Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 31 - Hết 4

Trang 4 trong tổng số 10


Hồi Thứ Ba Mươi Chín
Giấc mộng Tống Đế đoạt Thái Nguyên,
Ước mơ Thái Tôn lấy Liêu quốc,


anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Ngưu Tư Tấn và Hô Diên Táng trở về phục chỉ .
Cha con Dương Nghiệp đã vâng mạng, chỉ một vài ngày sau sẽ đến chầu bệ hạ.
Vua Thái Tôn mừng rỡ, vội vã khiến Bát Vương chuẩn bị nghênh tiếp, Bát Vương tuân lệnh, sắp đặt đâu đó xong xuôi, tạm nghỉ nơi quá n dịch để chờ tin cha con Dương Nghiệp kéo đến.
Khi đạo binh Dương Nghiệp dẫn đến thì đã thấy binh tướng Tống đón chào, Dương Nghiệp liền xuống ngựa, Bát Vương làm lễ. Hai bên nhạc thiều nổi lên, Hô Diên Táng đến nói với Dương Nghiệp:
- Người vừa đến chào tướng công là Bát Vương, cháu ruột của Hoàng đế.
Dương Nghiệp nghe nói thất kinh, đến trước bái phục, Bát Vương đỡ Dương Nghiệp dậy rồi dẫn vào dinh ăn uống đãi đằng, sau đó mới ra mắt Thái Tôn.
Vua Thái Tôn mời ngồi và nói:
- Bấy lâu nay trẫm ao ước gặp mặt khanh ngày nay khanh về với năm, thật là đại phước.
Thái Tôn liền phong cho Dương Nghiệp. làm chức Đoàn Luyện Sứ và hứa:
- Chừng nào dẹp giặc xong ban sư trở về, trẫm sẽ gia phong quan tước.
Dương Nghiệp lạy tạ ơn, dẫn gia quyến vào thành an nghỉ.
Vua Thái Tôn hạ lệnh cho chư tướng công phá Hà Đông.
Lúc này bên Hớn trào,. Lưu Quân đã biết được Dương Nghiệp đã về đầu đại Tống thì lo sợ bỏ ăn bỏ ngủ, liền ra lệnh cho Đinh Quới tăng cường gìn giữ các cửa thành cho nghiêm ngặt.

Ít ngày sau, Tống tướng là Phan Nhơn Mỹ khiến thủ hạ kéo binh ra khiêu chiến, nhưng bọn Đinh Quới thủ thành không ra đánh.
Binh Tống uy thế mỗi ngày mỗi lớn, triều thần bàn với nhau sai sứ qua Đại Liêu cầu cứu.
Lưu Quân nhận lời, liền sai một võ tướng tức tốc lên đường.
Vua Thái Tôn thấy các tướng phá thành không được, để lâu ngày e có quân cứa viện, bèn sai Cao Hoài Đức, Hô Diên Táng đốc quân phá thành. Mặt khác, vua Thái Tôn viết biểu dụ Lưu Quân ra hàng .
Sứ thần vâng lệnh đem biểu đến nơi, nhưng tướng Hớn không cho vào.
Vua Thái Tôn lo lắng, thao thức không ngủ. Đến canh khuya bỗng nằm mộng thấy quân vào báo rằng:
- Có phu nhân tới.
Trong vía Thái Tôn thấy ba bốn mươi người khiêng một cái kiệu, trong kiệu có một người đàn bà bước ra, cầm một tờ giấy đưa cho Thái Tôn xem.
Vía Thái Tôn hỏi:
- Ngươi là ai? Đến đây có việc chi?
Người đàn bà ấy đáp:
- Thiếp là Tiểu Khánh ở tại Hà Đông đến xin dâng kế vua Thái Tôn đưa tờ giấy ra xem, thấy có đề tám chữ: Nhâm quí chi binh, Khả phá Thái Nguyên.
Vua Thái Tôn xem xong thì người đàn bà đã biến mất, Vua giật mình thức dậy mới biết là chiêm bao thì trời cũng đã gần sáng, bèn đòi Bát Vương và Dương Quang Mỹ đến bàn việc chiêm bao.
Dương Quang Mỹ tâu:
- Chữ nhâm quí thuộc về hướng Bắc, Có lẽ thần thánh mách bảo cho bệ hạ khiến kéo binh qua hướng Bắc ắt thành công.
Vua Thái Tôn khen bảo, truyền quân nhằm phía Bắc môn đánh vào.
Lúc ấy Hớn chúa cũng lo lắng nên ngủ không yên, chiêm bao thấy nước lụt tràn vào thành, lại thấy có một con rồng theo phía Bắc môn lội vào. Hớn chúa thức dậy, liền gọi bá quan lại bàn tính .
Vua Hớn chưa kịp kể lại giấc mộng, thì đã có tin báo:
- Quốc cựa đã mở cửa Bắc môn, quân Tống đang tràn vào thành.
Hớn chúa thất kinh dẫn các quan đi lánh mặt, Bỗng có Dương Quang Mỹ bước vào và nói:
- Vua Tống là người nhơn đức dầu chiếm thành cũng không làm hại ai mà sợ.
Hớn chúa nghe lời ấy liền khiến Lý Hoán đem ấn tín và hành biểu dâng cho vua Thái Tôn.

Vua Thái Tôn rất đẹp lòng, mời Hớn chúa ngồi và nói:
- Ta chẳng trách phạt khanh đâu, xin cứ an lòng đừng lo lắng.
Hớn chúa lạy tạ ơn và thỉnh vua đến phủ Thái Nguyên an nghỉ, Vua Thái Tôn nhận lời cùng các quan ra đi, thấy hai bên đường dân chúng đặt bàn hương án chúc mừng, Hớn chúa cùng các quan triều kiến.
Vua Thái Tôn phong Lưu Quân làm chức Kiến hiệu thái sư trấn giữ lại Hà Đông, Lưu Quân lãnh mạng tạ ơn.
Đất Thái Nguyên lúc này mới yên ổn, dân chúng an cư lạc nghiệp.
Bình Định Thái Nguyên xong. Phan Nhơn Mỹ tâu với vua:
- Đất Hà Đông gần với Khiết Dông, nay sẵn dịp, tiện đường lấy uy thế mà tấn binh gia phạt Liêu Đông, ấy là chuyện ngàn năm.
Dương Quang Mỹ lại tâu:
- Hà Đông mới định, quân sỹ còn mỏi mệt, xin bệ hạ ban sư để cho binh tướng nghỉ ngơi.
Các quan kẻ nói này người nói khác, làm cho Tống Thái Tôn không quyết định.
Bát Vương tâu:
- Ngày nay tấn binh nữa thì bất tiện, nên hồi loan thưởng phạt công lao cho tướng sĩ, để đẹp lòng người. Xin bệ hạ y theo lời Quang Mỹ là thượng sách.
Vua Thái Tôn nghe nhắc đến việc phong thưởng cho các quan, thì biết Bát Vương có ý nhớ lại chuyện cũ, cách mười năm về trước, nên làm lơ không nghe lời Bát Vương tấu, và nói:
- Đợi chừng nào khanh có giang sơn thì chừng ấy sẽ tấn binh hay sao?
Bát Vương thấy vua nghi ngờ thì thất kinh không dám nói nữa.
Vua Thái Tôn nghe theo lời Phan Nhơn Mỹ, kiểm điểm lương thảo kẻo binh qua chinh phạt Liêu Đông.
Lúc này đại binh của Tống đã đến Diệt châu hạ trại, Phan Nhơn Mỹ hạ chiến thư đưa vào thành nước Liêu xin định kỳ giáp chiến.
Quan Thái sử nước Đông Liêu và Liêu Võ khi nghe có binh đại Tống kéo đến bèn hội chư tướng thương nghị.

Quách Hưng nói:
- Ông có kế nào hay xin cho tôi biết.
Lưu Võ nói:
- Theo ý tôi thì nước Tống rất mãnh liệt, vừa rồi chiếm đất Thái Nguyên, chúng ta khó giữ được Đông Liêu, Chi bằng khiến người đến nước Tống thăm dò tình hình, rồi tính việc dâng thành, cho khỏi muôn dân đồ thán.
Quách Hưng nói:
- Kế ấy rất hay ? Vậy để tôi đi thám thính.
Nói rồi, Quách Hưng lui ra tìm cách qua dinh Tống.
Khi đến nơi, Quách Hưng xin vào ra mắt chúa soái, thấy Cao Hoài Đức rất nghiêm trang, Quách Hưng quì gối thưa:
- Chúa tướng tôi nghe binh trào kéo đến, nên sai tôi qua đây tỏ ý dâng thành qui thuận, để muôn dân tránh nạn binh đao.
Cao Hoài Đức nghe nói cả mừng, dẫn Quách. Hưng đến yết kiến Phan Nhơn Mỹ.
Phan Nhơn Mỹ nói:
- Nếu thật lòng quy thuận, thì ngày mai mở hết cửa thành nghênh tiếp thánh giá các ngươi sẽ được tước lộc như cũ.
Quách Hưng vâng lệnh tạ từ lui ra, về thành cùng các tướng sĩ ra khỏi ngọ môn nghênh tiếp vua Tống.
Khi vua Thái Tôn vào thành thì khiến quân tra xét lương thảo và phong thưởng Lưu Võ cùng các tướng sĩ giữ y chức cũ.
Hôm sau vua truyền xuất binh nhắm Trạc Châu tấn phát.
Tướng coi giữ thành Trạc Châu tên là Lưu Hậu Đức, khi nghe tin vua Thái Tôn chiếm được thành Diệt Châu rồi thì thương nghị với các tướng.
Bấy giờ có quan Bộ thi là Thiểm Dương Khuê bước ra thưa:
- Vua Tống là người nhơn đức, oai thế rất mạnh, chúng chỉ là một mảnh đất bằng đầu ngón tay mà làm sao giữ được, chi bằng đầu hàng để tùng phục thì hơn.
Lưu Hậu Đức khen phải, liền khiến quân mở cửa thành, kẻo binh ra đầu phục.
Nhơn Mỹ thấy vậy liền hộ giá đưa vua Thái Tôn vào thành kiểm điểm binh lương, Ai nấy đều vui vẻ .

Lời Bàn
Con đường xây dựng sự nghiệp, không tránh khỏi những quyền lợi riêng tư, nếu kẻ cầm đầu không sáng suốt thì khó thành công.
Vua Thái Tôn nước Tống đi chinh phục các nơi, trên đường chiến đấu không phải không xảy ra những trạng trái tư thù tư oán, tham vọng cá nhân, nhưng vua Thái Tôn nước Tống đã sáng suốt lấy lòng nhân lấy sự công bình mà đối xử với những kẻ nhỏ nhoi tham vọng. Chính vì sự sáng suốt ấy vì vua Tống dễ dàng chinh phục được thiên hạ, giữ vững tình đoàn kết nội bộ, phát huy khả năng lãnh đạo của mình.
Ấy là trách nhiệm một vì vua trong một nước, còn trong cuộc sống xã hội loài người, những kẽ cầm đầu một cơ quan một tổ chức, nếu không sáng suốt thì bộ hạ của mình cũng vì ganh tỵ, tham lam, tìm cách phá hoại lẫn nhau mất tình đoàn kết, làm cho người lãnh đạo phải thất bại.
Đây là tấm gương cho kẻ đang nắm trong tay quyền thế mà không biết sáng suốt.

Hồi Thứ Bốn Mươi
Cao Hoài Đức vâng chỉ đánh U Châu
Tống Thái Tôn ban sư về Kim điện


Bấy giờ tiếng đồn khắp U Châu thành, Quan quân hay tin vào cấp báo cho Tiêu Thái Hậu rõ.
Tiêu Thái Hậu nghe báo thất kinh, vội nhóm quần thần để bàn luận, Thừa tướng Tiêu Thiên Hữu nói:
- Xin chúa công chớ lo, Tôi xin tiến cử hai người đem binh đánh Tống thì dễ như chẻ tre.
Tiêu Hậu nghe nói liền hỏi:
- Chẳng hay khanh định tiến cử ai vậy?
Tiêu Thiên Hữu tâu:
- Nhị Đại tướng là Gia Luật Hề Để và Gia Luật Hữu Ca là hai người trí dũng song toàn, nếu giao cho việc binh ắt là nên việc.
Tiêu Hậu nhận lời liền hạ chỉ phong cho Gia Luật Hữu Ca làm Giám binh, Gia Luật Hề Để và Gia Luật Sa làm Chánh phó tiên phong, phát năm ngàn binh ra cự địch.
Ba tướng tuân lệnh dẫn binh ra khỏi Nam Thành hạ trại.
Quân thám mã chạy về báo cho Phan Nhơn Mỹ hay, Phan Nhơn Mỹ vội bàn với các tướng kế xuất quân, Hô Diên Táng thưa :
- Tiểu tử xin đi trước, thăm dò thế giặc xem sao, rồi sẽ tính.
Nhơn Mỹ nhận lời, phát cho Diên Táng một muôn binh để ra thăm dò thế địch.
Còn Cao Hoài Đức lúc này cũng xin đi theo trợ chiến, Phan Nhơn Mỹ cũng phát một muôn binh kéo đi.
Hôm sau, hai người cùng hợp lực kéo binh ra trận.
Phía bên kia, tướng Liêu là Gia Luật Hề Để cùng dàn quân ứng chiến, Hô Diên Táng xốc ngựa tới đánh nhau với Gia luật Hề Để, Hai bên đánh với nhau hơn hai mươi hiệp chẳng thấy hơn thua, Gia Luật Sa giục ngựa xông vào trợ chiến, Cao Hoài Đức xông vào giúp, Bốn tướng đồng sức đánh nhau hơn nửa ngày liền tự ý lui binh, hẹn ngày mai tái đấu:
Cao Hoài Đức và Hô Diên Táng về dinh ra mắt Nhơn Mỹ nói:
- Hai tướng nước Liêu thật là hào kiệt, cũng đồng tác với tôi nên không thủ thắng nổi .

Nhơn Mỹ nói:
- Ta có nghe uy danh của họ Gia Luật, nếu có ra trận nữa thì hai người phải cẩn thận .
Phan Nhơn Mỹ nói xong đi thẳng vào tình tâu với vua Thái Tôn về tình hình khó khăn nơi chiến trận.
Vua Thái Tôn nói:
- Vậy thì để trẫm thân chinh cho binh tướng thêm tinh thần mà giao tranh.
Bát Vương nghe nói liền can:
- Xin bệ hạ phải lấy thân làm trọng, Việc chiến đấu đã có tướng sĩ lo liệu lựa phải phiền bệ hạ thân chinh sao?
Vua Thái Tôn không nghe, hôm sau dậy sớm nai nịt chỉnh tề ra lệnh cho các tướng xuất quân. Bên kia Gia Luật Hề Để cùng nhóm họp các tướng bàn mưu. Xảy có quân vào báo:
- Binh Tống hôm nay kéo đến quyết chiến, xin Nguyên Soái lo liệu.
Gia Luật Hưu Ca nghe báo liền viết một phong thư sai quân cấp tốc đem đến Yên địa khiến Gia Luật Hạc Cổ dẫn một đạo binh đi ngả hậu, đánh bọc sau binh Tống. Lại sai luôn Gia Luật Sa dẫn tướng đến Cao Lương Hà bố trí thành trận thế, rồi trở về hiệp chiến.
Các tướng vâng lệnh sắp đặt đâu đó xong xuôi.
Bỗng có quân vào báo:
- Binh Tống đã kéo tới rồi, lại thỉnh Nguyên Soái ra trận.
Tướng sĩ nước Liêu nghe báo trong lòng nhốn nháo, Hô Diên Táng liền vung đao ra trận, bên kia Gia Luật Sa cũng vung búa cản lại, Hai bên đánh đến bốn năm chục hiệp vẫn chưa thắng bại nhau, bụi bay ngất trời, trống chiêng reo dậy đất.
Bỗng nghe một tiếng pháo nổ vang, binh Tống thình lình cả loạn. Xem lại là đạo quân Liêu không biết từ hướng nào đến, áp lại đánh dồn, làm cho binh Tống bất ngờ rối loạn.
Gia Luật Hưu Ca thấy binh Tống rối loạn, liền dẫn một đạo quân bao vây, Vua Thái Tôn xem thấy cả kinh bèn kêu Phan Nhơn Mỹ đem quân hộ giá.

Phan Nhơn Mỹ tuân lệnh mở vòng vây, gặp Gia Luật Hưu Ca lướt tới đâm một thương, té nhào xuống ngựa, May nhờ có Quách Thắng giục ngựa đến cứa mới khỏi chết.
Lúc này binh Tống vỡ loạn, chư tướng mắc đấu nhau, còn quân sĩ thì chém giết nhau, tiếng kêu la vang dội.
Trong lúc hỗn loạn ấy Thái Tôn kiếm đường thoát thân, vừa ra khỏi trận, rủi bị một tướng của Gia Luật Hưu Ca là Ngột Hoàng Nô và Nguyên Lý Hề rượt theo rất gấp. May có Dương Nghiệp ở thành Nam đến cứu, Con của Dương Nghiệp là Diên Chiêu gặp vua Thái Tôn liền cản quân Phiên, nạt lớn:
- Phiên cẩu! Sao dám cả gan rượt chúa của ta như vậy?
Diên Chiêu nói rồi vào đánh với hai tướng, đâm trúng Ngũ Hoàng Nộ nhào xuống ngựa, gặp Vua Thái Tôn đang run rẩy núp bên gò mối, Diên Chiêu xuống ngựa ra mắt, và nói:
- Chẳng hay ngựa của bệ hạ đâu, và kẻ hộ giá sao không có mặt.
Vua Thái Tôn run rẩy nói:
- Con ngựa của ta bị tên chết rồi, còn bộ tướng thì tản mát.
Diên Chiêu nói rồi liền hối vua lên ngựa còn mình đánh bộ đi theo hộ giá .
Vua Thái Tôp nói:
- Tướng quân hãy ngồi trên ngựa mà chiến đấu, để ta núp theo sau cũng được.
Diên Chiêu tâu:
- Xin bệ hạ hãy lên ngựa mà đi cho mau, kẻo tướng Phiên theo kịp. Bệ hạ hãy bảo trọng mình vàng, còn thân tôi rủi có bề nào cũng không sao.

Vua Thái Tôn còn do dự, bỗng có Dương Thất Lang bay ngựa tới nói:
- Binh Tống ta đang đại bại, hãy phò chúa thượng thoát trùng vây khỏi tai nạn.
Diên Chiêu thấy em tới thì rất mừng, nói:
- Ngươi mau xuống ngựa, nhường cho bệ hạ, đặng ta hộ giá cho khỏi nơi khốn đốn.
Dương Thất Lang liền xuống ngựa, đỡ vua Thái Tôn lên yên, vừa đi được một đoạn đường, xảy gặp Nguyên Lý Hề kéo binh chặn lại, Diên Chiêu đánh với Lý Hề không đến hai hiệp, đâm Lý Hề nhào xuống ngựa.
Lúc này quân Phiên biết vua Thái Tôn được anh em Diên Chiêu hộ giá nên cố gắng đuổi theo, nhưng anh em Diên Chiêu ngăn cản không cho đuổi tới .
Thời may, lúc này Dương Nghiệp, Cao Hoài Đức và Hô Diên Táng đã kịp xông tới đánh đuổi quân Phiên, gặp anh em Diên Chiêu, liên hợp lực cứu vua Thái Tôn đem về Dinh Châu.
Vua Thái Tôn nói:
- Hôm nay mới thấy Dương Diên Chiêu thật là hào kiệt.

Lúc này Phan Nhơn Mỹ được còn sống, núp vào một nơi, chừng thấy tan trận liền ra lệnh thâu quân. Tính lại mất hết tám chín muôn và hao hụt khí giới không biết bao nhiêu mà kể.
Vua Thái Tôn về đến Định Châu nghĩ lại giật mình, đã thất trận lại hao binh, thiếu chút nữa mất mạng nên vội đòi cha con Dương Nghiệp vào trọng thưởng.
Dương Nghiệp lạy tạ ơn, kế đó văn võ bá quan vào ra mắt.
Bát Vương tâu:
- Nay binh mã tốn hao quá sức, lương thảo chỉ đủ dùng trong một tháng mà thôi. Vậy xin bệ hạ giáng chỉ thâu binh hồi trào cho sớm.

Vua Thái Tôn nhận lời, khiến bọn Nhơn Mỹ đi tiền đạo, Dương Nghiệp đi trung quân còn bao nhiêu văn võ theo sau hộ giá.
Bá quan vâng lệnh sắp đặt xong xuôi, ngày hôm sau kéo binh nhắm Biện Kinh tấn phát .
Đạo binh của thái Tôn đi dọc đường vô sự. Khi về đến Biện Kinh bá quan nhập thành, rồi bày tiệc ăn uống.
Vua Thái Tôn nói:
- Nay trẫm căm hờn đất U Châu, không biết ngày nào mới rửa hận. Các khanh ai có kế gì hãy bày cho Trẫm để trừ khử nghịch tặc.
Quan tư đồ là Triệu Phổ quì tâu:
- Điều ấy chẳng khó gì, xin bệ hạ chậm chậm để dưởng sức rồi sẽ chinh phạt.
Vua Thái Tôn y lời khiến quân dọn tiệc nơi giáo trường để khao thưởng tướng sĩ đi chinh phạt Thái Nguyên về.
Trong lúc ăn uống, vua Thái Tôn gọi Dương Nghiệp đến phong làm Đại châu thứ sử, lãnh chức Nguyên nhung còn thấy người con riêng một phủ ở tại mé sông Kim Thủy.
Lúc ấy có nhiều người ganh ghét, nhóm nhau xầm xì việc khen thưởng bất công, Dương Nghiệp hay việc ấy bèn làm biểu xin từ chức cả con cái mình.
Bấy giờ nước Liêu, từ khi Gia Luật Hưu Ca thắng trận lui binh về, lấy làm đắc ý được Tiêu Thái Hậu trọng thưởng.

Gia Luật Hưu Ca tâu:
- Nay thừa dịp nước Tống bại bỉnh tướng sĩ kinh tâm khiếp vía ta nên khởi binh qua đó đánh một trận nữa để rửa hờn lúc chúng nó qua vây phá U Châu.
Tiêu Hậu nói:
- Tướng quân luận rất phải, song lúc này e chưa tiện.
Yên Vương và Hàng Khuông Tự tâu:
- Xin bệ hạ chớ nghi ngờ, hai tôi nguyện đồng cử binh với Gia Luật tướng quân đi phạt Tống cho.
Tiêu Hậu nghe nói mừng rỡ, phân cho Hàng Khuông Tự lãnh chức giám quân, Gia Luật Hưu Ca là ứng cứu ứng. Gia Luật Sa làm Tiên phong, lãnh mười vạn binh đi đánh Tống.
Ba tướng lạy tạ lui ra, sắp xếp đội ngũ chỉnh tề, ngày hôm sau nhắm Tống bang tấn phát.
Chẳng bao lâu đã đến tại thành ở phía Tây Bắc, cách năm chục dặm hạ trại.
Quân tuần trông thấy về báo với chủ tướng là Lưu Đình Hàng.
Lưu Đình Hàng nhóm các tướng bàn định.
Thôi Ngạn Tấn và Lý Hớn Quỳnh đồng ý nói:
- Nay nước Liêu thấy chúa thượng mình mới bại binh trở về, nên đắc ý kéo binh qua đây, chúng ta phải làm cách nào cho chúng nó sợ.
Ngạn Tấn nói:
- Nếu bây giờ đem binh ra đối địch thì chưa chắc đã thắng, chi bằng làm kế không thành dụ chúng nó vào trong, chỉ tốn một tiếng pháo là nên công lớn.

Đình Hàng nói:
- Kế đó rất hay !. Song ta e chúng nó không chịu vào thành thì liệu làm sao?
Hớn Quỳnh nói:
- Nếu còn nghi ngại điều ấy thì ta gởi hàng biểu dâng thành, dụ cho chúng nó vào.
Lưu Đình Hàng khen phải liền khiến một tên quân đem lễ vật và hàng thư đến dinh Phiên hiến nạp .
Gia Luật Hưu Ca nói:
- Việc đầu hàng ấy không phải thiệt tình, có lẽ nào binh Tống đương thanh thế mà chịu hàng như vậy, chắc là chúng nó dùng quỉ kế dụ chúng ta vào thành đó.
Khuông Tự nói:
- Sao tướng quân hay nghi kỵ, chúng nó đem lễ vật đến đây để cầu xin còn gì nghi ngờ nữa.

Gia Luật Hưu Ca nhắm can không được nên bỏ ra về, còn Khuông Tự nhất định ngày mai kéo quân nhập thành.
Các tướng Tống được tin mừng rỡ, khiến Thôi Ngạn Tấn dẫn binh đi mai phục phía Đông, chờ cho binh Phiên vào thành thì phía sau đánh tới, còn Lý Hớn Quỳnh đem quân mai phục phía Tây, hễ nghe tiếng pháo lệnh thì ập vào. Hai tướng tuân lệnh dẫn thột đạo binh đi mai phục.
Điều khiển xong Lưu Đình Hàng bổn thân dẫn một đạo binh ra cửa phía Nam, và dặn quân sĩ khi binh Phiên kéo đến thì mở cửa cho chúng vào.

Lời Bàn
Không nếm mùi khổ cực thì không hiểu được công lao của kẻ khác.
Vua Tống Thái Tôn đem quân bình định thiên hạ, bị vây ở U Châu, suýt mất mạng, sau nguy hiểm ấy, Tống Thái Tôn mới truyền kéo binh về nước không dám lặn lội nơi chiến trường nữa.
Rõ ràng, Tống Thái Tôn vừa nếm mùi cay đắng ở chiến trường mới thấy được cái khổ của những kẻ ở chiến trận.
Tham vọng con người chỉ tồn tại khi bản thân mình được thụ hưởng, mà không bị cực khổ. Là một vị vua đi chinh phục thiên hạ, biết bao nhiêu người, vì công lao khổ nhọc. Nếu ai cũng tránh khổ nhọc về phần mình, thế tham vọng con người sẽ không còn nữa.

Hồi Thứ Bốn Mươi Mốt
Hớn Quỳnh dùng trí gạt tướng Phiên,
Dương Nghiệp ra công đánh Liêu tướng


Bấy giờ Hàng Khuông tự kéo gần tới thành, quân thám thính vào báo:
- Nơi phía cửa Tây thành đều mở hết, còn quân sĩ vắng tanh.
Khuông Tự liền kéo đến, thấy trên cửa thành có một tướng là Lưu Hồng Võ đứng ra nói:
- Xin nguyên soái chớ khá khinh dễ mà dẫn binh vào thành, tôi chắc trong ấy có phục binh.
Khuông Tự khen phải, vừa muốn rút binh, đã nghe có một tiếng pháo nổ vang quân Tống bốn phía ùn ùn kéo tới, Hàng Khuông Tự thất kinh bỏ chạy, Ly Hớn Quỳnh giục ngựa cản lại, hai bên đánh nhau không mấy hiệp, Hồng Võ sa cơ bị Hớn Quỳnh đâm chết.
Tống binh thừa thế đánh binh Liêu, làm cho binh Liêu cả loạn, lớp bị giết, lớp bị thương. Gia Luật Sa ráng sức xông vào giữa trận, cứu Hàng Khuông Tự đem về dinh. Lúc này binh Tống đã kéo đến vây phủ, Gia Luật Sa thấy bình Tống quá mạnh liều chết phá trùng vây dẫn Khuông Tự chạy tuốt về Diệt Châu. Còn Lý Hớn Quỳnh đánh với Gia Luật Hưu Ca mấy chục hiệp mới chịu lui binh. Ba tướng Tống lúc này kéo binh vào thành.
Bấy giờ tiêu Hậu hỏi Gia Luật Hưu Ca:
- Tại sao lại để đến nỗi lầm mưu quân giặc như vậy?
Gia luật Hưu Ca kể hết sự tình, Tiêu Hậu nổi giận ra lệnh cho Khuông Tự phải chết.
Võ sĩ dẫn Khuông Tự đến pháp trường, thì Gia Luật Sa quì tâu:
- Xin bệ hạ niệm tình Tiên Đế mà tha cho Khuông Tự một phen.

Tiêu Hậu cũng vị tình, tha tội chém, nhưng lột hết chức quan đuổi về dân. Kế đó Tiêu Hậu lại phong cho Gia Luật Hưu Ca làm nguyên soái, Gia Luật Tả Chuẩn làm Giám quân, thống lãnh mười muôn binh đem qua phạt Tống.
Các tướng vâng lệnh kéo binh đi. Chẳng bao lâu đã tới Tống Thành.
Tướng Tống hay tin liền nhóm các tướng bàn bạc.
Lưu Đình Hàng nói :
- Nay binh Liêu kẻo tới nữa, chắc là quyết hệt. Vậy phen này đừng có ra binh, cứ đóng cửa thủ thành, rồi sai người về Trường An báo tin .
Đình Hàng nói xong liền viết sớ sai sứ đem về Đại Thành, và dặn các tướng giữ thành nghiêm ngặt.
Vua Thái Tông nhận được tờ sớ của Đình Hàng, liền nói:
- U Châu là nơi hiểm trở, nay binh Liêu kéo đến đó nếu để mất thành thì yếu thế. Vậy bây giờ ai dám vì ta đem binh chống đỡ?
Dương Quang Mỹ tâu:
- Cha con Dương Nghiệp bấy lâu muốn lập công đền nợ nước, nay sẵn dịp này xin bệ hạ sai họ đi là xong.
Thái Tôn nhận lời, liền phong cho Dương Nghiệp làm U Châu binh mã sứ và lãnh năm muôn binh đi giải cứu.
Dương Nghiệp lãnh mạng lui ra, dặn con lớn là Dương Diên Bình coi sóc việc binh, còn Diên Đức, Diên Chiêu theo mình đến U Châu giải cứu.
Khi binh tới Xích Cang thì hạ trại. Quân thám thính hay tin về báo với Lưu Đình Hàng hay. Lưu Đình Hàng mừng rỡ, vội vã sửa soạn đem quân tiếp ứng. "
Còn Dương Nghiệp lúc này an định hạ trại xong cho con đi xem xét chốn Bình Nguyên thôn dã để bố liệt trận đồ, bỗng thấy một đạo binh gươm giáo sáng ngời, Dương Nghiệp lật đật ra xem, thấy viên tướng mặt đen tai lớn, hình thù rất kỳ quái liền xốc ngựa tới hỏi:
- Tướng kia , họ tên là chi?

Vừa hỏi xong xem lại là Lưu Hắc Đạt.
Dương Diên Đức giục ngựa xông tới đánh, nhưng được vài hiệp, Diên Đức đã thua chạy dài, còn Hắc Đạt giục ngựa đuổi theo. Diên Đức quay lại chém Hắc Đạt một búa đứt làm hai khúc.
Dương Nghiệp thấy con mình đắc thắng liền hối quân sĩ áp vào hỗn chiến.
Lưu Đình Hàng ở trên thành xem thấy, liền dẫn binh ra hiệp với binh Dương Nghiệp giết binh Phiên thây nằm chật đất máu chảy đầy đường.
Gia Luật Tà Chuẩn thấy binh mình đại bại thì bỏ trại lên ngựa chạy tuốt về Ngõa Kiều Quan.
Đình Hàng và Dương Nghiệp kéo binh theo đoạt lương thảo và khí giới rất nhiều, rồi đóng quân tại phía Nam thành.
Các tướng nói:
- Nay binh Liêu về chiếm cứ tại Ngõa Kiều Quan, ta thừa dịp đuổi theo đánh một trận ắt toàn thắng.
Lưu Đình Hàng nói:
- Gia Luật Hưu Ca là người có trí dũng, nay lánh mặt không ra, e có mưu chi đây, xin nguyên soái lui binh về thành mà nghỉ rồi sẽ tấn binh cũng chẳng muộn.
Dương Nghiệp nói:
Chúng nó bại tẩu, còn đủ ngày giờ đâu mà sắp đặt mưu kế, các tướng chớ lo, cứ việc tấn công ắt thủ thắng.
Các tướng vâng lệnh kéo binh đến Ngoa Kiều Quan nơi phía Đông Nam sông Hắc Thủy.
Lúc này Gia Luật Hưu Ca nghe binh Tống kẻo đến, nên cùng Gia Luật Tà Chuẩn bàn rằng:
- Cha con Dương Nghiệp thật là đấng nhân tài nay kéo binh đến đây vây Ngõa Kiều Quan nữa, vậy thì ta nên thủ thành, chớ khi dễ giao công, đợi chừng nào nó hết lương thực ta sẽ kéo quân ra đánh một trận rửa hờn.

Tà Chuẩn nghe theo, liền truyền lệnh chư tướng đóng các cửa ải và canh gác nghiêm ngặt.
Binh Tống kéo đến vây phủ bốn phía, đánh phá ngày đêm nhưng không thắng nổi. Qua mười ngày, Dương Nghiệp tỏ vẻ lo lắng, liền lên ngựa dẫn vài mươi tên quân đi vòng ngoài xa xem địa thế.
Khi đi đến một gò cao, Dương Nghiệp biết chắc nơi đó là chỗ lương thực của Lưu Bang, nên trở về đòi Lưu Đình Hàng đến bảo:
- Nay Liêu binh cố thủ thành trì, là ý chờ cho ta hết lương, đặng dụng kế tập công, nay sẵn dịp có gió bấc làm cho khí trời lạnh lẽo, quân Phiên biếng nhác tuần phong, ta dùng kế hỏa công đánh một trận ắt trọn thắng.
Lưu Đình Hàng nói:
- Lời của Dương nguyên soái rất có lý, song nếu như Gia Luật Hưu ca biết được kế ấy, đề phòng thì nguyên soái tính thế nào?
Dương Nghiệp nói:
- Ngài chớ lo xa. Nếu chúng đề phòng thì ta sẽ tương kế tựa kế .
Dương Nghiệp nói rồi khiến quân đi tìm một người già cả ở trong làng gần đó để hỏi thăm công việc. Chẳng bao lâu quân sĩ dẫn về một ông già trông rất sốt sắng.
Dương Nghiệp hỏi ông già:
- Chẳng hay phía tả Ngõa Kiều Quan này có con đường nhỏ nào đi được không?
Ông già nói:
- Đường đó hẹp lắm, chỉ để cho tiều phu đi đốn củi mà thôi.

Còn phía trong binh Liêu đã bít lại rồi, không có ngả nào thông thương được.
Dương Nghiệp nghe ông già nối mấy lời liền khiến quân đem rượu thịt cho ông già ấy ăn uống rồi đưa trở về.
Nội ngày hôm ấy Dương Nghiệp sai Diên Đức dẫn hai trăm quân giả làm tiều phu đi đốn củi, giấu vũ khí trong người đem theo đồ dẫn hỏa, thực hiện kế hỏa công.
Diên Đức vâng lệnh lãnh quân ra đi.
Dương Nghiệp lại sai Diên Chiêu, dẫn quân đến mé sông Hắc Thủy đốn cây thả xuống sông giả làm cầu độ binh qua, lập kế tiếp ứng. Mặt khác, sai Lưu Đình Hàng và Ngạn Tấn đem binh núp gần mé sông Hắc Thủy chờ cho quân giặc mắc kế kéo đến thì hai đầu đánh ép lại.
Mọi người đều vâng lệnh ra đi.
Còn Dương Nghiệp đích thân đến chỗ gò cao coi chừng quân giặc.
Lúc này Gia Luật Tà Chuẩn thấy binh Tống không làm gì nổi thì cứ lo ăn uống vui chơi. Bỗng có quân thám thính vào báo:
- Binh Tống muốn kéo qua sông Hắc Thủy, đặng đến Yên Thành .
Tà Chuẩn nghe báo cười lớn nói:
- Bấy lâu ai cũng đồn rằng Dương Nghiệp dụng binh như thần nay rõ ra không bằng một tên bộ hạ của ta.
Tà Chuẩn nói rồi liền bảo Gia Luật Cao:
- Ngươi mau dẫn một ngàn quân chặn binh Tống tại bờ sông Hắc Thủy, chờ binh Tống độ qua gần nửa thì xua binh ra giết.

Gia Luật Cao vâng lệnh kéo binh đi. Tà Chuẩn lại khiến Gia Luật Sa và Hàng Xiêm lãnh một muôn binh đi đến vây binh Tống.
Hai tướng vâng lệnh ra đi.
Tà Chuẩn sai khiến xong, đi với Gia Luật Hưu Ca chuẩn bị tiếp ứng.
Bấy giờ trời vừa chạng vạng, Dương Nghiệp, Diên Chiêu giả bộ đốn cây thả bè xuống sông, Gia Luật Cao núp ở trên xem thấy đùa binh xuống đánh nhau, binh Tống giả đò kinh sợ hối lui lên bờ. Binh Liêu rượt đuổi theo binh Tống. Diên Chiêu vừa đánh vừa chạy dụ binh Liêu đến chỗ phục binh.
Bỗng nghe một tiếng pháo lớn, tên bắn ra như mưa. Gia Luật Sa và Hàng Xiêm kéo binh ra vừa đến trại Tống đã nghe quân ó vang trời thì biết là trúng kế, liền dẫn binh đi tiếp cứu.
Trong rừng, Diên Đức nghe tiếng pháo liền khiển quân châm ngòi hỏa, cháy rực trời, quân giữ kho lương đều bỏ chạy Diên Đức thừa thế đến đốt cháy hết kho lương rồi dẫn binh qua sông đánh giết quân Liêu vô số.
Bấy giờ, Gia Luật Cao thấy phía trại lương có lửa, nên lùi lại bị Lưu Đình Hàng phục binh trên mé sông Hắc Thủy đón đánh dữ dội.
Còn Gia Luật Sa vừa đem binh tới bị Diên Chiêu và Lưu Đình Hàng đánh úp, quân sĩ nước Liêu bỏ gươm chạy trốn tơi bời.

Tướng Tống chận giết, thây nằm chật đất.
Diên Đức thừa thế đánh bọc hậu phía sau thành, Gia Luật Hưu Ca thất kinh phò Tà Chuẩn lén mở cửa thành phía Bắc mà chạy. Chẳng ngờ vừa ra khỏi cửa gặp Ngạn Tấn phục binh, quân sĩ điếng hồn không biết đường nào mà trốn. Cũng may nhờ có Gia Luật Hưu Ca tả đột hữu xung, phò vẹn toàn ra khỏi trận. Còn lúc này, Dương Nghiệp kéo binh vào thành trọn vẹn.
Trời vừa sáng, thấy trong thành đã dựng cờ đại Tống, tướng sĩ kêu nhau vào ra mắt.
Dương Nghiệp nói:
- Nay ta thừa cơ tiến binh thì lấy Yên Thành không khó.
Lưu Đình Hàng cản lại, nói:
- Binh ta đã mệt mỏi lắm, và lương thảo cũng gần hết rồi, không nên khinh địch vào sâu trong đất giặc.
Dương Nghiệp nghe nói lương thảo gần hết nên đồn binh tại Ngõa Kiều Quan cho bênh sĩ nghỉ ngơi.

Lời Bàn
Trong lúc khổ cực ai cũng tiếc công lao mình, tránh né nhiệm vụ, còn đến lúc ban thưởng thì lại tranh nhau hưởng thụ.
Cha con Dương Nghiệp có công lớn được triều đình trọng thưởng, làm cho các quan đại thần xầm xì, ganh tỵ, cha con Dương Nghiệp phải từ chức lánh thân.
Ấy vậy trong cuộc sống con người, nhiều kẻ ganh tỵ về quyền lợi hơn là đem thân thân xây dựng sự nghiệp để rồi hưởng thụ.
Kẻ có lòng ganh tỵ bao giờ cũng là kẻ bất tài mà muốn thụ hưởng cao sang. Những bậc anh hùng hào kiệt thường đem thân mình giúp đời trả lại công lao ấy, bởi lẽ họ không tham hưởng thụ, họ khinh thường danh lợi mà chỉ trọng đạo nghĩa làm người.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét