Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

Tam Hạ Nam Đường 31 - Hết 5

Trang 5 trong tổng số 10

Hồi Thứ Bốn Mươi Hai
Đãi tướng sĩ, Triệu Phổ từ quan,
Trường xạ tiễn, Mỹ Bân được thưởng.

anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Bấy giờ Gia Luật Tà Chuẩn về an dưỡng nơi Kế Châu, nghĩ càng giận Dương Nghiệp, nên nhóm chúng tướng muốn kéo binh trở lại quyết tử chiến một lần nữa.
Gia Luật Hưu Ca nói:
- Xưa nay xuất trận thắng bại là lẽ thường nguyên soái chẳng nên hổ thẹn làm chi. Bây giờ ta nên dâng sớ về kinh và xin binh đến giúp, như vậy mới mong phá được binh Tống.
Tà Chuẩn nghe lời, viết tờ sớ sai quân về đại thành tâu tự sự. Thái Hậu xem xong hỏi sứ giả:
- Vậy chớ Tống tướng đó tên chi? Mà dụng binh hay như vậy?
Sứ giả thưa:
- Tống tướng là người Hà Đông, ở Sơn Hậu Thành tên là Dương Nghiệp.
Tiêu Hậu nói:
- Ta vẫn nghe tên ấy đã lâu thiên hạ gọi là Dương vô địch. Nếu người này cầm binh cho Tống Đế, thì binh ta khó thắng.
Tiêu Hậu nói xong sai Gia Luật Hề Để đem theo mười muôn binh cứu ứng với Gia Luật Tà Chuẩn.
Dương Nghiệp hay tin liền hỏi chư tướng:
- Nay tướng Liêu là Gia Luật Hề Đễ đem binh cứu ứng, mà mình thì lương thảo đã gần hết, biết làm sao mà chống đỡ. Theo ý ta hôm nay sai một người về Biện kinh, tâu việc Liêu binh cho Thánh Hoàng rõ, và vận lương cho đủ, mới dám cùng nó giao tranh.
Lưu Đình Hàng nói:
- Nguyên soái tính rất hay, vậy xỉn cho người đi gấp mới đặng

Dương Nghiệp liền sai Thái Nhạc về triều trình tấu.
Thái Nhạc vâng lời ra đi không bao lâu đã về đến kinh thành, yết kiến vua Thái Tôn tâu rõ tự sự .
Thái Tôn nghe nói muốn thân chinh, nhưng các quan hết lời can gián.
Quan đại thần Triệu Phổ bước ra tâu:
- Xin bệ hạ giáng chỉ đòi Dương Nghiệp về, và sai người đến trấn thủ các ải địa đầu, thì nước Liêu chúng nó không làm khó dễ chúng ta.
Vua Thái Tôn nhận lời, liền sai người ra đòi Dương Nghiệp.
Bấy giờ Dương Nghiệp được chiếu triệu về kinh nên hội chư tướng nói:
- Nay có lệnh triều đình dạy ta ban sư, vậy các ngươi mau sắp đặt phòng ngừa binh Liêu theo quấy rối.
Diên Đức nghe nói liền thưa:
- Nay tướng Liêu đã khiếp vía kinh hồn, mà chẳng thừa dịp này đánh vào U Châu, lại triệu tướng hồi trào thật quá uổng.
Dương Nghiệp nói:
- Ta cũng có ý như vậy, song lệnh vua đã ban ra, không thể làm trái.
Dương Nghiệp nói xong lựa người ở lại giữ Ngõa Kiều Quan, còn bao nhiêu binh mã thì kêu về Trường An phục chỉ.
Người sau có làm bài thơ hối tiếc như sau:
Công đã gần nên, chiếu triệu hồi,
Tiếc thay cơ hội uổng công tôi.
Dương gia thật đáng lòng trung nghĩa.
Muôn thuở người nghe tức giận đời .
Cha con Dương Nghiệp về đến kinh, vua Thái Tôn liền hối quân dọn ăn mừng, đãi đằng như tướng đi chinh Liêu về.
Hôm sau, Triệu Phổ vào chầu, dâng sớ xin từ chức thừa tướng.
Vua Thái Tôn nghe nói ngơ ngẩn, lấy làm lạ hỏi:
- Ta với khanh từ thuở nhỏ đã tri ngộ với nhau nhờ khanh. giúp đỡ việc trị nước, nay khanh từ chức là ý gì?
Triệu Phổ tâu:
- Không có việc gì hết. Tôi thấy nhân. lúc thái bình mà xin từ chức để về an dưỡng, xin Bệ hạ xét lại.
Thái Tôn thấy Triệu Phổ muốn về an nghỉ, nên nhận lời.
Triệu Phổ bái tạ lui về dinh.
Hôm sau bá quan vào chầu, vua Thái Tôn tỏ ý thương tiếc Triệu Phổ có công với triều đình. Tống Ký thấy vậy liền tâu:
- Ơn đức của Bệ hạ không ai không cảm mến. Nhưng Triệu Phổ cũng đã già nua, trở về dưỡng lão cũng là chuyện bình thường.

Năm ấy, triều Tống cải niên hiệu là U Hy. Năm đầu, vua Thái Tôn nhớ đến ông Trần Đoàn liền cho sứ lên núi Hoa Sơn mời xuống yến ẩm.
Trần Đoàn được tin vua triệu, liền xuống núi vào ra mắt Thái Tôn.
Vua Thái Tôn rất hậu đãi, mở tiệc linh đình, cùng Trần Đoàn ăn uống.
Bấy giờ nhân dịp trong ngoài yên lặng, đâu đó bình an, vua Thái Tôn hạ chỉ cho dân chúng ở kinh đô, mọi nhà đến bày một cuộc vui ba bữa, đèn đuốc rực trời. Vua Thái Tôn ngự giá đi xem, hết cuộc vui này đến cuộc vui nọ rất nên hoan hỉ.
Sau đó, vua Thái Tôn về triều ra lệnh đòi các tướng và quan cận thần đến xem hoa uống rượu, vui chơi cả ngày.
Vua Thái Tôn nói:
- Lúc này khí xuân đang ấm thiên hạ thái bình, cỏ cây tươi tốt các khanh làm thi phú, góp vui cho trẫm.
Sau đó mỗi người làm một bài thơ, vua Thái Tôn xem bài nào cũng khen hay và nói:
- Nay nước nhà lạc nghiệp an dân, nhưng nếu bỏ việc võ nghệ sau này khó xây dựng lại. Nay trẫm đòi hết các võ thần và chư tướng đến võ trường cỡi ngựa bắn tên, cùng nhau tỉ thí cho trẫm xem.
Tống Ký tâu:
- Nếu Bệ hạ có lòng lo lắng điều ấy thiết là phước cho nước Tống đó.
Vua Thái Tôn liền khiến làm một trường xạ tiễn gần nơi vườn hoa rồi ra lệnh cho các tướng mang cung cưỡi ngựa đến hầu lệnh.
Vua thái Tôn phán:
- Nếu ai vào trường, bắn trúng hồng tâm thì trẫm thưởng ngựa hay áo tốt, còn bắn không trúng thì thôi trẫm không trách phạt.
Lệnh vừa ban ra bỗng có một thiếu niên tên Vương Đình Mỹ xông ra cỡi ngựa giương cung nhắm hồng tâm bắn ra một mũi tức thì trống đổ chuông rung, các quan đều vỗ tay khen ngợi. Đình Mỹ rất vui mừng quầy ngựa đến trước ngự tiền chờ lệnh.
Vua Thái Tôn khen:
- Ngày nay cháu được như vậy mới đáng con nhà Vương tướng.
Thái Tôn nói xong liền thưởng một cái hồng bào và một con bạch mã. Đình Mỹ lạy tạ ơn lui ra đứng một bên.
Bỗng có một tướng xông ngựa ra, giương cung nhắm hồng tâm bắn trúng một mũi nữa. Ai nấy đều ngợi khen, xem ra là đại tướng Tào Ban.
Tào Ban liền xuống ngựa đến trước ngự tiền lãnh thưởng.
Vua Thái Tôn cũng khen, và ban cho áo và ngựa.
Hôm ấy, vua tôi ăn uống cả ngày. Khi ấy Tần vương đi ngang qua ngõ Sở Vương là Nguyên Tá.
Nguyên Tá là con !ớn của vua Thái Tôn, hồi thuở nhỏ Tần Vương rất thông minh và tướng mạo giống như vua chẳng khác, nên Thái Tôn yêu mến lắm. Rủi một ngày kia mang bệnh, lúc này mới hết, nên vua không cho đi tỉ thí.
Khi Tần Vương về ngang đó, biết được việc tỉ thí vừa rồi, lẩm bẩm nói:
Người khác đều đến dự hội yến, lãnh thưởng, còn ta không đặng dự tiệc, mà không ai hỏi han đến.
Tần Vương nói rồi đi đập phá khắp nơi, và sai quan hầu lấy rượu uống, rồi nửa đêm một mình lén đi chất lửa đốt cung thất.
Dân trong thành xem thấy khói lửa bay lên ngùn ngụt đều thất kinh, còn quân sĩ chạy tới cứu chữa cũng chẳng tắt. Vua Thái Tôn gạn hỏi duyên cớ mới biết rõ là Tần Vương làm như vậy bèn hạ chỉ truất phế Nguyên Tá ra làm dân và cho ở quận Châu an tại.
Lệnh vua đã ban, Nguyên Tá lấy làm hổ thẹn, ăn năn thì việc đã rồi.

Lời Bàn
Trong vui chơi, bao giờ cũng có cái buồn, nếu cuộc vui không đem lại nguồn vui chung.
Vua Thái Tôn chinh phục các nơi, đem lại thái bình thạnh trị, thiên hạ vui, thì nguồn vui ấy là mối vui chung của mọi người. Nhưng ở đời, nguồn vui nào cũng phát xuất những cái buồn không lường trước được. Kẻ đã vui còn muốn được vui nhiều hơn, để chiếm nguồn vui của thiên hạ, bởi vì nguồn vui là một phương tiện để hưởng thụ, mà trong hưởng thụ ai cũng muốn tranh đoạt cho mình. Đến nỗi anh em trong nhà khi vui cũng cảm thấy lẽ bất công trong niềm yêu thương ruột thịt.
Tâm trạng con người là thế, tâm trạng nảy sinh nhiều biến cố để dẫn đến sự buồn bực đến với niềm vui.
Hồi Thứ Bốn Mươi Ba
Tào Bân dẫn binh lấn đất Liêu
Hưu Ca bày trận vây tướng Tống.

Lúc này Gia Luật Hưa Ca thấy đại binh của Tống đã kéo về nước thì thường ngày tập luyện quân nhân, đặng trả hờn mối đại bại.
Hôm sau, Hưu Ca cho người qua Trung Nguyên dọ thám, về báo rằng:
- Chúa tôi vua Tống đang yến ẩm chơi bời chớ không lo việc binh tình gì hết.
Hưa Ca hay tin, lật đật về tâu với Tiêu Hậu:
- Ngu hạ tội cãi muôn thác, vì đem binh ra thất đã mấy lần, nay nhân dịp bên Trung Nguyên không phòng bị, chúa tôi đang vui háo hức lúc thanh nhàn, nên sẵn cơ hội này Bệ hạ phát thêm binh cho tôi đi một phen nữa, tôi nguyện ra hết sức bình sánh kẻo rốc binh đến kinh thành, thâu đồ thế đặng trả hờn ngày trước.
Tiêu Hậu nghe tâu lắc đầu nói:
- Tướng quân cả năm nay đem binh đều bất lợi, và lúc này Tống binh cũng mạnh mẽ bội phần, ta e có khi tướng quân chẳng đặng sự mà xảy đến.
Tiêu Hậu vừa phán, Gia Luật Sa quì xuống tâu nữa:
- Cơ hội tốt như lúc này ít có, và tháng ngày thấm thoát như thoi đưa xin bệ hạ nhân lúc Tống trào không phòng bị, dùng một cữ mà khá lấy đại công.
Tiêu Hậu thấy các quan đều muốn thì nghe theo, liền xuống chỉ cho Gia Luật Hưu Ca làm giám quân, Gia Luật Sa làm tiên phong và võ tướng từ nhị phẩm sắp xuống, đều theo dưới cờ mà nghe điều khiển.
Hưu Ca được lệnh cả mừng, trong ngày ấy từ tạ Tiêu Hậu, rồi kéo mười vạn binh ra khỏi thành, nhắm. ranh đất Trung Nguyên dẫn binh bắt đầu từ Sóc Vân mấy châu đó đánh tới.
Thám mã của Tống trào hay đặng việc đó, bay ngựa về Trường An báo tin ấy. Thái Tôn nghe báo nổi giận nói rằng:
- Đồ vô loại, khi không dám sanh sự, đem binh rối loạn biên thùy.
Liền quyết định ra lệnh thân chinh.
Tống Ký tâu:
- Nước Liêu dầu muốn xâm phạm biên cương thì cũng có tướng ngăn cản, lẽ nào Bệ hạ nhọc lòng, dấn thân vào chốn binh lửa.

Vua Thái Tôn thấy quần thần can gián, nên còn lưỡng lự.
Tề Hiền bước ra giới thiệu Tào Bân làm U Châu quảng thủ thủy thống lãnh mười muôn binh nhắm nước Đại Liêu đánh tới.
Tào bân vâng chỉ, sắp đặt đâu đó xong xuôỉ phát pháo kéo quân đi ra khỏi biên thùy hạ trại.
Lúc này Phan Nhơn Mỹ và Cao Hoài Đức đi ngã Hoàng Châu, còn Tào Bân và Hô Diên Táng đi ngã Tân Thành, hai bên đánh úp lại.
Lúc ấy là tiết xuân khí trời ấm áp, cây cỏ xanh tươi, quân sĩ Tào Bân vừa kéo tới Tân Thành thì tướng giữ ải Tân Thành là Hạ Tư hay tin bèn dẫn binh đối địch.
Tào Bân thấy tướng nước Liêu liền giục ngựa hét:
- Liêu tướng, sao chưa chịu xếp giáp đầu hàng, còn đợi ta nhọc sức hay sao?
Hạ Tư nổi giận nói:
- Ngươi tài cán gì mà dám đến đây xâm chiếm biên cương? Ta sẽ cho ngươi biết tài cao thấp.
Tào Bân quay lại hỏi các tướng:
- Trong chư tướng có ai dám ra bắt thằng giặc Liêu đó không?
Hô Diên Táng lướt tới nói:
- Để tôi bắt nó cho.
Nói rồi xốc tới chém Hạ Tư. Hai bên đánh nhau kịch liệt hơn mấy chục hiệp; Hạ Tư đuối sức quay ngựa chạy dài. Diên Táng đuổi theo đâm chết Hạ Tư, rồi đốc quân vào lấy ải.
Quân nước Liêu vỡ loạn, kéo nhau chạy khỏi Tân Thành.
Qua ngày sau, Hô Diên Táng tấn binh đến Phi Hồ Lãnh, tướng giữ ải này hay tin, hội chư tướng bàn luận:
- Tống binh rất mạnh chỉ một trận đã chiếm Tân Thành, chúng ta biết làm thế nào mà chống cự. Chi bằng mở cửa ải, kéo cờ hàng cho khỏi bị khổ sở sinh linh.
Tướng Đại Bàng Đước, và Chiêu An Sử đồng nói:
- Nếu tướng quân làm như vậy thì tướng Tống khi dễ chúng ta thà liều chết hơn là mang nhục.
Hai tướng nói rồi về dinh sắp đặt, kéo binh ra thành lập thế trận. Binh Tống kéo đến, thì hai tướng Liêu đã giục ngựa ra cản lại hét lớn:
- Vua nước Tống quá tham lam, dám dẫn binh xâm chiếm bờ cõi nước ngoài. Chúng ta quyết không tha.

Hô Diên Táng chẳng nói lời nào, giục ngựa đánh cùng tướng Liêu.
Đại Bàng Đước đánh hơn năm chục hiệp, Diên Táng giả thua, lui binh vào giữa trận, Đại Bàng Đước không ngờ, giục ngựa đuổi theo, bị Hô Diên Táng dùng thế bắt sống trên lưng ngựa. Binh Liêu trông thấy thất kinh, bỏ gươm giáo đầu hàng.
Tào Bân đem Đại Bàng Đước bêu đầu. Trong Thành, chúa soái là Lữ Hành Đức liền mở cửa ải đầu hàng.
Tào Bân kéo binh qua khỏi Phi Hổ Lãnh, đến vây ải Linh Kỳ.
Tướng giữ ải này tên là Hồ Đạt, hay tin trước cho nên phòng bị sẵn sàng. Lúc binh Tống đến nơi, Hồ Đạt kéo binh ra chân đánh.
Hô Diên Táng cũng đốc binh giao chiến, tiếng chiêng trống dậy trời, bụi bay rợp đất.
Hai tướng đánh nhau hơn một trăm hiệp, mà chưa thấy hơn thua.
Hô Diên Táng nghĩ thầm:
- Tên tướng Liêu này thật cũng đại tài, nếu ta không dùng mưu kế thì khó thắng nổi.
Nghĩ rồi, liền quay ngựa chạy vòng xung quanh trận. Hồ Đạt cứ rượt theo, Diên Táng dùng roi kim tiên quất Hồ Đạt té xuống ngựa chết tốt.
Tào Bân trông thấy mừng rỡ, xua binh tới chém giết quân Liêu, thây nằm chật đất, rồi dẫn quân vào thành tra xét lương thảo và hạ lệnh an dân.
Tào Bân kêu Hô Diên Táng đến khen:
- Đã mấy trận rồi, tướng quân đều thâu thành đoạt ai dễ như trở bàn tay, tài ấy ta không bì kịp.
Hô Diên Táng thưa:
- Ấy là nhờ có nguyên soái tính hay, chớ tiểu tướng này có công cán bao nhiêu mà dám sánh!
Tào Bân nghe Hô Diên Táng khiêm nhường mấy điều, rất phục và khen thầm:
- Chí độ như vậy mới cao.
Tào Bân liền tả biểu sai người về cho vua Thái Tôn thấu rõ tin lành.
Chẳng bao lâu Thái Tôn tiếp đặng tin ấy, mở ra xem thấy thất kinh và nói:
- Vì cớ nào tấn binh mau dường ấy? Mới có mấy ngày mà thắng đặng ba bốn thành vậy, mới là tay hảo hớn đó!
Vua Thái Tôn khen rồi, liền tả chiếu, dạy sứ ra khiến Tào Bân đóng binh tại Linh Kỳ an nghỉ, và chừng nào cho đạo binh Phan Nhơn Mỹ đi đến nơi sẽ hiệp nhau tấn bộ nữa.
Tào Bân đặng chỉ ấy còn đương nghị, thoạt nghe có quân vào báo:
- Đạo quân của Phan Nhơn Mỹ đã đi đến!

Tào Bân nghe báo cả mừng, cho tướng sĩ ra mời vào nghị luận.
Phan Nhơn Mỹ đến nơi, vào ra mắt Tào Bân kể chuyện lấy đặng Hoàn, Sóc mấy châu, lại thâu phục đặng mãnh tướng như Triệu Ngạn Chương và Triệu Hy Viên cùng mười mấy tay hổ tướng nữa.
Tào Bân khen một hồi rồi nói:
- Mới đây tôi tiếp đặng tin của Thánh Hoàng dặn bảo rằng: tôi phải đợi đạo binh Chiêu thảo đến đây rồi sẽ tấn nữa. Vậy thì hôm nay chúng ta nghỉ một bữa, rạng ngày kẻo binh qua Trác Châu khiêu chiến.
Nhơn Mỹ vâng lời, đóng binh an nghỉ.
Qua ngày sau, các tướng kéo rốc đại binh ra khỏi Linh Kỳ, nhắm Trác Châu thẳng tới.
Lúc này Gia Luật Hưu Ca đồn binh tại Vân Châu, có thám mã về nói:
- Đạo binh Tống nhắm đường qua Trác Châu, trong một vài ngày nữa sẽ tới.
Hưu Ca nghe báo thất kinh, lật đật lệnh dẫn hết đại binh mình đến phía Nam thành Trác Châu cách xa chục dặm hạ trại.
Ba quân vâng lệnh, nội ngày ấy kéo đi, chẳng bao lâu đến chốn. Khi đó Hưu Ca đòi Gia Luật Sa đến trại trung nói:
- Tống binh hôm nay đã sâu vào nơi huyệt địa rồi, thế đó cũng đã mỏi mệt, nên nhân sẵn cơ hội này dẫn một đạo binh vào thành trì thủ và kiên bế cho nghiêm, đợi Tống tướng bớt oai yếu thế rồi, chừng ấy sẽ dồn binh ra đánh tróc.
Gia Luật Sa vâng mạng kẻo binh đi .
Hưu Ca liền kêu Huê Thắng dạy rằng:
- Ngươi mau dẫn một muôn binh mạnh, lén đi bọc ngõ tiểu lộ qua ải Linh Kỳ, và kiếm nơi mà phục binh, đặng đón đoạt đường lương hướng của Tống, như vậy mới bớt oai thế giặc đặng.

Huê Thắng vâng mạng, lập tức dẫn binh đi.
Hưu Ca lại khiến bổn bộ binh mình canh giữ dinh trại cho chắc chắn, ban ngày thì dẫn nhau ra trước tập luyện cho tinh nhuệ oai phong, và muốn khoe mình cho Tống binh khiếp sợ. Còn ban đêm, cứ việc dẫn tốp thì năm trăm, tốp thì ba trăm quân mạng, đến tại dinh Tống cướp phá cầm chừng làm cho yếu oai Tống tướng.
Hưu Ca phòng bị sẵn sàng còn chiến tướng cứ chiếu theo mà làm.
Lúc này Tào Bân hết sức tức giận, ra đốc lực các tướng mình áp vào dưới thành đặng địch chiến. Liêu binh cứ việc ở trong thành làm thinh là kiên bế giữ gìn nghiêm nhặt, cùng lăn cây đá xuống thường thường chẳng dứt.
Tống binh lúc này không làm gì nổi, và xem thấy sự tinh nhuệ của Liêu binh có oai thế, thì chẳng dám khinh mà áp tới.
Bên Tống túng quá, thét phải đóng binh lại hơn mười ngày mà ngó vây. Lúc này trong quân lương thảo không đủ dùng. Tào Bân đã quýnh tới không hiểu tại sao mà bặt đường lương như vậy?
Trong lúc Tào Bân đang ló lắng, bỗng có một thám mã bay ngựa về báo:
Đã mấy ngày rày đường lương thảo đều bị Liêu tặc chúng nó đón đoạt thâu, nên tôi phải mau về báo tin cho chúa soái!

Lời bàn
Nếu ở phương diện quốc gia, người ta lấy uy quyền khống chế thiên hạ, thì ở phương diện cá nhân người ta lấy uy danh cá nhân phô trương uy tín của mình.
Nước Tống sau khi củng cố thế lực trong nước, lại đem binh chinh phục Liêu bang, với mục đích là bắt các liên bang tùng phục mình, bắt các nước tùng phục không phải về quyền lợi mà chỉ vì danh vị.
Bản chất háo danh là ý thức khoe khoang của con người, nhưng nếu khoe khoang một cách lố bịch thì làm trò cười cho thiên hạ, lời tục có nói: "Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập” . Hễ có mùi thơm thì tự nhiên tỏa khắp nơi, can gì phải nhờ đến làn gió thổi.
Hồi Thứ Bốn Mươi Bốn
Sa cơ Cao Hoài Đức từ trần
Tiến cử Dương Diên Bình hộ giá

Tào Bân hay tin thám mã về báo quân Liêu đã đoạt hết lương thảo thì thất kinh, mồ hôi toát ra như tắm. Liền nói với Phan Nhơn Mỹ:
- Tướng giặc mấy ngày nay đón đường cướp lương thảo, nay trong quân không còn bao nhiêu lương thực, vậy phải mau mau lui binh về Hùng Châu đồn trú đỡ, kẻo quân giặc biết được tình trạng này, đem binh đến bọc hậu thì binh ta khó bề chống nổi. Phan Nhơn Mỹ khen phải, liền thôi thúc ba quân rút binh về Hùng Châu.
Cuộc rút quân vô sự nên Tào Bân mới an tâm, viết sớ sai sứ về triều vận lương.
Vua Thái Tôn tiếp được tin, nổi giận nói:
- Quân ta đang tấn công ào ạt như vậy, sao lại lùi về Hùng Châu mà đợi lương, thật là làm nhẹ oai tướng nước Tống.
Nói rồi hẹn thảo chiếu, ra lệnh cho Tào Bân:
- Không nên thối binh nữa. Phải sắp xếp kế hoạch tấn binh qua Bạch Câu mà bình định Phiên quốc.
Tào Bân tiếp được chiếu vua, liền hội chư tướng nói:
- Lệnh vua đã truyền như vậy, bọn ta phải liệu thế nào?
Phan Nhơn Mỹ nói:
- Thế giặc còn đang thạnh lắm, còn đường sá thì chúng ta không thuộc, rủi gặp sự bất trắc thì liệu làm sao? Chi bằng ở lại Hùng Châu thêm một ít ngày rồi sẽ tính.

Cao Hoài Đức nói:
- Chiếu vua như vậy mà cứ đóng binh thì sao yên, chi bằng thuận theo lời chúa tấn công cho khỏi bị ngờ vực.
Tào Bạn lúc này cũng bối rối, nên nhất định thâu lương thảo chở theo, Tống binh tới Các Châu một lần nữa.
Gia Luật Ca hay tin ấy, liền viết thơ sai quân đem vào thành nói cho Gia Luật Sa biết:
- Nên thừa lúc sơ hở cùng tướng Tống, hôm nay xuất đại binh ra, chắc binh Tống rối loạn, phải rút binh. Làm như vậy ắt trọn thắng.
Gia Luật Sa y lời, sắp đặt đội ngũ đâu đó tề chỉnh, đợi binh Tống đến quyết chiến.
Còn Gia Luật Hưu Ca sai Gia Luật Nạp dẫn một đạo binh đến Sào Lâm mai phục.
Sắp đặt xong, Hưu ca, và Hề Để kéo binh thẳng đến Kỳ Câu Quan khiêu chiến.
Hôm ấy, binh Tống đã đi một ngày đêm, ngựa không nước uống, người đã mỏi mệt, thấy giặc oai nghi thì trong lòng rung động. Cao Hoài Đức thấy lòng quân không định, vội ra ngựa đi trước Liêu quân, cố làm cho quân nước Liêu mất khí thế.
Gia Luật Hề Để nổi giận xốc ngựa tới đánh với Cao Hoài Đức dụ Cao Hoài Đức vào trận. Lúc ấy Gia Luật Hưu Ca làm ra vẻ yếu thế dụ tướng Tống vào đến quân khẩu, thì Gia Luật Nạp phục binh nổi dậy chọn đường vây binh Tống vào giữa.
Còn Gia Luật Sa được tin xua binh trong thành ra một lượt áp đến bắn tên ào ào, tiếng quân la ó vang trời dậy đất.
Tào Bân thấy binh sĩ rối loạn, liền quay ngựa chạy dài, nhưng chạy chưa được bao xa thì con ngựa quỵ xuống.
Tao Bân đang lúng túng thì có Hô Diên Táng phi ngựa đến nói:
- Chủ tướng theo tôi mà thoát thân.

Nói xong, Hô Diên Táng liền bảo hộ Tào Bân ra khỏi trùng vây.
Lúc này Phan Nhơn Mỹ đầu cổ tơi bời, mình mẩy không còn manh giáp, bỗng thấy Hô Diên Táng vừa cứu Tào Bân ra khỏi trùng vây, cũng muốn theo Hô Diên Táng thoát ra, nhưng binh Liêu vào đến, không còn lối thoát.
Cao Hoài Đức lúc ấy cũng bị vây nơi giữa trận, chống cự với Gia Luật Nạp hơn mấy chục hiệp, thì bị Gia Luật Sa dẫn quân ào tới giết Cao Hoài Lương tại trận.
Cao Hoài Đức hay tin lật đật đem binh tới giải cứu cho em mình, nhưng thân thể đã bị mấy mũi tên, máu nhuộm ướt giáp.
Đã vậy quân Liêu càng lúc càng đông, Hoài Đức ráng hết sức bình sanh cũng không thoát ra khỏi được.
Cao Hoài Đức bèn rút gươm tự vẫn vì bị nhục nhã, hư danh của một tướng Tống Quốc.
Cao Hoài Đức tử trận, có quân báo cho Tào Bân hay. Tào Bân lật đật ra lệnh lui quân, chạy qua mé sông, theo đường tắt ở chân núi trở về Tân Thành kiểm điểm lại thấy quân sĩ hao quá nửa, vội viết sớ sai người về triều báo lại cho vua Thái Tôn hay.
Vua Thái Tôn được tin thì toát mồ hôi, than:
- Ấy cũng vì ta nóng lòng một chút mà làm hại binh tướng mấy chục muôn.
Bá Quan thấy vậy khuyên giải. Vua Thái Tôn liền hạ chiếu đòi Tào Bân về, và giao cho phó tướng là Mê Tín ở lại cầm binh coi giữ Tân Thành.
Tào Bân được lệnh dẫn hết tướng sĩ về triều phục tội.
Vua Thái Tôn thấy vậy an ủi:
- Bởi vì trẫm không rõ địa thế, nên đốc thúc tiến binh, không phải tội các khanh đâu.
Tào Bân thấy vua tha tội, liền lạy tạ lui ra. Kế đó vua Thái Tôn giáng chỉ sai Hô Diên Táng dẫn một đạo quân ra coi làm hai cái đồn nơi Định Châu và Trùng Tấn, rồi đồn binh trấn thủ, không cho quân nước Liêu xâm lấn.
Bấy giờ Tào Bân trở về dinh buồn bực nghĩ thầm:
- Ta có trách nhiệm điều binh khiển tướng, lại để cho sinh linh chết đến mấy mươi muôn, thật không còn đáng mặt làm người.
Nghĩ như vậy, Tào bân vội viết sớ xin từ chức.
Vua Thái Tôn cực chẳng đã cũng phải nhận lời, sai người trấn nhận tại Phòng Châu để an dưỡng.
Lúc này vua Thái Tôn mới nhớ đến công lao Cao Hoài Đức, nên đòi hai người con là Cao Lân và Cao Phụng đến phong làm chức Đoàn luyện sứ Đại châu.
Bấy giờ Gia Luật Hưu Ca, khi được trọn thẳng về thành, liền viết biểu về kinh, xin với Tiêu Thái Hậu, cử đại binh thừa cơ diệt Tống.
Tiêu Hậu lật đật sai người trở lại Trác Châu ngăn lại, nói:
- Binh ta mới thắng trận, người mỏi ngựa mệt, chỉ nên dưỡng sức mà giữ nguyên ải.

Gia Luật Hưu Ca tuân lệnh, đóng binh tại Trác Châu, không hành động gì nữa.
Vua Thái Tôn hay tin nước Liêu đang dưỡng binh nên cũng bớt lo. Nhưng có Bát Vương tâu:
- Binh Liêu lúc này rất mạnh, xin Bệ hạ truyền các tướng lập thêm đồn ải biên giới, để đề phòng chúng nó xâm lấn.
Vua Thái Tôn khen phải, hạ lệnh cho các đồn trấn ở biên cương lúc nào cũng phải đề phòng cẩn thận.
Một hôm vua Thái Tôn nhớ đến lời di chúc của Tiên đế, bèn hỏi quần thần:
- Anh trẫm ngày trước có lời dặn: phải làm sao thu được Ngũ Đài Sơn, vì đây là vùng đất quan trọng.
Quần thần nghe vua nói liền tâu:
- Tuy Tiên đế có lời dặn xong vừa rồi nước ta với nước Liêu đã đánh nhau hơn trăm trận, hao binh tổn tướng rất nhiều nếu bây giờ Bệ hạ cử binh đi nữa, thì rất bất tiện. Vả lại, Ngũ Đài Sơn là biên giới của nước Liêu, có Gia Luật Hưu Ca trấn giữ nếu Bệ hạ đến đó, chúng đem binh vây phủ, thì chúng ta biết tình thế nào mà thoát được.
Vua Thái Tôn nghe tâu, chưa biết tính sao thì Phan Nhơn Mỹ xin có ý kiến:
- Tôi xin tiến cử một người theo bảo hộ Bệ hạ đến Ngũ Đài Sơn thì chắc không có việc gì đáng lo.
Vua Thái Tôn hỏi:
- Khanh định tiến cử ai?
Phan Nhơn Mỹ nói:
- Người này là con lớn của Dương Nghiệp, tên là Dương Diên Bình, văn võ toàn tài, lược thao đầy đủ, xin dùng người ấy hộ giá thì mọi việc khỏi lo.
Vua Thái Tôn mừng rỡ phong cho Diên Bình làm hộ giá Đại Tướng Quân, truyền chỉ theo hộ tống.
Hôm sau, Diên Bình được lệnh dẫn hai muôn binh ra khỏi thành, hộ giá vua Thái Tôn nhắm Ngũ Đài Sơn tấn phát.

Lời Bàn
Lòng tham con người không bao giờ đủ, nếu không biết tự mình hạn chế cái đủ trong lẽ sống.
Vua Tống Thái Tôn đi chinh phục khắp nơi để thị uy trong thiên hạ, nước nào không tùng phục thì oán cừu.
Như vậy, là một kẻ vừa háo danh vừa tham quyền, làm khổ cho binh tướng. Trong lúc đánh với nước Liêu vừa bại trận thế mà chỉ buồn rầu trong chốc lát rồi lại muốn đoạt Ngũ Đài Sơn là một vùng đất biên giới của nước Liêu.
Tham vọng con người đặt trên xương máu của kẻ khác để hưởng thụ, thì thật là việc làm thiếu nhân đạo.
Người đời phải biết đến cái đủ, là cái so với kẻ khác mình không thua kém. Còn cứ nghĩ về quyền lực của mình thì chẳng bao giờ đủ.

Hồi Thứ Bốn Mươi Lăm
Thái Tôn ra viếng Ngũ Đài Sơn.
Diên Bình liều thác U Châu Địa.

Vua Thái Tôn rời Biện Kinh, đi chẳng bao lâu đã đến Ngũ Đài Sơn vào một ngôi chùa, kêu Quan Hữu Tư đem lễ vật bày trước bàn phật niệm hương giải nguyện.
Công việc vừa xong, vua Thái Tôn đích thân giộng chuông đánh trống, đốt nhang quì khấn vái:
- Nay tôi đến đây là vì lời dặn của Tiên Đế ngày trước, xin cầu đức phật ban ơn cho hưởng phước Thái Bình, muôn dân lạc nghiệp.
Vua Thái Tôn khấn vái xong, đến nghỉ tại cung Huê Nguyên. Có các quan hầu hạ.
Vua Thái Tôn nói:
- Trẫm bấy lâu mắc lo việc triều chính, nay sẵn dịp này muốn đi ngoạn cảnh rồi sẽ về triều cũng chẳng muộn.

Các quan nghe vua phán như vậy không ai dám ngăn cản.
Hôm sau, Vua Thái Tôn đi dạo chơi, đến một đỉnh núi rất xinh đẹp nối liền U Châu, hỏi ra mới biết đây là hòn Kỳ Lân chung quanh bao bọc nhiều núi nhỏ, hình tượng sắc sảo như tranh vẽ. Vua Thái Tôn rất ngợi khen, dẫn các quan lần lượt đi xem bốn phía.
Thoạt nhiên, đến một khoảng trống, vua Thái Tôn xem thấy có một hòn núi nhỏ, chính giữa lại có thành trì, phong cảnh rất xinh đẹp, liền hỏi các quan:
- Đây là đâu mà phong cảnh tốt tươi như vậy?
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Đó là U Châu thành, xưa nay đóng đô tại đó.
Vua Thái Tôn rất vui vẻ, nói với các quan:
- Ý trẫm muốn cùng các quan đến đó du ngoạn, cũng để biết cảnh đẹp của nước ngoài.
Bát Vương nghe vua phán thất kinh, bước ra tâu:
- U Châu là thủ đô của Tiêu Hậu, mà Bệ hạ muốn tới đó thì chẳng khác nào chim bay vào lưới rập. Xin Bệ hạ mau dời gót trở về, để tránh điều lo lắng.
Vua Thái Tôn nói:
- Ngày trước vua Đường Thái Tôn cũng đi bình định Liêu Đông, thường hay ra chiến trận, còn ta đây thiên binh vận mã, lo gì Tiêu Hậu, thôi các khanh sắp sửa theo trẫm đến đó mà du ngoạn.
Bát Vương thấy lệnh vua đã quyết, nên không dám cản ngăn, đồng dẫn nhau trở lại chùa.
Sáng hôm sau, xa giá rời khỏi Ngũ Đài Sơn đi về phía U Châu nhưng vừa tới phần Dương Địa bỗng thấy binh mã kéo đến rần rần giây phút đã có quân trở về báo:
- Có binh Phiên cản đường.
Vua Thái Tôn hỏi:
- Ai dám cản đường trẫm vậy?
Hỏi vừa dứt tiếng thì có quan bảo giá Dương Diên Bình giục ngựa vung thương phóng tới trước, gặp đại tướng của nước Liêu đông, tay cầm đại đao, cỡi ngựa xích thố tên là Gia Luật Kỳ.
Tướng ấy hét to:
- Tống tướng ! Mau trở về thì ta dung thứ, bằng đến đây xâm phạm cõi bờ thì chết uổng mạng.

Dương Diên Bình vung thương, lướt ngựa tới đánh.
Gia Luật Kỳ đánh được vài mươi hiệp bị Dương Diên Bình đâm một thương, liền quất ngựa chạy về.
Diên Bình cũng trở lại báo cho vua Thái Tôn biết.
Gia Luật Kỳ bị thua, chạy về tâu với Tiêu Thái hậu rõ sự tình.
Tiêu Thái Hậu nổi giận hỏi quần thần:
- Các khanh có biết tại sao quân Tống đến đó làm chi.
Già Luật Kỳ tâu:
- Cách mấy bữa trước, tôi có nghe quân báo rằng vua Tống tới Ngũ Đài Sơn vào chùa cầu nguyện, nhân tiện dường đến đây du ngoạn, chớ không có việc chi lạ.
Tiêu Hậu nghe nói mới hết sợ, liền phán các quan hỏi:
- Lúc trước có người xin ra binh phạt Tống, nay sẵn cơ hội này sao không ai dám xuất trình?
Tiêu Hậu vừa dứt tiếng, có Thiên Khánh Vương và Gia Luật Thượng đồng quì tâu:
- Hai tôi xin ra trận bắt Tống chúa đem về nạp cho Bệ hạ.
Tiêu Hậu y lời, nói:
- Hai khanh đi ta e bất tiện, vậy phải lựa một tướng nữa theo giúp mới được.
Lúc đó có Mã Yên là Hàng Diên Thọ ra xin Tiêu Hậu cấp quân trợ chiến.
Ba tướng sắp đặt đâu đó xoạc xuôi, dẫn binh ra vây thành Phần Dương, dinh trại đóng liền như bao lưới, binh khí sáng ngời chẳng khác một trời sao.
Tống Thái Tôn hay tin ấy tiền sai Dương Diên Bình đem quân đối địch.
Dương Diên Bình tâu:
- Binh Liêu rất mạnh mẽ, lại chuẩn bị trước lập bày trận thế, nếu ra đánh bây giờ không thể thắng được, xin Bệ hạ chậm vài ngày, để tìm cách giải phá trùng vây.
Qua ngày sau, Gia Luật thượng đốc sức binh Liêu kéo đem đánh phá binh Tống, làm cho binh Tống kinh hãi. Vua thái Tôn đứng ngồi không yên, dẫn các quan lên địch lầu xem thế trận.
Thái Tôn thấy binh Liêu vây phủ bốn phía dài hơn mấy dặm, thất kinh hỏi các tướng:
- Binh Liêu vây phủ như vậy, ta làm thế nào thoát thân cho đặng?
Phan Nhơn Mỹ tâu:
- Xin Bệ hạ chớ lo, tôi có một kế hoạch giải vây không khó, gần đây có Dương Nghiệp đồn binh tại Đại Châu, cách đây không xa lắm, nếu lựa một người cho giỏi, thoát ra hỏi trùng vây. đến cầu Dương Nghiệp cứu giá, ắt Dương Nghiệp giải cứu không khó.
Vua Thái tôn khen phải, liền hỏi các tướng:
- Có ai dám qua Đại Châu cầu cứu chăng?

Dương Diên Bình bước ra tâu:
- Ngu thần xin liều mình đền ơn Bệ hạ.
Vua Thái Tôn liền giao tờ cứu chỉ cho Diên Bình, rồi khiến mở cửa phía Đông thành, cho Dương Bình thoát ra cần cứu.
Khi Dương Diên Bình vừa ra khỏi điếu kiều thì gặp tướng Liêu là Lưu Quân Bật cản lại. Diên Bình ráng sức đánh nhau một trận giết được Quân Bật, làm cho quân Liêu tan rã, rồi thừa thế thoát thân.
Suốt đêm hôm ấy, Diên Bình đến Đại Châu, ra mắt thân phụ thưa rằng:
- Có chiếu của Bệ hạ sai con về đây xin phụ thân cử đại binh đến Phần Dương giải vây cho thánh giá .
Dương Nghiệp đắc ý. Hai cha con hiệp lực dẫn binh ra đi.
Chẳng bao lâu, binh của Dương Nghiệp đã kẻo đến nơi. Quân thám thính chạy về báo cho Thiên Khánh Vương hay.
Khánh Vương hội chư tướng nói:
- Nay cha con Dương Nghiệp đem binh đến cứu giá, thế nào chúng ta cũng phải liều sống thác một trận, trước hết, ta phải giả thua làm cho cha con nó tự đắc, để cho chúng nó nhập thành rồi sau sẽ vây lại nữa, thì mới trừ được chúng.
Chư tướng khen phải, hạ lệnh truyền binh mã lui ra hai chục dặm.
Binh Tống thám thính về báo cho Dương Nghiệp hay, Dương Nghiệp nghĩ thầm:
- Binh Liêu chưa đánh mà lui, chắc là có mưu kế chi đây.
Ta cứ kéo binh vào thành rồi sẽ liệu cách.
Nghĩ như vậy, Dương Nghiệp truyền lệnh vào thành triều kiến.
Vua Thái Tôn nói:
- Nếu không có khanh đến cứu viện thì làm sao quân giặc lui được. Uy danh của khanh đã làm cho quân giặc khiếp vía.
Dương Nghiệp nói:
- Người Phiên tánh tình khó lường, xin Bệ hạ sửa soạn xa giá trở về cung, không nấn ná ở đây nữa.
Vua Thái Tôn nói :
- Ngày mai trẫm sẽ thượng lộ! :
Vua Thái Tôn vừa nói dứt lời, bỗng có quân. vào báo:
- Binh Liêu lại kẻo đến đây vây như cũ.
Thái Tôn nghe báo thất kinh, nói với Dương Nghiệp:
Lời khanh nói thật rất đúng. Bây giờ phải làm thế nào để lui được quân Liêu.
Dương Nghiệp tâu:
- Xin Bệ hạ lui vào trướng nghỉ an, để cha con tôi tính kế.
Dương Nghiệp nói rồi từ tạ lui ra, cùng các con lên dịch lầu xem thấy binh Liêu bốn phía đông nghịt, gươm đao lởm chỏm.
Dương Nghiệp lắc đầu, than:
- Tuy trận này không khó phá, nhưng vì mắc bảo hộ thánh hoàng và văn võ, biết làm sao cho tròn vẹn?
Dương Diên Bình thưa:
- Nếu phụ thân đã hết kế thì các con biết liệu làm sao?
Dương Nghiệp nói:
- Kế sách tuy có, nhưng phải có người tận trung.
Dương Nghiệp Bình thưa:
- Xưa nay phụ thân đã dạy lấy cái chết mà đền ơn nước.
Nay chúa thượng gặp nguy biến, thì thần tử đâu dám tiếc thân.
Dương Nghiệp nói:
- Nếu con chịu làm theo kế cha dạy thì bảo hộ thánh chúa mới được. Vậy để cha vào tâu với chúa thượng rồi con lãnh chỉ mà thi hành.
Kế đó, cha con kẻo nhau xuống dịch lầu, vào thẳng ngự điện tâu với vua Thái Tôn:
- Quân địch vây rất đông, nếu muốn phá giặc thì phải dùng kế Kỹ Tín cứu Hán Cao Tổ ngày trước. Bây giờ chẳng phải dùng kế trá hàng cho Phiên tướng ở Tây Môn rồi các quan bảo hộ thánh hoàng ra cửa Đông môn thì mới tiện.
Thái Tôn nói:
- Kế ấy rất hay ! Nhưng có ai chịu làm Kỹ Tín không?
Dương Nghiệp tâu:
- Xin Bệ hạ chớ lo việc ấy, con lớn tôi là Diên Bình chịu ãnh mạng đi làm việc đó. Bây giờ xin Bệ hạ làm hàng biểu, khiến người trao cho tướng Liêu, rồi sẽ theo kế ấy mà làm thì vô sự.
Vua Thái Tôn buồn bã nói:
- Trẫm nghĩ cha con khanh từ trước đến nay chưa được trọng đãi mà nay khanh lại lấy thân đem ra bảo vệ trẫm thì thật là ơn đức không lấy gì đền.
Diên Bình thấy vua lưỡng lự, liền tâu:
- Ngu thần tuy bất tài, nhưng nguyện thi hành kế ấy, xin Bệ hạ sắp đặt mà dời chân cho kịp kẻo trễ nải mang khốn. Còn việc làm của cha con hạ thần thì chỉ là đạo thần tử đâu dám tiếc thân.
Dương Diên Bình vừa nói dứt lời, thì đã có quân vào báo:
- Binh Liêu đã phá được ngoài thành, làm sập một tấm vách, chúng nó đang thả bè kéo quân vào công phá nữa.
Diên Bình lật đật tâu:
- Xin thánh thượng mau cởi ngự bào giao lại cho tôi, đặng tôi cùng mấy anh em là Diên Chiêu, Diên Tự bào giá Bệ hạ ra cửa phía Đông lánh nạn. Còn ngu thần với bốn đứa em khác là Diên Định, Diên Huy, Diên Lăng và Diên Đức ở lại đây, rồi đồng ra cửa phía Tây làm theo kế. Nếu lúc này mà thánh thượng không quyết thì chẳng khỏi bị chết trong thành này.

Vua Thái Tôn thấy cha con họ Dương hết lòng đền nợ nước thì không nỡ, bất đắc dĩ phải cởi ngự bào trao cho Diên Bình.
Dương Diên Bình tìm một người miệng lưỡi, đem hàng biểu đến dinh phiên.
Tướng Liêu là Thiên Khánh Vương nhận được hàng biểu liền nói với các tướng:
- Nay vua Thái Tôn dâng hàng biểu là đã bị chúng ta vây khốn, không còn cách nào thoát ra.
Hàng Diên Thọ nói:
- Tống chúa này bị vây nên tính việc hàng. Vậy ta cũng nên rộng lòng tha cho về, đừng sát hại chi cho gây của oán về sau.
Ngày hôm sau, cửa thành phía Tây thấy binh Tống treo cờ hàng. Tướng Phiên thấy vậy không công thành nữa, chỉ đợi vua Tống đến giao hòa. Chẳng ngờ lúc ấy vua Thái Tôn cùng văn võ kẻo nhau ra cửa Đông đi mất hết.
Còn Dương Diên Bình lúc đó ngoài nơi cửa Tây cắm cờ quỳnh kỳ, ngồi trên kiệu trước sau phủ kín, lần lần đi đến.
Thiên Khánh Vương ngỡ thiệt, dẫn các tướng ra đón tiếp:
- Nếu phải Tống chúa tình nguyện ra đầu hàng, thì xuống long xa cho chúng ta xem mặt.
Diên Bình nghe nói liền khiến tả hữu vén mành lên, khi trông thấy tướng Liêu là Thiên Khánh Vương ngồi trên lưng ngựa,
Diên Bình nổi giận hét lớn:
- Nếu không giết đặng thằng này, làm sao rửa nhục.
Diên Bình nói rồi kẻo cung nhắm mắt nhen Khánh Vương bắn ra một mũi Khánh Vương nhào xuống ngựa chết tết.
Dương Diên Bình xuống xe nói lớn :
Ta là con lớn của Dương Nghiệp, tên là Diên Bình đây, có tướng nào dám cùng ta đối địch.
Hàng Diên Thọ nổi giận truyền quân vây bốn phía rồi giục ngựa tới đâm Diên Bình một thương, té nhào xuống xe. Diên Định xem thấy em mình bị thương, lật đật đến cứu thì có Gia Luật Kỳ lướt ngựa tới. Hai tướng đánh nhau mười hiệp. Binh Liêu kéo tới vây phủ trùng trùng nên Diên Định bị tướng Liêu giết chết.
Còn Diên Huy thấy hai anh mình tử trận, ráng sức xông phá trùng vây, trên đường thoát thân, chẳng ngờ bị quân Liêu dùng móc ném tới kẻo nhào xuống ngựa, bị tướng Phiên giết chết.
Dương diên Lãng lúc ấy chỉ còn một mình một ngựa, tả xung hữu đột đánh với tướng Liêu hơn mấy chục hồi, sau bị Hàng Diên Thọ và Luật Kỳ áp tới bắt sống đem về dinh.

Lời Bàn
Lời nói của kẻ quyền thế, nếu không suy xét chính đáng thì rất tai hại cho kẻ thuộc hạ.
Vua Thái Tôn vì lòng tự ái, ngồi tại triều, không hiểu gì thế trận ngoài biên ải, chỉ nói một câu mà làm cho binh tướng nước Tống phải chết hơn phân nửa trước trận với quân Liêu. Ấy vậy kẻ có quyền có chức khi nói ra một lời phải suy xét lợi hại, không để về cái quyền của mình làm cho thuộc hạ phải bị nguy khốn.
Đến lúc đi du ngoạn, cũng chỉ vì thú riêng của mình mà làm cho binh tướng phải bị nguy khốn để bảo vệ thân danh mình. Một chiến du ngoạn chỉ để vui chơi mà làm khốn khổ hàng muôn người, thì thật là điều đáng chê trách. Một minh quân không thể không hiểu rõ điều đó. Đây cũng là một tấm gương cho những ai có quyền có thế, chỉ biết mình mà không nghĩ đến cái khổ của người khác.
anh sex
truyen dam
phim sex hay
truyen sex hay
truyen lau xanh
truyen loan luan
truyen nguoi lon
truyen sex hoc sinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét