Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 31 - Hết 2

Trang 2 trong tổng số 10
Hồi Thứ Ba Mươi Ba
Mã thị đấu tài nơi Trấn Thượng
Diên Táng hàm oan tại Biện Lương.


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Lúc vợ chồng Mã Trung đem binh qua trại Tân Kiến thì thấy Hô Diên Táng xông ra mắng :
- Ta chưa giết hết chúng bay nên cứ đến chọc giận ta hoài.
Lưu Thị nghe nói lướt tới nhìn thấy la lớn:
- Phước Lang không nên vô lễ như vậy.
Hô Diên Táng nghe biết tiếng mẹ mình, liền ném thương xuống đất, quỳ gối bên đường mà chịu tội.
Lưu Thị nói:
- Con hãy mau mau đứng dậy mà ra mắt chú con.
Diên Táng đứng dậy bước đến chào Mã Trung.
Mã Trung hỏi:
- Sao ngươi không ở với chú ngươi là Kiến Trung, Kiến Lượng, lại đến đây mà gây chiến với bọn mã Khôn.
Diên Táng thuật lại mọi việc. Mã Trung nói:
- Mã Khôn cùng ta kết nghĩa anh em nay ngươi không biết mà lầm. Thôi, ngươi phải chịu tội cùng bác ngươi.
Diên Táng thưa :
- Con của bác một người bị tôi bắt, một người bị tôi đánh trọng thương, bác có oán hận tôi chăng?
Mã Trung nói:
- Bề nào cũng có ta đây, không sao mà sợ.
Diên Táng liền theo Mã Trung đến Thái Hành Sơn ra mắt mã Khôn và xin lỗi:
- Cháu không biết nhơn huynh nên lầm, xin nhơn huynh thứ tội .
Mã Khôn ngạc nhiên nói:
- Nguyên nhân tại sao mà cháu hành động như vậy?
Mã Trung thuật lại đầu đuôi chuyện của Duyên Táng cho Mã Khôn nghe. Mã Khôn than:
- Không dè tướng quốc còn di lưu ân oán như vậy.
Sau khi bày tỏ tâm sự, Mã Khôn hối quân dọn tiệc thết đãi.
Qua hôm sau, Mã Khôn nói với Mã Trung:
- Ta có một chuyện muốn nói cùng hiền đệ .
Mã Trung hỏi:
- Có việc gì xin hiền huynh cứ nói.
Mã Khôn nói:
- Ta có một gái tên là Mã Thị tự Kim Đẩu, diện mạo tuy xấu mà võ nghệ cao cường, ta muốn gả cho Hô Diên Táng để kết tóc trăm năm chẳng biết có nên chăng?

Mã Trung đứng đậy nói:
- Nếu hiền huynh có lòng đoái tưởng đến cháu thì thật là đội ơn.
Mã Khôn mừng, liền sai ngươi tỏ chuyện ấy cho Mã Thị hay, Mã Thị cười nói:
- Cha mẹ định đâu thì tôi hay đó, song không biết Hô Diên Táng võ nghệ thế nào vì ngày trước giáp trận thì chưa biết ai thắng bại, xin cho tôi tỉ thí cùng Hô Diên Táng, nếu thắng được tôi thì tôi mới đành kết duyên.
Người ấy liền trở ra nói với Mã Khôn như vậy. Mã Khôn nhìn Mã Trung nói:
- Phải ? Con ta võ nghệ tinh thông, lâu nay chưa gặp tay đối thủ, nay muốn thử sức Hô Diên Táng thì cũng chẳng hại gì.
Vợ chồng Mã Trung ra đến giáo trường xem Diên Táng đấu võ với Kim Đẩu. Hai người đấu nhau hơn hai mươi hiệp chưa định hơn thua Kim Đẩu nghĩ thầm:
- Đấu về thương kiếm thì mình không lại đối phương thôi thì đấu nhau bằng cung tên.
Nghĩ như vậy Kim Đẩu giục ngựa chạy vòng theo giáo trường, Diên Táng hiểu ý rượt theo Kim Đẩu lắp ba mũi tên bắn Diên Táng một lần. Diên Táng bắt đặng hết, rồi cười lớn nói:
- Nàng tưởng ta vụng về lắm sao.
Kim Đẩu quay ngựa bắn Diên Táng một mũi, trúng nơi chóp mão, cả giáo trường đều vỗ tay khen. Mã Trung bước ra nói:
- Hai người đừng đấu nữa, giỏi dở mọi người đã biết rồi.
Tiếp đó, ai nấy kẻo nhau về trại .
Mã Khôn gọi con nói:
- Hô Diên Táng tài năng có xứng với con không?
Kim Đẩu nhìn xuống đất làm thinh Mã Khôn biết ý truyền tả hữu bày lễ giao bôi gả Kim Đẩu cho Diên Táng.
Sáng hôm sau Hô Diên Táng vào thưa với Mã Khôn:
- Tôi xin về Tân Kiến trại để xin Lý Kiến Trung thả anh tôi ra.
Mã Khôn nhận lời, liền đưa tiễn Diên Táng lên đường.
Diên Táng về trại thuật lại hết các chuyện bên Thái Hành Sơn cho Lý kiến Trung và Liễu Hùng Ngọc nghe. Mã Huê rất mừng mời Lý Kiến Trung và đồng bọn qua chơi Thái Hành Sơn.
Lý Kiến Trung nói:
- Tướng quân về trước, chúng tôi sẽ đến sau.
Mã Huê liền từ giã ra về. Lý Kiến Trung nói:
- Xưa kia chúng ta là thù địch, nay là thân quyến, tình cảm sẽ được giao lưu .
Bỗng thấy Hàng Diên Thọ kéo lâu la tới, biết là binh U Châu. Mã Khôn giục ngựa tới khiêm nhượng hỏi:
- Tướng quân đến đây có việc chi?
Hàng Diên Thọ nói:
- Nay U Châu Gia Lục Hoàng đã từ trần, quần thần lập Tiêu Thái hậu lên ngôi, ban chỉ cho ta qua đây mời tướng quân về giúp nước.
Mã Khôn nghe có chỉ triệu, liền dọn tiệc đãi đằng. Trong lúc ăn uống, Mã Khôn nói với Hô Diên Táng:
- Ta vốn là tướng của Đại Liêu. vì gặp hôn quân nên từ chức qua đây lánh nạn, nay đã mười lăm năm, Tiêu Thái hậu lên nối trị, còn tưởng đến ta mà đòi về. Vậy ta phải tuân chỉ hồi trào cùng anh con là Mã Huê và Mã Vinh. Còn vợ chồng con thì ở lại đây mà trấn thủ chỗ này, ngày sau có cờ ta đến thì phải vâng theo.
Hô Diên Táng và Kim Đẩu đều vâng lời.
Tiệc xong, cha con Mã Khôn sắp đặt các việc trong trại giao cho vợ chồng Diên Táng, rồi từ giã theo sứ về U Châu.
***

Bấy giờ triều Tống, sau khi Triệu Quang Nghĩa lên ngôi, xưng hiệu là Thái Tôn Hoàng đế, ngày ngày chăm lo việc nước, lại sai sứ đi rước Hô Diên Táng tại núi Thái Hành Sơn về thăng chức, và dụ cha con Dương Nghiệp về đầu.
Cao Quỳnh lảnh mạng ra đi đến Thái Hành Sơn được Diên Táng và Lý Kiến Trung tiếp rước rất tử tế. Cao Quỳnh đọc chiếu xong Lý Kiến Trung nói với Vương sứ:
- Xin để một mình Hô Diên Táng về trào, còn tôi xin ở lại đây mà giữ Thái Hành Sơn, về chỗ này gần Hà Đông lắm, nếu bỏ trống để kẻ địch chiếm thì rất uổng, ngày nào chúa thượng cử binh đánh Hà Đông thì tôi đem binh hộ giá.
Cao Quỳnh nhận lời.
Ngày hôm sau vợ chồng Hô Diên Táng từ giã Lý Kiến Trung đem hai ngàn binh sứ về trào yết kiến Tống Thái Tôn.
Tống Thái Tôn khen thầm:
- Hô Diên Táng diện mạo khôi ngô, đúng là một trang võ tướng.
Cao Quỳnh tâu với vua Thái Tôn.
- Hô Diên Táng mới về trào, xin bệ hạ truyền cất dinh cho tướng ấy ở, để tỏ lòng chuộng nghĩa.
Tống Thái Tôn liền hỏi quần thần:
- Vậy ngoài thành có chỗ nào tốt lập dinh cho Hô Diên Táng ở chăng?
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Tôi có hỏi rồi, bên phía cửa Đông môn có một cái dinh Hoàng phủ, chỗ ấy cho Diên Táng ở thì phải lắm.
Thái Tôn liền hạ chỉ cho Diên Táng ra nơi dinh ấy.
Hô Diên Táng lãnh mạng đem gia quyến đi cùng binh mã đến đó mà ở, đến nơi thì thấy một cái nhà dơ dáy, gần sập, ngoài sân cỏ mọc gần tới cửa. Diên Táng thấy vậy thì buồn, vợ là Mã Thị khuyên và nói:
- Xin phu quân hãy an lòng, vì ở đỡ mà thôi, chờ chừng nào chúa thượng cử binh đi đánh Hà Đông thì ta có ở đây đâu mà lo!
Diên Táng nghe lời, khiến quân dọn quét sạch sẽ yên ổn rồi cứ mỗi ngày chuyên tập việc binh mã.
Nói về Phan Nhơn Mỹ thấy Diên Táng thì sanh lòng ganh ghét, vì có tích Diên Táng giết con mình là Phan Chiêu Lượng khi ở Thái Hành Sơn. Ngày kia Nhơn Mĩ lén sai người đến dòm hành việc cử chỉ của Diên Táng, người ấy về thuật lại rằng:
- Hô Diên Táng từ về ở đó tới nay, coi ý chẳng cần chi việc nhà cửa hư rách, cứ thường ngày đến giáo trường tập luyện binh mã hoài.
Nhơn Mĩ nghĩ thầm:
- Coi thế Hô Diên Táng nghiêm chỉnh lắm, ngày sau ắt đặng quyền cao lộc cả chớ chẳng không !
Nghĩ như vậy, liền cho đòi người tâm phúc là Lưu Nhâm đến thương nghị mưu kế đuổi Diên Táng đi cho rảnh.
Lưu Nhâm nói:
- Diên Táng mới nhập trào thì chưa có phẩm chi lớn, chừng ba ngày nữa Diên Táng cũng đến mà ra mắt tướng công chớ chẳng không. Chờ khi Diên Táng đến thì kiếm thế làm nhục Diên Táng thì tự ý phải trốn đi chớ cần gì lo kế mà đuổi cho nhọc !
Nhơn Mĩ nghe theo, liền sai quân sắm đồ khảo để dành đó cho sẵn mà đánh Diên Táng.
Quả thiệt, ngày thứ tư có Diện Táng đến ra mắt Nhơn Mĩ. Mới bước tới thềm, Diên Táng liền cúi lạy mà nói:
- Tôi đặng vào chốn này thì tôi chí nguyện tận tâm báo quốc mà đền ơn tri ngộ cho Tiên đế, là nhờ ơn của tướng công.
Phan Nhơn Mà làm thinh một lát, rồi nói:
- Ngươi có hiểu luật lệ của Tiên đế chăng? .
Diên Táng trả lời:
- Tôi mới đến nên chưa rõ luật pháp thế nào?
Nhơn Mĩ nói:
- Luật của Tiên đế trừng trị như vầy: Hễ cường nhơn nào ở núi mới xuống thà hàng phục triều đình, thì phải xử một trăm trượng mới đặng làm quan nay ngươi trúng luật đó rồi!

Diên Táng nghe nói sửng sót, tháo mồ hôi dầm mình mà không dám nói chi hết. Nhơn Mĩ liền sai kẻ tả hữu cứ phép mà thi hành. Quân kéo Diên Táng ra trước thềm đánh một trăm trượng lở đít, máu chảy dầm dề, dậy đi không nổi ai nấy cũng thương. Nhơn Mĩ lại sai quân đuổi Diên Táng đi. Diên Táng về tới cửa, vợ là Mã Thị thấy bộ đi hình như có thương tlch chi, mới chạy ra hỏi Diên Táng thuật công cuộc mình bị xử trượng, Mã Thị nói:
- Thiệt như Tiên đế có để luật ấy lại thì phải cam tâm mà chịu.
Nói rồi Mã Thị lật đật đi hâm rượu đem ra rót mời chồng uống và khuyên giải xin hãy nhẫn nhục.
Hô Diên Táng rầu không nói chi hết, phần đói bụng lại thèm rượu mới uống chén rượu vào cổ thì la lên một tiếng té xỉu và bất tỉnh. Mã Thị thấy vậy thất kinh, lật đật chạy lại đỡ, thấy Diên Táng không cựa quậy chi hết, bèn khóc kể lể xảy thấy một tên quân già chạy lại nói:
- Xin phu nhân chớ khóc, tôi có phương cứu tỉnh cho.
Ma Thị nói:
- Như vậy thì ơn của ngươi sánh bằng tái tạo chớ chẳng vừa.
Tên quân già tiền móc lưng lấy nột hoàn thuốc hoà mà đổ cho Diên Táng rồi nói:
- Bệnh này là tại bị đánh bằng trượng có tẩm thuốc, cho nên thấm vào thịt, hể uống rượu vô thì khắc, nên làm như vậy.
Giây phút Diên Táng tỉnh lại, cả nhà đều mừng. Diên Táng hỏi tên quân già ấy:
- Thuốc này ở đâu mà ngươi có hay như vậy?
Tên quân già nói:
- Vì khi trước tôi bị đánh bằng trượng có tẩm thuốc độc, cũng chết giấc như vậy may nhờ một ông đạo nhơn cứu, người lại truyền bài thuốc ấy cho tôi.
Diên Táng liền hối vợ lấy vàng bạc mà thưởng, thì tên quân già ấy từ chối, và nói:
- Tôi e tướng quân ở đây chắc không đặng toàn thân, phải kiếm lánh chỗ nào mới đặng, vì Phan Nhơn Mĩ cố oán tướng quân lắm, nên lập thế mà đánh như vậy, chớ không phải lễ luật gì của Tiên đế đâu.
Diên Táng nghe nói nổi giận và nói:
- Nếu trong nước có gian thần như vậy, thì bọn ta ắt lập công đanh không đặng rồi!
Nói rồi liền hối Mã Thị dọn đồ hành lý nội đêm ấy đem nhau về núi Thái Hành Sơn.
Khi cả bọn về tới, Lý Kiến Trung chạy ra mừng và hỏi:
- Vì cớ làm sao mà trở về?
Diên Táng thuật các việc tranh bị xử trượng cho Lý Kiến Trung rõ.
Kiến Trung nghe nổi giận và nói:
- Chúng ta hãy chờ ngày nào thánh giá cử binh tái phạt Hà Đông, đi ngang qua đây, chúng ta ra sức đón bắt cho đặng Phan Nhơn Mĩ mà ăn gan nó mới đã giận.
Nói vừa dứt lời, lâu la vào báo rằng có một đao binh đang kéo tới.
Lý Kiến Trung lật đật lên ngựa ra xem, thì thấy Kiến Trung và Kiến Lượng vừa đến. Kiến Trung thấy Diên Táng thì hỏi:
- Nghe cháu đặng chỉ triệu về trào rồi, sao nay còn ở đây?
Lý Kiến Trung vội vã trả lời:
- Việc ấy nói sao xiết! Em tôi từ vưng chỉ theo sứ mạng nhập trào thì toan bề tận trung mà báo quốc, không ngờ bị gian thần là Phan Nhơn Mĩ thiết độc kế mà mong hại, cho nên ở không đặng phải trở về.
Kiến Trung nghe nổi giận liền nói:
- Hiền đệ có đặng bao nhiêu binh mã? .
Lý Kiến Trung nói:
- Ước đặng tám ngàn.
Kiến Trung nói:
- Thôi em hãy cho ta mượn binh ấy đặng đi cùng Hô Diên Táng thẳng đến vây Hoài Châu mà ép tướng thành ấy phải dưng biểu về trào, đặng minh sự oan ấy cho cháu ta .
Lý Kiến Trung mừng, liền điểm hai ngàn người ngựa giao cho Kiến Trung và Hô Diên Táng, thẳng tới vây Hoài Châu.

Lời Bàn
Pháp luật là khuôn khổ để bảo vệ cộng đồng, chủ trương của một chế độ, nhưng khi cộng đồng không còn thấy giá trị của chế độ nữa thì pháp luật sẽ bị đổ vỡ.
Tình trạng loạn lạc sau chiến tranh, đã làm cho cuộc sống xã hội mất công bằng, rạn nứt. Các tướng lãnh trong triều đình phải ly tán, bỏ ra ngoài rừng núi, để mưu đồ sự nghiệp của mình, ấy là luật pháp triều đình không còn thích nghi trong cuộc sống đương thời. Đó có thể gọi là loạn lạc. Nhưng loạn lạc ở đây không bằng pháp thuật và tài năng, mà bằng ý thức con người không thỏa mãn một chính sách cai trị, hay một sự đối xử không hoàn toàn trong lẽ sống con người.
Hồi Thứ Ba Mươi Bốn
Nhơn Mĩ Phụng chỉ triệu Diên Táng
Hoài An giả dạng rượt Bác Vương.

Chúa tướng thành ấy là Trương Đình Thần hay đặng rất kinh, bèn ra xem thì thấy Kiến Trung và Hô Diên Táng có vẻ oai phong lắm. Đình Thần hỏi:
- Vì cớ nào bọn ngươi đem binh đến mà vây thành ta thình lình như vậy?
Kiến Trung nói:
- Bọn ta chẳng vây thành mà cướp phá chi, song muốn rửa điều hổ thẹn cho cháu ta mà thôi.
Trương Đình Thần nghe nói không biết sự hổ thẹn gì, liền hỏi lại:
- Việc chi thì ngươi hãy nói cho ta biết.
Kiến Trung nói:
- Ngày trước Hô Diên Táng ở Thái Hành Sơn vâng chỉ triệu về trào bị gian thần là Phan Nhơn Mỹ giả lịnh của Tiên đế mà đánh một trăm trượng, lại toan mưa kế mà hại nữa. May Diên Táng trốn đặng mà về, triều đình không rõ mà gia tội bôn đào, nếu vậy tức lắm nên xin tướng quân dâng biểu về trào, tâu việc ấy cho chúa thượng rõ, đặng giết tôi gian ấy, thì bọn tôi cũng nguyện trung mà báo quốc.
Trương Đình Thần nói:
- Thôi ngươi hãy rút binh, kẻo kinh động bá tánh, để cho ta thảo biểu sai người về triều minh oan việc ấy cho.
Kiến Trung và Hô Diên Táng nghe lời, lui binh xa thành hai mươi dặm, chờ tin của triều đình.
Trương Đình Thần vào dinh thảo biểu rồi sai người lập tức về trào dâng cho Thái Tôn.
Thái Tôn xem rồi nổi giận nói:
- Phan Nhơn Mỹ sao đặng phép tự chuyên mà đuổi kẻ trung lương như vậy?
Liền hạ chỉ sai Hữu khu mật sứ là Dương Quang Mỹ tra xét cho minh. Quang Mỹ lãnh chỉ về dinh, sai người mời Phan Nhơn Mĩ đến hỏi:
- Chúa thượng muốn tra việc ông đuổi Hô Diên Táng, ông có hay chăng ?
Nhơn Mỹ trả lời:
- Việc ấy thiệt tôi có làm song xin ngài đoái tưởng.
Dương Quang Mỹ nói:
- Mạng vua khiến như vậy, tôi sao dám tuân vị? Thôi, ông hãy vào chầu cùng tôi mà tâu cho chúa thượng rõ, thì tôi sẽ có thế mà cứu ông.

Nhơn Mỹ liền tạ ơn rồi theo quang Mỹ vào chầu.
Thái Tôn hỏi Quang Mỹ:
- Khanh tra xét việc Phan Nhơn Mỹ quả có như vậy chăng?
Quang Mỹ nói:
Tôi tra xét việc ấy, thì phần Nhơn Mỹ không có lỗi chi cho lắm Nay Nhơn Mỹ cũng biết lỗi mình, nên theo tôi vào chầu bệ hạ mà chịu tội xin bệ hạ rộng lượng dung cho.
Thái Tôn nghe tâu rồi cho đòi Phan Nhơn Mỹ vào trước điện mà trách:
- Hô Diên Táng là người Tiên đế mến lắm, trẫm vâng lời di mạng mà triệu vào trào, ngươi có phép nào đánh đuổi người ấy đi?
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Từ khi Hô Diên Táng nhập trào, thì tôi coi Diên Táng không có ý đẹp muốn trở về núi mà thôi, chớ chẳng phải tôi dám làm nhục và đuổi, xin bệ hạ cho tôi vâng chỉ ra Thái Hành Sơn triệu Hô Diên Táng về đối chứng cùng tôi. Như thiệt vậy, tôi xin dâng đầu.
Thái Tôn ngẫm nghĩ chưa phán điều chi, kế Bác Vương tâu:
- Xin bệ hạ nhận lời Dương Quang Mỹ mà sai Phan Nhơn Mĩ tái triệu Hô Diên Táng, như Diên Táng sẵn lòng vâng chỉ nhập trào thì tội ấy xin tha cho.
Thái Tôn nhận lời, liền dạy thảo chiếu cho Phan Nhơn Mỹ ra Thái Hành Sơn.
Phan Nhơn Mỹ lãnh mạng tới sơn trại, sai quân vào báo cùng Hô Diên Táng, Diên Táng nghe thì hăm rằng:
- Đã bị nó một chút nữa thì vong mạng, nay nó đã đến đây, để ta giết nó cho rảnh!
Lý Kiến Trung nói:
- Vả bọn mình muốn lập công với triều đình, đừng kể lể việc nhỏ mà thất việc to, chi bằng em vâng lệnh triều đình cho khỏi tội bôn đào.

Diên Táng nghe lời, hẹn đi cùng Lý Kiến Trung, ra tiếp rước Phan Nhơn Mỹ vào trại, lập bàn hương án, mà đọc lời chiếu.
Khi lãnh chiếu mạng rồi, Lý Kiến Trung và Hô Diên Táng thỉnh Phan Nhơn Mỹ vào giữa quần quân và nói:
- Thượng quan có công lao khổ đem chiếu mạng đến đây mà anh em chúng tôi tiếp đón thất lễ, xin thứ tội.
Phan Nhơn Mỹ thấy Hô Diên Táng có vẻ thẹn thùng, nhưng cũng phải gượng cười, nói:
- Tôi lỡ xúc phạm tướng quân, nay có chiếu mạng đến triệu, vậy xin tướng quân theo tôi về triều kẻo Hoàng thượng trông đợi.
Hô Diên Táng và Lý Kiến Trung hối quân dọn tiệc đãi Phan Nhơn Mỹ rồi mời ở lại một đêm.
Hôm sau, Phan Nhơn Mỹ hối thúc Hô Diên Táng lên đường.
Kiến Trung nói với Hô Diên Táng:
Tuy vậy, Nhơn Mỹ đã biết lỗi, hiền đệ phải an tâm mà vâng chỉ trước là ngay vua, sau là làm cho nguôi ngoai cừu hận.
Hô Diên Táng nghe lời, cùng đi với Mã Kim Đẩu đem bộ binh về trào cùng với Phan Nhơn Mỹ.
Nhân dịp ấy, Thái Tôn nói với Hô Diên Táng:
- Ngày trước trẫm thấy khanh mới về, chưa có công lao chi với triều đình nên trẫm để khanh ở nơi hoàng phủ mà đợi ngày nào trẫm cử binh tái phạt Hà Đông thì trọng dụng, chứ chẳng phải ý trẫm muốn sơ dụng tương quân đâu.
Diên Táng tạ ơn lui ra .
Thái Tôn cho triệu Bác Vương mà thương nghị rằng:
- Diên Táng mới về, trẫm chưa biết tài năng thế nào, nay muốn Diên Táng thí võ mà xem, ý khanh tưởng có đặng chăng?
Bác Vương tâu:
- Bệ hạ muốn như vậy cũng chẳng khó gì. Ngày mai truyền các tướng tựu đến giáo trường mở cuộc thi đấu thì thấy rõ.

Hôm sau, các tướng tuân lệnh tề tựu đủ mặt. Cuộc thi tài rất sôi nổi, nhưng không ai thắng nổi Hô Diên Táng cả.
Vua Thái Tôn rất đẹp lòng, nói:
- Tiên đế di chúc không lầm, nay trẫm mới biết tài Hô Diên Táng, đáng phong chức tướng quân lắm.
Nói rồi liền thưởng cho Diên Táng một trăm lượng vàng, một con ngựa hay, lại cho ở nơi Thiên Quốc Tự.
Hô Diên Táng tạ ơn lui ra, còn các quan ai về dinh nấy.
Lúc ấy nhằm ngày mùng một tháng hai, ngày tế các Tiên vương, vua Thái Tôn truyền các quan tề tựu đến nhà Thái Miếu để dự lễ.
Các quan tuân lệnh dọn dẹp đường sá sạch sẽ để cho vua ngự. Hô Diên Táng không hay, vì hôm ấy không đi chầu.
Phan Nhơn Mỹ thấy Hô Diên Táng không tuân lệnh liền cho quân đòi tới quở trách:
- Việc chúa thượng truyền như vậy, sao tướng quân dám vi lệnh.
Nói rồi hẹn khiến quân dẫn Hô Diên Táng ra pháp trường mà chém, may gặp Bác vương đi ngang qua trông thấy kêu quân hỏi:
- Hôm nay là ngày Hoàng Thượng tế Thái Miếu, sao lại giết người?
Quân sĩ thưa:
- Vì Hô Diên Táng cãi phép triều đình nên quan Chiêu Thảo Sứ dạy đem chém.
Bác vương nghe nói thất kinh, hét lên:
- Ấy là lỗi nhỏ, tại sao lại giết tôi lương đống?
Bèn khiến quân mở trối cho Hô Diên Táng, rồi dắt về dinh hỏi rõ sự tình.
Diên Táng vừa khóc vừa nói:
- Vì tôi mới đến, chưa hiểu việc triều đình, nên bị tội như vậy. May gặp Bác vương, nếu không tôi đã chết rồi.
Bác vương nổi giận nói:
- Lỗi thì nhỏ mà Phan Nhơn Mỹ làm ra tội lớn, không chừng muốn hãm hại trung thần đó.
Hôm sau, Bác vương vào chầu tâu lại tự sự cho Thái Tôn hay.
Vua Thái Tôn nói:
- Việc ấy trẫm không hay, thôi để trẫm hạ chiếu tha tội cho Hô Diên Táng .
Nói rồi hạ chiếu giao cho Bác vương để làm chấp chiếu.

Lời Bàn
Kẻ mưu chiếm thế lực bao giờ cũng có lòng ganh ghét.
Phan Nhơn Mỹ cùng Hô Diên Táng là tôi một triều đình, lẽ ra phải bảo vệ lẫn nhau để làm trụ cột phò vua giúp nước. Thế mà Phan Nhơn Mỹ chỉ vì lòng ganh ghét những kẻ có tài sợ kẻ ấy chiếm quyền lợi của mình.
Từ xưa đến nay, trong triều đình phong kiến đã xảy ra không biết bao nhiêu tấm gương thù oán lẫn nhau, làm cho triều đình suy yếu, nước mất nhà tan. Kẻ yêu nước thương dân, bao giờ cũng lấy quyền lợi của đất nước làm trọng, còn quyền lợi của bản thân mình phải xây dựng trên công đức của mình, chớ không phải xây dựng trong lòng ganh tỵ mưu hại kẻ này, mưu giết kẻ khác.
Hồi Thứ Ba Mươi Lăm
Diên Táng xuất trận cầm Triệu Toại
Lưu Quân thương nghị giữ Hà Đông

Bác vương lãnh chiếu về dinh, nói với Hô Diên Táng rằng:
- Nay ta tâu cùng chúa thượng xin ban cho tướng quân một chiếu chỉ tha tội cho tướng quân. Vậy từ nay về sau cứ phép mà làm không hề chi nữa.
Hô Diên Táng tạ ơn, lui về Thiên Quốc Tự, thì không thấy vợ đâu cả nên lấy làm lạ hỏi quân sĩ mới biết là Mã kiên Đầu khi nghe mình bị dẫn ra pháp trường, sợ tội trốn về Thái Hành Sơn rồi
Hô Diên Táng buồn bã than thở một hồi rồi nằm yên ở đó.
Bấy giờ Lưu Quân ở Hà Đông nghe Tống Thái Tôn đã triệu Hô Diên Táng phong làm tướng, bèn hội quần thần thương nghị:
- Lúc Tống Thái Tổ còn trị vì đã có chinh chiến cùng ta nhưng bị bất lợi, phải rút quân về. Nay Thái Tôn lên nối ngôi, chắc thế nào cũng đem binh chinh phạt chớ chẳng không?
Đinh Quới tâu:
- Từ lúc Dương lịch công chịu giảng hòa mà về Sơn Hậu cho đến nay thì binh ta luyện tập rất tinh nhuệ bệ hạ còn lo chi nữa? Vả trước kia bởi ta thờ ơ không đề phòng nên mới chịu thua. Vậy nay chúa công phải thủ thế, dầu binh Tống có kéo đến cũng chẳng sợ chi.
Lưu Quân khen phải, liền hạ lệnh cho các quan ải phải chỉnh tề binh mã, binh tướng luyện tập cho nhuần.
Tin ấy đồn đến Biện Kinh, vua Thái Tôn hội quần thần thương nghị việc đem quân chinh phạt Hà Đông.
Dương Quang Mỹ tâu:
- Hà Đông thế lực mạnh lắm, tôi e đánh gấp bây giờ chưa được. Xin bệ hạ chờ lúc nào chúng nó chểnh mảng thì ta sẽ đem quân sang đánh.
Vua Thái Tôn chưa quyết thì có Tào Bân quì tâu:
- Binh tướng của ta đang mạnh mẽ, nay đến Hà Đông chẳng khác bẻ một cành khô, còn sợ chi nữa.
Vua Thái Tôn y tấu, liền phong Phan Nhơn Mỹ làm Bắc lộ đồ, Cao Hoài Đức làm tiên phong, Bác vương làm giám quân, Hô Diên Táng làm phó tiên phong, lãnh một muôn binh đi đánh Hà Đông .
Vua Thái Tôn truyền chỉ ngự giá thân chinh, Phan Nhơn Mỹ lãnh mạng, hợp các tướng nơi giáo trường mà phân binh, nhưng còn giận Hô Diên Táng, nên sai Diên Táng kéo binh đi trước toàn là những người già yếu, đi không muốn nổi.
Cao Hoài Đức thấy vậy than rằng:
- Tướng tiên phong chẳng phải là việc chơi, nay ngài giao cho Hồ diên Táng quân số bạc nhược như vậy, nếu có hư việc triều đình, chẳng biết ngài đổ tội cho ai?

Phan Nhơn Mỹ làm thinh một lúc rồi mới nói:
- Quân lính có kẻ mạnh người yếu, nếu chỉ lãnh những kẻ mạnh mẽ, còn những người già yếu kia thì giao cho ai?
Cao Hoài Đức nói:
- Những binh sĩ già yếu chỉ nên để lại làm công việc ở hậu phương, còn bắt chúng nó ra giao tranh thật là chuyện bất lợi.
Phan Nhơn Mỹ cực chẳng đã phải lựa một số binh sĩ tráng kiện trao cho Hô Diên Táng.
Hôm sau, Phan Nhơn Mỹ ra lệnh xuất binh, vua Thái Tôn bèn giao việc triều chính cho Thái tử là Triệu Phổ ở nhà chăm sóc rồi sai Quách Tấn đi trấn nơi Thái Nguyên ngăn chặn binh Liêu. Dặn bảo xong,vua Thái Tôn hạ chiếu thẳng đến Hà Đông.
Ngày kia, binh đến Hoài Châu, có quân vào báo:
- Có một đạo binh kéo ra cản đường.
Hô Diên Táng liền lên ngựa xông tới trước, thấy đó là Lý Kiến Trung, Lý Kiến Lượng, Liễu Hùng Ngọc, Mã Kim Đẩu giục ngựa thẳng tới.
Hô Diên Táng hỏi Lý Kiến Trung:
- Sao đại ca không để ai ở lại mà giữ sơn trại?
Lý Kiến Trung nói:
- Vì Kim Đẩu về nói lại em bị phạm tội, và bị xử tử nơi pháp trường rồi, nên nay ta nghe binh trào đi đến Hà Đông, quyết đón bắt cho được người nào hãm hại hiền đệ, để giết mà báo thù.
Hô Diên Táng cảm ơn, rồi thuật lại mọi việc cho mọi người nghe. Kế có Cao Hoài Đức tới biết là bọn anh em của Hô Diên Táng, nên nói:
- Sao tướng không tâu cùng chúa thượng, cho mấy người này nhập bọn cùng đi đánh Hà Đông để lập công với triều tình.
Lý Kiến Trung nói:
- Nếu được như vậy thì anh em tôi rất thỏa chỉ, nguyện sống thác mà đền ơn nước.
Cao Hoài Đức liền trở lại Hậu quân, tâu với vua Thái Tôn, cho họ sát nhập vào quân triều đình, cùng đi đánh Hà Đông.
Vua Thái Tôn mừng rỡ phong cho bọn Lý Kiến Trung tám người làm Đoàn Luyện sứ, cùng đi chinh phạt.
Hôm sau, binh Tống đi qua tới Thiên Tỉnh Quan thì hạ trại. Chúa tướng ải Thiên Tỉnh là Triệu Toại, sức mạnh muôn người, nghe binh Tống đến liền sai phó tướng là Vương Văn ra đối địch.

Vương Văn nói:
- Binh Tống thế mạnh lắm, tôi e không lại, xin tướng quân thủ thành rồi sai người về Tấn Dương mà viện binh họa may mới thắng nổi.
Triệu Toại nói:
- Binh tống đi đường xa đến đây, ta nên thừa cơ đánh một trận trong lúc chúng còn mỏi mệt chớ cần gì phải viện.
Nói rồi Triệu Toại truyền mở cửa ải, dẫn ba nghìn quân ra giáp chiến.
Tướng tiên phong nước Tống là Hô Diên Táng ra ngựa xông tới hỏi:
- Bắc tướng sao không đầu phục cho rồi để nhọc sức ta chém giết.
Triệu Toại nói:
- Các ngươi ỷ mạnh, xâm phạm lãnh thổ ta. Nếu không lui binh ta sẽ giết hết.
Hô Diên Táng nổi giận giáp chiến hơn ba mươi hiệp chưa định hơn thua, thì Triệu Toại giả thua quay ngựa váo thành chẳng ngờ Cao Hoài Đức kịp đuổi đến bắt sống Triệu Toại trên lưng ngựa. Binh Tống kéo thẳng vào lấy Thiên Tỉnh quan, giao nạp Triệu Toại cho vua Thái Tôn.
Vua Thái Tôn ra lệnh chém Triệu toại bêu đầu làm lệnh.
Hôm sau, binh Tống kéo tới đánh Thạch Châu tướng giữ ải này là Viễn Hy Liệt nghe binh Tống đến bèn thương nghị với phó tướng là Ngô Xương:
- Tống tướng nhiều kẻ anh hùng, nếu mình đem binh đánh thì không lại, chi bằng truyền quân giữ thành, đợi binh Tống mệt mỏi sẽ kéo ra đánh một trận, ắt toàn thắng.
Ngô Xương nói:
- Thành mình chắc, binh mình đông, lẽ nào cứ đóng cửa mà ngủ. Để tôi đem binh giao chiến với chúng nó một trận, nếu có thua sẽ vào thành cố thủ cũng chưa muộn.
Viên Hy Liệt nghe nói liền cho Ngô Xương dẫn ba ngàn quân ra đánh.
Ngô Xương giục ngựa tới trước trận, nói lớn:
- Hớn vương đã giữ một cõi mà cai tri thiên hạ còn muốn đến chiếm đoạt các vùng khác, thật quá tham lam.
Diên Táng nói:
- Chúa ta đã dẹp xong các nước rồi, còn Hà Đông chẳng sớm thì muộn cũng bình định xong. Bọn các ngươi bây giờ chẳng khác nào cá lội trong chảo, chết giờ nào không biết. Thôi, hãy đầu hàng cho sớm.

Ngô Xương nổi giận giục ngựa tới đánh. Hai bên giao đấu chưa đầy vài hiệp, binh Tống đã ào đến. Ngô Xương biết sức cự không lại, cũng không dám vào thành, bèn giục ngựa chạy thẳng qua Phần Dương mà trốn. Chẳng ngờ vừa chạy được một lúc thì bị một cái đầm lớn ngăn chặn không vượt qua được. Hô Diên Táng rượt theo bắt được, khiến quân trói lại dẫn về nạp cho vua Thái Tôn.
Vua Thái Tôn truyền đem chém, rồi truyền lệnh ba quân công phá Thạch Châu .
Bấy giờ tướng Hy Liệt nghe quân vào báo:
- Tướng Tống đã đến vây ải, Ngô Xương đã bị bắt rồi.
Hy Liệt kinh hãi, vợ là Trương thị bước ra nói:
- Phu quân hãy an tâm? Tôi có kế hoạch đuổi giặc, không hề chi mà sợ .
Hy Liệt nói:
- Giặc đang vây thành, tình thế gấpnhư lửa cháy, phu nhơn có kế gì đối phó được .
Trương thị nói:
- Hôm nay phu quân đem binh ra đánh Tống, rồi trá bại mà chạy vào rừng là nơi tôi phục binh. Nếu binh Tống rượt theo thì binh phục của tôi sẽ vây bắt.
Hy Liệt khen hay, bèn truyền lệnh cho quân sĩ rạng ngày xuất trận.
Quả nhiên, theo kế hoạch của Trương thị, Hô Diên Táng thất thế phải chạy dài binh Tống chết vô số. Còn hai vợ chồng Hy Liệt trọn thắng, hiệp binh cùng nhau kéo về thành.
Hô Diên Táng về dinh tức tối nói với Mã Kim Đẩu:
- Ta không phải ngu dốt mà mắc kế như vậy. Chỉ vì khinh địch nên mới thất trận. Phu nhân có kế chi trả thù chăng?
Mã Kim Đẩu nói:
- Chẳng có gì mà phu quân phải lo sợ, vợ Hy Liệt biết dùng kế còn tôi đây lại không biết tính mưu sao? Để tôi lấy Thạch Châu cho phu quân xem.
Hô Diên Táng hỏi:
- Phu nhân tính mưu kế gì vậy?
Mã Kim Đẩu nói:
- Phu quân hãy truyền cho các doanh trại đóng lại một chỗ, dẹp hết đồ binh khí, rồi truyền tin rằng phu quân bị thương nặng không ra trận được nữa. Như vậy quân giặc sẽ tự hào, không chuẩn bị, phu quân đem binh phục ở núi phía đông, bất ngờ hãm thành, đánh riết vào Thạch Châu. Như vậy lấy thành như trở bàn tay.
Hô Diên Táng nghe lời vợ, truyền lệnh cho các dinh trại làm theo kế ấy.
Mấy ngày sau, bên Thạch Châu có quan thám thính về báo với Hy Liệt:
- Bên dinh Tống thì binh sĩ tàn tệ, còn Hô Diên Táng thì bị thương, không dám ra trận nữa.
Hy Liệt nghe tin bàn với Trương thị đem quân ra đánh.
Trương thị nói:
- Ngày trước Hô Diên Táng bị một thương gần chết, nên binh Tống khiếp sợ. Nếu mình thừa cơ lúc này đem quân đánh một trận nữa thì binh Tống tan tành.
Viên Hy Liệt nghe lời, kẻo quân thẳng qua dinh Tống mà đánh. Binh Tống giả bộ bỏ chạy, không dè Cao Hoài Đức phục binh kéo vào hãm thành.
Hy Liệt vội đem binh về cứu ải, bị Hô Diên Táng đuổi theo đâm một đao nhào xuống ngựa chết tươi. Còn Trương thị vừa đem binh trở lại cửa đông bị Kim Đẩu đón lại giao tranh. Trương thị không xong chạy trở về ải của cha mình là Phong Châu để lánh nạn.
Cao Hoài Đức hiệp binh cùng vợ chồng Hô Diên Táng, vào chiếm Thạch Châu. Vua Thái Tôn mừng rỡ truyền lệnh xa giá vào Thạch Châu chiêu an bá tánh.

Lời Bàn
Muốn cho thiên hạ thái bình phải nắm được thiên hạ, để xây dựng một cuộc sống bền vững, ấm no.
Vua tôi nước Tống đang hồi hưng thịnh đánh Đông dẹp Bắc, mở rộng bờ cõi lẽ ra phải chấm dứt việc chiến chinh để cho thiên hạ khỏi chết chóc về việc đao binh. Nhưng theo quan niệm của người xưa, muốn bình ổn được thiên hạ, không phải chỉ củng cố quyền lực nơi triều đình, mà phải tóm thâu giang san về một mối, để ứng dụng kế sách cai trị của mình, làm cho an dân. Vì vậy nước Tống vẫn phải chinh phạt những nơi chưa đầu phục mình. Đó không phải là tham vọng riêng tư mà muốn giúp dân có được một xã hội tốt đẹp, văn minh.
Cái quan trọng là sau khi tóm thâu được thiên hạ, triều đình có làm cho thiên hạ được an vui trong cuộc sống ấy không. Những triều đại, lúc được thiên hạ thì hay nghĩ đến quyền lợi riêng tư của mình, thì đó không phải là minh chúa.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét