Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 31 - Hết 3

Trang 3 trong tổng số 10

Hồi Thứ Ba Mươi Sáu
Kiến Trung lập kế lấy quan ải,
Liêu chúa đem binh cứu Tấn Dương

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Vua Thái Tôn vào Thạch Châu chiêu an bá lánh, truyền lệnh cho chư tướng đem binh đánh Tiếp Thiên Quan.
Phan Nhơn Mỹ, Cao Hoài Đức và Hô Diên Táng lãnh mạng kéo binh tới trước ải khiêu chiến.
Tướng giữ Tiếp Thiên Quan là Lục Lượng Phương, liền bàn với phó tướng là Vương Văn:
- Nay binh Tống đã kẻo đến trước ải, túc hạ có kế gì ngăn chống chăng?
Vương Văn vốn là tướng thất trận ở Thiên Tỉnh Quan, nên buồn bã nói:
- Xin tướng quân chớ gấp lo việc cự chiến. Binh Tống thế mạnh, còn binh ta thế yếu phải giữ thành cho bền vững, chờ cho binh Tống hết lương thảo sẽ kéo binh ra ứng chiến.
Lục Lượng Phương nghe lời, liền bế cửa ải không xuất quân.
Hô Diên Táng khiêu chiến mấy ngày vẫn không thấy trong ải có động tịnh gì hết nên nổi giận truyền quân công phá. Quân trên thành bắn tên và lăn gỗ đá xuống làm cho binh Tống bị chết rất nhiều.
Hô Diên Tang nghĩ thầm:
- Lục Lượng Phương đã đề phòng trước, cố thủ như vậy khó mà hãm thành được.
Lý Kiến Trung nói:
- Địa thế ải này rất khó đánh, nếu muốn lấy gấp cũng không được. Thôi bọn ta nên lui binh về trại để tính kế thì hay hơn.
Cách vài hôm sau, Hô Diên Táng sai người đi thám thính, rồi về báo:
- Ải ấy quân binh giữ gìn mỗi ngày một chắc chắn hơn trước.
Hô Diên Táng nghe nói buồn bã, bỗng có một người vào báo:
- Ngoài trại có một ông già muốn vào ra mắt.
Hô Diên Táng liền hối quân mời vào. Ông già ấy bước tới thưa:
- Tôi nghe tướng quân đánh Tiếp Thiên Quan không nổi, nên đến dâng kế cho tướng quân.
Hô Diên Táng nói:
- Nếu được như vậy ta sẽ tâu với Thiên tử ban thưởng cho ông.
Ông già nói:
- Ải này địa thế hiểm trở lắm, bốn phía đều có núi cao, nên mới gọi là Tiếp Thiên. Còn tướng trấn ải là Lục Lượng Phương, hữu dõng vô mưa, song phó tướng là Vương Văn là một người đa mưu túc trí. Tướng quân lại chẳng biết đàng sau ải ấy có một ải nữa tên là Tam Trấn Quan. Ải ấy có một con đường tuy hẹp, mà thông qua Hà Đông được. Vậy tướng quân hãy sai người qua đó nói với tướng giữ ải ấy là Lý Thái Công, mượn đường đặng đem binh qua Hà Đông. Nếu đi khỏi chỗ đó thì chẳng còn ai ngăn trở nữa.

Hô Diên Táng nghe nói mừng rỡ:
- Nếu vậy trời khiến ông giúp ta đó .
Ông già muốn từ giã ra đi. Hô Diên Táng giữ lại, chờ việc thành công tâu với vua phân thưởng. Ông già nói:
- Tôi không trông chuyện ấy !
Nói rồi liền bước ra khỏi cửa, bỗng trời nổi lên một cơn gió, ông già ấy biến mất. Hô Diên Táng thấy chuyện lạ như vậy liền cúi lạy tạ ơn.
Ngày sau, Diên Táng sai Liễu Hùng Ngọc đem năm ngàn quân theo đường hẹp vòng qua chân núi, rồi tìm đến Hùng Ngọc vào nói tự sự, xin Lý Thái Công cho mượn đường.
Lý Thái Công nói:
- Ngươi phải biết, ải Tiếp Thiên là chỗ yết hầu của Hà Đông. Nếu cho chúa ngươi mượn đường ấy đem binh qua lấy Hà Đông thì chẳng khác nào ta cắt thịt mà cho ngươi. Thôi, ta tha cho ngươi phải mau trở về nói với Tống tướng có giỏi thì đem binh đánh với ta.
Lý Thái Công có hai người con trai, con lớn là Lý Tín, con thứ là Lý Kiệt, đều võ nghệ cao cường, thấy Lý Thái Công nói lẩm bẩm thì thất kinh lui ra trại, thuật rõ mọi việc cho Liễu Hùng Ngọc nghe.
Liễu Hùng Ngọc nổi giận kẻo binh đến trước ải khiêu chiến.
Lý Thái Công liền khiến con lớn mình là Lý Tín đem binh ra đánh. Hai tướng đánh nhau chưa được hai hiệp thì Liễu Hùng Ngọc bị Lý Tín đâm một thương nhào xuống ngựa. Lý Tín giết binh Tống một hồi rồi trở về ải.
Hô Diên Táng nghe tin, sợ hãi nói:
- Việc tính không xong lại bị mất mất tướng, nếu quân giặc áp tới vây hai đầu, thì ta cự sao nổi.
Lý Kiến Trung nói:
- Nếu vậy thì phải thừa lúc này đem binh đánh lấy cho được Tam Trấn Quan thì mới bảo vệ được.
Hô Diên Táng nghe lời sai Cao Hoài Đức đi cùng Lý Kiến Trung đến đánh Tam Trấn Quan.
Lý Thái Công nghe quân báo, biết Tống tướng muốn đại chiến cùng mình, liền sai người đến Tiếp Thiên Quan tin cho Lục Lượng Phương đem binh cứu ứng.
Lục Lượng Phương bàn với Vương Văn:
- Binh Tống bị ta ngăn chặn, lén ra sau ải mà đánh, nếu cha con Lý Thái Công mà cự không nổi, để Tống lấy Tam Trấn Quan rồi thì bọn ta không còn giữ ải nổi. Vậy túc hạ phải đem quân ra tiếp ứng.

Vương Văn vâng lời kẻo hai ngàn quân ra đi.
Lý Thái Công được tin Vương Văn kéo binh tới, liền ra đón tiếp.
Vương Văn nói:
- Tướng công chớ lo, để tôi hiệp sức với lệnh lang mà phá Tống.
Hôm sau, trời vừa rạng đông, Lý Tín cùng Vương Văn khai cửa ải đem binh ra giáp chiến, Hô Diên Táng giục ngựa ra trận chỉ Vương Văn nói:
- Ngày trước ngươi bại trận khỏi chết là may, bây giờ còn muốn đến nạp mình sao ?
Vương Văn nói :
- Lúc ấy ta thua ngươi là vì Triệu Toại không nghe lời ta, nay ta quyết giết bọn ngươi, không để một miếng giáp cho nguyên.
Nói rồi xốc ngựa ra đánh.
Đánh đặng hai hiệp, Vương Văn giả thua quay ngựa mà chạy. Diên Táng biết Vương Văn là người giỏi tính muốn bất sống về mà trọng dụng, liền giục ngựa rượt theo. Bỗng nghe phía trước núi nổ lên một tiếng pháo. Hô Diên Táng ngước mặt xem thì thấy Lý Tín kéo binh tới bọc ngả hậu mình, bèn tới đánh nhằm con ngựa của Vương Văn quị, Vương Văn thất thế, bị bộ hạ của Diên Táng ào tới bắt sống, Hô Diên Táng liền quay ngựa lại đánh cùng Lý Tín, Lý Tín thấy Vương Văn bị bắt, thì không dám đánh, bèn thối binh chạy về ải. Diên Táng không theo, thâu binh trở về trại, quân sĩ dẫn Vương Văn đến nạp, Diên Táng vừa thấy, lật đật chạy ra mở trói, dắt mời ngồi, thết đãi trà nước rồi bèn xin lỗi và nói:
- Khi nãy nơi trận, tôi lỡ mà làm xúc phạm túc hạ, xỉn túc hạ miễn chấp.
Vương Văn trả lời:
- Tôi đây bất tài nên bị tướng quân bắt đặng, tha chết cũng nhờ ơn, lẽ đâu dám chịu hậu đãi như vậy?
Diên Táng nói:
- Tôi cũng người quê quán Hà Đông, bị chuyện ức nên phải về đầu Tống, dầu sống thác cũng giữ dạ trung thần, còn nghĩ người đởm lược mưu trí như túc hạ, mà phò tá người không xứng đáng như vậy, thì tôi lấy làm tiếc lắm, ví chẳng khác chi ngọc vùi tro bụi. Thôi, xin túc hạ bằng lòng phò Tống chúa mà lập công đặng để danh thơm tiếng tốt nơi đời sau cho con cháu hưởng nhờ, như vậy chẳng phải là đẹp sao?
Vương Văn nghe Diên Táng nói, lòng muốn xiêu, bèn trả lời:
- Lời tục có nói: Chim khôn lựa nhánh mà đỗ, tôi hiền lựa chúa mà thờ. Nay cơ hội này tôi cũng chẳng nói chi đặng nữa. Thôi nguyện cùng tướng quân đồng phò Tống chúa cho an thân?

Từ đó, Hô Diên Táng đãi Vương Văn cách trọng hậu, lại tâu cho Thái Tôn phong thưởng rồi bèn thưởng nghị cùng Vương Văn lo mưu kế đánh cho đặng hai ải Tiếp Thiên và Tam Trấn.
Vương Văn nói:
- Việc ấy phải tùy cơ ửng biến mới đặng. Vả nay cha con Lý Thái Công thấy tôi bị bắt rồi dẫu có chết cũng không đám đánh cùng tướng quân nữa. Tướng quân phải y kế như vầy... như vầy…
Hô Diên Táng cả mừng, bèn khiến Lý Kiến Trung đi phục binh, còn mình đem binh tới Tiếp Thiên Quan mà công phá. Quân báo cùng Lục Lượng Phương. Lục Lượng Phương biết Tống tướng đánh không nổi Tam Trấn Quan, nên trở lại đánh mình, bèn truyền cho quân sĩ cứ việc bế cửa mà cố thủ. Hô Diên Táng làm bộ thúc binh, công phá ải ấy cho đến tối.
Lúc gần canh hai, Hô Diên Táng giả chước khiến binh của mình nổi đèn đuốc leo bờ ải mà đánh, thì binh của Lục Lượng Phương trên bờ ải cứ làm như cũ, lăn cây và đá xuống. Binh của Hô Diên Táng thấy vậy thì dang ra hết. Bỗng thấy bên phía Đông Bắc có một đạo binh kéo riết vào, Hô Diên Táng biết là binh của Vương Văn đến làm kế cùng mình, liền giục ngựa ra giả đánh hỗn chiến cùng Vương Văn. Đánh đặng vài hiệp. Hô Diên Táng giả thua, quay ngựa mà chạy. Vương Văn giả rượt theo một đổi, rồi trở vào cửa ải mà kêu lớn rằng:
- Binh Tống bị tôi phá trận đã thua chạy rồi ! Vậy phải mở cửa ra mà tiếp cùng tôi.
Quân giữ ải nghe thì biết tiếng của Vương văn là phó tướng của mình, liền vào báo với Lục Lượng Phương.
Lục Lượng Phương tưởng Vương Văn đi tiếp cứa ải Tam Trấn trở về bèn hối quân khai cửa ải.
Té ra bị Hô Diên Táng núp bóng Vương Văn, xốc ngựa tới giao chiến .
Lục Lượng Phương biết mình mắc kế, nhưng trở vào không kịp, lại thấy Lý Kiến Trung phục binh ngoài xa, kéo quân vào tiếp ứng.
Lục Lượng Phương đành phải đánh với hai tướng, nhưng biết sức mình cự không nổi, liền giục ngựa bỏ chạy, bị Hô Diên Táng rượt theo đâm một thương nhào xuống ngựa. Còn Lý Kiến Trung kéo quân vào ải dựng cờ chiêu an. Binh Bắc Hớn đầu hàng hết.
Lúc trời vừa sáng, Tống tướng nhóm nhau mừng công, Hô Diên Táng nói với Vương Văn:
- Lấy được ải này nhờ có mưu hay của túc hạ.
Vương Văn nói:
- Việc tôi làm cũng chẳng có công chi lắm!

Hô Diên Táng liền sai người báo cho vua Thái Tôn hay, rước xa giá vào thành rồi chiêu an bá tánh
Lúc này bên ải Tam Trấn hay tin binh Tống đã lấy Tiếp Thiên Quan rồi, nên Lý Thái Công kinh hãi, bèn hối hai con bỏ ải cùng nhau kéo quân chạy về Hà Đông.
Tưởng giữ ải Phong Châu là Trương Công Cẩn, nghe binh Tống đã chiếm ải Tiếp Thiên thì sợ hãi. Phó tướng là Lưu Bính đến thương nghị:
- Binh tướng Tống đã đông, lại giỏi, đến như Tiếp Thiên Quan là chỗ hiểm trở mà còn lấy được thay, huống chi Phong Châu thành đã thấp, đất lại bằng, làm thế nào mà cự nổi. Thôi, xin tướng quân nghĩ việc đầu hàng, cho sinh tinh khỏi đồ thán.
Trương Công Cẩn nói:
- Lâu nay chúng mình thọ ơn Hán trào nay lúc nguy biến không ra công báo bổ, để đi đầu hàng cũng ngặt.
Trong lúc còn đương dụ dự thì Lưu Bính lại thúc giục, Công Cẩn nói:
- Thôi, tướng quân hàng biểu qua dinh Tống mà nộp.
Lưu Bính vâng lệnh, đến ra mắt Hô Diên Táng thuật lại mọi chuyện.
Hô Diên Táng liền báo cho vua Thái Tôn biết.
Hôm sau, Hô Diên Táng vâng chiếu hộ giá đến phong Châu.
Trương Công Cẩn liền mở cửa ải nghênh tiếp. Vua vào ải chiêu an bá tánh, rồi hạ chiếu cho các tướng đem binh đánh thắng tới Hà Đông.
Lưu Quân được tin sợ hãi, nhóm họp quần thần thương nghị.
Đinh Quới tâu:
- Binh Tống đi đường xa, chắc là lương thảo gần hết xin chúa công sai sứ qua Đại Liêu cầu Tiêu Thái hậu sai tướng binh đem triệt đường để Tống hết lương rồi sẽ đánh.
Lưu Quân y lời, sai sứ qua Đại Liêu viện binh.
Sứ thần vừa qua Đại Liêu thì Tiêu Thái hậu hay tin, đón vào thương nghị.
Tiêu Thiên Hữu tâu rằng:
- Hà Đông với nước ta cũng như răng với môi, xin bệ hạ phát binh giúp Lưu Quân, chớ nên chậm trễ.
Tiêu Thải hậu nhận lời, liền khiến đại tướng Gia Luật Sa đem hai ngàn binh đi cứu Hà Đông. Gia Luật Sa lãnh mạng, kéo quân đến núi Bạch Mã, hạ trại nghỉ ngơi.
Quân thám thính về Phong Châu báo tin ấy, vua Thái Tôn nổi giận nói:
- Lưu Quân nghịch mạng ta đem binh vấn tội chớ can gì đến Đại Liêu, mà nước ấy khởi binh trợ nghịch như vậy?

Liền khiến Cao Hoàn Đức và Hô Diên Táng đem binh đánh Bắc Phiên, rồi sau sẽ đánh Hà Đông.
Cao Hoài Đức lãnh mạng kéo quân ra đi.
Quách Tấn nói:
- Việc chấn chỉnh, phải đánh gấp, không để cho địch đủ ngày giờ sắp xếp việc binh cơ. Nay binh Liêu đóng tại núi Bạch Mã cách trở một con khe Hoành Sơn nên độ binh rất khó. Để tôi đem binh qua khe ấy mà đánh trước, rồi các vị thủng thỉnh theo sau mà tiếp ứng .
Cao Hoài Đức khen phải, liền phát binh cho Quách Tấn đi trước.
Gia Luật Sa hay đặng tin, thương nghị với Địch Liệt rằng:
- Ta cùng tướng quân phải đem binh nơi khe Hoành Sơn đón trước, chớ cho tướng Tống qua khe.
Địch Liệt nói:
- Cứ để cho binh Tống qua khe nửa chừng rồi mình phục binh mà đánh thì chúng nó sẽ bị tiêu diệt.
Nói rồi hẹn kéo binh để đến khe Hoàng Sơn đón quân Tống.

Lời bàn.
Ai cũng muốn vì hơn kẻ khác, nên gây thù oán với kẻ giúp đỡ kẻ thù của mình.
Vua Thái Tôn đang chinh phục Lưu Quân, thế mà binh Liêu xuất quân trợ lực cho Lưu Quân thì giận dữ truyền bỏ Lưu Quân đi đánh quân Liêu .
Nếu đặt vấn đề quyền lợi lên trên đạo nghĩa thì vua Thái Tôn cho đó không là lẽ phải nhưng nếu luận về sự tương trợ lẫn nhau thì nước Liêu đến ứng cứu cho Lưu Quân là lẽ phải.
Thói đời ít ai nghĩ đến lẽ phải, chỉ nghĩ đến quyền lợi riêng tư của mình mà thôi.
Xã hội loài người vì nặng ý thức riêng tư mà làm cho tình nghĩa con người bị tổn thương.
Hồi Thứ Ba Mươi Bảy
Lưu Quân sai sứ mời Dương Nghiệp,
Quách Tấn đại chiến Gia Luật Sa

Bấy giờ Gia Luật Sa bàn với Địch Liệt đem quân đến khe Hoành Sơn đón đánh quân Tống.
Địch Liệt không nghe lời lại kéo binh vượt qua khỏi khe mà giao chiến. Gia Luật Sa thấy Địch Liệt không hợp ý kiến mình thì để cho Địch Liệt kéo binh đi, rồi cũng theo mà ứng chiến.
Đạo binh của Địch Liệt vừa tới khe, mới mức độ qua phân nửa thì thấy binh Quách Tấn đã gần tới. Địch Liệt biết mình làm không đúng cách, nên truyền ngưng binh giữa vời, lập thế ngưng chiến.
Quách Tấn vung thương xốc ngựa tới nói:
- Nước Liêu là một mũi giặc, chờ ta đến nơi mà đánh, nay lại đến đây chịu chết gấp rút như vậy sao?
Địch Liệt mắng:
- Chúa ngươi rất tham lam, đã làm vua cõi trung Quốc, mà chưa biết đủ, còn đem quân xâm chiếm khắp nơi, không cho thiên hạ ở yên. Nay ta đem binh giết bọn ngươi mà cứu đất Hà Đông.

Quách Tấn nổi giận giục ngựa tới đánh. Kế đó Hô Diên Táng cũng tiếp ứng trợ chiến với Quách Tấn.
Gia Luật Sa thấy Địch Liệt đã mệt, bèn đem quân đến cứu.
Địch Liệt biết sức mình không còn cự lại liền rút quân chạy bị Quách Tấn đuổi theo, chém một gươm rơi đầu xuống khe. Gia Luật Sa nhờ con ngựa chạy nhanh bỏ chạy vào đường núi nhưng chưa được bao xa bị Hoài Đức chặn lại, may đâu có một tướng kéo quân tới giải cứu cho Gia Luật Sa.
Tướng cứu Gia Luật Sa tên là Gia Luật Tà Chẩn, có ý định giúp Hà Đông đánh Tống.
Gia Luật Sa nói:
- May nhờ có tướng quân, nếu không tôi đã bị Tống tướng bắt rồi?
Gia Luật Tà Chẩn nói:
- Ấy cũng nhờ Thái hậu độ trước nên khiến tôi đến mà tiếp đó.
Chuyện vãn cùng nhau rồi, cả hai đồng tình lui về Đại Liêu.
Còn Cao Hoài Đức và các tướng trở về trại, vào tâu cùng Thái Tôn rằng:
- Bọntôi đã dẹp đặng binh Liêu rồi lại giết một đại tướng nữa.
Thái Tôn nghe tâu liền mừng, hạ chiếu ban khen, rồi khiến đem quân tới đánh thẳng Hà Đông.
Lưu quân nghe binh Liêu bị thua rút về bổn quốc rồi, thì ngày đêm kinh sợ, liền hội quần thần thương nghị. Hữu thừa. tướng là Quách Hữu Nghi tâu rằng:
- Binh Tống thế mạnh lắm, tôi e đánh không lại, xin chúa công dâng biểu mà đầu Tống cho xong, trước nữa là vững an xã tắc sau nửa sanh tinh khỏi việc đồ thán.
Lưu Quân nghe tâu như vậy, còn dụ dự chưa định lẽ nào liền có Tống Trai Khưu tâu rằng:
- Đất Hà Đông chẳng phải là hết người, chiến sĩ có hơn mười muôn, thành trì cũng chắc, nếu chúa công khiến tướng ra đánh một trận thì thắng bại cũng chưa biết đặng, lẽ đâu nhẹ mình mà quật hạ người ta sao? Vậy xin chúa công để tôi tiến cử một người đánh Tống phải thua cho chúa công coi.
Lưu Quân hỏi:
- Khanh muốn cử ai thì nói cho trẫm biết.
Tống Trai Khâu tâu:
- Người ấy vốn thuở trước ở U Châu, tên là Mã Phong, lúc Huỳnh Sào làm loạn, Mã Phong rất nổi danh vì nhờ một cây thương tên là Di Quảng không ai đánh lại, sau đó ẩn vào núi Trung Sơn, nay tuy đã già mà sức còn mạnh lắm. Xin tướng quân sai sứ triệu người ấy về dùng.
Lưu Quân nhận lời liền sai Từ Trọng Tấn lãnh chiếu ra đi.
Từ Trọng Tấn đến núi Trung Sơn, thấy một cái am, trong am thấy một người cao lớn, mặt đen tóc bạc đang ngồi xem sách.
Từ Trọng Tấn bước tới thưa:
- Xin tiên sinh cho biết chỗ này có phải là am của Mã tướng quân không?
Người nhìn lên rồi đứng dậy hỏi:
- Quí khách từ đâu đến mà biết Mã tướng quân?.
Trọng Tấn thưa:
- Tôi là người nướcBắc Hớn, vâng lệnh chúa sai đến đây thỉnh Mã tướng quân xuống giúp triều đình .
Người ấy nói:
- Bần đạo đây thật là Mã Phong, song việc đánh lui binh Tống chắc là bần đạo không giúp được .
Trọng Tấn nói:
- Hiện nay binh Tống đang đáng gấp lắm, cả triều thần không ai địch nổi.
Mã Phong hỏi:
- Vậy nước Tống cử binh đánh Hà Đông sai ai làm chánh tướng, người ấy mưu lược ra sao?
Trọng Tấn thưa:
- Tống tướng có nhiều người, song có một tướng tên là Hô Diên Táng, tài cao, mưu lớn, cả trào Bắc Hớn không ai cự nổi, nên vua khiến tôi đến đây mà triệu ngài. Xin ngài hãy vì dân Bắc Hớn mà xuống núi.

Mã Phong nói:
- Bần đạo tuổi đã gần chín mươi, còn sức đâu mà cầm thương lên ngựa. Vậy xin ngài về tâu với vua sai sứ đến Sơn Hậu triệu Dương Nghiệp mà dùng, đừng trễ nải hư việc lớn.
Tư Trọng Tấn nghe Mã Phong nói như vậy bèn từ giã ra về thuật lại lời nói của Mã Phong cho Lưu Quân nghe.
Đinh Quới tâu:
- Việc binh rất gấp xin chúa công hạ chiếu sai sứ đi triệu Dương Nghiệp về cứu nạn mới xong.
Lưu Quân nói:
- Dương Nghiệp trước đây ở Thạch Châu đã lập huyết thề giảng hòa với Tống, nay trẫm e không chịu giúp trẫm.
Đinh Quới tâu:
- Dương Nghiệp là người rất trọng nghĩa, đâu có lẽ phụ lòng chúa công.
Lưu Quân nghe theo, liền viết chiếu sai xứ đến San Hậu.
Dương Nghiệp tiếp chiếu, nghĩ thầm:
- Nay nước Tống có lòng chiếm đoạt Hớn đô, nếu không cứu giúp, e mang tiếng bất nghĩa.
Nghĩ rồi, Dương Nghiệp phú thác việc chánh trị cõi Sơn Hậu cho Vương Quới, rồi cùng bảy người con đem ba muôn binh đến cứu Hà Đông.
Phan Nhơn Mỹ nghe tin ấy sợ hãi hội chư tướng bàn mưu đánh cùng Dương Nghiệp. Cao Hoài Đức nói:
- Dương Nghiệp là anh hùng nổi tiếng, nay đem binh cứu Hà Đông vì quân ca khó tiến nổi.
Hô Diên Táng nói:
- Tôi cũng thường nghe Dương Nghiệp là tướng vô địch trong thiên hạ, song tôi chưa gặp lần nào. Để tôi đem binh đánh thử một trận xem sao?
Phan Nhơn Mỹ liền sai Hô Diên Táng lãnh năm ngàn binh xuất trận.
Lúc này Dương Nghiệp kẻo quân đóng trại tại Ngọa Long Ba, bỗng nghe có quân báo:
- Binh Tống hạ trại cách đây chừng mười dặm.
Dương Nghiệp nghe báo cười nói:
- Tống tướng dụng binh sơ lược lắm, nếu đóng trại ở nơi đó thì sao cũng phải thua ta, chớ chẳng không!
Nói rồi, bèn hỏi trong chư tướng:
- Ai muốn xuất trận đánh trước?
Người con thứ năm tên là Dương Diên Đức ra thưa rằng:
- Con xin lãnh binh đi đánh trước.
Lịnh công nhận lời, liền phát cho Diên Đức năm ngàn binh.
Dương Diên Đức đem binh ra trận nói lớn:
- Tống tướng hãy lui binh về tâu cùng chúa ngươi phải chừa đất Hà Đông, nếu cưỡng lý thì ta giết không để một tên quân.
Hồ Diên Táng nổi giận mắng:
- Ngươi đừng khua môi uốn lưỡi ăn nói quen mắng kẻ bất tài, chớ nay ngươi gặp ta ắt không khỏi chết.
Nói rồi vung thương xốc ngựa ra đánh.
Hai tướng hơn mười hiệp, chưa định hơn thua, mà hai con ngựa đánh rồi dùng dằng bước không tới. Dương Diên Đức nói:
- Ngựa của hai ta coi đã hết cẳng rồi, thôi để mai đánh nữa.
Hô Diên Táng gật đầu, rồi hai bên thâu quân về trại.
Dương Diên Đức về tới trại, ra mặt cha và thưa rằng:
- Nay con ra giáp chiến cùng tướng Tống hơn bốn mươi hiệp, vì ngựa mệt, hai bên phải thâu quân, nên chưa biết ai thắng bại.
Dương Nghiệp nói:
- Ta nghe Tống tướng có Hô Diên Táng võ nghệ cao cường, nếu phải ngừơi ấy ra trận bữa nay, thì mai ta sẽ đích thân ra đánh cùng Diên Táng.

Nói rồi khiến đem binh tới gần dinh Tống cách vài dặm mà hạ trại.
Nói về người con thứ bảy của Dương Nghiệp là Dương Thất Lang tánh nóng, muốn lập đầu công, nên lén đem ba ngàn binh tới cướp trại của Tống. Đêm ấy, lúc Tống tướng là Phan Nhơn Mỹ, Quách Tấn và Cao Hoài Đức đang nhóm nhau mà luận việc binh pháp, thình lình có một luồng quái phong thổi vụt qua tắt đèn, Phan Nhơn Mỹ sẵn dịp bàn rằng:
- Điềm này làm cho tôi nghe đêm nay chắc là Dương gia đem binh đến cướp trại ta chớ chẳng không, vậy chứ tướng hãy truyền cho các dinh trại, đừng cho xao động và đem quân cung nỏ phục nơi phía hậu cho sẵn để đặng mà dự phòng.
Bọn Cao Hoài Đức vâng lời, mỗi người đều giữ bổn phận mình, Dương Thất Lang kéo binh gần tới thì liệu quyết bên trại Tống chắc không có dự phòng chi hết, bèn giục binh riết vào vừa tới xảy nghe tiếng nổ một tiếng pháo, binh Tống ó lên mà bắn, tên bay ra tợ như mưa bấc. Binh của Dương Thất Lang tấn thối lưỡng nan, bị chết vô số. Thất Lang biết mình lầm kế rồi, liền quay ngựa chạy trở về, bị Cao Hoài Đức và Quách Tấn đón đánh một trận và rượt hơn năm dặm mới trở lại, Thất Lang chạy về tới trại điểm binh lại thì chết hết phân nửa.
Ngày hôm sau, Dương Nghiệp thới hay sự tình như thế, bèn nổi giận cho đòi Thất Lang quở:
- Ngươi không tuân theo lệnh ta làm cho binh mã chết như vậy thì tội của người đáng xử cách nào?
Bèn khiến quân đem chém Thái Iang mà thị chúng.
Bộ tướng là Trương Văn Tấn nghe sự hung như vậy, chạy đến khiến quân giam Thất Lang lại đó, rồi vào khuyên giải cùng Dương lịnh công rằng:
- Dương Thất Lang tuy phạm tội, song chí muốn vì nước mà ra công, rủi lầm kẻ địch nhơn nên thất trận. Xin tướng công nghĩ tình phụ tử mà dung thứ cho Thất Lang.
Dương Nghiệp nói:
- Ta cũng biết tình cha con là chí thân, song phép luật chẳng riêng đặng, phải chém nó mà răn người khác.
Các chư tướng đều hội nhau mà xin, Dương Nghiệp thấy vậy, bèn tha chém, sai quân đem đánh bốn mươi trượng, ai thấy cũng kinh hãi. Đánh rồi, Thất Lang tạ tội mà lui về trại mình.
Dương Nghiệp liền bảo chư tướng:
- Binh ta mới đến, phải nghỉ ít ngày mà sắp đặt quân sĩ cho tề chỉnh, rồi sẽ đánh Tống.
Chư tướng vâng lời, ai nấy đều về trại, cứ việc bổn phận mà làm.
Nói về Tống tướng Phan Nhơn Mỹ nghe binh cha con Dương Nghiệp đến gần, thì truyền cho chư tướng tập luyện cho binh mã trong mười ngày sẽ xuất trận, lại cho người đến thám binh tình của Dương Nghiệp.
Người sai về nói:
- Binh của Dương Gia đóng tại trại coi có thế hùng mạnh lắm chắc là muốn đại chiến cùng ta.
Phan Nhơn Mỹ Liền hội chư tướng phân binh như sau:
- Phan Nhơn Mỹ là chủ tướng, đi trung phong, Cao Hoài Đức, Hô Diên Táng đi tả hữu, Quách Tấn đi hậu tập đề phòng cứu ứng.
Phân công xong, ai nấy đều lãnh lịnh về dinh.
Hôm sau, trời vừa rạng sáng, ba hồi trống lệnh vừa dứt, Phan Nhơn Mỹ xuất quân, mình mặc bạch bào, đầu đội kim khôi, binh sĩ đông đủ, giục ngựa ra trận, hỏi:
- Hà Đông là nước nghịch của Tống triều, nên chúa ta đem binh vấn tội. Còn các ngươi có can chi mà ứng chiến giúp kẻ địch.
Dương Nghiệp nói:
- Chúa ngươi làm vua Trung Quốc, năm trước đã cùng ta cầu hòa, nay lại còn giục binh đến xâm phạm. Vả lại Đông Hà là nước láng giềng với ta, đãi ta rất hậu, nên ta phải đem binh cứu viện. Các ngươi phải lui binh cho mau, nếu không ăn năn không kịp.
Nhơn Mỹ nổi giận, quay lại hỏi chư tướng:
- Ai dám ra bắt thằng thất phu ấy?
Nói vừa dứt lời, Hô Diên Táng đã giục ngựa múa thương đâm Dương Nghiệp. Con của Dương Nghiệp là Dương Diên Chiêu xông ra cản lại, đánh hơn bảy mươi hiệp chưa phân thắng bại, bỗng nghe có tiếng chiêng thâu quân, cả hai bên đều lùi về.

Lời bàn
Lòng tham vọng bao giờ cũng bị sức cản lại, vì nó xâm phạm đến quyền lợi kẻ khác.
Vua Thái Tôn đi lính dẹp các nơi để thu quyền lợi cho nước Tống hành động ấy có liên quan đến chủ quyền các dân tộc khác. Sức phản ứng ấy là sức tự vệ của dân chúng các nước. Sức tự vệ là lực lượng chính nghĩa, tuy yếu đuối song nó mang tính chất tự tồn.
Không một sinh vật nào không tự vệ, bảo tồn nguồn sống của mình, Dương Nghiệp giúp một nước liên bang cũng là vì quyền lợi bảo tồn dân tộc mình. Với nhiệt tình ấy đã un đúc cho chí khí và hành động của Dương Nghiệp chói sáng trong lịch sử thời bấy giờ. Dù thất bại, danh của một dân tộc biết tự vệ để tự tồn bao giờ cũng sáng rực.
Hồi Thứ Ba Mươi Tám
Bác vương dâng kế ly gián,
Quang Mỹ dụ tướng Dương Nghiệp

Vua Thái Tôn lúc ấy thâu quân về dinh, tính không ra kế nên buồn bã không vui :
Bát Vương trông thấy, liền hỏi:
- Hôm nay bệ hạ buồn, có phải tìm không ra kế gì đối phó với cha con Dương Nghiệp chăng?
Thái Tôn nói:
- Tại sao khanh hiểu ý trẫm? Vậy khanh có kế chi trừ được Dương Nghiệp chăng?
Bát Vương tâu:
- Tôi có nghĩ một kế ly gián, xin bệ hạ sai một người thạo về ăn nói, đến Hà Đông làm kế ấy, thì ắt cha con Dương Nghiệp qui hàng.
Vua Thái Tôn mừng rỡ nói:
- Kế ấy rất hay, ngặt không có người xứng đáng để sai khiến.
Bát Vương tâu:
- Việc này xin bệ hạ sai Dương Quang Mỹ đi thì ắt thành công.
Dương Quang Mỹ nghe nói bước ra tâu:
- Ngu hạ tuy bất tài, xin lãnh việc này để giúp nước.
Vua Thái Tôn mừng rỡ, cấp vàng bạc, gấm vóc rất nhiều.
Dương Quang Mỹ tạ từ vua trở về dinh, trong đêm ấy dẫn một ít tên quân qua Hà Đông thi kế.
Đi chưa đầy nửa đêm, đã đến dinh Triệu Toại. Quang Mỹ vào gõ cửa, đem tiền lo lót cho quân canh, và nói:
- Ta là anh em bạn thiết của Triệu tướng công, lâu ngày không thấy mặt nhau, hôm nay rảnh việc đến thăm xin cho vào ra mắt.

Quân canh thấy có tiền liền mở cửa cho Quang Mỹ vào, lại cho thêm vàng bạc cho bọn quân giữ cửa để được vào trong, nói chuyện với Triệu Toại.
Triệu Toại là viên quan thân thích của Lưu Quân, nói việc gì Lưu Quân cũng nghe mà tánh lại tham lam, thấy tả hửu dâng lễ vật rất nhiều, nên cho đòi Quang Mỹ vào hỏi:
- Ông là quan đại thần ở bên Thiên triều, vì cớ nào đêm hôm lại đến đây xin nói cho tôi biết? .
Dương Quang Mỹ nói :
- Tôi cũng vì việc nước nên đến đây ra mắt đại nhơn, sau có việc muốn bàn riêng. Bởi chúa tôi biết đại nhơn là người thân của Lưu Quân, muốn việc gì Lưu Quân cũng nghe, nên đến cậy đại nhơn giúp cho một việc.
Triệu Toại là kẻ tham lam, thấy tiền bạc thì sáng mắt lên, nên Quang Mỹ không ngần ngạỉ nói với Triệu Toại:
- Trung Nguyên với Hà Đông không có thù địch binh Tống đi chinh phục cất là lấy oai để cảm hóa cha con Dương Nghiệp, khiến cho hai nước giao hòa. Nay tôi qua đây cầu đại nhơn tâu với Lưu chúa đừng dùng cha con bọn Dương Nghiệp, thì chúng tôi nguyện rút quân về U Châu đợi hai nước giao hòa. Chừng ấy ắt đại nhơn sẽ được nhiều danh vọng.
Triệu Toại nghe nó xiêu lòng, có ý chê cha con Dương Nghiệp:
- Vậy xin ông hãy yên tâm để tôi lập kế trừ cha con Dương nghiệp cho.
Triệu Toại liền dạy quân bày tiệc rượu, ăn uống xong tiển Quang Mỹ trở về.
Sau đó Triệu Toại đem lễ vật của nước Tống, tìm cách phao tin Dương Nghiệp cố ý chiếm Hà Đông chia hai thiên hạ với Tống.
Mấy hôm sau, tiếng đồn vang dội, Triệu Toại lại khiến người tâm phúc lén qua dinh Tống hứa hẹn sẽ làm xong lời hứa.
Vua Thái Tôn nghe tin ấy mừng rỡ hỏi Quang Mỹ:
- Việc như vậy rất đáng tin.
Quang Mỹ tâu:
- Triệu Toại là đứa tiểu nhơn, tham lam tiền bạc, lại hay ganh tỵ, thấy cha con Dương nghiệp thành công thì trong lòng bực tức. Xin bệ hạ chờ Triệu Toại làm xong việc, trừ được cha con Dương Nghiệp thì đất Sơn Hậu phải về tay chúa thượng.
Ngày kia, Dương Nghiệp lại nghe đồn là cha con mình muốn thâu đoạt đất Sơn Hậu dâng cho Tống đế, nên nổi giận nửa đêm vào tâu với Lưu Quân việc đồn đại ấy.
Lưu chúa nghe Triệu Toại nói thì thất kinh hỏi:
- Bây giờ chúng ta có mưu kế gì mà bắt cha con Dương Nghiệp.
Triệu Toại tâu :
- Nếu bệ hạ đã quyết thì chẳng khó gì. Ngày mai bệ hạ ra chiếu đòi Dương Nghiệp về hỏi sơ qua vài tiếng rồi ra lệnh cho các tướng bắt trói thì Dương Nghiệp chạy đâu cho thoát.
Lưu Quân phải khen. Sáng hôm sau, sai sứ đến đòi Dương Nghiệp hồi trào nghị việc. Dương Nghiệp không ngờ vào triều bái mạng. Lưu Quân rút kiếm ném xuống thềm ra lệnh cho phục binh áp tới bắt trói Dương Nghiệp.
Dương Nghiệp không biết cớ gì, lớn tiếng nói:
- Tôi có tội gì mà bệ hạ làm như vậy?
Lưu Quân nói:
- Ngươi thiệt là đứa phản tặc, ta chưa bạc đãi ngươi mà ngươi mang lòng mãi quốc? Như vậy ngươi còn gọi là không tội ư?
Nói rồi truyền võ sĩ dẫn Dương Nghiệp ra chém.
Lúc ấy Tống Trai Khấu hay tin lật đật chạy tới cản lại, tâu với vua rằng:
- Cha con Dương Nghiệp thật có lòng trung với nước, xin bệ hạ chớ nghe lời kẻ nịnh mà hư việc lớn.
Lưu Quân nói:
- Dương Nghiệp có ý phản ta, việc ấy tiếng đồn khắp nơi, nếu không trừ trước thì mang đại họa.
Đinh Tới lúc ấy cũng quì tâu:
- Hôm nay binh Tống còn đương giao tranh, bệ hạ giết trung thần thật là điều không nên. Xin bệ truyền cho Dương Nghiệp đánh lui binh Tống để thử lòng trung.
Lưu Quân nhận lời tha chết cho Dương Nghiệp, và dạy phải gánh lui binh Tống mới mong thoát tội.
Dương Nghiệp trở về dinh, kêu các con đến nói:
- Công việc hôm nay, ta chắc là nước Tống đã làm kế phản gián, khiến Hớn chúa nghi cha con mình, vậy phải tính kế chi để trừ kế phản gián.

Con Dương Nghiệp là Dương Diên Đức thưa:
- Phụ thân chớ lo chi cho hao tổn, Hớn chúa đã mờ ám, lại nghe lời nịnh thần, cha con ta ở đây làm chi cho xấu hổ, hãy kéo nhau về U Châu, chờ binh Tống lấy hết Hà Đông, để xem Hớn chúa hối hận.
Dương Nghiệp nói :
- Lòng ta hết ngay vì nước, bây giờ không lẽ trở về, vậy ngày mai các con cứ đem binh ra khiêu chiến, rồi sau sẽ tính.
Hôm sau, anh em Dương Diên Đức đem binh khiêu chiến, bên dinh Tống vẫn làm ngơ, nên túng thế phải dẫn binh về.
Vua Thái Tôn hay việc Dương Nghiệp bị mắc kế, liền đòi các đại thần, đến bàn luận.
Dương Quang Mỹ tâu:
- Nay Dương Nghiệp đã căm hờn Hớn chúa, ta phải nhân lúc này qua thỉnh cầu, thì xong việc .
Vua Thái Tôn nói:
- Ta cũng tính như vậy, nhưng nghĩ chưa ra kế.
Quang Mỹ tâu:
- Tôi tính trong nửa tháng nữa thì đất Hà Đông phải bó tay, còn cha con Dương Nghiệp cũng về đầu bệ hạ.
Vua Thái Tôn nói:
- Việc này trẫm giao cho khanh lo liệu .
Quang Mỹ vâng mạng lui ra về dinh sắp sửa đến cầu Dương Nghiệp:
Dương Nghiệp hay tin tướng Tống đến nghĩ thầm:
- Năm trước cũng tên này đến cầu hòa, ta rộng lòng hậu đãi cho về nên Hớn chúa nghi kỵ ta, bây giờ nó còn muốn tới đây gây chuyện nữa. Vậy ta phục binh trước, chờ nó vào mà hạ sát.
Quang Mỹ theo quân vào đến chánh dinh là lễ bái kiến, thấy Dương Nghiệp ngồi giữa, bảy người con đứng hầu hai bên. Dương Nghiệp hỏi Quang Mỹ:
- Người đến đây có việc chi?
Quang Mỹ đáp:
- Tôi vâng lệnh vua Tống đến đây cầu tướng quân.
Dương Nghiệp nghe nói hét lớn:
- Ngươi bảo ta đầu hàng Tống là có ý chi?
Dương Quang Mỹ nói:
-Tôi thường nghe: chim khôn lựa cành mà đỗ, tôi hiền tìm chúa sáng mà thờ. Tướng công hết lòng giúp Lưu Quân để giữ đất Hà Đông mà Lưu Quân không thấy lòng trung nghĩa của tướng công. Còn như Tống chúa, đức rải bốn phương, ai nấy đều phục tùng, xin tướng công nghĩ lại mà về nơi có ánh sáng.
Dương Nghiệp nói:
- Nay ta niệm tình tha thứ cho ngươi về, vậy ngươi phải sai một tướng nào đó có đủ tài lực đem binh ra chiến đấu với ta.
Quang Mỹ từ giã lui về, làm bộ bỏ rơi cuộn giấy, có vẽ bản đồ hứa rằng nếu Dương Nghiệp về đầu Tống, vua Tống sẽ cất dinh đón rước.
Cha con Dương Nghiệp bàn luận cùng nhau, rồi đêm ấy kéo quân đi hết .
Quân Tống hay tin, chạy về báo với vua Thái Tôn:
- Cha con Dương Nghiệp đã lui binh hết rồi.
Vua Thái Tôn hỏi:
- Làm thế nào để dụ được cha con Dương Nghiệp bây giờ?
Quang Mỹ tâu:
- Nay nhân dịp Dương gia lui binh lén trốn, thì ắt có lòng phản rồi, bây giờ Lưu Quân đương kết binh với Đại Liêu đem ra Ứng Châu thảo tội cha con hắn. Nếu lời diêu ngôn như vậy thấu đến tai người, chỉ không khỏi lo sợ! Chừng ấy bệ hạ sai người ra nói chuyện một ít hồi, thì làm sao phe đó cũng về đầu bệ hạ.

Thái Tôn nhận lời, bèn truyền lệnh ra hết trung quân, giả như người thương khách đi nói khắp mọi nơi trong xứ Sơn Hậu.
Trong một ngày tiếng diêu ngôn đến tai Dương Nghiệp, binh tình đều thất kinh, còn Dương Nghiệp buồn rầu ngồi đứng không yên chỗ. Lúc ấy Lữ thị phu nhân là vợ Dương Nghiệp thấy chồng buồn bực thì hỏi rằng:
- Chẳng hay lang quân đem binh đi cứu viện mấy bữa nay, nhân sao tôi thấy có sắc lo rầu dữ tợn vậy.
Dương Nghiệp bèn đem chuyện Lưu chúa làm như vậy... đọc lại thột hồi và than thở.
Lữ phu nhân hỏi:
- Vậy cho lang quân có kêu các conthương nghị việc ấy chăng?
Dương Nghiệp nói:
- Có mấy đứa đều khuyên ta đi đầu Tống, mà ta ngại chúng nó ăn chưa no, lo chưa tới, nên ta không nghe.
Phu nhơn nói:
- Nếu Đại triều hậu đãi ta, cũng là chước hay, sao ông không nghe chúng nó ?
Dương Nghiệp nói:
- Chẳng biết ai có hậu đãi hay không, mà nay mang chữ bất trung với Hớn chúa nữa, chừng ấy mới khó bề lui tới.
Dương Nghiệp nói rồi bỏ đi vào thơ phòng nghị luận. Khi đó Ngũ Lang là Diên Đức bước vào hỏi mẹ rằng:
- Chẳng biết phụ thân nãy giờ nói việc chi với mẹ?
Lữ thị thuật các lời của chồng nói lại cho con nghe. Diên Đức thưa công việc bên trào Tống hậu đãi cho mẹ nghe và giở các bản đồ Vô nịnh phủ của vua Tống cất sẵn dành để cho cha con về ở. Khi ấy hai người em gái của Diên Đức là Bát Nương và Cửu Muội chạy lại xem, thấy các việc như vậy, thì ngày đêm khuyên bảo mẹ nói với cha, làm sao cũng về đầu Tống mà thôi.
Hôm sau, Dương Nghiệp vào ăn uống với Lữ thị phu nhơn.
Lữ thị hỏi chồng rằng:
- Thiếp có nghe trung quân chúng nó rộn rực, đều lo sợ việc Đại triều đến phạt. Vậy lang quân liệu thế nào chớ thiếp hàng ngày lo lắng? Nếu đó chẳng dung tình, tính bề gấp, thì bọn ta khó tới mà cũng khó lui. Thiếp cũng nghĩ hết, bóng quang âm như tên thoát, ngày tháng tợ thoi đưa mà công danh của lang quân lập chưa rồi, thật đáng buồn đáng tiếc! Bây giờ theo ý ngu của thiếp tưởng cùng lời nghị của trẻ hãy thuận tình xin đó bỏ dứt Hà Đông, về thuận với Đại triều, đặng trước là rõ cái chí bình sanh, sau nữa khắc tên vào kim thạch, chớ để chìm nổi theo bọn di địch đây hoài, cả đời cũng mang tiếng như đứa thất phu kia vậy!

Dương Nghiệp nghe lời của vợ nói, thì thư thuận trong lòng liền đáp:
- Lời của phu nhơn luận rất nhằm lý, vậy để mai ta cùng các tướng thương nghị lại coi thế nào đã.
Dương Nghiệp nói rồi bỏ vào thư phòng thổn thức cả đêm, chờ cho sáng đến ra lệnh nhóm các tướng đàm luận về việc đầu hàng Tống Quốc. Lúc ấy Vương Quới ra thưa rằng:
- Đại nhân tính như vậy cũng xong, song trước phải coi trọng tư thế mình, sau người mới kính chuộng. Vậy bây giờ đại nhân viết một cái hàng biểu, sai người qua trước nói chuyện với Tống quân hay, đợi người sai đại thần cùng sắc mạng qua đây rước, rồi sẽ về đầu cũng chẳng muộn.
Dương Nghiệp rất mừng mà nói rằng:
- Lời em luận đó rất hay, vậy ta tả một tờ mây sai người qua đó trước.
Dương Nghiệp nói rồi hẹn viết biểu sai bộ tướng là Trương Văn Tiền qua Tống dinh dâng biểu.
Chẳng bao lâu vua Thái Tôn thâu đặng biểu liền nhóm văn võ hỏi:
- Hôm nay Dương Nghiệp khiến người dâng biểu xin thuận về bây giờ biết chi cho vừa lòng?
Bát Vương tâu:
- Nếu vương gia chịu về đầu phục, xin bệ hạ chớ lấy sự thường mà đãi, phải lựa văn võ hai người cho thuận hậu, cùng đem sắc chỉ triệu, và phải lấy lời thuận lẽ êm mà nói chuyện, thì Dương Nghiệp ắt vui lòng theo về không nghi ngại.
Vua Thái Tôn khen phải, liền hỏi:
- Trong văn võ có ai chịu đi việc này đặng? .
Dương Quang Mỹ bước ra bảo tấu:
- Văn thì có Ngưu Tư Tấn, lời ăn nói thông minh và bặt thiệp; còn võ tướng có Hô Diên Táng, anh hùng mà có khí độ, hai người ấy đi chắc đặng vẹn toàn.
Vua Thái Tôn nhậm lời tấu, liền giáng chỉ sai hai người đem lễ vật và sắc chỉ đến Ứng Châu mà rước Dương Nghiệp, Hai người vâng mạng, lãnh chỉ đi đến ra mắt Dương Nghiệp và đọc chiếu.
Dương Nghiệp nghe xong, liền bái tạ, rồi thỉnh Ngưu Tư Tấn, Hô Diên Táng vào phòng khách đàm luận .
Ngưu Tư Tấn nói:
- Chúa thượng tôi đã hết lòng thỉnh cầu, nên mới sai bọn tôi đến rước, xin quý vị chớ nghi ngại nữa .
Dương Nghiệp nói:
- Từ thủa tôi ẩn cư đến nay, trên hết lòng ngay với tướng chúa, dưới cũng không lập được công lao, thật rất xấu hổ với Tống Quốc lắm.
Hô Diên Táng nói:
- Lưu chúa đã dùng gian nịnh bày kế hại tướng công, ngày nay ngài tính quy thuận đại triều, ấy là trời khiến cho ngài lưu danh hậu thế, đâu phải việc tình cờ.
Dương Nghiệp thấy hai tướng ăn nói lễ phép, lòng rất kính phục liền dọn yến thết đãi. Trong lúc chuyện vãn hai bên rất tâm đắc.
Tiệc xong, hai người từ tạ lui ra quán dịch, còn Dương Nghiệp vào trong nói chuyện lại cho Lữ phu nhân hay.
Lữ phu nhân nói:
- Việc ấy đã đúng lẽ phải rồi, ông mau sửa sang mà đi cho kíp, Dương Nghiệp lúc này rất vui vẻ, hối thúc các con sửa soạn binh mã, chở hết tài sản đem theo về Tống.
Công việc đâu đó xong xuôi, hẹn với hai tướng Tống ngày lên đường.

Lời bàn
Kế Sách gián điệp chỉ thành công khi mà nội hộ đối phương có mâu thuẫn cùng nhau.
Dương Nghiệp là một tướng tài đem quân giúp Hớn chúa làm cho nước Tống không thể chinh phục thiên hạ, phải dùng kế gián điệp để chia rẽ tình cảm nội bộ.
Đây là một kế sách trong tam thập lục kế của người thời xưa, sở dĩ đối phương mạnh là do tình đoàn kết nội bộ, tình thương của tất cả mọi người cùng chung một hướng. Kẻ làm gián điệp là kẻ đi tìm những mâu thuẫn với nội bộ để khai thác, làm cho nội bộ nghi ngờ nhau, Khi nội bộ đã nghi ngờ nhau, thì không còn tình đoàn kết, mà đã mất tình đoàn kết thì tất nhiên phải yếu kém, xưa nói: Đoàn kết là sức mạnh của một gia đình, của một dân tộc.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét