cho xe thứ nhứt.
Thấy chuyện lạ, mấy người đàn bà bỏ cá đừng ngó. Hương nhì Út với Tám Thấm nghe rần rộ ngoài lộ cũng bước ra coi.
Ba chiếc xe đậu sau thì chở giường đồng, tủ kiếng, với những vật gì không biết mà bao kín mít, kỹ lưỡng lắm. Một người sớp phơ đương đứng ngoài hút thuốc. Dì Ba Thới kêu hỏi:
- Xe chở đồ của ai mà nhiều vậy cậu?
- Chở đồ quan Bác vật trên Sài Gòn cụ à.
- Chở đi đâu vậy?
- Ông cất nhà mới dưới Trà Vinh, nên mua đồ gởi đặng dọn nhà.
- Đồ tốt quá.
- Trời ơi! Đồ mua hơn một trăm ngàn đồng bạc, không tốt sao được cụ bà.
- Dữ hôn!
- Đồ quý lắm mà?
- Quan Bác Vật đó giàu lắm hả?
- Tự nhiên. Nghe nói ổng có vườn cao su, có ruộng, mà còn có ca phê nữa. Giàu to lắm mà!
- Ở Sài Gòn mà cất nhà dưới Trà Vinh làm gì?
- Ổng có tiền bạc nhiều, ổng muốn làm gì tự ý ổng, mình biết sao được?
- Cậu ở với ổng phải hôn?
- Không cụ. Mấy xe nầy là xe của hãng vận tải. Ổng mướn chở đồ cho ổng hai ba lần rồi.

Phó Hương hào Liếm xen vô hỏi người sớp phơ:
- Chắc nhà mới của ông Bác vật, là cái nhà lầu đương cất ngang cây dầu một, gần tới châu thành đó chớ gì. Phải vậy hay không anh?
- Phải. Mà cái đền chớ không phải cái nhà lầu. Cất theo kiểu đền bên Pháp đẹp lắm, ở xứ mình ít ai biết kiểu đó. Chung quanh lại có miếng đất thiệt lớn, có xây hồ tắm, có xẻ đường trồng cây, trồng bông. Trong ít năm nữa cây lớn coi tốt lắm.
- Hôm tháng trước tôi đi Trà Vinh tôi có thấy. Hôm đó nhà cất chưa rồi.
- Chắc bữa nay rồi hết, nên ổng mới mướn chở đồ dọn xuống chớ.
Vợ trùm Sốc nghe con khóc ở nhà nên lật đật chạy về dỗ con.
Hương nhì Út đứng coi sửa máy xe, nghe phó Hương hào Liếm với người sốp phơ, trầm trồ nhà mới của quan Bác Vật, thì day lại nói:
- Hôm kia tôi đi đá gà dưới Bàn đa, đi ngang qua đó tôi thấy nhà cất rồi mà. Đi ngoài lộ ngó vô coi tốt hết sức. Tôi chắc miệt Lục Tỉnh này không có nhà nào bằng. Phải vậy hay không anh sốp phơ?
Sốp phơ cương quyết đáp:
- Chắc như vậy. Thuở nay tôi chưa thấy nhà nào dưới Lục Tỉnh nầy tốt hơn.
Phó Hương hào Liếm nói:
- Vì nhà tốt nên họ đi coi dữ quá. Hổm nay mấy ông nhà giàu miệt mình rủ nhau đi coi kiểu. Nghe nói miệt Mỏ Cày. Cầu Kè cũng qua coi nữa.
Dì Ba Thới hỏi Liếm:
- Họ cho coi sao?
- Có lẽ cho chớ. Nghe nói có một người Pháp ở đó coi làm. Mình vô xin phép đi coi, mình có phá quấy gì mà không cho.
- Phải mình rảnh đi coi cho biết.
Dì Ba day lại hỏi sớp phơ:
- Mà quan Bác Vật tên gì vậy cậu?
- Tên Tây, tôi không nhớ cụ à.
- Á, té ra là người Pháp mà.
- Có lẽ. Tôi không biết mặt ổng. Ổng mua đồ hồi nào không biết; hãng biểu anh em tôi đem xe lại chở thì cứ chở, có thấy ổng đâu.
Xe sửa xong, 4 chiếc nối đuôi nhau mà qua cầu đặng thẳng xuống Trà Vinh.
Chỉ có Hường đã bưng cá đi vô tiệm, còn mấy người kia cứ đứng ngoài lộ nói chuyện về cái đền của quan Bác Vật mới cất.
Xe hơi đò đường Sài Gòn – Trà Vinh về tới nữa. Theo lệ thường xe này chạy mau lắm, cuốn bụi lên mù mịt. Mấy người muốn tranh bụi, nên lật đật đi vô hết, duy chỉ có chị bán cá, gánh cá tẻ vô Suối Cạn.
Chạy gần tới ngã ba, xe lại tốp máy, rồi rề rề ngừng ngang trước tiệm dì Ba Thới nữa. Dì Ba vui vẻ nói:
- Bữa nay tiệm tôi hên quá, xe hơi ghé hoài.
Mấy người đều tưởng có ai trong dồng đi Sài Gòn về nên xúm nhau lại cửa tiệm mà dòm.
Một người đàn ông ở trên xe leo xuống, mình mặc một bộ đồ ka ki vàng cũ xì, đầu đội nón trắng lấm lem, tay có xách một giỏ mây nho nhỏ.
Dì Ba Thới nói lớn:
- Ý! Quí mà !
Hương nhì Út hỏi:
- Quí nào?
Dì Ba không trả lời. Dì Ba bước ra ngoài kêu mà hỏi:
- Mấy năm nay, bây giờ mới về vậy hử?
Xe hơi rút chạy. Quí xách giỏ vô tiệm, miệng cười ngỏn ngoẻn, dỡ nón chào:
- Dì Ba mạnh giỏi hả Dì Ba?. . . Chào mấy bà con.
Dì Ba vui vẻ đáp:
- Ừ, mạnh giỏi. Cha chả con đi đâu lâu quá vậy con?
- Thưa, nghèo nên con đi kiếm cộng chuyện làm ăn.
- Dầu làm việc gì, lâu lâu cũng phải về thăm nhà chớ.
- Thưa, con ở xa, về không được.
- Ở đâu mà xa?
- Thưa ở cùng hết, ở Bắc, ở Trung và ở Lèo.
- Dữ hôn!
Hường ở trong chạy ra mừng:
- Anh Q. . u. . í!
- Ờ, em Hường! Em mạnh giỏi hả?
- Mạnh, còn anh?
- Anh cũng mạnh luôn luôn. Năm nay em có được mấy đứa con?
- Em chưa lấy chồng mà có con nỗi gì! Năm cậu Bồi mất, anh có nghe tin hay không, mà sao anh không về?
- Hồi cha anh mất anh không hay, sau lâu rồi anh mới hay.
Hương nhì Út hỏi Dì Ba:
- Phải con Bồi bái hay không?
- Thì nó chớ ai.
- Bất nhơn dữ! Đi hồi nhỏ, bây giờ về nó lớn đại, có biết đâu. Qua nhớ hồi trước em theo ở bồi với quan Kinh lý La-Co phải hôn em?
Quí kéo ghế ngồi và đáp:
- Thưa, phải.
- Ở bồi không khá hay sao?
- Làm tháng nào ăn tháng nấy, khá nỗi gì thứ ở bồi.
- Vậy thì về nhà làm ruộng, rồi làm làng chơi, chẳng là hay hơn.
- Ai có chí nấy.
- Em về thăm bà con chơi rồi đi nữa hay là ở nhà luôn?
- Tôi chưa nhứt định. Để rồi coi, như ở đây có công việc làm ăn thì tôi ở, còn như không có việc gì làm thì phải đi, chớ ở không thì lấy gì mà ăn.
- Ở đây thì làm ruộng, chớ có nghề gì khác được.
- Có lẽ buôn bán được chớ.
- Ừ, mà phải có vốn.
- Cha chả, khó tại chỗ đó.

Quí ngồi không an, lộ sắc lo ra, dường như muốn nói chuyện với dì Ba, mà vì có khách lạ nên nói không tiện.
Quí nha nhổm muốn đi.
Dì Ba biết ý bèn thôi thúc Hường nấu cơm riết đặng dọn cho Quí ăn. Dì nói:
- Con phải ở nhà đặng ăn cơm với dì, rồi sẽ về thăm nhà. Không gấp gì. Ở ăn cơm đặng dì hỏi thăm một chút.
Hương nhì Út trả tiền rượu, rồi rủ Tám Thấm với Phó Hương hào Liếm vô ấp tư đá gà.
Khách đi rồi, dì Ba Thới biểu Quí xách giỏ mây để trên ván, và cởi áo bành tô cho mát. Quí vâng lời cởi áo móc trên cây đinh đóng treo lịch, bây giờ chỉ còn bận áo cụt tay, lại sau lưng có vá một miếng bằng bàn tay.
Quí đi thẳng xuống nhà bếp kiếm nước rửa mặt, gội đầu vì đi xe hơi, bụm bặm đóng đầy tai, đầy cổ. Hường vui vẻ múc một thau nước để trên ghế, rồi vô buồng lấy khăn lông của mình thường đội đi ra vườn mà vắt trên thành ghế.
Quí lum khum gội đầu rửa mặt. Dì Ba và Hường đứng nhìn, mẹ con thấy quần tây vàng phai màu, xười lai, đôi giầy đen mòn gót hết phân nửa, áo sơ mi đã khâu vá, lại đứt mất một nút, thì có lẽ tội nghiệp cho Quí nên buồn hiu.
Quí gội rửa rồi lấy khăn lông đi lại cửa sau đứng ngó ra vườn rau.
Quí vui vẻ nói :
- Vườn bây giờ không trồng gì hết. Em Hường lớn rồi chắc sanh tội làm biếng hay là vướng đi tứ sắc như họ chớ gì.
Hường cười mà đáp:
- Trồng dưa hấu bán rồi hôm Tết. Tháng nầy nắng qua, trồng cực tưới lắm, nên em đợi mưa rồi sẽ trồng chớ.
- Vậy thì qua trách lầm. Nãy giờ về đến đây, qua thấy dì Ba với em có mòi thong thả hơn hồi trước, quán đã thành cái tiệm, có hàng hoá nhiều, thì qua mừng lắm. Không biết dì của qua ở ngoài nhà với chị Hai qua và thằng Sen ra thế nào?
- Thân chị Mỹ khổ lắm anh ơi?
Quí chau mày, nghiêm mặt. Dì Ba nói tiếp:
- Con bước ra đằng trước cho mát con, ra đây dì nói chuyện nhà cho con nghe.
Quí trả khăn lông lại cho Hường, rồi đi theo dì Ba mà ra phía ngoài.
Tuy y phục lam lũ, nhưng tướng mạo thanh nhã, tuy nước da đen đúa, nhưng có ấn tượng cao sang.
Mà người ở chốn thôn quê như mẹ con dì Ba Thới đây, không có cặp mắt tinh đời, thì không tài nào thấy vẻ thanh nhã, hay nét cao sang ấy nổi.
Dì Ba mời Quí ngồi, rồi rót một tách nước trà nóng mời Quí uống. Dì kéo ghế ngồi nganh Quí mà hỏi:
- Con bỏ xứ mà đi từ ấy đến nay là mấy năm, con nhớ hay không?
- Mười hai năm.
- Tại sao con đi biền biệt, con không về?
- Con đã quyết chí đi lập thân thì về sao được?
- Hồi nãy con có nói với con Hường rằng, con hay anh Bồi bái mất, mà mất lâu rồi con mới hay, phải vậy hay không?
- Thưa phải.
- Ai cho con hay?
Quí dụ dự một chút rồi mới đáp:
- Con có gặp một người ở Láng Thê nói với con.
- Ai vậy?
- Con quên.
- Gặp ở đâu?
-……. . Trên……. Lèo.
- Anh Bồi bái mất năm Tý, năm nay đã 5 năm rồi.
- Mới 5 năm? Đau sao mà mất vậy dì?
- Con đi rồi ảnh đau rề rề, ngày tối cứ ở nhà, ít đi đâu lắm. Mấy năm sau, thấy ảnh ốm và già, chớ không có bịnh chi nặng. Thiệt đau thì ảnh đau có mấy bữa rồi mất.
- Không biết dì con táng cha con chỗ nào?
- Thì chôn dựa mả má con đó chớ chôn đâu. Dì nói sợ con buồn, chớ thiệt anh Bồi bái chết là tại ảnh rầu. Con đi rồi ảnh ăn năn, nên buồn rầu lung lắm. Ảnh không chơi bài như trước nữa. Ngặt ảnh yếu trí quá, không trị má thằng Sen nổi, nên con mẻ cứ bài bạc hoài. Gia đạo một ngày một thêm suy sụp.

Ruộng cho mướn đã ba năm rồi, ảnh lấy lại làm, tưởng làm đặng gỡ nợ, té ra làm mà còn mắc nợ thêm nữa. Có lẽ ảnh liệu thế không kham, nên ảnh bán sở ruộng 25 mẫu trong Mỹ trường mà trả nợ. Sau ảnh bị má thằng Sen làm cho ảnh bị mắc nợ một lần nữa. Ảnh buồn rầu ảnh bịnh. Ảnh mời làng lập tờ di chúc, chia ruộng hương hỏa với nhà thờ đều để cho trưởng nam là Phan Văn Quí đứng bộ. Chừng ảnh mất rồi, chủ nợ đứng lên kiện; họ thi hành sở ruộng 13 mẫu, may nhà thờ với hương hỏa con đứng bộ, họ phát mãi không được, nên mới còn cho mẹ con thằng Sen hưởng mấy năm nay đó.
Quí nghe nói động lòng thương cha, nên ngồi khóc rấm rứt. Quí khóc một hồi rồi nói:
- Còn bây giờ chị Hai con ở đâu?
- Nó cũng ở đó…Tội nghiệp nó lắm con ơi. Nó thiệt thà hiền hậu quá.
Năm nó được 20 tuổi, anh Bồ bái tính gả nó cho thầy giáo ở trên Dồng Ké. Coi mà chưa cưới, kế người ta hay ảnh mắc nợ bán ruộng người ta hồi đi, không thèm cưới.
Từ ngày ảnh mất đến nay nó cũng ở đó, chớ biết đi đâu. Má thằng Sen là người không biết điều. Nhà là nhà thờ của con, ruộng là hương hỏa của con. Má thằng Sen ở nhà đó, thâu huê lợ ruộng đó, rồi mẹ con dành hết mà ăn xài, không cho chị Hai con đồng tiền, hột lúa nào, bỏ chị Hai con rách rưới, tội nghiệp hết sức. Nó ở đó thì như đày tớ, mà làm công chuyện đặng ăn cơm chớ không có tiền công; lại còn bị hắt hủi mắng nhiếc tối ngày nữa.
Quí nghe tới thân phận chị cực khổ thì đau lòng xót dạ chịu không nổi, nên khóc và than:
- Chị Hai con có làm tội gì mà trời hành phạt đến thế! Chị Hai con cực khổ từ thơ bé đến giờ! Cực khổ lâu quá rồi! Tội nghiệp biết chừng nào! Con thưa thiệt với dì, ngày trước con không được qua Cần Thơ mà học nữa, thì con có ý phiền cha con không thương con. Nhờ có dì nói lại, con được biết cha con không cho con học nữa, là vì nhà suy sụp, chớ không phải tại cha con không muốn lo cho con, thì con hết phiền nữa, rồi con tự quyết phải xuất thân đi làm ăn, làm ăn đặng nuôi sự sống của con, và đặng khỏi tốn hao cho cha con nữa.
Con đi biệt mười mấy năm, con thương nhớ cha mẹ, chị em, bà con, nhiều khi ăn ngủ không được. Nhưng mà con không lai vãng, lại cũng không thơ từ, ấy là vì đi lập thân, con quyết đạt cho được nguyện vọng. Chưa lập thân được, nếu trở về xứ e làm nhục thêm cho cha con; nếu gởi thơ từ sợ làm buồn cho những người thương con, chớ ích gì đâu.
Bởi nghĩ như vậy, nên con để biệt tich. Ngày nay về đây, con mới hay cha con bị lượn sóng xa hoa dằn vật lôi cuốn ra khỏi đường chơn chánh, mà rồi lại biết hồi tâm tự hối mà trở lại với gia đình. Nhờ dì nói, con mới biết ở nhà cha con ăn năn đến nỗi ngày già hết an nhàn, hết vui vẻ, rồi gần chết lại còn lo lắng cho con, nên lập hương hỏa với nhà thờ cho con hưởng. Con có một người cha như vậy, mà con không được thấy mặt nữa, thiệt con đau đớn vô cùng.
Dì Ba Thới muốn an ủi Quí nên chận nói:
- Hồi trước cứ lo cho mẹ cho con thằng Sen, không ngó ngàng đến chị em con, thiệt dì hờn ảnh lung lắm. Chừng con đi rồi, dì thấy ảnh ăn năn, có ý lo cho con, thì dì hết phiền. Thôi, con cũng chẳng nên buồn lắm. Con người hễ già thì phải chết, chớ lột da mà sống hoài hay sao. Con đi mười mấy năm nay, vậy mà con đã có vợ con hay chưa? Đã có lập gia cư ở đâu hay không?
Quí đương ngồi lo ra nên không nghe hai câu hỏi của dì Ba. Một lát chàng nhớ lại, mới vội vã trả lời:
- Thưa không. Con mắc lo lập thân, nên không có tính tới việc vợ con. Thưa dì, không biết thằng Sen bây giờ nó làm nghề gì?
- Có làm nghề gì đâu. Thấy nó đá banh và thả theo mấy trường gà vậy thôi.
- Không biết nó học đến bực nào?
- Thấy nó học trường Càng Long được ít năm, rồi từ ngày anh Bồi mất, thì nó ở nhà, chớ không có đi học đâu nữa.
- Học ít quá, lại không làm nghề gì hết, rồi làm sao nuôi sống?
- Thì cho mướn ruộng hương hỏa của con đó mà ăn với nhau. Hương hỏa đến 12 mẫu chớ phải ít sao?
- Còn dì con thì cũng chắc đánh bài hoài, bỏ tật đó không được?
- Dễ bỏ hôn? Trở về già, con mẻ chuyên ròng nghề bài bạc, nhiều khi đánh cả đêm nữa chớ.
Hường dọn cơm rồi bước ra thưa cho mẹ hay. Dì Ba liền đứng dậy biểu Quí:
- Thôi đi ăn cơm com, ăn cơm rồi về thăm nhà một chút.
Ba người ngồi lại ăn cơm, Quí thấy Hường bây giờ nghiêm trang, tề chỉnh, đã có hình dạng phụ nữ hoàn toàn, chớ không phải liến xáo, vúc vắc như hồi xưa nữa; lại nhớ hồi nãy Hường nói chưa có chồng con, thì lấy làm lạ bèn hỏi Hường:
- Em Hường, mười hai năm nay em ở nhà em làm việc chi vậy?
- Anh hỏi kỳ quá. Em giúp má em mua bán và trồng tỉa vậy thôi, chớ đàn bà con gái mà làm việc chi được.
- Té ra trót mười mấy năm nay em cứ an lòng, mà sống im lìm, lặng lẽ, không sóng gió, mà cũng không vinh quang, không lo buồn, mà cũng không vui vẻ; thế mà em cũng thấy thỏa thích, không ước mong điều chi nữa hay sao?
- Người ta hằng nói: “Vô sự tiểu thần tiên” Em được vô sự, vậy em còn mong điều chi nữa.
- Chà chà! Lớn rồi em biết nói chữ, mà lại nói giọng triết lý, thiệt qua không dè.
Dì Ba Thới cười mà nói:
- Con đi rồi, dì muốn cho con Hường biết rành tiếng mẹ đẻ đặng biên chép chút đỉnh. Dì cậy chú biện Hiếu dạy dùm nó. Nó học đâu một năm rưỡi; đọc thông viết thạo, rồi nó nghe trong suối có thầy thuốc Hòa, ông dạy trẻ em trong xóm học chữ nho, nó đòi vô đó nó học. Dì nghĩ nó ở nhà cũng không làm việc chi bận cho lắm, nên dì để nó học chữ nho vài năm nữa. Nhờ vậy nên bây giờ nó biết chữ chút đỉnh.
Quí ngó ngay Hường mà hỏi:
- Đời này chữ Việt được thông dụng, nên em học là phải. Mà em học chữ nho làm chi?
- Học chữ quốc ngữ làm việc về phần xác cho hợp thời, còn học chữ nho để tập luyện tánh tình cho đúng đắn. Em muốn tập luyên tánh tình cho trong sạch, nên em học chữ nho.
- Chà chà! Ai bày cho em, nên em biết như vậy?
- Em nghĩ như vậy không trúng hay sao?
- Không, trúng lắm chớ. Mà qua muốn biết coi ý ấy em tự nghĩ ra, hay là nghe ai giảng dạy.
- Thiệt, em nghe người ta nói, chớ em làm sao mà biết việc cao xa như vậy nổi. Một bữa ông Hội đồng Bảy trong ấp tư, ổng ra tiệm em ngồi đón xe đi Sài Gòn. Thấy thầy Nhứt Vĩnh đi chơi, ổng mời vô đây uống nước. Hai ông nói chuyện đời với nhau. Em lóng nghe rồi em nghĩ hai ông nói phải nên em mới học chữ nho đó.
- Đúng lắm! Em nghe lời hai ông đó thì hay biết chừng nào! Còn tại sao em không lấy chồng?
- Lấy chồng rồi bỏ má em cho ai nuôi?
- Hiếu nghĩa…!. . Mà sống với cái cô đơn lạt lẽo không có mục đích cao sâu, không hy vọng rực rỡ, có lẽ nhiều khi em cũng chán nản chút đỉnh chớ?
- Anh nói như vậy em không phục. Em sống với má em, sao anh gọi đời em cô đơn lạt lẽo? Nuôi má già mà chán nản nỗi gì?. . . Sao anh biết em không có mục đích cao sâu, không có hy vọng rực rỡ?
Nghe mấy câu trả lời ấy Quí thấy hơi thẹn thùng, kính trọng mà ngay trong lòng lại chẳng khỏi tư lự, Quí muốn kéo dài chuyện thêm nữa, ngặt bỏ nhà đi trót 12 năm, hôm nay trở về nghe nỗi buồn của cha, và thân khổ của chị. Quí buồn tủi nao nao, muốn về riết mà thăm nhà, nên đành phải dứt câu chuyên ấy để qua ngày khác sẽ bàn tiếp.
Ăn cơm rồi, Quí liền bận áo và từ giã mẹ con dì Ba Thới mà về nhà.
Dì Ba Thới không cầm lại nữa, song đưa Quí ra cửa đi dặn nói:
- Về ở ngoài nhà có buồn thì vô trong nầy chơi, nghe hôn con.
Quí dạ rồi xách giỏ mây ra đi, xung xăng trên lộ đá, giữa lúc trời nắng chang chang.
Đến buổi gáy trưa, gà cồ tiếp nhau mà gáy,tiếng ò ó o nghe vang trong xóm.
Con chó vàng của ai đương nghểu nghến bên đường, thấy Quí lạ mặt thì lỏ mắt ngó lườm lườm và ngừ ngử, đợi Quí đi khỏi mới cất tiếng sủa quấu quấu.
Quí cứ lầm lũi đi…
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét