Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 31 - Hết 7

Trang 7 trong tổng số 10

Hồi Thứ Bốn Mươi Chín
Đến châu dinh Diên Tự bị tên,
Qua Nguyên Cốc, Ngũ Lang gặp cứu.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Bấy giờ Diên Tự nghe Nhơn Mỹ nói chừng nào lại càng mắng nhiếc chừng ấy. Nhơn Mỹ tức giận bèn hạ lệnh cho quân sĩ bắt Dương Diên Tự trói vào gốc cây mà bắn.
Quân sĩ vâng mạng áp lại hơn mấy trăm người mới trói được Diên Tự vào gốc cây, rồi lấy cung tên mà bắn, nhưng chẳng có mũi tên nào trúng vào người Diên Tự hết.
Quân sĩ lấy làm lạ vào báo cho Nhơn Mỹ hay.
Nhân Mỹ thất kinh nói:
- Việc quái lạ ! Tại sao mà bắn không trúng nó?
Nhơn Mỹ nói rồi cùng các tướng ra xem.
Khi ấy Diên Tự nghĩ thầm:
Dù thế nào cũng chẳng khỏi chúng nó giết. Vậy thôi để mắng chúng nó cho hả giận rồi chỉ cho nó bắn một mũi đặng chết cho mát thân.
Nghĩ rồi Dương Diên Tự nói:
- Thằng loạn thần kia! Ngươi gian ác như vậy khiến cho hư hết việc nước. Còn ta là đấng đại trượng phu, nào có biết sợ chết là gì, nhưng ta còn lo một nỗi, không biết cha anh ta còn mất lẽ nào, còn như ngươi là một loại tiểu nhân, có sống cũng chẳng làm gì ích lợi.
Nhơn Mỹ nghe mắng càng tức tối ,hối quân sĩ buông tên bắn mãi.
Bấy giờ Diên Tự kêu Nhơn Mỹ nói :
- Thằng thất phu kia, ngươi muốn bắn ta cho chết thì đừng có xua quân bắn nhiều vô ích. Hãy bịt hai con mắt lại thì mới bắn trúng ta.
Nhơn Mỹ nghe nói lấy làm lạ liền bảo quân sĩ bịt mắt và buông tên. Quả thực, chỉ cần một mũi tên Diên Tự đã hồn về chín suối.
Phan Nhơn Mỹ liền khiến quân đem thây Diên Tự bỏ xuống sông Huỳnh Hà cho cá nuốt.
Bỗng có quân về báo:
- Binh Liêu vây cốc khẩu đã lấy được thủ cấp của Dương Nghiệp rồi, bây giờ đang kéo quân đến đây công phá.
Nhơn Mỹ nghe tin thất kinh, nói:
- Binh Liêu lúc này mạnh lắm, nếu nó kẻo tới đây chắc chẳng còn ai đánh nổi. Vậy ta phải mau lui binh trước, kẻo mang hại.

Nhơn Mỹ nói xong liền ra lệnh nhổ trại rút lui, bọn Lưu Quân Kỳ hay việc ấy thất kinh, kéo nhau chạy về Biện Kinh.
Binh Liêu khi kéo đến trại, thấy trại không người thì biết rằng bên Tống đã không còn tướng ra đối địch, liền dồn quân đóng ở Huy Châu, sai người về báo tin cho Tiêu Thái Hậu rõ.
Bấy giờ, bộ hạ Dương Diên Chiêu là Trần Lâm và Sài Cảm, khi bị giặc vây ở Cốc Khẩu thoát thân chạy trốn trong rừng, đến lúc tan giặc mới dám lần mò ra. Vừa tới suối Huỳnh Hà thì thấy trên dòng nước trôi xuống một tử thi. Hai người nhìn thấy khóc lóc:
- Đây là thây của tiểu chủ, không biết vì sao mà bị bắn đến chết như vậy?
Hai ngươi lội xuống vớt lên, còn đang than thở, thì bỗng thấy xa xa có một người cỡi ngựa chạy đến, hỏi:
- Hai người làm gì đó?
Trần Lâm nhìn thấy đó là Dương Lục Lang, liền nói:
- Hai chúng tôi bị giặc đuổi phải ẩn tích nơi đây, nay ráng đi tìm tiểu chủ, bắt gặp thây của tiểu chủ bị bắn chết trôi trên dòng suối, không rõ nguyên nhân.
Dương Luật Sứ nghe rõ trên xuống ngựa, than:
- Cha con tôi hết lòng vì nước, sao lại sai khiến số phận đến thế này?
Trần Lâm và Sài Cảm đem thây Thất Lang mai táng.
Trần Lâm hỏi Dương Lục Sứ:
- Bây giờ quan chủ định đi ngả nào, để hai tôi theo với.
Dương Lục Sứ tức là Dương Chiêu nói:
- Thôi hai người kiếm chỗ mà ẩn thân, để ta đi do tin tức thân phụ ta hiện nay như thế nào. Ta sẽ về Trường An để tâu rõ sự việc.
Trần Lâm và Sài Cảm nghe nói liền lo việc tống táng cho Thất Lang, còn Dương Diên Chiêu một mình lên ngựa đến nơi Cốc Khẩu theo dõi tình hình.
Lúc Dương Diên Chiêu đi được nửa đường thì gặp hai người tiều phu, liền hỏi thăm tình hình ở Cốc Khẩu.
Hai người tiều phu kể lại sự tình, Diên Chiêu liền giục ngựa đến Cốc Khẩu, thấy xác của quân sĩ tử trận còn nằm la hệt, Diên Chiêu lại thấy dưới bia của Lý Lăng có xác một đại tướng lưng còn thắt đai vàng.
Diên Chiêu biết là thây của cha mình, khóc lớn:
- Trời sao không thương người trung liệt, khiến gặp phải cảnh chết thảm thương như vậy.

Diên Chiêu than khóc một hồi ôm thây cha đem mai táng, công việc vừa xong thấy có một người cỡi ngựa đến, Diên Chiêu xem rõ thì đó là Diên Đức, anh ruột của mình.
Hai anh em ôm nhau than thở rồi trở về Ngũ Đài Sơn, vào chùa ăn uống.
Diên Chiêu hỏi anh:
- Từ ngày đại ca ở U Châu thất lạc, tại sao anh vào được chùa này mà tu trì. "
Diên Đức nói :
- Lúc đó ta cũng bị tướng Liêu vây khốn, phải cạo đầu giả thầy tu vào chùa trốn tránh.
Diên Chiêu nghe kể chuyện rất buồn lòng.
Sau đó, Diên Chiêu kể lại cho Diên Đức nghe chuyện thân phụ mình bị Phan Nhơn Mỹ âm mưu hại mạng. Diên Đức nổi giận nói:
- Phụ cừu không lẽ không lo, anh nguyền chẳng sớm thì muộn sẽ báo cừu cho thân phụ. :
Diên Chiêu nói:
- Quyết trở về kinh tâu với thánh thượng minh oan cho phụ thân.
Hai anh em trò chuyện đến khuya mới đi nghỉ.
Hôm sau, Diên Chiêu từ tạ Diên Đức, rồi xuống núi nhắm đường cũ trở về Trường An lo việc báo cừu.
Lúc này, triều đình mới hay việc Dương Nghiệp bại binh, và tự vận. Vua Thái Tôn nói với triều thần:
- Cha con Dương Nghiệp là người trung, nay bị chết một cách mờ ám, trẫm không yên lòng.
Bát Vương thấy vua nhớ đến cha con Dương Nghiệp, nên tâu:
- Mới đây Hô Diên Táng về kinh vận lương thảo, có ghé cho tôi hay: Chủ soái đã cố tình hại Dương Nghiệp để rửa hận. Xin bệ hạ phải tra xét việc này, thì mới làm yên tâm các tôi thần.
Thái Tôn nghe lời, hạ chỉ cho các đại thần tra xét việc ấy.
Phan Nhơn Mỹ hay tin đứng ngồi không yên, vội trở về dinh cùng các gia tướng bàn kế.
Lưu Quân Kỳ hỏi Phan Nhơn Mỹ:
- Tôi nghe có người nói Dương Lục Sứ còn sống, và đang về triều đình tâu với vua xin minh oan cho Dương Nghiệp việc này nếu Hô Diên Táng chịu ra làm chứng thì gia đình ta, không khỏi bị tru lục, chi bằng sai người đón Huỳnh Hà giết Diên Chiêu cho khỏi sanh hậu họa.

Nhơn Mỹ khen phải, liền sai người tâm phúc ra đón Diên Chiêu tại Huỳnh Hà.
Còn Dương Diên Chiêu lúc này đã rời khỏi Ngũ Đài Sơn, đi đến một chỗ sơn lâm vắng vẻ, bỗng gặp lại hai nha tướng của mình ngày trước là Trần Lâm và Sài Cảm. Ba thầy trò mừng rỡ dắt nhau lên trại, bày tiệc vui vầy. Dương Diên Chiêu kể lại chuyện Phan Nhơn Mỹ lúc trước cố tình không phát binh, mới khiến cho cha anh bị chết như vậy. Hai tướng nghe nói hết sức căm hờn Nhơn Mỹ, nói:
- Việc như vậy, quan chủ tính thế nào để báo oán?
Diên Chiêu nói:
Ta định nghỉ lại đây một đêm, ngày mai sẽ đến Tràng An xin vua minh oan cho thân phụ.
Diên Chiêu vừa nói dứt thì có một tên lâu la đến nói:
Cách đây vài hôm, tôi có đến bến đò Huỳnh Hà, nghe một việc xin nói lại cho đại nhân rõ. Nếu đại nhân có qua nơi đó thì phải cẩn thận cho lắm.
Diên Chiêu hỏi:
- Ngươi nghe việc coi hãy nói cho ta biết?
Tên lâu la thưa :
- Có một bọn quân trào độ hai ba mươi người đến tại Huỳnh Hà đón đại nhân, quyết giết trừ hậu họa. Tôi có hỏi rõ việc này do phân Nhơn Mỹ chủ trương.
Diên Chiêu nghe rõ đầu đuôi liền bàn luận với Trần Lâm, một mặt phải giết sạch bọn tay sai, một mặt phải tìm đường tắt về Tràng An cho tiện.
Trần Lâm nói:
- Xin quan chủ chớ nóng, việc đó cần phải nhẫn nhục. Nơi đây có một tiểu lộ, có thể đi tránh lối đó mà về Biện Kinh, vậy quan chủ phải lo đi cho sớm kẻo trễ.
Rạng ngày thầy trò từ biệt, Diên Chiêu lên ngựa đi về ngả Hùng Châu.
Lúc này Tiêu Thái Hậu tiếp được biểu chương của Tiêu Thái Lai xin đánh thẳng tới Trung Nguyên. Tiêu Hậu còn đang bàn tính thì có một viên quan tâu:
- Có xuất thêm binh cũng vô dụng.
Tiêu Hậu xem lại thì người đó là Vương Khâm. Tiêu Hậu hỏi:
- Tại sao khanh có ý như vậy?
Vương Khâm nói:
- Đất Trung Nguyên lắm anh tài, làm sao đánh cho lại mà xin thêm quân? Theo tôi, chỉ cần có một kế thời gian độ nửa năm thì có thể định Trung Nguyên.
Tiêu Hậu nghe nói liền hỏi: :
- Khanh có kế chi hay thì nói cho trẫm biết.
Vương Khâm tâu:
- Nay tôi giả làm người nước Nam, trà trộn trong triều đình nhà Tống, dò xét mọi việc lợi hại báo tin về cho Bệ hạ biết. Lúc nào thời cơ đến thì ra tay, như thế Giang Sơn nhà Tống có gì không thuộc về tay Bệ hạ.

Tiêu Hậu nghe nói rất đắc ý liền phê chiếu cho Vương Khâm đi. Hôm sau, Tiêu Hậu thấy Vương Khâm đổi khác, giống như người Tống thì mừng rỡ vô cùng.
Lúc này Dường Diên Chiêu cũng đã đi gần đến Hùng Châu, trời đang nóng nực nên vào quán trọ nghỉ. Một lúc sau lại thấy có một người đi tới, tướng mạo ra vẻ thư sinh, nên Diên Chiêu thân mật hỏi:
Chẳng hay tiên sinh từ đâu đến?
Người ấy đập:
- Tôi là Vương Khâm, quê ở Sóc Châu, từ nhỏ lo học hành tính vào Trung Nguyên tìm lập thân danh. Không ngờ đến đây lại gặp các hạ, xin cho tôi biết danh tánh.
Diên Chiêu bèn tỏ tâm sự của mình, rồi thuật chuyện oan ức cho Vương Khâm nghe.
Vương Khâm nói:
- Người trung nghĩa như vậy lại bị kẻ tiểu nhân hãm hại, tại sao không đến trước mặt chúa thượng kêu oan.
Diên Chiêu nói:
- Tôi cũng muốn tố cáo tội ác, nên lo việc làm,cáo trạng.
Vương Khâm nói:
- Vậy tôi nguyện ra sức giúp túc hạ một văn trạng, để cho triều đình tra xét.
Diên Chiêu nói:
- Nếu tiên sinh sẵn lòng giúp đỡ, tôi cảm ơn vô cùng.
Vương Khâm liền cầm bút hỏi Diên Chiêu hết nội tình, rồi thảo văn trạng.
Diên Chiêu khen:
- Văn bút như vậy thật ít ai bì kịp, lần này chắc tôi được minh oan. Vậy tiên sinh hãy đi cùng tôi đến Biện Kinh một lần cho biết .
Vương Khâm cả mừng, theo Diên Chiêu về kinh.
Lúc này có người báo tin cho Phan Nhơn Mỹ biết. Nhơn Mỹ thất kinh, nhóm hợp các bộ tướng nghĩ kế.
Quân Kỳ nói:
- Vậy xin đại vương làm một biểu chương, tâu trước với thánh thượng rằng: Cha con Dương Nghiệp ỷ tài, nên bị thất cơ, sợ tội mà tự sát.
Chẳng ngờ ngày ấy Dương Diên Chiêu cũng đã về tới Biện Kinh và gặp Thất Vương tỏ mọi sự tình, rồi đưa văn trạng cho Thất Vương xem.
Thất Vương hỏi:
- Văn trạng này ai giúp cho người mà rõ ràng như vậy?
Diên Chiêu thuật lại sự việc Vương Khâm cho Thất Vương nghe .
Thất Vương nói:
- Ta muốn dùng một người có tài năng như vậy, nếu người ấy muốn cầu thân thì ta sẽ thâu dụng.
Diên Chiêu bèn chỉ chỗ ở của Vương Khâm cho Thất Vương nghe.
Thất Vương nói:
- Việc minh oan cho ngươi là việc rất lớn lao, vậy ngươi mang đến cửa khuyết đánh trống kêu oan, cho chúa thượng và các quan phân xử.
Diên Chiêu nghe theo lời, vội vã đến cửa khuyết đánh trống.
Người giữ cửa dẫn Diên Chiêu và Vương Khâm vào nội cung.

Lời Bàn.
Kẻ làm dữ lúc nào trong lòng nơm nớp lo sợ, nên trong lòng không bao giờ thơ thới.
Phan Nhơn Mỹ là một kẻ âm mưu, hành động gian ác, khi hại được người, nhưng trong lòng luôn luôn sợ hãi, vì lẽ làm ác phải gặp điều dữ. Tình trạng đó làm cho kẻ ác tâm trong lòng không bao giờ thanh thản, vì sợ kẻ khác báo thù.
Trong lẽ sống của con người, muốn được ung dung tự tại thì mình phải rèn luyện lấy mình, tránh gây thù hận, để khỏi bị kẻ khác thù hận mình. Cái gì có vay cũng có trả, đó là luật thiên nhiên.
Hồi Thứ Năm Mươi
Trung thần nước Tống treo ấn từ quan,
Tiêu Hậu nước Phiên mưu đoạt Trung Nguyên.

Bấy giờ vua Thái Tôn lâm bệnh nặng, nên triệu Khấu Chuẩn và Bát Vương vào trối rằng:
- Tiên Đế đem thiên hạ mà giao cho trẫm chưởng lý, nay đã được hai mươi năm, trẫm định nhường ngôi lại cho Bát Vương, để khỏi trái lệnh của Hoàng Thái Hậu.
Bát Vương nghe nói tâu:
- Nay Hoàng Tử của Bệ hạ đã khôn lớn, và lòng người cũng phục, xin Bệ hạ hãy nhường ngôi lại cho Thất Vương thì phải hơn.
Vua Thái Tôn ngẫm nghĩ một lúc rồi hỏi Khấu Chuẩn:
- Khanh xem thử ngôi báu của trẫm đáng giao lại cho ai?
Khấu Chuẩn tâu:
- Bệ hạ vì thiên hạ mà chọn chúa thì chẳng nên tính với đàn bà trong cung, và cũng chẳng nên bàn với cận thần. Chỉ có Bệ hạ suy xét trông cậy vào ai thì trao cho kẻ đó mà thôi.
Vua Thái Tôn nói:
- Nay Bát Vương không chịu làm vua, thì trẫm phải lập Nguyên Khản lên ngôi báu mà giữ xã tắc .
Khấu Chuẩn tâu:
- Không ai biết con mình bằng cha. Bệ hạ đã thấy được người đáng kế vị, xin lập thừa kế cho xong . vua Thái Tôn nói với Bát Vương:
- Bệnh trẫm nay đã gần ngày, khanh hãy ráng mà giúp cho em của khanh. Tiên đế cũng thường nói đời nào cũng có tôi nịnh làm loạn việc nước. Nay trẫm cho khanh lệnh miễn tử, nếu gặp gian thần thì được quyền trị tội, còn như con Dương Nghiệp là Dương Chiêu, người ấy nên trọng dụng chớ bạc đãi.
Bát Vương tuân chỉ.

Vua Thái Tôn băng hà. Quần thần lập Nguyên Khản lên tức vị, lấy hiệu là Chơn Tôn Hoàng Đế, tôn mẹ là Lý thị làm Hoàng Thái Hậu, phò linh cữu vua Thái Tôn mai táng nơi Yên Lăng.
Vua Chơn Tôn lên ngôi phong cho Vương Khâm là Su mật sứ, phong cho Bát Vương làm Thiên ý Vương, còn bao nhiêu văn võ đều được thăng chức.
Lúc ấy Tống Kỳ bước ra tâu:
- Tôi mang ơn Tiên Đế, nay đã cao tuổi, nếu còn ở lại cũng vô ích cho triều đình, xin Bệ hạ cho tôi về quê dưỡng lão.
Vua Chơn Tôn nói:
- Trẫm mới lên ngôi, nhờ các khanh phò tá, sao lại bỏ trẫm ra đi sớm vậy?
Tống Kỳ tâu:
- Nay trong trào không thiếu người tài, tôi già yếu đâu còn đủ sức lo việc lớn.
Vua Chơn Tôn thấy Tống Kỳ đã quyết ý nên phải nhận lời.
Tông Kỳ lạy tạ ơn vua rồi trở về điền lý.
Mấy ngày hôm sau Lữ Môn Chánh và Trường Tề Hiền cũng đều dâng biểu từ quan. Từ đó việc triều chính đều giao cho một tay Vương Khâm bảo quản.
Ngày kia, Bát Vương vừa ở trong trào đi ra, bỗng có một người đón trước xe dâng cáo trạng kêu oan.
Bát Vương hỏi:
- Ngươi là ai, có việc gì mà kêu oan?
Người ấy khóc và thưa:
- Tôi là con thợ bạc ngày trước Tân chúa nghe lời Vương Khâm đòi cha tôi vào cung, bảo làm một cái bầu rượu hai ngăn, để lập mưu hại điện hạ. Khi làm xong, Vương Khâm sợ lậu chuyện nên giết cha tôi cho kín miệng. Bởi vậy, oan ức không biết đâu mà tố cáo, nên tôi phải lạy cầu điện hạ mà minh oan.
Bát Vương nổi giận nói:
- Hèn chi trong lúc đãi tiệc thấy rượu ấy, ta đã nghi rồi, lại có Vương Khâm đứng một bên tiệc mà điều độ việc ấy, thiệt là không dè nó bày mưu độc thế ấy ?
Bát Vương nói rồi khiến tả hửu tiếp lấy tờ cáo trạng, lại lấy ra mười lạng vàng ròng mà cho người con tên thợ bạc, rồi quay ngựa xe giá trở về triều, vừa gặp Vương Khâm đang ở nơi điện nghị việc với vua, Bát Vương liền bước tới tâu:
Tôi ra tới Ngọ môn gặp một ngừơi dâng tờ văn trạng mà cáo Vương Khâm. vì sự mưu hại cha nó tên thợ bạc họ Hồ. Tôi thấy việc oan khuất như vậy nên phải trở vào mà tâu cho Bệ hạ rõ.
Chơn Tôn nghe cả kinh, hỏi:
- Vương Xu mật thường ở bên trẫm, có đâu lại sanh ra việc ấy? Vương huynh chớ có nghe chi lời đứa gian.
Bát Vương cười nói:
- Cũng vì tôi mà ra việc mưu hại tên thợ bạc ấy, tôi đã lấy lòng trung mà đãi Bệ hạ sao Bệ hạ lại nghi ngờ và nghe lời sàm nịnh làm chi, mà muốn giết anh em xương thịt của mình?

Nếu như Thái Tổ Hoàng Đế mà chẳng linh thì xã tắc còn gì? Sao Bệ hạ chẳng nghĩ? Phải chi tôi có ý muốn làm vua thì có đâu ngày nay Bệ hạ đặng lên ngôi báu.
Khi ấy Vương Khâm bước ra tâu: ấy là Bát vương ỷ thế mà muốn hại tôi nên mới kiếm chuyện như vậy mà thôi, chớ lý đâu mưu giết người lúc nọ sao chẳng cáo, để cho Bệ hạ đã lên ngôi cả rồi, mới đến Ngọ môn mà báng Thiên tử như vậy sao?
Bát Vương nổi giận rút cây kim giản ra nhắm ngay mặt
Vương Khâm mà đánh, Vương Khâm tránh chẳng kịp, trúng nhằm sống mũi huyết lưu mãn địa, liền đứng dậy bụm mặt mà chạy dài. Bát Vương liền rượt theo. Chơn Tôn vội vã bước xuống kim giai cản Bát Vương lại và khuyên:
- Muôn việc cũng xin vì tình trẫm mà tha hắn một phen.
Bát Vương liền đứng lại chỉ Vương Khâm mắng:
- Đồ súc sanh! Nếu ngươi còn như vậy, ắt ta giết ngươi. Nay ta dung cho ngươi khỏi chết là may cho ngươi đó.
Nói rồi giận dỗi quay quả lui về, Vương Khâm bèn quì trước mặt vua mà thỉnh tội.
Chơn Tôn nói:
- Bát Vương là tôi yêu của Tiên Đế, trẫm còn phải nhường huống chi là ngươi, tự hậu như có việc chi phải tránh đi cho khỏi
Vương Khâm cúi đầu lui ra, và lầm hầm oán hận Bát Vương, muốn lo kế mà trả thù, bèn viết một bức thơ sai người tâm phúc suốt đêm qua U Châu ra mắt Tiêu Hậu mà tâu rằng:
- Nay Tống Quốc Thái Tôn đã an giá, tân quân mới tức vị, trong trào không có tướng giỏi, nếu thừa dịp này phát binh qua đánh, Trung Nguyên ắt về tay Bệ hạ.
Tiêu Hậu đặng tin ấy bèn thương nghị với quần thần.
Tiêu Thiên Hữu bước ra tâu:
- Gia Luật Hưu Ca đồn binh tại Vân Châu, đã nhiều phen xin cử binh phạt Tống, song chưa có dịp, nay Trong Quốc mới gặp việc tang, vậy thì phải thừa lúc không dự bị mà dấy binh thì ắt thành công lớn.
Tiêu Thiên Hữu nói chưa dứt lời thì có Quyện liêm tướng quân là Thổ Kim Tú bước ra tâu:
- Tống chúa khéo dùng người lắm, những tướng trấn thủ biên đình đều rất hùng hổ, lời Vương Khâm nói đó chưa đủ chi làm tin, nếu mà cử binh thì chưa biết hơn thua. Tôi có một kế chẳng hao binh động chúng nó mà làm cho Tống Quốc phải nạp hết chín châu đất Sơn hậu về cho Bệ hạ.
Tiêu Hậu nghe tấu liền hỏi:
- Khanh có kế chi mà hay như vậy?
Kim Tú nói:
- Bệ hạ phải viết một bức thư sai người đem qua Tống Quốc, còn tôi với Ma Lý Chiêu Kiết và Ma Lý Khánh Kiết dẫn năm ngàn binh kỵ đến vây Hà Đông mà thi bắn để dò xét tình hình bên Tống. Nếu gặp thời cơ, thu đoạt giang sơn nhà Tống không khó.
Tiêu Hậu nghe theo, liền viết một bức thơ sai sứ đem qua Tống Quốc.
Vua Chơn Tôn xem thơ, liền hỏi quần thần có ai biết ý định của Thiên chúa như thế nào chăng?
Khấu Chuẩn tâu:
- Cứ theo lời thơ thì chúa nước Liêu có vẻ kiêu ngạo. Nay trong nước ta nhân tài đầy đủ, há sợ nước Liêu sao?
Bát Vương tâu:
- Xin để cho tôi qua Vô Nịnh Phủ mà dò hỏi xem tình thế ra sao?
Vua Chơn Tôn :
- Ấy là việc quan trọng, khanh đi hết lòng dò xét mới được.

Bát Vương vâng lệnh đến ra mắt Dương Lệnh bà và hỏi thăm tin tức Dương phò mã.
Dương Lệnh bà nói:
- Lục Lang từ ngày phạm tội bị đày ra Trình Châu đến nay không thấy trở về, nay điện hạ đến đây, mụ không biết gì cả.
Bát Vương nói:
Tân quân tức vị đã hạ chiếu tha cho Lục Lang rồi, lẽ phải về triều mà cứu giá, tại sao phải ẩn mặt như vậy?
Thái Quân nghe nói thưa:
- Xin điện hạ hoãn lại vài ngày, đặng tôi sai người đi Trịnh Châu thăm dò thử.
Bát Vương từ biệt ra về, tâu với vua Chơn Tôn:
- Quận Mã nay không biết ở đâu, gia đình không rõ tin tức.
Vua Chơn Tôn đang rất lo lắng, bỗng có tin:
- Binh Liêu tràn qua Trấn Dương, cướp phá rất hung hăng, xin Bệ hạ sai người đi đánh dẹp.
Vua Chơn Tôn hỏi:
- Có ai dám lãnh binh dẹp loạn chăng? " .
Khấu Chuẩn tâu:
- Nay có Giáo Liên Sứ là Giả Năng, văn võ toàn tài, đáng trách nhiệm ấy.
Vua Chơn Tôn liền hạ chỉ sai Giả Năng dẫn binh một muôn, hiệp với Khấu Chuẩn và Tấn Dương mà ngăn giặc.
Giả Năng và Khấu Chuẩn dẫn binh nhắm Hà Đông kéo tới. Bấy giờ, Dương lệnh bà nghe tin, trên bàn với Lục Lang:
- Giả Năng không phải tay đối thủ với Liêu tướng, nay tân quân mới lên ngôi, con hãy ra giúp người.
Lục Lang nói:
- Lời mẫu thân đã dạy, con xin hết sức giữ tròn trách nhiệm.
Lục Lang vừa dứt thì Bát Nương và Cửu Muội bước ra thưa:
- Hai em xin đi theo cùng giúp sức đại ca.
Lục Lang nói:
- Hai em là đàn bà con gái đi sao tiện?
Bát Nương thưa:
- Chị em tôi sẽ giả dạng đàn ông thì ai biết được.
Lục Lang tức cười, nhưng chiều ý hai em, từ biệt Dương lệnh, rồi ba anh em nhắm Tấn Dương thẳng tới.
Bấy giờ tướng Liêu là Thổ Kim Tú, đã bố trí doanh trại tại đất Hà Đông, ngày thường cướp phá lê dân cùng binh sĩ vui chơi ăn uống, bỗng nghe có quân Tống kéo đến, liền thương nghị với bọn Ma Lý Chiêu Kiết:
- Nay binh Tống không có cha con họ Dương thì không còn ai tài giỏi. Nếu chúng nó ra đây chúng ta quyết đánh cho một trận để tiêu tan uy thế.
Chiêu Kiết nói:
- Nước Tống hiện nội tình rắc rối, các trung thần nghĩa sĩ bỏ chức về quê, thì làm gì có đủ sức mạnh.

Hôm sau, Kim Tú tìm nơi đất rộng dựng một cây cờ Đại Liêu cao chót vót, để khiêu khích binh Tống.
Tướng Liêu là Thổ Kim Tú, Ma Lý Chiêu Kiết và Ma Lý Khánh Kiết đều cưỡi ngựa đứng trước trận, còn binh Tống thì Khấu Chuẩn, Giả Năng cũng lướt ngựa tới giáp chiến.
Khấu Chuẩn nói:
- Nước Liêu của ngươi cũng là một tiểu quốc, nay Tống trào vua mới lên ngôi, các ngươi dám đem binh xâm phạm bờ cõi giết hại dân ta, còn dám khiêu khích dựng cờ đại Liêu, nhục mạ binh tướng của ta sao.
Thổ Kim Tú nói:
- Tân chúa các ngươi mới lên ngôi mà quần thần bỏ ấn về quê, như vậy thì còn giá trị gì mà gọi là đại quốc.
Khấu Chuẩn nói:
- Các ngươi là nước nhỏ, lợi dụng thời gian Tống chúa mới lên ngôi, mà phá phách như vậy, thật đáng tội.
Thổ Kim Tú nói:
- Các ngươi có giỏi thì đấu chiến với ta, không hơi đâu mà cãi lẽ.
Vừa dứt lời, đã thấy Ma Lý Chiêu Kiết vỗ ngựa xông ra giáp chiến .

Lời Bàn
Giá trị con người không phải ở chức quyền, mà do tình cảm và đạo nghĩa làm người.
Con của người thợ bạc là dân thường trong xã hội, thế mà khi có bị chết oan, vì lòng hiếu thảo, tình máu mủ đệ đơn đến triều đình kêu oan. Hành động ấy rõ ràng là do đạo làm người. Kẻ biết phụng sự đạo làm người thì dù là một dân giã, cũng được mọi người kính trọng và thương xót.
Còn như Thất Vương, con một vị vua lại lập kế giết anh mình để đoạt ngôi vị thì nhân tính thật không bằng một người con của kẻ dân giã. Giá trị làm người không phải ở chức vị, quyền thế, mà ở tấm lòng. Đừng bảo kẻ dân giã giá trị không bằng kẻ quyền quí giàu sang.
Đánh giá ngột con người phải nhìn vào nhân tính. Đây là một tấm gương cho kẻ nhìn đời chỉ thấy quyền quí cao sang mà tôn trọng. Phải biết giá trị con người là ở đạo nghĩa.
Hồi Thứ Năm Mươi Mốt
Giả Giáo Luyện sa trưng bỏ mạng,
Dương Lục Lang lãnh trấn Tam Quan.

Hai bên giáp chiến, chuông trống khua vang. Chiêu Kiết với Giả Năng đánh nhau hơn mấy hiệp chưa phân thắng bại. Chiêu Kiết thương pháp rất tinh phục nhưng giả cách sợ hãi, giả thua dụ địch chạy vào giữa trận. Giả Năng đuổi theo thì bị Chiêu Kiết quay ngựa lại đâm một thương làm cho Giả Năng té nhào xuống ngựa. Binh Phiên áp lại vây phủ binh Tống, làm cho binh Tống rối loạn.
Giữa lúc đó, bỗng thấy một viên nữ tướng xông ra đánh Chiêu Kiết. Đánh được mấy hiệp, nữ tướng chém dây xích thằng trói Chiêu Kiết lại, binh Tống bắt dẫn đem về giao cho Khấu Chuẩn.
Khấu Chuẩn hỏi:
- Nữ tướng vừa thắng trận là ai vậy?
Nữ tướng đáp:
- Tôi là con gái của Dương Nghiệp, thường gọi là Bát Nương.
Khấu Chuẩn khen:
- Thật đúng là con nhà tướng.
Liền khiến quân ghi vào sổ công lao, rồi dọn tiệc ăn mừng.
Bấy giờ tướng Phiên là Thổ Kim Tú thấy Chiêu Khiết bị bắt, thì giận lắm, vừa muốn ra binh, bỗng có Ma Lý Khánh Kiết bước tới nói:
- Cái thù giết anh lẽ nào tôi chẳng trả?
Nói rồi vung dao ra trận. Bên Tống, Triệu Ngạn cũng xông ra ứng chiến. Hai tướng đánh nhau được vài hiệp, Triệu Ngạn đuối sức quay ngựa bỏ chạy. Khánh Kiết rượt theo, xảy có một viên nữ tướng múa đao đón lại, chém Khánh Kiết rơi đầu.
Nữ tướng này là Cửu Muội, con gái của Dương Nghiệp.
Khấu Chuẩn nói:
- Nhà họ Dương chỉ còn mấy người sót lại mà tài năng làm cho quân địch khiếp vía.
Lúc này tại dinh Phiên, Thổ Kim Tú nổi giận giục ngựa xông ra hét to:
- Có ai dám ra đây thi bắn với ta chăng?
Thổ Kim Tú là một tướng có tài thiện xạ, từ trước tới nay không ai địch nổi. Bấy giờ tướng Tống là Dương Văn Hổ xông ra nói:
- Có ta thi bắn với ngươi.
Thổ Kim Tú liền trương cung lắp tên, cho ngựa chạy vòng một hồi, rồi bắn luôn ba mũi, trúng đích cả ba. Quân sĩ vỗ tay khen ầm lên. Dương Văn Hổ nổi giận cũng cho ngựa chạy vòng một lúc rồi trương cung bắn ra ba mũi tên, nhưng chỉ trúng đích một mũi mà thôi.
Thổ Kim Tú nói:
- Như vậy thì ngươi thua ta hai mũi, phải đem tướng vừa bị bắt trả lại cho ta.
Dương Văn Hổ nói:
- Nghề bắn thì ta thua ngươi, còn nghề võ ngươi dám đấu với ta chăng?
Kiến Tú nổi giận mắng:
- Để ta giết ngươi trả thù cho Khánh Kiết. Nói rồi vung đao đâm tới. Hai bên đánh nhau được vài hiệp, Văn Hổ bị thương bên tay trái, quay ngựa bỏ chạy. Thổ Kim Trí đuổi theo tiền bị Dương Lục Lang xông ra chận lại.

Kiến Tú nói :
- Tướng Tống hãy khoan đấu võ đã. Hãy thi bắn với ta trước.
Lục Dương Lạc cười lớn:
- Nghề bắn của ngươi giỏi đến bực nào mà dám khoe khoang như vậy?
Nồi rồi liền khiến quân đem cung tên ra, ngồi trên ngựa bắn luôn ba mũi tên đều trúng vào đích rồi quay lại nói với Kim Tú:
- Người khỏi cần phải bắn, hãy trương thử cây cung của ta đây xem có đủ sức hay công?
Quân sĩ khiêng cây cung đem trao cho Kim Tú.
Kim Tú trợn mắt, ráng sức kéo cây cung, tồi thất kinh nói:
- Cung cứng như thế này kéo sao cho nổi.
Lúc này binh Phiên thất kinh vừa muốn kéo nhau bỏ chạy thì Khấu Chuẩn đã bước ra giữa trận nói:
- Ta trả lại những tướng ta đã bắt cho các ngươi. Các ngươi hãy về nói với Tiêu Hậu chớ nên xâm phạm bờ cõi sát hại sinh anh nữa. Nếu không tuân lời thì bọn ta sẽ không dung thứ.
Nói rồi truyền quân mở trói Chiêu Kiết thả về.
Thổ Kim Tú hổ thẹn, dẫn quân trở về Đại Liêu, không dám quấy rối nữa.
Ngày hôm ấy Khấu Chuẩn hạ lệnh thâu binh về Biện Kinh vào ra mắt vua Chơn Tôn và tâu:
- Tôi dẫn binh ra trận nhờ có mấy anh em họ Dương mới thắng được binh Phiên, Bệ hạ thật có phước lớn.
Vua Chơn Tôn liền triệu Dương Quận Mã đến trước điện, phán:
- Cha con khanh thật là tôi trung của nước Tống, Tiên Đế cũng thường hay khen ngợi.
Dương Quận Mã cúi đầu tạ ơn. Vua Chơn Tôn hỏi Khấu Chuẩn:
- Nay nên phong chức gì cho Quận Mã?
Khấu Chuẩn tâu:
- Đất Cao Châu còn thiếu Kiết Đại Sứ, xin Bệ hạ phân chức ấy.
Vua Chơn Tôn nói :
- Lúc Tiên Đế còn sống vẫn thường nói đến công nghiệp cha con khanh. Nay đã đánh lui binh Phiên, lẽ nào không trọng thưởng.
Quận Mã tâu:
- Nếu Bệ hạ muốn phong chức, tôi xin lãnh làm tuần Kiểm tại Giải Sơn mà thôi.
Vua Chơn Tôn nói:
- Chức Tiết đại sứ là cao sang, sao khanh lại muốn lãnh chức Tuần Kiểm là một chức nhỏ mọn như vậy?
Dương Quận Mã tâu:
- Tôi nghe xứ ấy có mấy viên tướng giỏi, muốn đến đó chiêu dụ họ. Vả lại, Giải Sơn là chỗ xung yếu của Tam Quan, gần bờ cõi U Châu, nên tôi muốn trấn thủ ở đó để giữ bình an cho dân chúng.
Vua Chơn Tôn nghe nói, khen:
- Khanh thật là kẻ tôi thần trung nghĩa.

Dương Quận Mã tạ ơn lui ra.
Hôm sau Dương Quận Mã ra Giải Sơn trấn thủ đem theo Nhạc thắng là người văn võ toàn tài, muốn lập công danh.
Dương Quận Mã nói:
- Nếu ngươi muốn lập công thì hãy đi với ta ra Giải Sơn trại mà trấn thủ, sẽ có dịp xuất thân.
Nhạc Thắng nói:
- Tiểu tướng xin tình nguyện theo làm bộ hạ tướng quân.
Dương Lực Lang thâu được Nhạc Thắng, liền từ giã Dương Lệnh bà và Thái Quận mà đi.
Dương Lệnh bà hỏi:
- Trước kia cha con làm Đại Châu thứ sử, nay con lại làm Giải sơn Tuần Kiểm, họ chẳng nhục với tiền nhân sao?
Lục Lang thưa :
- Chẳng phải con không muốn làm quan lớn, nhưng lúc triều đình có nhiều việc mờ ám, con phải lựa chỗ an thân.
Dương Lệnh bà liền truyền bày tiệc rượu tống hành vào tiết xuân, khí trời ấm áp, cây cỏ xanh tươi, Dương Lục Lang đi được mấy ngày đã đến Giải Sơn, quan quân đều ra nghênh tiếp.
Dương Lục Lang nói:
- Nay triều đình thấy binh Liêu, hay xâm lấn bờ cõi, nên sai ta ra đây trấn thủ chỗ yết hầu, gần bờ cõi U Châu để cho biên thùy khỏi nạn binh đao.
Chư tướng nghe nói đều cảm tạ.
Hôm sau, Nhạc Thắng đi dạo trong vùng, thấy trước mặt một tòa núi cao sừng sững, đá dựng chập chùng, liền hỏi người dân trong xứ:
- Hòn núi trước mặt là núi gì mà hiểm trở như vậy?
Người dân đáp:
- Xin tướng quân đừng hỏi chỗ đó. Nơi đó có nhiều điều rất bí ẩn.
Nhạc Thắng nói:
- Chắc có nhiều thú dữ lắm sao?
Người dân nói:
- Xa xa phía trước có một cái suối là Hồ Lâm, có một cái động Khả Lạc, có một người Chủ trại là Mạnh Lương ở xứ Đặng Châu, hay dùng một cây búa lớn, tụ tập hơn mấy trăm người, phá xóm phá làng, lại hay bắt đàn bà con gái, nên chẳng ai dám đi qua núi ấy.

Nhạc Thắng nghe nói trên trở về ra mắt Dương Lục Lang thuật lại mọi việc.
Lục Lang nói:
- Ta vẫn nghe xứ này có một người tên là Mạnh Lương, có tài đặc biệt, nếu được người ấy về giúp thì rất tốt.
Nhạc Thắng nói:
- Vậy thì xin để tôi đi một mình đến đó thăm dò, rồi sẽ liệu kế.
Lục Lang y lời, liền cho Nhạc Thắng đi đến động Khả Lạc.
Lúc này Mạnh Lương đang đi dạo Sơn Thủy, chỉ còn những tên bộ hạ là Lưu Siêu, Trương Cái ở giữ động. Khi Nhạc Thắng đến nơi liền hét lên một tiếng, làm cho Lưu Siêu và Trương Cái thất kinh, ngỡ là quan quân kéo đến, liền dẫn lâu ta ra đánh. Nhưng Nhạc Thắng lại quay ngựa chạy về. Khi Mạnh Lương trở về động được bọn thủ hạ báo lại, liền hỏi:
- Ai dám đến đây mà giỡn cợt như vậy?
Bọn thủ hạ đáp:
- Có một thằng tướng nhỏ đơn thân độc mã xông vào, hét nên một tiếng rồi chạy mất.
Mạnh Lương suy nghĩ mãi vẫn không tìm được nguyên nhân.
Còn Nhạc Thắng về trại ra mắt Lục Lang kể lại mọi chuyện.
Lục Lang nói:
- Hễ Mạnh Lương hay được việc này, chắc là nó kẻo lâu la đến. Bọn ngươi phải đề phòng.
Chẳng bao lâu, quân vào báo:
- Có Mạnh Lương đang ở ngoài trại khiêu chiến.
Lục Lang và Nhạc Thắng liền dẫn quân xông ra, thấy Mạnh Lương mày rô mắt lớn, tướng mạo hùng tráng liền nói:
- Ta xem ngươi tướng mạo đường đường, chẳng phải là một tên cướp núi, sao không theo chúng ta mà trấn thủ biên thùy, lập công với triều đình, lại làm nghề ăn cướp.
Mạnh Lương nói:
- Ta nghe cha con ngươi bỏ Hà Đông, về đầu nước Tống, nay đều là quỉ không đầu, mà ngươi không thấy thù oán. Còn ta chiếm cứ nơi đây có can chi đến ngươi mà đến đây phá phách? Nếu ngươi theo ta về làm tướng cướp, thì cuộc đời vui vẻ hơn nhiều.
Lục Lang nổi giận nói :
- Quân thất phu! Dám khi dễ ta như vậy.
Nói rồi vung dao xốc tới đánh Mạnh Lương. Hai bên đánh nhau hơn bốn mươi hiệp chẳng phân thắng bại. Nhạc Thắng xông ra trợ lực Lục Lang bèn trương cung bắn con ngựa Mạnh Lương một mũi làm cho Mạnh Lương té nhào xuống. Quân sĩ xông ra bắt trói Mạnh Lương đem về trại.
Lục Lang hỏi:
- Ngươi đã bị ta bắt rồi, có chịu hàng phục không?
Mạnh Lương nói :
- Ngươi bắn lén ngựa ta, chớ có tài giỏi gì mà bảo ta hàng phục.
Lục Lang nói:
- Nếu ngươi không phục thì ta thả ngươi ra có phục không?
Mạnh Lương nói:
- Nếu ngươi thả ta về thì phải chỉnh đốn quân sĩ, để cùng ta đấu chiến, chừng nào rõ được hơn thua thì ta mới phục.
Lục Lang nói:
- Ta tha ngươi rất dễ, dẫu ngươi có cánh bay lên trời ta cũng bắt được.
Nói rồi liền khiến quân mở trói, đuổi Mạnh Lương về Động.

Lời Bàn
Tài năng trí tuệ là yếu tố thu phục nhân tâm. Trong đó phải xây dựng đạo nghĩa làm người.
Trong đời, ai cũng quí trọng tài năng và trí tuệ, vì tài năng và trí tuệ là nguồn vốn để chiến thắng đối phương. Nhưng nếu đem tài năng và trí tuệ để hãm hại và chém giết mọi người, không xây dựng trên đạo nghĩa thì chỉ làm cho đối phương căm hờn và oán giận, không làm cho đối phương kính phục.
Dương Lục Lang, một kẻ tài trí, đã thu phục nhân tài bằng đạo nghĩa làm người. Trước một Mạnh Lương, kẻ cướp có biệt tài vẫn thu phục bằng đạo nghĩa. Đạo nghĩa phải đặt trên tài năng, mưu trí phải ứng dụng đúng người đúng lúc.
Dù xã hội nào, kẻ có lương tâm cũng làm cho mọi người kính phục. Lục Lang thả Mạnh Lương về, tức là muốn giữ Mạnh Lương lại. Mà muốn giữ một kẻ phục tùng mình, trước tiên phải làm cho họ thấy đạo nghĩa của mình.
Bởi vậy, có những việc buông ra mà không mất, có những việc giữ lại không còn, ấy là do bản lãnh của con người.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét